Hàn gắn mối quan hệ sau ngoại tình

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Việc ngoại tình dưới bất cứ hình thức nào cũng sẽ có ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới một mối quan hệ. Nếu bạn đã lừa dối nửa kia của mình và giờ bạn muốn hòa giải, bạn sẽ có rất nhiều điều cần làm để hàn gắn mối quan hệ đã tan vỡ của mình. Quá trình hàn gắn sẽ mất nhiều thời gian, tình cảm và nỗ lực của cả hai người. Nửa kia của bạn đã phải trải qua một nỗi đau khôn cùng và cả hai bạn cần phải xác định được liệu hai bạn có thể vượt qua những hậu quả mà nó để lại hay không. Quan tâm đến nhu cầu của nửa kia và quyết tâm thực hiện quá trình hàn gắn đầy khó khăn sẽ giúp bạn vượt qua được hình phạt của việc phản bội.

Các bước[sửa]

Chịu trách nhiệm[sửa]

  1. Ngừng lừa dối. Nếu bạn là người lừa dối, bạn cần phải hoàn toàn chấm dứt việc ngoại tình trước khi bạn mong đợi có cơ hội để hàn gắn mối quan hệ với nửa kia hoặc vợ/chồng của bạn. Đây là điều bắt buộc.[1]
  2. Thực hiện những thay đổi cần thiết để tách bản thân khỏi người mà bạn ngoại tình. Ví dụ như nếu bạn ngoại tình với đồng nghiệp, bạn có thể cân nhắc tới việc thuyên chuyển công tác hoặc thậm chí là tìm một công việc mới. Nếu bạn ngoại tình với ai đó ở phòng tập thể hình hoặc một nơi nào đó khác, có thể bạn sẽ cần phải thay đổi thói quen xã hội.[2]
  3. Thành thật với nửa kia. Nói cho người kia của bạn biết điều gì đã xảy ra và tại sao. Bạn có thể nói cụ thể về quan hệ tình dục nếu anh ấy hoặc cô ấy hỏi, nhưng có lẽ lúc đầu thì việc đó sẽ gây nhiều đau đớn. Có thể nửa kia của bạn không muốn biết về điều đó. Đây là quyết định mà nửa kia của bạn nên đưa ra và bạn nên làm theo mong muốn của anh ấy/cô ấy.
    • Có thể nửa kia của bạn sẽ mắng chửi bạn khi nghe bạn thú nhận mọi chuyện. Trong khi việc không chung thủy của bạn sẽ gây ra tổn thương cho bạn đời của bạn, thì bạn cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khi nửa kia của bạn tìm cách để giải tỏa nỗi đau của anh ấy hoặc cô ấy. [3]
    • Nếu nửa kia của bạn chưa từng ngoại tình, các thông tin về việc không chung thủy thường sẽ xuất hiện trong cuộc trao đổi ban đầu này. Phản ứng đối với những thông tin đó sẽ là vũ khí mà nửa kia của bạn được toàn quyền sử dụng. Hãy chuẩn bị sẵn tinh thần cho việc thú nhận, và nhớ rằng nếu bạn cảm thấy bị tổn thương khi nói ra điều đó, sự tổn thương của bạn cũng giống hệt như nỗi đau mà sự không chung thủy của bạn đã gây ra cho người kia. Cả hai bạn đều sẽ cần phải hàn gắn rất nhiều.[3]
  4. Thành thật với chính mình. Dành thời gian để tìm ra lý do cho việc không chung thủy của bạn. Có rất nhiều nguyên nhân có thể góp phần vào việc ngoại tình của bạn, từ tự ti, nghiện rượu, nghiện tình dục cho tới áp lực của các vấn đề hôn nhân hoặc cảm thấy yếu thế hơn trong mối quan hệ của cả hai.[2]
    • Theo kinh nghiệm thông thường thì sự không chung thủy luôn là dấu hiệu của việc một mối quan hệ đang bị thiếu hụt một điều gì đó; bạn cũng nên biết rằng hiện nay các chuyên gia đều tin rằng đây chỉ là một trong những lý do khiến con người ta ngoại tình.[4]
    • Cho dù lý do ngoại tình của bạn là gì đi nữa, bạn cùng không nên đổ lỗi cho nửa kia của bạn vì quyết định đó. Thậm chí nếu bạn cảm thấy rằng mối quan hệ của bạn không trọn vẹn, thì bạn vẫn là người đã quyết định lừa dối người kia thay vì cùng nhau giải quyết vấn đề.

