Hàn Quốc: Lấy lại danh tiếng trong nghiên cứu tế bào gốc

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Hàn Quốc có khả năng trở thành trung tâm điều trị tổn thường tủy sống bằng liệu pháp tế bào gốc.

Eyes on South Korea, Korean Biotech - Reputation repair - CNN

Được xem là "kẻ đến sau" trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào và công nghệ gene nhưng chỉ sau một thời gian ngắn các nhà khoa học Hàn Quốc đã để lại "tiếng tăm" cũng như "tai tiếng" trong giới khoa học quốc tế.

Nghiên cứu cho ra đời các dược phẩm mới ứng dụng trong y học, thú y, bảo vệ thực vật và các phương pháp điều trị mới là những hướng nghiên cứu "được ưu tiên" trong các phòng thí nghiệm y, dược và sinh học tại Hàn Quốc. Bên cạnh lợi nhuận mang lại trong nghiên cứu các dược phẩm mới, liệu pháp tế bào gốc (stem cell therapy)- hướng nghiên cứu dài hạn và là lĩnh vực có "bề dày thành tích", được đặt nhiều hy vọng.

Nhân bản động vật: Thành công và tai tiếng[sửa]

Sau khi chú cừu Dolly ra đời vào năm 1997, các nhà khoa học tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Hàn Quốc tiếp tục tiến hành sinh sản vô tính những động vật khác như mèo, bê, lợn ... Nhóm nghiên cứu của bác sỹ thú y Hwang Woo-suk (đại học Thú y, ĐHQG Xê-un) được coi là một trong những nhóm thành công nhất sau khi lần lượt cho ra đời bê, lợn, chó, bê kháng bệnh bò điên.

Song song với những nghiên cứu trên động vật, GS Hwang Woo-suk cùng cộng sự tại ĐHQG Xê-un tiến hành các thí nghiệm nhằm mục đích tạo các tế gốc từ phôi người hình thành từ sinh sản vô tính với phương pháp chuyển nhân tế bào sô-ma. Người ta hy vọng sẽ có được các tế bào gốc để cung cấp cho các bệnh nhân mắc nhiều loại bệnh khác nhau.

Cuối năm 2003, Hwang Woo-suk được tôn vinh như một "người hùng" của Hàn Quốc khi ông liên tiếp thành công trong nghiên cứu tạo tế bào gốc từ phôi nhân bản. Cũng không có gì là quá đáng khi nhiều phương tiện truyền thông gọi ông là "ông hoàng nhân bản" khi người ta hy vọng các bệnh nhân tiểu đường hay các bệnh nhân bị tổn thương thần kinh và nhiều bệnh khác sẽ được điều trị bằng các tế bào gốc tạo ra theo phương pháp của ông và đồng nghiệp.

Chẳng ai ngờ rằng một nhà khoa học nhiệt tình, chu đáo với sinh viên và đồng nghiệp kể cả khi trở thành người "có tiếng tăm" với những nguồn tài trợ nghiên cứu dồi dào từ chính phủ, trường đại học và các hãng kinh doanh lại trở thành "bị cáo" trong vụ gian lận khoa học tai tiếng thế giới vào năm 2005 khi kết quả nghiên cứu tế bào gốc từ phôi nhân bản được cho là giả mạo và vi phạm đạo đức khoa học. Người ta nghi ngờ và thẩm định lại nhiều kết quả mà ông và công sự đã công bố. Các nhà khoa học trên thế giới trong đó có các nhà khoa học Việt Nam đưa ra nhiều ý kiến bình luận về vụ gian lận này. Có người thông cảm thậm chí "biện hộ" cho ông nhưng cũng có người lên án và chỉ trích nhưng sự thật thì Hwang Woo-suk đã thừa nhận và ông đã bị sa thải. Tuy nhiên một số cộng sự trong nhóm nghiên cứu của ông vẫn tiếp tục theo hướng nghiên cứu này.

Sự đa dạng của các trường phái nghiên cứu[sửa]

Có ý kiến cho rằng người có học vị tiến sỹ hay có học hàm phó giáo sư, giáo sư thường phải có hướng nghiên cứu nhất định và một số người có "trường phái nghiên cứu" của mình kể cả khi "nó chẳng giống" của ai.

