Giảm sốt khi mang thai

Từ VLOS
(đổi hướng từ Giảm Sốt Khi Đang Mang Thai)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Sốt là một cơ chế phản vệ bình thường của cơ thế chống lại nhiễm trùng hoặc bị thương; tuy nhiên, nếu tiếp tục kéo dài trong một thời gian thì sẽ ảnh hưởng đến bạn và thai nhi. Bạn có thể tự mình điều trị cơn sốt ở nhà. Tuy nhiên, bạn nên liên lạc với bác sĩ ngay nếu bạn không chắc chắn về cách điều trị hoặc nếu bạn nghi ngờ có vấn đề gì đó nghiêm trọng đang diễn ra.[1]

Các bước[sửa]

Giảm Sốt trong Thai kỳ[sửa]

  1. Hỏi tư vấn của bác sĩ hoặc y tá hộ sinh. Việc trao đổi với nhân viên y tế ngay từ đầu rất quan trọng, bạn cần nói cho họ biết về triệu chứng của mình cũng như xác nhận không có vấn đề gì đáng lo ngại. Bác sĩ cũng có thể chẩn đoán nguyên nhân sâu xa của cơn sốt và điều trị thay vì chỉ điều trị riêng các triệu chứng.[2]
    • Một số trường hợp sốt hay gặp trong khi mang thai bao gồm cảm lạnh, cúm, ngộ độc thức ăn, và nhiễm trùng đường tiết niệu (xem phần sau để biết thêm chi tiết).
    • Đừng chờ đợi mà hãy liên lạc với bác sĩ nếu cơn sốt đi kèm với các triệu chứng khác như mẩn đỏ, buồn nôn, nhiễm trùng hoặc đau bụng.
    • Đến bệnh viện nếu bạn bị sốt và rỉ nước ối.[3]
    • Liên lạc với bác sĩ nếu cơn sốt không thuyên giảm trong vòng 24-36 tiếng hoặc gọi bác sĩ ngay nếu bạn bị sốt trên 38 độ C.
    • Cơn sốt kéo dài có thể có tác động tiêu cực đến thai nhi và/hoặc làm tăng nguy cơ sảy thai. Nếu bạn không thể tự giảm sốt, hãy liên lạc với nhân viên y tế hoặc y tá hộ sinh để được hướng dẫn thêm.[2]
    • Trừ khi có lời khuyên từ bác sĩ, nếu không bạn có thể thử các bước sau để hạ sốt.
  2. Tắm nước ấm. Tắm bằng bồn hoặc vòi là cách hiệu quả để giảm sốt. Vì khi nước bốc hơi khỏi da sẽ mang theo nhiệt và hạ bớt nhiệt độ cơ thể.[4]
    • Không dùng nước lạnh vì có thể khiến bạn bị rùng mình và càng làm nhiệt độ cơ thể tăng lên.
    • Không cho dung dịch vệ sinh vào bồn tắm vì hơi nước bốc lên có thể gây hại cho bạn.
  3. Đắp một chiếc khăn mát, ẩm lên trán. Có một cách để giảm sốt là đặt một chiếc khăn mát, ẩm lên trán. Nó sẽ giúp tỏa bớt nhiệt ra ngoài cơ thể và giảm sốt cho bạn.[2]
    • Cách khác nữa để giảm cơn sốt là dùng quạt trần hoặc quạt điện để giảm bớt nhiệt cho cơ thể. Ngồi hoặc nằm dưới quạt. Bật số nhỏ để không bị lạnh.
  4. Uống nhiều chất lỏng. Bạn cần giữ cho cơ thể có đủ nước và bổ sung lượng mất đi khi bị sốt.[5]
    • Uống nước giúp cơ thể vừa có đủ nước và vừa hạ nhiệt bên trong ra ngoài.