Nói chuyện một cách cởi mở[sửa]

  1. Cố gắng minh bạch nhất có thể. Nửa kia của bạn sẽ có rất nhiều, rất nhiều câu hỏi. Có thể anh ấy hoặc cô ấy muốn biết bạn gặp gỡ người kia trong hoàn cảnh nào và liệu đó là mối quan hệ dài hạn, ngắn hạn hay tình một đêm. Anh ấy hoặc cô ấy sẽ dành thời gian suy ngẫm hàng tháng hay hàng năm trước về cuộc sống chung đôi của hai bạn và tự hỏi về những hành động cũng như lý do của bạn trong quá khứ. Khi bạn lần đầu tiên nói với một nửa của bạn rằng bạn đã lừa dối họ thì việc tiết lộ hết toàn bộ mọi thứ về tình dục hay mối quan hệ với người kia là không phù hợp, nhưng hãy chuẩn bị thật sẵn sàng khi nửa kia của bạn hỏi chi tiết về điều đó.[2]
    • Cùng nhau dành thời gian để giải quyết các câu hỏi mà việc không chung thủy của bạn mang tới. Trả lời một cách đầy đủ và cởi mở với những câu hỏi mà nửa kia của bạn đưa ra, nhưng hãy lường trước được rằng những câu hỏi mới sẽ không ngừng xuất hiện.
    • Hãy để ý xem liệu nửa kia của bạn đã sẵn sàng để lắng nghe mọi chuyện ngay cả khi bạn trả lời câu hỏi của anh ấy hoặc cô ấy hay chưa. Đừng bao giờ che đậy chuyện gì, nhưng nếu nửa kia của bạn chưa hỏi tới chuyện đó – ví dụ như về lý do bạn ngoại tình – hãy thật kiên nhẫn. Có thể anh ấy hoặc cô ấy có đủ thông tin để cân nhắc. Đợi cho tới khi nửa kia của bạn hỏi, sau đó cẩn thận trả lời một cách rõ ràng.[2]
  2. Cho nửa kia của bạn thời gian để xử lý. Bạn đã biết việc ngoại tình của mình ngay từ khi nó diễn ra. Nhưng thông tin đau lòng này là hoàn toàn mới với nửa kia của bạn. Thậm chí nếu anh ấy hoặc cô ấy có từng nghi ngờ đi chăng nữa thì đến bây giờ những nghi ngờ đó cũng mới được khẳng định.[4]
    • Thời gian cần thiết để hàn gắn một mối quan hệ sau khi phản bội đối với mỗi trường hợp đều không giống nhau, nhưng hãy chuẩn bị tinh thần trước rằng quy trình này thường kéo dài ít nhất từ 1 đến 2 năm.[4]
  3. Thành thật nói chuyện về tương lai mối quan hệ của cả hai. Hãy thật thực tế - liệu việc tha thứ là có khả năng hay không? Nếu bạn nhìn thấy bất cứ hy vọng nào cho tương lai của cả hai, hãy cam kết sẽ cố gắng hết mình làm tất cả mọi thứ cần thiết để khôi phục lại lòng tin.[1]
    • Khi cân nhắc về tương lai mối quan hệ của bạn, hãy nghĩ tới cảm giác của tất cả những người sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết định đó. Ví dụ như nếu hai bạn đã có con, mọi thứ sẽ khó khăn hơn. Những cặp vợ chồng đã cưới nhau trong nhiều năm sẽ có nhiều các mối quan hệ và ràng buộc chung khiến họ gắn bó với nhau hơn so với những cặp đôi mới hẹn hò trong vài tháng hay thậm chí là một năm.[3]
    • Hiểu được rằng thậm chí cho dù nửa kia của bạn cũng muốn tha thứ cho bạn, quy trình này vẫn có thể tốn rất nhiều thời gian.
    • Tránh đưa ra những quyết định vội vàng. Cho bản thân một khoảng thời gian đủ để đảm bảo rằng quyết định của bạn được đưa ra sau khi đã cân nhắc cẩn thận và đó không đơn giản chỉ là hành động bộc phát trong lúc nóng nảy.
  4. Xin lời khuyên từ chuyên gia trị liệu hoặc nhà tư vấn. Có lẽ bạn thấy việc gặp chuyên gia trị liệu là một phương tiện quan trọng để xem xét về lý do và giải quyết thái độ của chính bạn. Tư vấn tình cảm là một bước quan trọng có thể giúp bạn trong quá trình phức tạp mong chờ nhận được sự tha thứ.
    • Nhà tư vấn hoặc những người bạn tin tưởng có thể hỗ trợ bạn một cách khách quan và trung lập trong việc xử lý cảm xúc của bản thân.[2]
    • Một người ngoài cuộc mà bạn tin tưởng cũng có thể là người đứng giữa phân xử trong một vài cuộc thảo luận mệt mỏi mà bạn cần có với nửa kia của mình.

