Hồi phục sau khi điều trị thai ngoài tử cung

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng phôi thai (trứng đã thụ tinh) làm tổ bên ngoài tử cung, tại một vị trí khác trong đường sinh sản. Thai ngoài tử cung xảy ra phổ biến nhất ở ống dẫn trứng, và trong một số ít trường hợp phôi thai làm tổ ở buồng trứng hay trong bụng. Tất cả các trường hợp thai ngoài tử cung đều không có cơ hội phát triển thành thai nhi khỏe mạnh, và gây nguy hiểm cho cơ thể người mẹ. Họ cần được điều trị nhanh chóng,[1] và sau khi điều trị xong thai ngoài tử cung, đôi khi bệnh nhân phải trải qua quá trình hồi phục khó khăn.

Các bước[sửa]

Hồi phục Thể chất[sửa]

  1. Tìm hiểu về lựa chọn điều trị. Bạn và bác sĩ sẽ chọn phương pháp điều trị thai ngoài tử cung dựa trên tình trạng sức khoẻ của bạn, vị trí thai làm tổ và mức độ tổn hại hiện thời đối với các cơ quan sinh sản.[1]
    • Với một số trường hợp cơ thể người phụ nữ có thể tự đào thải thai ngoài tử cung. Nếu thai chỉ mới hình thành và chưa xuất hiện triệu chứng xấu nào, bác sĩ có thể đề nghị bạn “giám sát chủ động”. Trong thời gian này bạn thường phải chờ khoảng một tháng, bác sĩ sẽ giám sát chặt chẽ để xem liệu cơ thể bạn có thể tự giải quyết phôi thai lạc chỗ mà không cần điều trị hay không. Nói chung phương pháp này chỉ hiệu quả khi nồng độ hCG (là hóc môn xuất hiện trong thời gian mang thai) thấp và có xu hướng giảm, và khi bạn không có triệu chứng nào.[2][3]
    • Nếu thai ngoài tử cung được chẩn đoán sớm và bạn không bị chảy máu trong, họ có thể yêu cầu tiêm thuốc methotrexat. Methotrexat là thuốc ngăn chặn sự phân chia tế bào, bao gồm cả mô thai (vì vậy quan trọng là phải chẩn đoán chính xác đó đúng là thai lạc chỗ). Bạn cần phải tiêm thuốc vài lần để thai được loại bỏ hoàn toàn.[4]
    • Phẫu thuật nội soi sửa ống dẫn trứng là thủ thuật loại bỏ mô thai mà không cần phải cắt bỏ bất kì phần nào của ống dẫn trứng. Nói chung phương pháp này chỉ thích hợp khi phát hiện sớm thai lạc chỗ và ống dẫn trứng chưa vỡ. Giải pháp phẫu thuật để điều trị thai lạc chỗ chủ yếu là phẫu thuật nội soi, được tiến hành trong tình trạng bệnh nhân hôn mê tổng thể và sử dụng một ống nhỏ có gắn camera và đèn đưa qua vết mổ nhỏ.[1][5]
    • Phẫu thuật cắt ống dẫn trứng là biện pháp cần thiết nếu ống dẫn trứng đã hỏng nặng, nếu bạn chảy máu rất nhiều hoặc khi thai lớn. Với phương pháp này thì ống dẫn trứng chứa thai lạc chỗ sẽ bị cắt bỏ.[1]
    • Phẫu thuật mở ổ bụng thường áp dụng trong trường hợp khẩn cấp khi ống dẫn trứng đã vỡ hoặc chảy máu rất nhiều. Phẫu thuật mở ổ bụng yêu cầu phải rạch một vết dài hơn và do đó bệnh nhân cần thời gian phục hồi lâu hơn so với mổ nội soi bụng.[5]
  2. Hỏi bác sĩ về quá trình phục hồi. Thời gian hồi phục dài hay ngắn tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật đã áp dụng.
    • Nếu là phẫu thuật nội soi bụng thì bạn có thể về nhà ngay trong ngày hôm đó. Thời gian phục hồi khá nhanh nên đa số phụ nữ đều có thể đi lại ngay. Thông thường bạn cần 7-14 ngày là có thể tham gia vào các hoạt động thường lệ.[1][6] Thời gian hồi phục hoàn toàn khoảng gần một tháng.[3]
    • Phẫu thuật mở ổ bụng yêu cầu bệnh nhân phải nằm viện nhiều ngày. Lý do vì vết cắt khá dài nên ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của ruột. Bạn chỉ được uống nước trong buổi sáng sau khi phẫu thuật và bắt đầu được ăn thực phẩm rắn trong vòng 24-36 giờ sau. Vết mổ của phương pháp phẫu thuật này cần tới 6 tuần để lành.[7]
