Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Giảm tình trạng tích nước trong cơ thể
Từ VLOS
Tích nước trong cơ thể hay chứng phù thũng là một triệu chứng của nhiều vấn đề về sức khỏe như mất nước, táo bón, thay đổi hormone, dư thừa natri trong chế độ ăn, bệnh tim và vấn đề về thận. Triệu chứng tích nước trong cơ thể gồm có cảm giác nặng nề và chướng bụng, sưng thấy rõ ở bàn chân, cẳng chân và các vùng khác trên cơ thể, tăng trọng lượng cơ thể lên đến vài kg.
Mục lục
Các bước[sửa]
Xác định (các) nguyên nhân gây tích nước[sửa]
-
Theo
dõi
lịch
nếu
là
phụ
nữ
có
kinh
nguyệt
hàng
tháng.
Tích
nước
là
triệu
chứng
thường
gặp
của
hội
chứng
tiền
kinh
nguyệt
(PMS).
Sự
thay
đổi
hormone
do
chu
kỳ
kinh
nguyệt
có
thể
gây
vấn
đề
về
tích
nước
mỗi
tháng.
Đối
với
hầu
hết
phụ
nữ,
chứng
tích
nước
thường
xảy
ra
1-2
tuần
trước
khi
kỳ
kinh
nguyệt
bắt
đầu.[1]
- Tích nước cũng là vấn đề phổ biến trong thai kỳ và giai đoạn mãn kinh do thay đổi hormone. Sự thay đổi hormone trong những giai đoạn chuyển đổi kéo dài trong cơ thể khiến tình trạng tích nước xảy ra tức thời, theo chu kỳ hoặc liên tục.
-
Đi
khám
bác
sĩ
nếu
thấy
dấu
hiệu
tích
nước
mà
bạn
cho
rằng
không
liên
quan
đến
sự
thay
đổi
hormone.
- Bác sĩ có thể tiến hành nhiều xét nghiệm như xét nghiệm máu hoặc nước tiểu, tùy thuộc vào những triệu chứng khác mà bạn gặp phải, để kiểm tra sức khỏe tim, thận, gan, tuần hoàn, bạch huyết, tuyến giáp. Bác sĩ cũng có thể hỏi bạn về những triệu chứng của viêm khớp hoặc dị ứng - một trong những nguyên nhân có thể gây tích nước.[2]
-
Đi
khám
bác
sĩ
ngay
nếu
gặp
những
triệu
chứng
sau
kèm
theo
chứng
tích
nước
(phù
thũng):
sưng
bàn
chân,
cẳng
thân,
mắt
cá
chân,
sưng
bụng,
ho
mãn
tính
hoặc
mệt
mỏi
quá
mức.
- Chứng phù thũng liên quan đến tim là do sự thay đổi huyết áp. Thông thường, bàn chân, cẳng chân và/hoặc mắt cá chân sẽ bắt đầu sưng. Chất lỏng cũng tích tụ trong phổi, khiến bệnh nhân bị ho mãn tính. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu, chụp X-quang ngực hoặc điện tâm đồ (ECG) để xác định xem phù thũng có phải là triệu chứng bệnh tim hay không.
- Xét nghiệm nước tiểu sẽ xác định xem bạn có đang mất protein do thận và chứng phù thũng có phải là dấu hiệu của vấn đề về thận nghiêm trọng hơn không.
- Khám sức khỏe tổng thể và/hoặc xét nghiệm máu có thể xác định vấn đề về gan (nếu có). Nếu mắc vấn đề nghiêm trọng hơn ở gan, bạn cũng có thể bị sưng bàn chân, cẳng chân, mắt cá chân và bụng. Đây thực chất là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh gan.
- Cuối cùng, xét nghiệm máu có thể xác định xem liệu chứng phù thũng có phải là triệu chứng của vấn đề ở hệ tuần hoàn (mao mạch rò rì), hệ bạch huyết bị tắc hay bệnh tuyến giáp (suy giáp) hay không. [2]
-
Ghi
chép
nhật
ký
thực
phẩm.
Ghi
chú
lại
những
món
bạn
đã
ăn
trong
vài
ngày
trước
khi
chứng
phù
thũng
xuất
hiện.
Có
thể
mất
khoảng
vài
ngày
để
cơ
thể
tích
trữ
lượng
nước
dư
thừa
sau
khi
ăn
thức
ăn
mặn.
- Nhạy cảm với thực phẩm và/hoặc suy dinh dưỡng có thể gây tích nước. Nếu bạn nhạy cảm với một loại thực phẩm mà vẫn ăn thực phẩm đó, hoặc đang có chế độ ăn không lành mạnh, ghi chép nhật ký thực phẩm sẽ giúp bạn thấy rõ điều này. Từ đó, bạn có thể tiến hành các bước để thay đổi chế độ ăn.