    • Ăn canh hoặc súp gà ấm để có thêm chất lỏng cho cơ thể.
    • Uống đồ uống nhẹ giàu vitamin C, như nước cam, hoặc cho thêm chanh vào nước uống.
    • Bạn cũng có thể thử dùng nước uống điện giải để bù lại khoáng chất và đường.
  5. Nghỉ ngơi thật nhiều. Thông thường, cơn sốt là phản ứng bình thường xảy ra khi cơ thể chống lại nhiễm trùng. Vì vậy, bạn cần nghỉ ngơi thật nhiều để hệ miễn dịch thực hiện công việc của nó.[6]
    • Nghỉ ngơi trên giường và tránh căng thẳng hoặc hoạt động quá mức.
    • Nếu bạn cảm thấy choáng váng, bạn nên nằm xuống và tránh di chuyển để tránh nguy cơ bị vấp hay ngã.
  6. Chỉ mặc một lớp quần áo. Đừng mặc quá nhiều quần áo khi đang mang thai, đặc biệt nếu bạn bị sốt. Mặc nhiều quần áo có thể dẫn đến nhiệt độ quá cao. Nếu nhiệt độ cơ thể tiếp tục tăng, có thể dẫn đến sốc nhiệt hoặc thậm chí sinh non.[2]
    • Chỉ nên mặc một lớp quần áo bằng vải nhẹ, thoáng mát như cotton để không khi có thể lưu thông.
    • Chỉ dùng thêm một chiếc ga hoặc chăn mỏng để đắp khi cần thiết.
  7. Cần nhớ phải uống vitamin dành cho phụ nữ có thai. Vitamin dành cho phụ nữ có thai giúp tăng cường hệ miễn dịch và duy trì cân bằng vitamin và khoáng chất.[5]
    • Uống vitamin dành cho phụ nữ có thai với thật nhiều nước sau bữa ăn.
  8. Dùng thuốc hạ sốt. Luôn hỏi nhân viên y tế liệu thuốc giảm sốt có an toàn cho bạn không trước khi sử dụng. Acetaminophen (hay paracetamol) có thể dùng để giảm sốt và giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, trong khi cơ thể đang chiến đấu chống lại nguyên nhân sâu xa gây cơn sốt.[5]
    • Acetaminophen thường được đánh giá là an toàn với phụ nữ có thai; tuy nhiên, không nên dùng kèm với caffeine (như thuốc điều trị đau nửa đầu).[7]
    • Bạn không nên uống aspirin hoặc thuốc chống viêm không chứa steroid (như ibuprofen) khi đang mang thai. Uống những loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu bạn không chắc chắn loại thuốc nào có thể uống, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.[8]
    • Nếu acetaminophen không giúp hạ sốt, hãy liên lạc với nhân viên y tế ngay lập tức.
  9. Tránh áp dụng liệu pháp vi lượng đồng căn. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ liệu pháp vi lượng đồng căn hoặc thuốc không cần kê đơn nào vì một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.[5]
    • Những loại thuốc này bao gồm lượng lớn vitamin, Echinacea, hoặc bất cứ biện pháp trị liệu vi lượng đồng căn nào.

