Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Hạ Nồng độ Triglyceride một cách Tự nhiên
Từ VLOS
Triglyceride là một loại chất béo có trong máu. [1] Nồng độ triglyceride thường được xét nghiệm cùng lúc với nồng độ cholesterol. Nồng độ triglyceride trên 200 mg/dL được xem là mức cao nhưng bác sĩ cũng có thể xem nồng độ trên 150 mg/dL là mức cao.[1] Nếu được bác sĩ thông báo rằng nồng độ triglyceride trong máu cao, bạn có thể thay đổi lối sống và chế độ ăn uống để hạ nồng độ triglyceride một cách tự nhiên.
Mục lục
Các bước[sửa]
Thay đổi Chế độ ăn[sửa]
- Cắt giảm đồ ngọt khỏi chế độ ăn. Tiêu thụ quá nhiều cacbon-hydrat đơn giản có thể khiến nồng độ triglyceride tăng cao. Do đó, để hạ nồng độ triglyceride, bạn cần phải cắt giảm đồ ngọt,[2] bao gồm nước ngọt, kẹo, bánh quy và các thực phẩm chế biến chứa quá nhiều đường.[2]
- Chọn thực phẩm chứa cacbon-hydrat phức hợp. Nói chung, bạn nên cắt giảm lượng cacbon-hydrat để hạ nồng độ triglyceride. [3] Tuy nhiên, không nên cắt giảm hoàn toàn cacbon-hydrat để tránh gây biến chứng đối với sức khỏe, bao gồm bệnh tim mạch. [2] Thay vào đó, nên tránh tiêu thụ cacbon-hydrat tinh luyện và thay bằng cacbon-hydrat phức hợp.[2]
- Tăng cường tiêu thụ chất xơ. Bước này tương tự như bước ở trên vì cacbon-hydrat phức hợp thường là nguồn chất xơ dồi dào. Bên cạnh thực phẩm nguyên hạt, những nguồn giàu chất xơ gồm có đậu, hoa quả, rau củ và các loại hạt. [2] Bạn có thể dùng hạt bí đỏ, quả phúc bồn tử hoặc táo – nguồn giàu chất xơ – để ăn vặt thay cho các món ngọt. [2][4]
-
Tránh
tiêu
thụ
chất
béo
chuyển
hóa
và
chất
béo
bão
hòa.
Tránh
tiêu
thụ
chất
béo
chuyển
hóa
bằng
cách
không
tiêu
thụ
thực
phẩm
có
thành
phần
“dầu
thực
vật
hydro
hóa”.
[2]
Chất
béo
bão
hòa
thường
có
trong
đồ
chiên,
sốt
salad
và
sốt
chấm
được
làm
từ
bơ,
mỡ
trừu
hoặc
mỡ
lợn.[2]
- Thực phẩm thường chứa chất béo chuyển hóa là thịt chế biến sẵn (ví dụ như xúc xích và thịt hộp) và các món ăn vặt nhiều dầu mỡ.[2]
-
Chọn
dầu
ăn
tốt
cho
sức
khỏe.
Khi
nấu
ăn
ở
nhà,
bạn
nên
dùng
dầu
ôliu,
dầu
hạt
lanh,
dầu
hạt
óc
chó
hoặc
dầu
hạt
cải.
Đây
là
những
lựa
chọn
tốt
hơn
so
với
bơ,
bơ
thực
vật
hoặc
mỡ
lợn.[2]
- Đây là bước đơn giản, cơ bản nhưng rất quan trọng để hạ nồng độ triglycerid. Thực phẩm dù có tốt cho sức khỏe đến đâu cũng có thể gây hại nếu chế biến trong dầu ăn chứa chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu axit béo omega-3. Hẳn bạn từng nghe đến chất béo “tốt” trong cá. Chất béo tốt ở đây là axit béo omega-3 giúp hạ nồng độ triglyceride. [2] Bên cạnh cá, axit béo omega-3 cũng có nhiều trong hạt lanh, các loại đậu, chế phẩm từ đậu nành và rau lá xanh như cải bó xôi (rau bina) và cải xoăn. [2]
Thay đổi Lối sống[sửa]
-
Bỏ
thuốc
lá.
Không
những
gây
ra
nhiều
biến
chứng
về
sức
khỏe,
hút
thuốc
lá
còn
làm
tăng
nồng
độ
triglyceride.
[3]
Bước
đơn
giản
và
tốt
nhất
mà
người
hút
thuốc
có
thể
áp
dụng
để
phòng
ngừa
bệnh
tật
đó
là
bỏ
thuốc
lá.
- Mặc dù vậy, việc bỏ thuốc đột ngột hiếm khi có tác dụng. Bạn nên bỏ thuốc một cách từ từ bằng cách dùng phương pháp hỗ trợ, ví dụ như kẹo nhai nicotine và các sản phẩm hỗ trợ bỏ thuốc khác. Ngoài ra, bạn có thể tìm đọc các bài viết về cách bỏ thuốc lá.
- Thường xuyên tập thể dục. Đốt cháy calo cũng giúp đốt cháy lượng triglyceride dư thừa trong cơ thể. [2] Ít hoạt động thể chất (kết hợp với thừa cân) là hai nguyên nhân làm tăng nồng độ triglyceride.[3] Nếu bạn bị thừa cân, việc giảm 5-7 kg cũng giúp hạ nồng độ triglyceride.[2]
-
Giảm
tiêu
thụ
đồ
uống
chứa
cồn.
