Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Hiểu người mắc chứng đau mạn tính
Từ VLOS
Chứng đau mạn tính là tình trạng đau từ ba tháng trở lên sau khi bị thương hoặc sau khi điều trị bệnh. Hiện tượng đau cấp tính là phản ứng tự nhiên của hệ thần kinh khi bị tổn thương. Tuy nhiên, trong trường hợp đau mạn tính, những tín hiệu đau kéo dài một cách bất thường. Tình trạng này khiến bệnh nhân đau đớn và kiệt sức. Trong một số trường hợp đau mạn tính, tình trạng chấn thương, bệnh lý hoặc nhiễm trùng là nguyên nhân ban đầu gây đau. Tuy nhiên ở một số người khác, chứng đau mạn tính xuất hiện và tiếp diễn mà không có tiền sử nào.[1] Để hiểu người bị đau mạn tính, bạn nên tìm hiểu về chứng đau mạn tính, có thái độ hỗ trợ, đồng thời cần biết những điều nên và không nên nói.
Mục lục
Các bước[sửa]
Tìm hiểu về chứng đau mạn tính[sửa]
-
Tìm
hiểu
thêm
về
chứng
đau
của
người
bệnh.
Cảm
giác
đau
của
mỗi
bệnh
nhân
mỗi
khác.
Sẽ
là
hữu
ích
nếu
người
bệnh
kể
về
căn
bệnh
và
cuộc
chiến
đấu
chống
chọi
những
cơn
đau
hàng
ngày
của
họ.
Càng
biết
nhiều
về
những
gì
bệnh
nhân
phải
trải
qua,
bạn
càng
có
thể
hiểu
được
cảm
giác
của
họ.
- Có phải họ từng bị trật lưng, bị nhiễm trùng nặng, hoặc có nguyên nhân nào khác đang gây ra chứng đau như viêm khớp, biến chứng thần kinh tiểu đường hoặc một dạng tổn thương thần kinh nào khác? Bạn nên biết về thời gian bắt đầu xuất hiện chứng đau và tìm kiếm hoặc đọc câu chuyện của những người cũng gặp vấn đề tương tự.
- Đôi khi các bác sĩ không phát hiện được căn nguyên gây đau. Chỉ biết là bệnh nhân bị đau.
- Không ép bệnh nhân đau mạn tính nói về bất cứ điều gì họ không muốn. Đối với một số người, nói về vấn đề này chỉ làm cho họ cảm thấy tệ hơn.
- Các chứng đau thường xảy ra ở những người đau mạn tính bao gồm đau đầu, đau thắt lưng, đau khớp, đau do tổn thương các dây thần kinh ngoại vi hoặc hệ thần kinh trung ương, hoặc đau không rõ nguyên nhân.
- Một bệnh nhân có thể có hơn một chứng đau cùng lúc, chẳng hạn như hội chứng mệt mỏi mạn tính, lạc nội mạc tử cung, thần kinh tọa, thần kinh ngoại vi, viêm ruột hoặc trầm cảm.
- Hiểu rằng lời nói không đủ để diễn tả cơn đau mà người bệnh trải qua. Hãy nhớ lại khi bạn bị đau nhiều và tưởng tượng cơn đau đó diễn ra 24 tiếng một ngày và mỗi ngày đều đau như vậy trong suốt quãng đời còn lại. Thật khó mà tìm được từ ngữ nào diễn tả được cảm giác đau như thế.
-
Tìm
hiểu
về
thang
đo
độ
đau.
Thang
đo
độ
đau
biểu
thị
bằng
con
số
được
sử
dụng
để
bác
sĩ
có
thể
kiểm
tra
hiệu
quả
điều
trị.
Phạm
vi
từ
1
đến
10
diễn
tả
mức
độ
đau,
trong
đó
1
là
“không
hề
đau,
rất
thoải
mái”
và
10
là
“cảm
giác
đau
đớn
khủng
khiếp
nhất”.
Hỏi
xem
họ
đau
ở
mức
độ
nào
trên
thang
đo.
- Đừng cho rằng người bệnh không đau khi họ nói rằng mình không sao. Nhiều người cố gắng che giấu cơn đau do không nhận được sự thông cảm của những người xung quanh.
- Khi được hỏi về mức độ đau, người mắc chứng đau mạn tính có thể không nói đúng mức độ đau thực sự của mình. Do bị đau mạn tính, họ đã quen với một mức độ đau nào đó và có thể chấp nhận rằng đó là bình thường hoặc không đau. Họ chỉ có thể cho biết mức đau thực sự khi xuất hiện kiểu đau cấp tính, khi mức đau “bình thường” mà họ chung sống hàng ngày thay đổi. Lúc này họ sẽ có cảm giác đau khác (ví dụ, “đau như bị đâm” thay vì “nhức”, “bỏng rát” thay vì “nhói”), hoặc khi được hỏi trực tiếp về mức độ của cơn đau cấp tính và mạn tính.
- Nhận biết những cơ chế đối phó. Khi bị cảm cúm, có thể bạn sẽ thấy khổ sở trong vài ngày hoặc vài tuần nhưng vẫn cố gắng hết sức để hoạt động. Người đau mạn tính phải chịu đựng cảm giác khủng khiếp trong thời gian dài. Có thể họ đã chấp nhận cơ chế đối phó có tác dụng khỏa lấp mức độ đau thực sự, hoặc họ không có đủ sức lực để hoạt động bình thường.
