Giai thoại văn học Việt Nam/Chày đứng
Làng bên cạnh làng Yên Đổ cháy đền. Sau khi dựng lại đền, làng cho người sang xin chữ cụ Tam Nguyên về thờ. Nguyễn Khuyến nghĩ rồi sổ một chữ, giống như chữ nhất nhưng nằm thẳng đứng, vào giấy rồi đưa cho người cầm về. Về các ông đồ trong làng ngẫm mãi không ra đó là chữ gì, nhưng chữ cụ Tam Nguyên cho, không dám bỏ. Bàn đi bàn lại mãi, các bậc phụ lão lại phải phái người sang xin cụ Tam Nguyên giải nghĩa.
Anh này sang gặp Nguyễn Khuyến, gãi đầu thưa:
"-Bẩm cụ, hôm trước cụ cho chữ làng con mang về thờ. Khổ nỗi làng con tối dạ, không ai hiểu ý nghĩa của chữ ấy ra làm sao, vậy làng lại phải sai con sang mong cụ giảng nghĩa cho chúng con được tỏ."
Nguyễn Khuyến gật gù:
"-Chữ ấy à, là cái chày ấy mà!"
"-Cái chày?" - Anh ta ngạc nhiên nhìn cụ Tam Nguyên.
Nguyễn Khuyến lại gật gù:
"-Ừ, cái chày đứng đấy! Là... đừng cháy ấy mà."
Nói rồi Nguyễn Khuyến cười lớn, đứng đậy đi vào lấy ra một tờ giấy viết sẵn, bảo: "Thôi mang chữ này về thờ, tôi đã viết sẵn rồi, bỏ chữ cũ đi."
Xem thêm[sửa]
- Giai thoại văn học Việt Nam/Nằm cùng thì cho
- Giai thoại văn học Việt Nam/Chừa rượu
- Giai thoại văn học Việt Nam/Nợ ca trù
- Giai thoại văn học Việt Nam/Phỗng sành
- Giai thoại văn học Việt Nam/Bầy tôi
- « Mới nhất
- ‹ Mới hơn
- Cũ hơn ›