    • Mặc dù các trường hợp thai lạc chỗ được phát hiện sớm và không cần phẫu thuật có thời gian phục hồi rất ngắn, nhưng bác sĩ vẫn phải giám sát sức khỏe của bạn cẩn thận để đảm bảo thai có thể tự hủy.
  3. Tránh tập thể dục hay hoạt động thể chất mạnh. Có thể chỉ sau vài ngày bạn đã thấy khỏe hơn hẳn, nhưng bạn không nên tập luyện hay hoạt động thể chất quá nhiều. Bạn cũng phải tránh bất kì chuyển động nào làm căng hay kéo giãn vết mổ.[8]
    • Không được nâng vật nặng hơn 9 kg trong tuần đầu tiên.
    • Lên cầu thang chậm, ngừng lại nghỉ sau vài bậc.
    • Năng đi lại bất kì khi nào có thể. Không cố gắng chạy.
  4. Nguy cơ táo bón. Phẫu thuật bụng thường ảnh hưởng đến chức năng ruột và do đó gây ra táo bón. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách trị táo bón, nhưng có một số việc bạn có thể tự mình làm như:[8]
    • Ăn thực phẩm giàu chất xơ như hoa quả, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
    • Uống nhiều nước.
    • Sử dụng thuốc nhuận tràng hay thuốc làm mềm phân (theo đề nghị của bác sĩ).
  5. Chuẩn bị đến bệnh viện xét nghiệm định kỳ. Nếu phải phẫu thuật sửa ống dẫn trứng hay điều trị bằng thuốc methodtrexat thì bạn cần tới bệnh viện xét nghiệm định kỳ để kiểm tra nồng độ hCG có còn hay không. Nếu hCG vẫn còn, bạn phải điều trị bổ sung bằng thuốc methodtrexat.[1]
  6. Chuẩn bị chịu đau. Có nhiều lý do khiến bạn đau sau khi tiến hành điều trị thai ngoài tử cung. Vết mổ cần thời gian lành và mô sẹo hình thành từ đó cũng là nguyên nhân gây đau. Nếu cơn đau kéo dài, trở nặng hoặc không thể chịu nổi thì bạn nên liên hệ với bác sĩ.[9]
    • Cơn đau nhiều khi bắt nguồn từ việc cơ thể cố gắng phục hồi chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường sau khi điều trị từ 4-6 tuần, hoặc có thể lâu hơn.[6]
    • Một số phụ nữ cho biết họ nhận thấy dấu hiệu trứng rụng rõ ràng hơn sau khi điều trị thai ngoài tử cung, khi đó họ có cảm giác hơi đau.[9]
  7. Nhận biết dấu hiệu cần được can thiệp y khoa. Cảm giác đau thường là dấu hiệu cơ thể yêu cầu bạn phải nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu bạn có bất kì triệu chứng nào dưới đây kèm theo đau thì nên liên hệ với bác sĩ:[9][8]
    • Sốt (trên 38 độ C)
    • Huyết trắng âm đạo, đặc biệt nếu có mùi “tanh” hay “nặng mùi”
    • Các cục u nổi xung quanh vết mổ hay vết sẹo, có màu đỏ hoặc sờ thấy nóng
    • Tiết dịch từ vết thương
    • Buồn nôn và/hoặc nôn
    • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  8. Thảo luận biện pháp tránh thai với bác sĩ. Sau khi điều trị thai ngoài tử cung có một số phương pháp tránh thai bạn không thể sử dụng. Bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn để tìm ra phương pháp thích hợp với mình nhất.[10]
    • Thông thường bạn không nên dùng vòng tránh thai và thuốc tránh thai chỉ chứa progesterone sau khi điều trị thai lạc chỗ.[6]
    • Ngoài ra bạn cũng cần bác sĩ tư vấn về thời gian có thể quan hệ tình dục lại, điều này phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp điều trị trước đó.[6]
  9. Chờ một thời gian trước khi quyết định mang thai lần nữa. Nếu điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc methotrexat thì bác sĩ sẽ cho bạn biết nên chờ bao lâu trước khi mang thai lần tiếp theo. Nói chung thời gian này khoảng từ một tới ba tháng, tùy vào lượng thuốc bạn đã tiêm. Methotrexat gây ra một số vấn đề cho giai đoạn đầu của thai kỳ vì thuốc làm giảm lượng axít folic cần cho phôi thai, do đó bạn phải chờ đến khi thuốc đã đào thải hoàn toàn ra khỏi cơ thể.[6]