Nhận biết Nguyên nhân Gây ra Ốm sốt khi Mang thai[sửa]

  1. Xác định bạn có các triệu chứng cảm lạnh thông thường không. Cảm lạnh do virus, còn được gọi là nhiễm trùng đường hô hấp, là nguyên nhân phổ biến của ốm sốt khi mang thai. Hầu hết chúng ta đều bị cảm lạnh theo mùa ở một số thời điểm nào đó trong cuộc đời nhưng với hệ miễn dịch suy yếu khi mang thai, nguy cơ bị cảm lạnh sẽ cao hơn.[9][10]
    • Triệu chứng thường là sốt nhẹ (37.8 độ C hoặc cao hơn), lạnh, chảy nước mũi, đau họng, đau cơ, và ho.[9]
    • Không giống như nhiễm khuẩn, sốt virus không thể điều trị bằng kháng sinh và chỉ thường khỏi sau khi hệ miễn dịch đẩy lùi được virus.
    • Uống nhiều chất lỏng và cố gắng thử các phương pháp điều trị thông thường tại nhà trước tiên để giảm sốt và giúp bản thân cảm thấy thoải mái hơn. [11]
    • Nếu bạn không cảm thấy khá hơn trong vòng 3-4 ngày hoặc nếu các triệu chứng tiến triển xấu đi, hãy gọi ngay cho bác sĩ.
  2. Nhận biết các triệu chứng của bệnh cúm. Tương tự như cảm lạnh thông thường, cúm là một dạng ốm do virus gây ra các triệu chứng ở đường hô hấp. Tuy nhiên, các triệu chứng này có xu hướng nghiêm trọng hơn so với cảm lạnh.[12][10]
    • Triệu chứng của cúm bao gồm cảm thấy lạnh, sốt (từ 37.8 độ trở lên), mệt mỏi, đau đầu, chảy nước mũi, ho, đau cơ, nôn mửa và buồn nôn.
    • Nếu bạn cho rằng mình đã bị cúm trong thai kỳ, bạn cần tìm đến trợ giúp y tế ngay lập tức.
    • Không có phương pháp điều trị cụ thể nào cho bệnh cúm bên cạnh việc điều trị các triệu chứng của nó. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng thuốc chống virus để giảm thời gian của cơn sốt và giảm nguy cơ bị biến chứng.[13] Nhiều phụ nữ có thai không cần phải điều trị bằng Tamiflu hay amantadine nếu họ được chẩn đoán bị nhiễm cúm vì một số dạng cúm dễ gây nguy hiểm đến tính mạng phụ nữ có thai hơn so với người bình thường.
    • Ở nhà và nghỉ ngơi cũng như uống thật nhiều chất lỏng. Làm theo các bước ở phần một để giảm sốt và giúp bản thân cảm thấy thoải mái hơn.[14]
  3. Nhận biết triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Một nguyên nhân có thể gây sốt khi mang thai (và khác nữa) là UTI, một loại lây nhiễm do vi khuẩn ảnh hưởng đến đường tiết niệu (niệu đạo, niệu quản, thận, và bàng quang).[10][15]
    • UTI xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập đường tiết niệu và gây nhiễm trùng.[16]
    • Các triệu chứng của UTI là sốt, mót tiểu, cảm thấy rát khi đi tiểu, nước tiểu có màu đục hay nâu đỏ, và bị đau khung xương chậu.[17]
    • UTI có thể được điều trị hiệu quả với một số loại kháng sinh nhất định, và quan trọng là bạn vẫn cần liên lạc với bác sĩ nếu có bất cứ triệu chứng nào của bệnh.[18]
    • Bạn cũng có thể thử uống nước quả việt quất mặc dù chưa có chứng minh khoa nào nào cho thấy nó có tác dụng trong việc điều trị UTI.[19]
    • Nếu không được chữa trị, bạn có thể có nguy cơ biến chứng (nhiễm trùng thận) hoặc nguy hiểm đến thai nhi, như sinh thiếu cân, sinh non, nhiễm trùng máu, suy hô hấp hoặc tử vong.
  4. Nhận biết dấu hiệu của virus dạ dày. Nếu cơn sốt của bạn đi kèm nôn mửa hay ỉa chảy, bạn có thể đã bị cúm dạ dày (viêm dạ dày ruột) thường do virus gây ra.[10][20]
    • Các triệu chứng của cúm dạ dày bao gồm sốt, ỉa chảy, đau quặn bụng, buồn nôn, nôn mửa, đau cơ, và đau đầu.[21]
    • Không có biện pháp điều trị cho bệnh cúm dạ dày do virus nhưng may mắn là đa số trường hợp đều có thể tự khỏi. Hãy uống nhiều chất lỏng để tránh bị mất nước và thực hành các bước để giảm sốt.
    • Nếu bạn không thể làm giảm tình trạng mất nước sau 24 giờ, bị mất nước, có máu khi nôn, hoặc nếu cơn sốt cao trên 38.3 độ C, hãy nhờ trợ giúp y tế ngay lập tức.
    • Biến chứng chủ yếu của chứng cúm dạ dày là mất nước. Nếu bạn bị mất nước nghiêm trọng, bạn có thể bị co thắt hoặc thậm chí sinh non. Vì vậy, bạn cần liên lạc với bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn bị ỉa chảy nghiêm trọng và nôn ói, hay không thể giữ được nước trong cơ thể.[22]
  5. Nhận biết triệu chứng của nhiễm khuẩn listeria. Phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch kém sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn listeria.[23]
    • Loại nhiễm khuẩn này có thể lây truyền từ động vật, thức ăn, hoặc đất bị nhiễm khuẩn.
    • Các triệu chứng bao gồm sốt, cảm thấy lạnh, rùng mình, đau cơ, ỉa chảy, và mệt mỏi.[24]
    • Khuẩn listeria có thể rất nguy hiểm với thai nhi và người mẹ. Nếu không chữa trị có thể gây sảy thai, thai chết lưu và sinh non.[24]
    • Nếu bạn nghi ngờ mình nhiễm vi khuẩn listeria, hãy liên lạc với bác sĩ ngay lập tức để được điều trị kháng sinh.[25]