Năm 2001, trong khi Hwang Woo-suk và các cộng sự tiến hành nghiên cứu nhân bản và tạo tế bào gốc từ phôi (embryonic stem cells) tại phòng thí nghiệm nhỏ nằm cạnh bệnh viện thú y của ĐHQG tại Xê-un thì một nhómm nghiên cứu khác (cũng thuộc ĐH Thú y) của bác sỹ thú y Kang Kyung-Sun (lúc đó còn là giáo sư dự khuyết) bắt đầu các thí nghiệm tìm kiếm các tế bào gốc trưởng thành (adult stem cells) tại địa điểm thứ hai của trường nằm trong khuôn viên của ĐH Nông nghiệp (ĐHQG Xê-un) tại thành phố Su-uôn. Mới hơn 40 tuổi nhưng BSTY Kang theo đuổi nhiều hướng nghiên cứu khác nhau như hormon và các chất gây rối loạn nội tiết, ung thư, tế bào gốc. Trong khi đó các nghiên cứu về độc chất để xác định tính an toàn của các sản phẩm dược, mỹ phẩm, hóa công nghiệp cũng được nhóm tiến hành để tìm kiếm nguồn thu từ các công ty nhằm phục cho mục tiêu khoa học lâu dài (ở Hàn Quốc, sản phẩm phải được chứng minh là an toàn và có xác nhận của các phòng thí nghiệm trước khi lưu hành trên thị trường).

Từ năm 2002, BS Kang có vẻ ưu tiên và chú trọng hơn cho nghiên cứu tế bào gốc trưởng thành mặc dù kết quả lúc đó chẳng có là bao (trong một luận văn thạc sỹ dày 30 trang khổ B5 của một học viên trong nhóm trình bày kết quả nghiên cứu tế bào gốc từ da chỉ vẹn vẹn có hai tấm hình trong phần kết quả nghiên cứu).

Năm 2003, BS Kang đăng ký môn học "Tế bào gốc: Stem cells" để giảng cho trương trình sau đại học. Một trong các nội dung các sinh viên phải hoàn thành là chia nhóm, đọc và thảo luận, trình bày quan điểm về cuốn sách bàn luận hậu quả của cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Lúc đó hai phòng thí nghiệm của "hai trường phái nghiên cứu" đã chuyển về cùng một tòa nhà trong khuôn viên tại quận Kwanak của ĐH Thú y ở Xê-un. BSTY Kang "có vẻ" không tán thành với hướng nghiên cứu sử dụng phôi người của BSTY Hwang dù phôi đó được tạo ra bằng bất cứ con đường nào. Là một nước đa dạng về tôn giáo nên các vấn đề đạo đức được rất nhiều người quan tâm tại Hàn Quốc. Kang là một trong số này.

Thành công để lấy lại tiếng tăm[sửa]

Cuối năm 2004, PGS Kang, GS Song(ĐH Chonsun) và TS Han (ngân hàng cuống rốn Xê-un) đã thông báo một "phép thần diệu" sau khi dùng tế bào gốc từ dây rốn điều trị cho một bệnh nhân nữ 37 tuổi bị liệt do tổn thương tủy sống và phải ngồi tên xe lăn 19 năm sau một tai nạn sảy ra năm 1985.

GS Kang Kyung-Sun giải thích phương pháp thu tế bào bêta từ máu dây rốn. Ảnh Yonhap

] Liệu pháp sử dụng dây rốn tránh được các vi phạm đạo đức (bình thường cuống rốn được bỏ đi sau khi đứa trẻ được sinh ra). Lúc đó trong ngân hàng dây rốn của Hàn Quốc đã dự trữ tới 45 ngàn mẫu.

Tiếp theo, PGS Kang và các cộng sự công bố kết quả tạo thành công tế bào bêta đảo tụy từ các tế bào dây rốn và nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho các phương pháp điều trị đã được thử nghiệm (các tế bào bêta có chức năng sản sinh insulin, thiếu insulin là một trong những nguyên nhân của bệnh tiểu đường).

Các nhóm nghiên cứu thuộc trung tâm nghiên cứu tế bào gốc trưởng thành (Adult Stem Cell Research Center) của Hàn Quốc thuộc ĐHQG Xê-un, ĐH Hanyang, ĐH Sejong, bệnh viên ĐH Hàn Quốc, bệnh viện Boramae, ĐH Thiên chúa giáo đang tiếp tục tìm kiếm và ứng dụng trong điều trị liệu pháp tế bào gốc từ dây rốn, mô mỡ v.v.

Đây có phải là cố gắng của một tập thể khoa học để "sửa lại" và "phục hồi" danh tiếng trong nghiên cứu tế bào gốc cho các nhà khoa học Hàn Quốc?

Xem thêm[sửa]

http://www.hankooki.com

http://www.i-sis.org.uk/CBSCMSI.php

http://eng.adultstemcell.or.kr/mcbldr/tpl/MCBLDR/common/page/introduce_sub04_1.htm?target

Nguyễn Bá Tiếp

Liên kết đến đây