Hồi phục Tinh thần[sửa]

  1. Hiểu rằng cảm xúc mang tính tự nhiên. Mang thai ngoài tử cung là một trải nghiệm tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần. Có rất nhiều lý do khiến bạn cảm thấy tức giận, lo lắng hoặc buồn rầu, nhưng những cảm xúc này là tự nhiên và không có gì “bất thường” ở bạn. Không có cảm xúc nào được gọi là “đúng” hay “sai”.[1]
    • Mức cân bằng hóc môn bị xáo trộn là nguyên nhân dẫn tới các triệu chứng trầm cảm. Nó cũng gây ra các triệu chứng khác như trống ngực, kích động và chóng mặt.[11]
    • Sự thật là tất cả các trường hợp mang thai ngoài tử cung đều không thể giữ lại thai nhi, nhưng khi biết phải bỏ thai sẽ khiến thai phụ vô cùng đau khổ.
    • Bạn không chỉ lo lắng về sức khoẻ hiện tại mà còn lo về khả năng tiếp tục mang thai sau này.
    • Bạn có cảm tưởng mình là người có lỗi, nhưng thật ra đó không phải là lỗi của bạn.[11]
    • Bên cạnh đó việc phẫu thuật cũng gây thêm nhiều sức ép cho tinh thần của bạn.[12]
  2. Hỏi bác sĩ về dịch vụ tư vấn. Nhiều bệnh viện có cung cấp chuyên gia tư vấn được đào tạo bài bản để xử lý các vấn đề về mang thai. Việc bỏ thai và phải trải qua đại phẫu là những trải nghiệm mà có thể bạn cần sử dụng dịch vụ tư vấn của họ.[13]
    • Nếu có chồng hay người yêu của bạn cùng tham dự trong các buổi tư vấn cũng là một việc tốt. Thật ra một số người gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc, do đó nếu hai bạn có thể cùng nhau tới gặp chuyên gia tư vấn thì thời gian khó khăn này sẽ trôi qua dễ dàng hơn.[12][14]
    • Người ta hay cho rằng đàn ông không buồn khi vợ hay bạn gái họ sảy thai, nhưng nghiên cứu cho thấy điều này không đúng. Đàn ông biểu hiện nỗi đau của họ theo một cách khác, nhưng họ cũng bị trầm cảm và tức giận sau khi bạn tình của mình sảy thai.[15]
  3. Nói chuyện với bạn bè hay gia đình. Nếu không muốn thì bạn không buộc phải nói, nhưng bạn nên tìm sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Bạn có thể tâm sự với một người bạn hay người thân, những người sẵn sàng thừa nhận sự mất mát và giúp đỡ bạn vượt qua khoảng thời gian khó khăn này.[11]
  4. Tìm nhóm hỗ trợ. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để phục hồi tinh thần là tránh cảm giác cô đơn. Các nhóm hỗ trợ là nơi bạn có thể giao lưu với những người đã từng có trải nghiệm giống bạn, họ giúp bạn đối phó với cảm xúc cô đơn trong thời gian này.[15]