Khôi phục lòng tin và sự thành thật cho mối quan hệ của bạn[sửa]

  1. Chịu trách nhiệm. Bạn sẽ phải cố gắng hơn nữa để chứng minh cho nửa kia của bạn thấy rằng bạn đáng tin cậy. Nói chuyện về kế hoạch của bạn và đáp ứng yêu cầu của nửa kia về thông tin và độ đảm bảo.
    • Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng việc bạn từng phản bội không khiến bạn hoàn toàn mất đi quyền riêng tư của mình. Để ý tới nhu cầu về thông tin của nửa kia của bạn, nhưng đừng cảm thấy bắt buộc phải cung cấp toàn bộ danh sách số điện thoại và mật khẩu mạng xã hội hay lúc nào cũng phải giải trình về tất cả những nơi mà bạn đã đến. Những hành động đó chỉ khiến sự nghi ngờ kéo dài mãi thay vì cho phép bạn xây dựng lại mối quan hệ đã tan vỡ của mình. [5]
  2. Cho nửa kia của bạn không gian và thời gian. Đừng mong chờ sẽ được tha thứ - ít nhất là theo kế hoạch của bạn. Nửa kia của bạn sẽ cần phải biết được rằng anh ấy hoặc cô ấy có lý do để tin tưởng bạn một lần nữa.
    • Dành thời gian “nghỉ ngơi” nếu bạn thấy cảm xúc dần vượt quá tầm kiểm soát. Có lẽ nửa kia của bạn cần một chút không gian để xử lý cảm xúc của họ. Lịch sự ra khỏi phòng, đi dạo hoặc để cho anh ấy/cô ấy được quyền giữ khoảng cách trong một thời gian.[2]
    • Cân nhắc tới việc lên kế hoạch thời gian cụ thể để giải quyết những cảm xúc khó khăn. Ví dụ như bạn hẹn giờ 30 phút, và sử dụng khoảng thời gian đó để nói chuyện. Làm như vậy sẽ giúp cuộc nói chuyện của bạn có tổ chức và dự đoán được, bạn có thể tập trung vào vấn đề hiện tại mà không biến cuộc nói chuyện trở thành “trút giận” hay các hành vi không có lợi khác.[4]
  3. Tha thứ cho bản thân. Tha thứ cho bản thân không đồng nghĩa với việc rũ sạch hậu quả do hành động của bạn mang lại hay miễn cho bạn phải cố gắng tiến hành thay đổi bản thân. Thay vào đó, tha thứ cho bản thân giúp bạn giải tỏa tâm lý và cảm xúc để bước tiếp. Sau đó, bạn có thể bắt đầu cố gắng hàn gắn mối quan hệ và thay đổi thói quen của chính mình.[3]
    • Mỗi ngày là một ngày mới. Khi bạn thức dậy vào mỗi buổi sáng, hãy nhắc nhở bản thân rằng bạn đã quyết định bước tiếp và tập trung vào việc sửa chữa mối quan hệ tan vỡ của mình.
    • Nếu bạn thấy thực hiện một hành động đặc biệt nào đó sẽ có ích, hãy cân nhắc tới việc tiến hành một bước tượng trưng như (cẩn thận) đốt hoặc xé tờ giấy mà bạn xem là đại diện cho việc “phản bội” của mình. Nhắc nhở bản thân về hành động này khi bạn muốn đắm chìm trong hành vi quá khứ của bản thân. Bạn đã đốt chiếc cầu nối của mình, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, và đã cảm kết sẽ bước tiếp.
    • Nếu bạn thấy mình chìm đắm trong hối hận, thay vào đó hãy nghĩ tới một hành động hữu ích mà bạn có thể làm. Có thể bạn nên cân nhắc tới việc gửi cho nửa kia của mình một lá thư tình, làm việc nhà hoặc tìm kiếm một sở thích mới có thể giúp bạn thay đổi hành vi của bản thân.