Người
bị
nhạy
cảm
với
cồn
nếu
tiêu
thụ
đồ
uống
chứa
cồn
có
thể
khiến
nồng
độ
triglyceride
tăng
cao.
[2]
Đối
với
họ,
chỉ
một
lượng
cồn
nhỏ
cũng
sẽ
làm
tăng
nồng
độ
triglyceride.
Do
đó,
nên
tránh
tiêu
thụ
đồ
uống
chứa
cồn
để
xem
liệu
cách
này
có
giúp
giảm
nồng
độ
triglyceride
hay
không.[2]
- Không may là bất cứ đồ uống chứa cồn nào cũng có thể làm tăng nồng độ triglyceride. Vì vậy, bạn nên giảm tiêu thụ bia, rượu vang và thức uống chứa rượu mạnh. [2]
Sử dụng Thực phẩm Bổ sung[sửa]
- Uống viên dầu cá. Nếu muốn bổ sung axit béo omega-3 nhưng không muốn ăn cá, bạn có thể bổ sung thông qua viên dầu cá - thực phẩm chức năng chứa omgea-3. Dầu cá được chứng minh là giúp hạ nồng độ triglyceride ở người trưởng thành. [9] EPA và DHA là omega-3 có nhiều trong dầu cá. Uống dầu cá theo như được hướng dẫn.
- Sử dụng thực phẩm chức năng từ vỏ hạt mã đề. Nếu không thể nạp đủ chất xơ thông qua chế độ ăn hàng ngày, bạn có thể bổ sung thực phẩm chức năng từ vỏ hạt mã đề. Vỏ hạt mã đề là chất xơ tan trong nước và có sẵn ở nhiều dạng, bao gồm viên uống và bột, ví dụ như bột Metamucil, có thể khuấy vào nước. Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu chất xơ, bao gồm chất xơ từ vỏ hạt mã đề, có thể giúp hạ nồng độ triglyceride.[10]
-
Bổ
sung
protein
đậu
nành
mỗi
ngày.
Protein
từ
đậu
nành
thường
ở
sẵn
ở
dạng
bột
có
thể
pha
vào
nước
ép
hoa
quả,
sinh
tố,...
Nhiều
nghiên
cứu
cho
thấy
thực
phẩm
chức
năng
bổ
sung
protein
đậu
nành
có
thể
giúp
hạ
nồng
độ
triglyceride
và
tác
động
tích
cực
đến
nồng
độ
cholesterol.
[11]
Sử
dụng
như
được
hướng
dẫn.
- Nghiên cứu cho thấy Whey Protein cũng tác động tích cực đến nồng độ triglyceride.[12]
-
Uống
thực
phẩm
chức
năng
bổ
sung
vitamin
B3.
Vitamin
B3
(niacin)
được
chứng
minh
là
rất
hiệu
quả
trong
việc
hạ
nồng
độ
triglyceride.
[13]
Tuy
nhiên,
nên
tham
khảo
ý
kiến
bác
sĩ
và
theo
dõi
sát
sao
quá
trình
bổ
sung
niacin
vì
bổ
sung
niacin
liều
cao
có
thể
gây
tác
dụng
phụ
như:
[13]
- Đỏ bừng da
- Đau bụng
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Mờ mắt
- Nguy cơ tổn thương gan
Lời khuyên[sửa]
- Giữ lại bản sao ghi lại chỉ số glycemic (GI) và dùng để lên thực đơn ăn uống. Chỉ số này cung cấp thông tin về lượng calo và cacbon-hydrat trong mỗi phần ăn từ nhiều thực phẩm tươi và thực phẩm chế biến sẵn. Chỉ số GI giúp bạn đặt ra giới hạn về lượng cacbon-hydrat nên tiêu thụ trong mỗi bữa ăn, từ đó đảm bảo nạp đủ cacbon-hydrat để tạo năng lượng nhưng không gây thấm mỡ vào máu.
- Luôn yêu cầu bác sĩ xét nghiệm nồng độ triglyceride cùng với nồng độ cholesterol ít nhất 2 lần mỗi năm. Bước này giúp tránh tình trạng nồng độ triglyceride tăng đột ngột – dấu hiệu nguy hiểm cho sức khỏe.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 https://www.nhlbi.nih.gov/files/docs/public/heart/chol_tlc.pdf
- ↑ 2,00 2,01 2,02 2,03 2,04 2,05 2,06 2,07 2,08 2,09 2,10 2,11 2,12 2,13 2,14 2,15 2,16 2,17 2,18 2,19 2,20 https://www.umassmed.edu/uploadedfiles/LoweringTriglycerides.pdf
- ↑ 3,0 3,1 3,2 https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/triglycerides.html
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/high-fiber-foods/art-20050948
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22709768
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2846864/
- ↑ http://www.heart.org/HEARTORG/GettingHealthy/PhysicalActivity/FitnessBasics/American-Heart-Association-Recommendations-for-Physical-Activity-in-Adults_UCM_307976_Article.jsp
- ↑ http://www.heart.org/HEARTORG/GettingHealthy/PhysicalActivity/FitnessBasics/American-Heart-Association-Recommendations-for-Physical-Activity-in-Adults_UCM_307976_Article.jsp
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24707021
- ↑ https://umm.edu/health/medical/altmed/supplement/psyllium
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmedhealth/PMH0023614/
- ↑ http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/whey-protein/evidence/hrb-20060532
- ↑ 13,0 13,1 https://umm.edu/health/medical/altmed/supplement/vitamin-b3-niacin