    • Nếu ở Mỹ thì bạn có thể tìm các nhóm hỗ trợ của tổ chức RESOLVE - Hiệp hội Quốc gia về Vô sinh. Danh sách các nhóm này có trên trang web của họ.[16]
    • Tổ chức SHARE - Hỗ trợ về Sảy thai và Mất Con nhỏ cũng có nhóm hỗ trợ tại Mỹ. Bạn có thể tìm một nhóm gần nơi mình sống trên trang web của họ.[17]
    • Tại Anh Quốc họ có Quỹ Thai Ngoài Tử cung và Hiệp hội về Sảy thai cung cấp các nguồn tài nguyên và dịch vụ tư vấn cho những phụ nữ phải bỏ thai.[18][19]
    • Nhiều diễn đàn hỗ trợ trực tuyến cũng cung cấp không gian để bạn nói lên cảm xúc của mình. Quỹ Thai Ngoài Tử cung có tổ chức một số diễn đàn trực tuyến do các chuyên gia y khoa chủ trì, là nơi để bạn thảo luận về trải nghiệm cũng như chia sẻ cảm xúc của mình.[20]
  5. Chiều chuộng bản thân. Một số phụ nữ nhận thấy việc làm điều gì đó đặc biệt cho mình có thể giúp họ vượt qua những ngày khó khăn sau khi điều trị thai ngoài tử cung. Đi thẩm mỹ viện hay đến một nơi tương tự là cách để bạn tự nuông chiều bản thân và giảm bớt nỗi buồn. Đơn giản hơn, bạn chỉ cần ngồi xem bộ phim mình yêu thích. Nói chung bạn nên cho mình cơ hội tận hưởng những gì mình thích.[21]
    • Không nên cảm thấy có lỗi về việc đối đãi tốt với bản thân. Bạn thật sự cần thời gian phục hồi vì việc mang thai ngoài tử cung khiến bạn mệt mỏi về cả thể chất lẫn tình cảm.
  6. Tập thể dục khi cảm thấy ổn. Tập thể dục sau khi hồi phục hoàn toàn là cách hiệu quả để làm vơi nỗi buồn và lấy lại năng lượng. Hoạt động thể chất làm cơ thể sản sinh endorphin là hóc môn tạo cảm giác hưng phấn và cải thiện tâm trạng. Nhờ bác sĩ tư vấn về thời điểm bạn có thể bắt đầu tập luyện trở lại.[22]
    • Không tham gia bất kì hoạt động nào đòi hỏi gắng sức nhiều hoặc va chạm mạnh trước khi hỏi ý kiến bác sĩ.
  7. Cho bác sĩ biết trước khi quyết định mang thai trở lại. Họ sẽ cho biết khi nào thì thể chất của bạn phù hợp để mang thai, và tư vấn về các rủi ro có thể tiếp tục dẫn tới thai ngoài tử cung. Một số yếu tố rủi ro bao gồm hút thuốc lá, lạc nội mạc tử cung, bệnh viêm nhiễm vùng chậu và có tiền sử thai ngoài tử cung. Những người có nguy cơ sẽ được giám sát chặt chẽ trong lần mang thai tiếp theo để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề có thể xảy ra.[4]
    • Cân nhắc khám bệnh với bác sĩ nội tiết sinh sản, là bác sĩ sản phụ khoa với chuyên ngành phụ về điều trị vô sinh. Ví dụ, nếu bạn cần được đánh giá về tình trạng ống dẫn trứng thì đây là bác sĩ phù hợp nhất cho việc đó.