Làm mới cam kết[sửa]

  1. Làm mới cam kết với mối quan hệ “mới” của bạn. Mối quan hệ mà bạn có trước khi phản bội đã không còn, nhưng nếu bạn quyết định sẽ bước tiếp cùng với nửa kia của mình, hiện giờ bạn sẽ bước vào một giai đoạn hoàn toàn mới: hòa giải, hình thành và phát triển. Giai đoạn mới này sẽ có những quy định và kỳ vọng mới. Cùng nhau thảo luận về những quy định và kỳ vọng này một cách cởi mở để đảm bảo rằng hai bạn đã cùng thống nhất.[4]
  2. Sử dụng thời gian ở bên nhau để làm những việc không dính dáng tới việc ngoại tình của bạn trước đây. Dù việc tiếp tục trò chuyện và xây dựng lòng tin là rất quan trọng nhưng dành thời gian và công sức cho những trải nghiệm mới cũng sẽ rất có lợi cho mối quan hệ mong manh của bạn.[4]
    • Cân nhắc tới các hoạt động trước đây cả hai bạn cùng yêu thích mà bạn có thể tái lập lại như những thói quen hữu ích.
    • Thảo luận về mục tiêu và sở thích của cả hai. Có thể từ lâu nửa kia của bạn đã luôn mong muốn được đi du lịch. Bạn nên cân nhắc việc dành thời gian để tìm kiếm các chuyến đi hay thậm chí là học tiếng hoặc hướng dẫn văn hóa để biến giấc mơ đó thành sự thật. Nếu hai bạn có cùng mong ước đó, hãy đảm bảo sẽ cùng nhau thực hiện nó - hoặc nếu đó không phải ước muốn của bạn, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ ủng hộ nửa kia của mình nhiều nhất có thể.
  3. Hãy "tập trung vào hiện tại". Cho dù có đau đớn đến thế nào, thì mọi chuyện cũng đã là quá khứ. Cùng nhau tập trung vào tương lai của cả hai và hiểu được rằng hiện giờ đòi hỏi về trách nhiệm cũng như việc trao đổi cảm xúc của bạn đã cao hơn so với trước đây.[5][3]
  4. Cố gắng tái thiết lập cảm giác thân mật giữa cả hai. Nếu trước đây sự thân mật tình dục là một phần của mối quan hệ của hai bạn, hãy đặt mục tiêu tái thiết lập lòng tin để nối lại sự gắn kết này. [4]
    • Hãy hiểu được rằng dù mối quan hệ của bạn là mối quan hệ cộng tác, nhưng nửa kia bị tổn thương của bạn cần là người đặt giới hạn cho quá trình này. Sự thân mật đòi hỏi rất nhiều tin tưởng.
    • Hãy đảm bảo rằng bạn đã kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD). Đừng bao giờ đặt sức khỏe của nửa kia của bạn vào vòng nguy hiểm – hoặc suy sụp tinh thần do chẩn đoán về STD.

Cảnh báo[sửa]

  • Ngoại tình không bao giờ là lý do biện hộ cho hành vi bạo hành đối với nửa kia của bạn. Việc thú nhận đã lừa dối không nên dính dáng bất cứ thứ gì đến bạo lực. Nếu một trong hai cảm thấy sợ hãi vũ lực của người kia, hãy chấm dứt mối quan hệ đó ngay lập tức.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây