Hạn chế ăn hoặc tiếp xúc với bột ngọt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bột ngọt là chất phụ gia thường được sử dụng trong các món ăn của người châu Á và các thực phẩm bày bán khác. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bột ngọt có thể gây ra các vấn đề ngắn hạn và dài hạn về sức khỏe, ví dụ như gây cảm giác đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, rối loạn tuyến tụy, rối loạn tăng động giảm chú ý và thậm chí là béo phì.[1] Dù bột ngọt không gây ảnh hưởng đến một số người nhưng trên thực tế, có nhiều người rất nhạy cảm với bột ngọt. Để tránh tiếp xúc với bột ngọt, hãy chủ động đề phòng khi ăn tại nhà hàng và học cách đọc nhãn sản phẩm cẩn thận.

Các bước[sửa]

Hạn chế tiếp xúc với bột ngọt trong cuộc sống thường ngày[sửa]

  1. Ngừng sử dụng các sản phẩm không phải thức ăn có thể chứa bột ngọt. Một số loại mỹ phẩm, xà phòng, dầu gội đầu và sản phẩm chăm sóc tóc có thể chứa bột ngọt nếu nguyên liệu ghi là "thủy phân" (hydrolyzed), "protein" hoặc "amino axít".
    • Một số loại thuốc, vitamin và thực phẩm chức năng có thể chứa bột ngọt trong thành phần. Hãy hỏi người bán thuốc nếu bạn cảm thấy băn khoăn.
  2. Ăn theo chế độ dinh dưỡng tự nhiên, tươi mới. Bột ngọt có trong hầu hết các thực phẩm đã được chế biến. Có nghĩa là khi mua thực phẩm đóng gói sẵn, có nhiều khả năng là bạn sẽ ăn phải chút bột ngọt. Hãy mua hoa quả và rau sạch, chỉ sử dụng các gia vị đơn giản như muối và hạt tiêu.
    • Thay vì sử dụng muối và các gia vị đóng gói sẵn, bạn có thể thử dùng thảo mộc và gia vị tươi để món ăn thêm ngon.[2]
  3. Tự nấu. Bột ngọt có trong hầu hết các thực phẩm đóng gói sẵn, đồ đông lạnh và món ăn trong nhà hàng. Vì thế, hãy tự mình lựa chọn nguyên liệu và nấu nướng để quyết định việc sẽ hấp thụ thứ gì.[1]
    • Mua nguyên liệu tự nhiên, tươi thay vì mua đồ hộp hoặc thực phẩm đã qua chế biến.
  4. Không ăn các thực phẩm có thể chứa một ít bột ngọt nếu bạn cực kỳ nhạy cảm với bột ngọt. Đó có thể là các thực phẩm ít béo hoặc không béo, thực phẩm bổ sung, thực phẩm giàu vitamin, bột ngô, bột biến tính, sirô ngô, bơ tiêu mỡ, đường nho, sirô gạo nâu, sirô gạo, sữa bột, 1% hoặc 2% sữa.

Không mua bột ngọt tại cửa hàng tạp hóa[sửa]

  1. Đọc kỹ nhãn mác. Đừng tin dòng chữ "Không có bột ngọt" trên hộp vì bột ngọt có thể được ghi trên nhãn theo nhiều cách khác nhau. Bạn cần biết sơ qua các cách mà nhà sản xuất thực phẩm thường dùng để đề cập đến bột ngọt. Nên nhớ rằng một sản phẩm không ghi chữ bột ngọt chưa chắc đã không có bột ngọt thật. Bột ngọt có thể xuất hiện trong thực phẩm theo một số hình thức khác. Hãy để ý đến các thành phần sau đây:
    • Monosodium glutamate, muối của axít glutamic đã qua chế biến
    • Canxi glutamate, monopotassium glutamate, magiê glutamate, monoamoni glutamate, natri glutamate[3]
    • Axít glutamic
    • Sodium caseinate, canxi caseinate
    • Chiết xuất nấm men, nấm men tự phân
    • Protein váng sữa cô đặc
    • Protein cấu trúc, chiết xuất protein chay[1]
    • Các sản phẩm đã được thủy phân bao gồm rau hoặc protein thủy phân
    • Nguồn gốc của protein thủy phân thường sẽ được ghi trên nhãn nguyên liệu. Ví dụ: Nếu sản phẩm có chứa cà chua hoặc lúa mì chưa qua xử lý thì có thể được ghi là "có cà chua" hoặc "lúa mì". Nếu nguyên liệu được ghi là "protein cà chua" hoặc "protein lúa mì thủy phân" thì sản phẩm đó có thể chứa bột ngọt.
  2. Chú ý khi mua snack muối. Những snack mặn đã qua xử lý đều có thể chứa bột ngọt. Hãy thận trọng khi mua khoai rán, bánh giòn hoặc các loại hạt.[4]
    • Doritos, Cheetos và gần như tất cả các loại bánh snack khoai tây khác đều có chứa bột ngọt.[3]
  3. Không ăn thịt nguội. Thường thì trong thịt nguội lúc nào cũng có bột ngọt. Thịt gà và xúc xích cũng chứa bột ngọt.[3]
  4. Thận trọng với nước sốt. Sốt Ranch luôn có chứa bột ngọt và hầu hết các nước sốt salad khác cũng không phải là ngoại lệ. Ngoài nước sốt, bạn cũng nên để ý đến nước chấm rau.[5]
    • Hết sức chú ý khi sử dụng sốt đậu nành, phô mai Parmesan, nước thịt và nước chấm.[3]
  5. Cẩn thận khi húp canh và súp. Nước canh và nước súp hoàn toàn có thể chứa bột ngọt. Ngay cả các thương hiệu súp nổi tiếng nhất cũng cho bột ngọt vào hộp.[6]

Nói không với bột ngọt khi đi ăn ngoài[sửa]

  1. Nói cho người phục vụ biết rằng bạn không muốn ăn món có chứa bột ngọt. Ngày nay, nhiều nhà hàng đã không còn sử dụng bột ngọt để nấu ăn nữa. Tuy nhiên, để cảm thấy an tâm hơn, bạn có thể đưa ra yêu cầu là đừng cho bột ngọt vào món mà mình sẽ ăn.
  2. Không ăn một số món khi đi ăn ở ngoài. Nếu bạn muốn đi ăn ngoài nhưng không muốn ăn bột ngọt thì nên tránh một số món nhất định. Những món thường có bột ngọt là canh rau, bánh mì, nước sốt, sản phẩm làm từ đậu nành, chất tạo ngọt và gia vị.[7]
  3. Cân nhắc kỹ trước khi ăn đồ ăn nhanh. Hầu hết các nhà hàng đồ ăn nhanh như McDonalds, Burger King, KFC, Pizza Hut và Chick-fil-A đều cho bột ngọt vào thức ăn. Nếu bạn muốn biết cụ thể rằng những món nào có chứa bột ngọt, hãy lên trang web của nhà hàng và xem danh sách nguyên liệu.[3]

Cảnh báo[sửa]

  • Rau, hạt ngũ cốc và hoa quả có thể chứa bột ngọt vì đôi khi người trồng trọt phun chất có chứa axít glutamic đã qua chế biến để tăng sản lượng vụ mùa. Hiện không có cách nào để xác định việc một sản phẩm có chứa bột ngọt hay không, trừ khi tiến hành thí nghiệm. Vì thế, hãy rửa hoa quả và rau thật kỹ trước khi ăn.
  • Nên đọc kỹ nhãn mác sản phẩm khi mua thức ăn cho trẻ nhỏ vì một số loại sản phẩm có thể chứa bột ngọt.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]