Lời khuyên[sửa]

  • Có hơn một nửa số phụ nữ từng mang thai ngoài tử cung và có thể mang thai lại một cách an toàn.[1] Một số nghiên cứu cho thấy có tới 85% số phụ nữ mong muốn có thai có thể mang thai trở lại trong vòng hai năm sau khi điều trị thai ngoài tử cung.[9]
  • Thai ngoài tử cung làm giảm xác suất mang thai sau này, và tăng nguy cơ tiếp tục mang thai ngoài tử cung vào lần tiếp theo.

Cảnh báo[sửa]

  • Đây là tình trạng y khoa có thể đe dọa tính mạng thai phụ. Thai lạc chỗ không thể giữ lại và bạn buộc phải điều trị loại bỏ.
  • Nếu phát hiện mình có thai kèm theo đó là triệu chứng đau bụng, chóng mặt, ngất xỉu, tiêu chảy, đau khi tiểu hay đại tiện, bạn cần đi khám bệnh ngay lập tức.[6]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5 1,6 1,7 https://www.asrm.org/uploadedFiles/ASRM_Content/Resources/Patient_Resources/Fact_Sheets_and_Info_Booklets/ectopicpregnancy_B.pdf
  2. https://www.asrm.org/uploadedFiles/ASRM_Content/Resources/Patient_Resources/Fact_Sheets_and_Info_Booklets/ectopicpregnancy_B.pdf
  3. 3,0 3,1 http://www.nhs.uk/Conditions/Ectopic-pregnancy/Pages/Treatment.aspx
  4. 4,0 4,1 http://www.webmd.com/baby/tc/ectopic-pregnancy-surgery
  5. 5,0 5,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ectopic-pregnancy/basics/treatment/con-20024262
  6. 6,0 6,1 6,2 6,3 6,4 6,5 http://www.miscarriageassociation.org.uk/wp/wp-content/leaflets/Ectopic-pregnancy.pdf
  7. http://www.nych.com/NYCH-Health-Library?content_id=943&C1=Family%20Wellness&C2=Visiting%20the%20doctor%20or%20hospital&C3=What%20to%20expect%20from%20laparotomy
  8. 8,0 8,1 8,2 http://www.uofmmedicalcenter.org/healthlibrary/Article/86330
  9. 9,0 9,1 9,2 9,3 http://www.ectopic.org.uk/patients/your-body-after-an-ectopic-pregnancy/
  10. http://www.healthywa.wa.gov.au/Healthy-WA/Articles/A_E/Ectopic-pregnancy
  11. 11,0 11,1 11,2 http://www.ectopic.org.uk/patients/emotional-impact/
  12. 12,0 12,1 http://www.healthywa.wa.gov.au/Healthy-WA/Articles/A_E/Ectopic-pregnancy
  13. http://www.apa.org/monitor/2012/06/miscarriage.aspx
  14. http://americanpregnancy.org/pregnancy-loss/miscarriage-surviving-emotionally/
  15. 15,0 15,1 http://www.apa.org/monitor/2012/06/miscarriage.aspx
  16. http://www.resolve.org/support/support-group/support-groups-list.html
  17. http://nationalshare.org/heal/sharechapters/
  18. http://www.ectopic.org.uk
  19. http://www.miscarriageassociation.org.uk/wp/wp-content/leaflets/Ectopic-pregnancy.pdf
  20. http://www.ectopic.org.uk/talk
  21. http://www.ectopic.org.uk/patients/emotional-impact/
  22. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/depression/in-depth/depression-and-exercise/art-20046495

Liên kết đến đây