Giai thoại văn học Việt Nam/Chừa rượu
Nguyễn Khuyến nổi tiếng mê uống rượu. Cuốn thơ văn Nguyễn Khuyến có in ảnh của ông trang đầu, đầu khăn xếp, mặt xương xương, hai mắt sáng và tay thì đang cầm chén rượu. Rồi có đôi khi đọc thơ Nguyễn Khuyến thì quả thực lắm khi cũng thấy phảng phất... mùi rượu, tỷ như bài "Tạ người cho hoa trà" thì nghe ra còn cả tiếng khề khà hơi thở của người say. "Chừa rượu" là bài thơ vui vẻ viết lối liên hoàn khá thú vị,
Những lúc say sưa cũng muốn chừa,
Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa,
Hay ưa nên nỗi không chừa được,
Chừa được nhưng ta... cũng chẳng chừa.
Bài thơ đơn giản nhưng đúng lối hóm hỉnh của Nguyễn Khuyến. Bài thơ tên là "Chừa rượu" mà chẳng có ý chừa tí nào. Mà hay là nếu ai có mê rượu thì mới thấy nó tả đúng cái tâm sự của mình, thật tiện lợi mà đem ra chống chế. [1]
Ghi chú[sửa]
- ↑ Tôi hồi nhỏ hay sang chơi với một ông cụ hàng xóm mê rượu. Cả ngày khề khà bên chiếu, rồi lắm lúc tôi sang ông lại rủ cả tôi ngồi trò chuyện, đọc thơ. Một lần tôi nghe lời mọi người lựa lời "xui" ông bỏ rượu thử, ông lắc đầu cười rồi đọc tôi nghe bài này. Từ đó tôi nhớ và thi thoảng ai có khuyên tôi "bỏ" cái gì thì cũng... thủ ngay câu "chừa được nhưng ta cũng chẳng chừa".
Xem thêm[sửa]
- Giai thoại văn học Việt Nam/Nằm cùng thì cho
- Giai thoại văn học Việt Nam/Nợ ca trù
- Giai thoại văn học Việt Nam/Phỗng sành
- Giai thoại văn học Việt Nam/Bầy tôi
- Giai thoại văn học Việt Nam/Kỷ vật vô giá
- « Mới nhất
- ‹ Mới hơn
- Cũ hơn ›