Giai thoại văn học Việt Nam/Nợ ca trù

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nguyễn Công Trứ vốn yêu thích ca trù và bản thân là một người có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ca trù. Khi làm quan, trong một dịp vui Nguyễn Công Trứ mời một cô đào cũng là người có danh tiếng đến hát ca trù, như đôi khi ông vẫn thường làm khi cao hứng. Tiệc vui rồi mọi người nghe hát, ai nấy chăm chú thưởng thức giọng ca cô đào nổi tiếng nọ. Trong khi đang hát, cô đào bỗng xen vào một câu, mà thoạt nghe có vẻ không đâu vào đâu:

Giang sơn một gánh giữa đồng/

Thuyền quyên/ (ứ hự)[1]/ anh hùng nhớ chăng?/

Mọi người tuy không ai hiểu rõ nghĩa thế nào, nhưng cũng không ai hỏi, vả chăng lời ca nói chung thường không rõ nghĩa. Chỉ có Nguyễn Công Trứ là động lòng, sau dịp hát mời cô đào ở lại hỏi chuyện mới nhận được người quen, cảm động mà hậu đãi cố nhân. Chuyện đầu đuôi như sau:

Nguyễn Công Trứ ngày trẻ thích ca trù, thậm chí còn hay theo đàn cho một cô đầu hát. Một lần cô đầu đi hát ở làng bên cạnh, Trứ theo đàn và cùng theo còn có một anh người hầu giúp việc nữa. Đường đi xuyên qua cánh đồng, đến giữa đường thì bỗng Trứ thò tay vào bọc rồi hoảng hốt kêu lên khiến hai người kia đều quay lại. Cô đào hỏi thì Trứ ấp úng rồi thú là mình quên dây đàn ở nhà. Cô nàng hoảng hốt vội sai anh chàng đầy tớ chạy về lấy, còn hai người thì ở lại bên đường đợi. Anh người hầu đi xa rồi Trứ mới nhân dịp vắng vẻ mà buông lời tán tỉnh cô đào. Cô nàng lúc đó mới biết ra là anh này thực chỉ vờ vịt thế, chẳng qua để kiếm cơ hội "tâm sự", có lý nào nhạc công lại quên được dây đàn? nhưng cũng chỉ biết đỏ mặt... "ứ hự" mà thôi (dù chẳng phải lấy nhịp để ca gì cả). Nhiều năm qua, Nguyễn Công Trứ cũng đã thành danh, nhưng câu hát ca trù nhắc lại chuyện xưa đó thì sao vị "anh hùng" tránh khỏi bồi hồi?

Ghi chú[sửa]

  1. "Ứ hự" là từ lấy nhịp thường gặp trong ca trù.

Xem thêm[sửa]


← Mục lục

Liên kết đến đây