- Nhạy cảm với thực phẩm và/hoặc suy dinh dưỡng có thể gây tích nước. Nếu bạn nhạy cảm với một loại thực phẩm mà vẫn ăn thực phẩm đó, hoặc đang có chế độ ăn không lành mạnh, ghi chép nhật ký thực phẩm sẽ giúp bạn thấy rõ điều này. Từ đó, bạn có thể tiến hành các bước để thay đổi chế độ ăn.[3]
Thay đổi chế độ ăn để giảm tích nước[sửa]
-
Uống
đủ
nước.
Thông
thường,
bạn
cần
uống
đủ
8
cốc
nước
mỗi
ngày
để
không
thấy
khát
và
đi
tiểu
ra
nước
tiểu
trong
hoặc
có
màu
vàng
nhạt.
Người
hoạt
động
nhiều
hơn
cần
uống
nhiều
nước
hơn.
Tất
cả
chất
lỏng
đều
được
tính
là
nước
nhưng
một
số
loại
chất
lỏng
sẽ
không
tốt
cho
sức
khỏe
bằng
nước
lọc.
Nếu
gặp
chứng
phù
thũng,
bạn
cần
chú
ý
xem
bản
thân
có
uống
đủ
nước
không;
cơ
thể
sẽ
tích
trữ
nước
như
một
cách
để
tồn
tại
một
khi
bạn
bị
mất
nước.[4]
- Uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả, trà thảo mộc và các thức uống không caffeine khác giúp thận đẩy lượng chất lỏng dư thừa ra ngoài.
- Tránh thức uống chứa caffeine và cồn vì chúng gây mất nước.
- Tránh thức uống quá ngọt hoặc thức uống chứa nhiều siro ngô (như soda, nước cocktail hoa quả) vì chúng không tốt cho sức khỏe và gây tăng cân ngoài chủ đích. [5]
-
Cắt
giảm
lượng
natri
(muối)
trong
chế
độ
ăn.
Chế
độ
ăn
nhiều
natri
là
nguyên
nhân
hàng
đầu
gây
ra
chứng
phù
thũng.
- Tránh tiêu thụ thực phẩm đã qua xử lý, thịt nguội, món ăn vặt mặn và thực phẩm chứa hàm lượng natri cao.
- Không cho thêm muối vào thức ăn khi ăn. Tránh các món ăn như khoai tây chiên và các loại hạt ướp muối.
- Chuẩn bị bữa ăn từ rau củ quả tươi (không đóng hộp), ngũ cốc, protein nạc và chế phẩm sữa động vật ít béo. Kiểm soát lượng muối sử dụng khi nấu ăn; không cho nhiều muối hơn lượng cần thiết. Hoặc bạn có thể mua sách dạy nấu ăn, tìm kiếm công thức nấu ăn trên mạng để chế biến các món ít muối. [6]
-
Áp
dụng
chế
độ
ăn
cân
bằng,
lành
mạnh
bao
gồm
nhiều
loại
ngũ
cốc
nguyên
hạt,
rau
củ
quả
và
thực
phẩm
giàu
chất
xơ.
- Chuyên gia khuyến nghị nên tiêu thụ 6 phần ngũ cốc (ít nhất 1/2 là ngũ cốc nguyên hạt - kiểm tra nhãn sản phẩm để xác định) mỗi ngày. Một phần là một lát bánh mì hoặc 1/2 cốc cơm, mì ống hoặc ngũ cốc.
- Chuyên gia khuyến nghị nên tiêu thụ 4 phần rau củ mỗi ngày. Ăn nhiều loại rau củ với nhiều màu sắc (thay đổi chế độ ăn nếu ăn quá nhiều khoai tây và ngô). Một phần là một cốc rau sống (rau chân vịt, cải xoăn, xà lách - kích thước cỡ một nắm tay nhỏ), 1/2 cốc rau củ sống cắt nhỏ hoặc nấu chín, hoặc 1/2 cốc nước ép rau củ. Nên cẩn trọng đối với lượng natri trong một số loại nước ép rau củ.
- Chuyên gia khuyến nghị nên tiêu thụ 4 phần hoa quả mỗi ngày. Ăn nhiều loại hoa quả với nhiều màu sắc. Một phần là một loại quả cỡ vừa (kích cỡ bằng quả bóng chày), 1/4 quả sấy khô, hoặc 1/2 cốc quả đông lạnh, đóng hộp hoặc nước ép hoa quả. Nên cẩn trọng đối với lượng đường trong nước ép rau củ, hoa quả đóng hộp và nên tránh tiêu thụ.[7]
-
Kiểm
tra
thành
phần
nguyên
liệu
trong
thực
phẩm
và
nước
uống
đã
qua
xử
lý
trước
khi
mua.
