Giai thoại văn học Việt Nam/Bầy tôi

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Cuối thế kỷ Mười Chín, đầu thế kỷ Hai Mươi, triều đình nhà Nguyễn đã suy yếu, quan lại đua nhau theo gót Pháp, nịnh nọt để được leo cao. Một quan thanh tra, tên tục là Tâm (sẽ liên quan ở dưới), dù là người ít nhiều chữ nghĩa, cũng nằm trong nhóm "bồi tây", một lần về thanh tra một làng nhỏ. Dân chúng trong làng vì vậy phải làm lễ đón rước, treo cờ, biểu ngữ rất trọng thể. Vốn cũng có học hành, quan tỏ vẻ rất thích thú theo dõi văn chương, câu từ biểu ngữ.

Xong việc rồi quan về dinh nghỉ ngơi. Việc cả làng hoan hỉ, tung hô làm ông rất hài lòng. Duy có một câu mà ông không hiểu được viết trên biểu ngữ: Đại điểm quần thần. Đành rằng là ông đi thanh tra, giám sát, nhưng ở cái làng nhỏ nhoi này lấy đâu ra "quần thần" để mà "đại điểm". Suy nghĩ một hồi, ông chợt ngồi phắt dậy, nghiến răng: "-À, ra cái làng này chúng dám chơi lối trạng Quỳnh." Rồi quan hằm hằm quay xuống làng, và kết quả là cả loạt hương đảng ở làng bị cách chức!

Chuyện thực thế này: nguyên chữ "đại điểm" đồng âm tiếng hán còn có nghĩa là "chấm to". Vân vê một hồi, quan nói ngược lại được thành chữ "chó Tâm", mà "Tâm" là tên mình. Từ đó quan cũng lần ra được chữ "quần thần", có nghĩa là "bầy tôi", mà nói ngược lại là "bồi tây." Đọc lại thành một câu chửi trắng trợn, chẳng đáng cách chức hết cả làng hay sao!

Xem thêm[sửa]


← Mục lục

Liên kết đến đây