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu bạn bị đau họng, hãy cố gắng súc họng bằng nước muối để giảm đau. Pha 240 ml nước với 15 gam muối.
  • Nếu bạn bị nhức đầu do xoang hoặc ngạt mũi, thuốc rửa mũi hoặc xịt mũi (không phải thuốc) có thể sẽ có tác dụng. Bạn cũng có thể thử máy làm ẩm để giảm bớt những triệu chứng này.
  • Nếu bạn bị sốt, chú ý cẩn thận với bất cứ triệu chứng nào bạn đang gặp phải có thể giúp bác sĩ sản khoa hoặc y tá hộ sinh thu hẹp lại nguyên nhân để giúp hạ sốt.

Cảnh báo[sửa]

  • Luôn hỏi ý kiến nhân viên tế nếu bạn bị sốt khi có thai. Sốt cao trên 38 độ C có thể nguy hiểm cho bản thân bạn và thai nhi. Sốt cao có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh, đặc biệt ở giai đoạn đầu của thai kỳ.
  • Nếu cơn sốt kéo dài quá 24-36 tiếng hoặc đi kèm với các triệu chứng khác, như buồn nôn, mẩn đỏ, đau, mất nước, khó thở hoặc co giật, hãy liên lạc với bác sĩ.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://pediatrics.aappublications.org/content/early/2014/02/18/peds.2013-3205.abstract
  2. 2,0 2,1 2,2 2,3 http://www.babycenter.com/404_how-can-i-reduce-a-fever-during-pregnancy-without-using-medi_10338492.bc
  3. http://www.babycentre.co.uk/x554816/how-can-i-treat-fever-safely-in-pregnancy
  4. http://www.babycenter.com/404_how-can-i-reduce-a-fever-during-pregnancy-without-using-medi_10338492.bc
  5. 5,0 5,1 5,2 5,3 http://www.whattoexpect.com/pregnancy/pregnancy-health/if-you-get-sick/colds-and-flu.aspx
  6. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/fever/basics/definition/con-20019229
  7. http://www.nhs.uk/chq/pages/2397.aspx#close
  8. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22299823
  9. 9,0 9,1 http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000466.htm
  10. 10,0 10,1 10,2 10,3 http://www.parents.com/pregnancy/complications/health-and-safety-issues/fever-pain-chills-during-pregnancy/
  11. http://www.wikihow.com/Treat-a-Cold
  12. http://www.flu.gov/symptoms-treatment/symptoms/index.html
  13. http://www.flu.gov/symptoms-treatment/treatment/
  14. http://www.wikihow.com/Treat-the-Flu
  15. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/urinary-tract-infection/basics/definition/con-20037892
  16. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/urinary-tract-infection/basics/causes/con-20037892
  17. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/urinary-tract-infection/basics/symptoms/con-20037892
  18. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/urinary-tract-infection/basics/treatment/con-20037892
  19. http://health.clevelandclinic.org/2013/12/hold-the-cranberries-uti-myths-explained/
  20. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/viral-gastroenteritis/basics/definition/con-20019350
  21. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/viral-gastroenteritis/basics/symptoms/con-20019350
  22. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/viral-gastroenteritis/basics/complications/con-20019350
  23. http://www.cdc.gov/listeria/
  24. 24,0 24,1 http://www.cdc.gov/listeria/definition.html
  25. http://www.cdc.gov/listeria/treatment.html

Liên kết đến đây