Tránh
tiêu
thụ
các
thành
phần
như
MSG
(monosodium
glutamat),
natri
nitrat
và
nitrit,
butylated
hydroxy-anisole
(BTA),
natri
và
kali
benzoate,
chất
tạo
ngọt
nhân
tạo
(aspartame,
saccharin,
sucralose),
sirô
ngô,
dầu
cọ,
màu
thực
phẩm
(đỏ,
xanh
lam,
xanh
lục,
vàng).
Ban
đầu,
bạn
sẽ
khó
giữ
được
thói
quen
này
nhưng
bạn
cần
biết
rằng
có
rất
nhiều
nguyên
phụ
liệu
tiềm
ẩn
nguy
cơ
độc
hại
cho
sức
khỏe
trong:
- Thực phẩm đông lạnh (viên gà rán, khoai tây chiên, món ăn đóng gói sẵn.
- Thực phẩm đóng hộp thiếc (đậu, thịt, rau củ quả).
- Thực phẩm đóng hộp (món ăn kèm cơm và mì ống).
- Ngũ cốc cho trẻ nhỏ.
- Các thức uống phổ biến như soda, thậm chí cả trà, nước ép hoa quả và nước tăng hương vị.[8]
-
Dành
thời
gian
nấu
ăn.
Mặc
dù
sẽ
khó
dành
thời
gian
tự
nấu
ăn
bằng
những
nguyên
liệu
tươi
và
tránh
xa
thức
ăn
nhanh,
chế
biến
sẵn
nhưng
thói
quen
này
sẽ
tạo
ra
sự
thay
đổi
đáng
kể
đối
với
sức
khỏe.
- Cùng thành viên trong gia đình tìm kiếm các công thức nấu ăn và cùng chế biến để tăng thêm sự hứng thú.
- Nếu phải dùng một số loại thực phẩm đã qua xử lý (ví dụ như đậu) để chế biến món ăn, bạn có thể chắt bỏ nước hoặc rửa sạch muối trước khi dùng.
Thay đổi lối sống[sửa]
-
Tập
thể
dục
20
phút
mỗi
ngày.
Tập
thể
dục
là
một
phần
cần
thiết
của
lối
sống
lành
mạnh
và
được
chứng
minh
là
giúp
kiểm
soát
chứng
phù
thũng.
- Đi bộ hoặc leo núi cùng bạn bè và gia đình.
- Đạp xe, bơi lội hoặc chạy bộ chậm.
- Chơi bóng rổ, bóng chày.
- Nếu ở gần nơi làm việc hoặc siêu thị, bạn nên đạp xe đạp hoặc đi bộ đi làm hoặc đi mua sắm. Giảm đi xe máy cũng giúp tránh gây ô nhiễm môi trường. Luôn nhớ đội nón bảo hiểm và tuân thủ luật giao thông khi đạp xe hoặc đi bộ.
- Bật nhạc và nhún nhảy khi dọn dẹp nhà cửa. Đây cũng là một hình thức tập thể dục.[9]
-
Nâng
cao
bàn
chân
và
cẳng
chân.
Chân
luôn
đặt
trên
sàn
do
đứng
hoặc
ngồi
quá
lâu
có
thể
khiến
nước
(chất
lỏng)
tích
tụ
và
gây
sưng
ở
bàn
chân
và
cẳng
chân.
- Nên nằm xuống hoặc nâng cao chân khi ngồi nghỉ ngơi.
- Khi nằm, bạn nên nâng cao bàn chân lên cao hơn so với tim ít nhất 20 cm. Có thể đặt chân trên gối hoặc chăn.[10]
-
Cẩn
trọng
hơn
đối
với
chế
độ
ăn,
bổ
sung
nước
cho
cơ
thể
và
lối
sống,
đặc
biệt
là
phụ
nữ
trước
kỳ
kinh
nguyệt.
Trước
kỳ
kinh
nguyệt,
phụ
nữ
thường
thèm
muối
và
đường.
Nếu
là
người
có
triệu
chứng
chướng
bụng
và
co
thắt
nghiêm
trọng
trong
1-2
tuần
trước
kỳ
kinh
nguyệt,
bạn
không
nên
ăn
muối
và
đường.
Tập
thể
dục
đều
đặn
sẽ
giúp
giảm
bớt
triệu
chứng
tiền
kinh
nguyệt.
- Nếu đã tuân thủ đúng những khuyến nghị về lối sống và chế độ ăn nhưng vẫn bị co thắt và chướng bụng hàng tháng, bạn nên đi khám bác sĩ phụ khoa. Có thể bạn bị thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc vấn đề về phụ khoa cần được bác sĩ giúp đỡ. [1]
Tìm kiếm sự trợ giúp y tế[sửa]
- Tuân thủ lời tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ về thuốc kê đơn nếu được chẩn đoán mắc vấn đề về sức khỏe gây phù thũng. Nếu gặp vấn đề nghiêm trọng hơn cần được giám sát y tế, bạn nên báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ sự thay đổi nào về sức khỏe hoặc triệu chứng bệnh.
-
Tham
khảo
ý
kiến
bác
sĩ
về
thực
phẩm
chức
năng
bổ
sung
dinh
dưỡng
nếu
chế
độ
ăn
thiếu
hụt
một
số
dưỡng
chất
do
nhạy
cảm
thực
phẩm.
Thiếu
hụt
protein,
canxi,
magie
và
vitamin
B1,
B5,
B6
có
thể
dẫn
đến
chứng
phù
thũng.
- Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng được chứng nhận có thể giúp bạn xác định chất dinh dưỡng đang bị thiếu hụt dựa trên nhật ký thực phẩm của bạn hoặc bản tóm tắt cơ bản về thực phẩm bạn đang ăn.
-
Tham
khảo
ý
kiến
bác
sĩ
về
việc
sử
dụng
nguyên
liệu
lợi
tiểu
tự
nhiên.
Một
số
nguyên
liệu
thảo
mộc
có
khả
năng
tăng
lượng
chất
lỏng
được
thận
thải
ra
ngoài,
giúp
kiểm
soát
chứng
phù
thũng.
- Bồ công anh không gây tác dụng phụ và có thể dùng trong thời gian dài. Cho 10-20 giọt rượu thuốc bồ công anh vào salad hoặc các món ăn hàng ngày.
- Đương quy là thảo mộc tốt nhất để cho vào trà và uống trước khi đi ngủ vì thảo mộc này có tác dụng an thần nhẹ. Một số loại trà cũng có chứa đương quy, hoặc bạn có thể mua đương quy ở dạng dầu và cho vài giọt vào trà. Bên cạnh đặc tính lợi tiểu, đương quy còn có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
- Các loại tinh dầu dùng trong máy tạo hơi, nước súc miệng, nước tắm bồn và mát-xa có thể giúp chống lại chứng phù thũng. Tinh dầu mang đến kết quả tốt gồm có oải hương, hương thảo, phong lữ và tinh dầu cây bách. [11]
-
Tham
khảo
ý
kiến
bác
sĩ
trước
khi
uống
thuốc
lợi
tiểu
dạng
không
kê
đơn
hoặc
kê
đơn.
- Nhóm "thuốc lợi tiểu quai" như Lasix là phổ biến nhất và chúng ức chế tái hấp thụ natri vào đường máu, giúp chất lỏng được đẩy ra ngoài dưới dạng nước tiểu nhiều hơn. Loại thuốc lợi tiểu này đặc biệt hữu ích đối với bệnh nhân suy thận, xơ gan hoặc bệnh tim. Mặc dù thuốc có thể làm giảm tích tụ kali trong cơ thể và góp phần gây loãng xương nhưng cũng có một loại thuốc được bổ sung thêm kali trong đó (Lasix K).
- Các loại thuốc lợi tiểu khác gồm có thuốc lợi tiểu Thiazide có tác dụng tương tự thuốc lợi tiểu quai, và thuốc lợi tiểu giữ-kali có tác dụng chỉ ức chế hấp thụ natri, không ức chế hấp thụ kali.
- Một số thuốc kê đơn và không kê đơn có thể phản ứng hoặc tương tác với thuốc lợi tiểu. Vì vậy, nên trao đổi với bác sĩ để đảm bảo thuốc lợi tiểu không gây ảnh hưởng tiêu cực đến thuốc chữa bệnh bạn đang uống.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/womens-health/in-depth/water-retention/art-20044983
- ↑ 2,0 2,1 http://www.medicalnewstoday.com/articles/187978.php
- ↑ http://www.betterhealth.vic.gov.au/bhcv2/bhcarticles.nsf/pages/fluid_retention
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/water/art-20044256?pg=2
- ↑ http://www.heart.org/HEARTORG/GettingHealthy/PhysicalActivity/FitnessBasics/Staying-Hydrated---Staying-Healthy_UCM_441180_Article.jsp
- ↑ http://www.eatingwell.com/recipes_menus/collections/healthy_low_sodium_recipes
- ↑ http://www.heart.org/HEARTORG/GettingHealthy/NutritionCenter/HealthyEating/Suggested-Servings-from-Each-Food-Group_UCM_318186_Article.jsp
- ↑ http://www.huffingtonpost.ca/2012/03/21/worst-processed-foods_n_1370556.html
- ↑ http://www.cdc.gov/physicalactivity/everyone/guidelines/adults.html
- ↑ http://www.pregnancycorner.com/being-pregnant/pregnancy-pains/swollen-feet-during-pregnancy.html
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/weight-loss/expert-answers/water-retention/faq-20058063