-
Lưu
ý
các
triệu
chứng
trầm
cảm.
Chứng
đau
mạn
tính
có
thể
gây
trầm
cảm
thứ
phát
(liệu
bạn
có
buồn
phiền
và
trầm
cảm
không
nếu
liên
tục
bị
đau
trong
nhiều
tháng
hoặc
nhiều
năm?).
Bệnh
trầm
cảm
có
thể
do
chứng
đau
mạn
tính
gây
ra,
và
chứng
đau
mạn
tính
có
thể
xuất
phát
từ
bệnh
trầm
cảm.[2]
- Trầm cảm có thể khiến một số người ít biểu lộ cảm xúc, do đó cơn đau bị che giấu vì người bệnh kìm nén không để lộ ra ngoài.[3] Luôn chú ý đến các dấu hiệu trầm cảm, và đừng nhầm rằng người bệnh đã bớt đau đớn.
- Trầm cảm cũng có thể khiến người ta biểu lộ cảm xúc nhiều hơn (kêu khóc và chảy nước mắt, lo âu, bứt rứt, buồn bã, cô đơn, tuyệt vọng, lo sợ về tương lai, dễ kích động, giận dữ, nản lòng, nói quá nhiều do kết quả của thuốc men/nhu cầu giải tỏa/thiếu ngủ). Hiện tượng này cũng như mức độ đau của họ có thể thay đổi theo từng ngày, từng giờ hoặc từng phút.
- Bỏ mặc người bệnh đau mạn tính là một trong những điều tồi tệ nhất, vì như vậy họ có thêm lý do để trầm cảm, cô đơn và thiếu lạc quan. Bạn hãy cố gắng ở bên cạnh họ và thể hiện sự ủng hộ của bạn.
-
Tôn
trọng
các
giới
hạn
về
thể
chất.
Với
một
số
bệnh,
người
ta
sẽ
biểu
hiện
các
dấu
hiệu
rõ
ràng
như
sốt
bại
liệt
hoặc
gãy
xương.
Tuy
nhiên,
với
bệnh
đau
mạn
tính,
bạn
không
thể
biết
được
khả
năng
vận
động
của
họ
đến
đâu
trong
thời
điểm
nào
đó.
Không
phải
lúc
nào
bạn
cũng
đoán
được
điều
này
qua
nét
mặt
hay
ngôn
ngữ
cơ
thể
của
họ.
- Người bệnh có thể không biết rằng họ sẽ cảm thấy như thế nào mỗi sáng thức giấc. Họ chỉ biết từng ngày khi ngày đó đến. Điều này có thể khiến những người khác khó hiểu, nhưng rất khó chịu đối với người bệnh.
- Việc người bệnh có thể đứng lên trong 10 phút không có nghĩa là họ đứng được 20 phút hoặc một tiếng. Không phải vì người bệnh hôm nay cố gắng đứng được 30 phút thì nghĩa là ngày mai họ cũng có khả năng làm được như vậy.
- Cử động không phải là hạn chế duy nhất mà người đau mạn tính phải chịu. Khả năng ngồi, đi lại, tập trung và giao tiếp của họ cũng bị ảnh hưởng.
- Bạn cần thông cảm thật nhiều cho người mắc chứng đau mạn tính khi họ nói rằng họ cần ngồi xuống, nằm xuống, nằm trên giường hoặc uống thuốc ngay bây giờ. Có lẽ họ không có lựa chọn khác và không thể trì hoãn vì cơn đau có thể xảy ra bất cứ đâu hoặc trong khi làm bất cứ việc gì. Cơn đau không chờ đợi bất cứ ai.
- Tìm những dấu hiệu của cơn đau. Nhăn mặt, bồn chồn, bứt rứt, thay đổi tâm trạng, vặn vẹo bàn tay, rên rỉ, rối loạn giấc ngủ, nghiến răng, kém tập trung, giảm hoạt động, thậm chí viết ra những ý nghĩ tự sát hoặc những từ ngữ diễn tả nỗi khổ sở hoặc đau đớn. Bạn cần tinh ý trước những gì họ đang trải qua.[3]
- Biết rằng chứng đau mạn tính là có thật. Có thể bạn nghĩ rằng người đau mạn tính đến bác sĩ chỉ vì họ muốn được chú ý, họ thích như thế hoặc mắc bệnh tưởng. Thực ra họ đang tìm cách cải thiện chất lượng sống và tìm nguyên nhân gây đau nếu chưa rõ. Không ai muốn có cảm giác như thế, nhưng họ không được lựa chọn.
- Thừa nhận điều mà bạn không thể biết. Cảm giác đau đớn rất khó diễn tả cho người khác hiểu. Nó chỉ được cảm thấy một cách cá nhân dựa vào tâm lý và thể chất của mỗi người. Dù biết thông cảm đến đâu đi nữa, bạn cũng đừng mặc nhiên cho rằng bạn biết chính xác cảm giác của họ. Đúng là bạn biết cảm giác đó như thế nào đối với bạn, nhưng mỗi người một khác, và bạn không thể đi vào bên trong người bệnh để cảm nhận sự đau đớn của họ.
Có thái độ ủng hộ[sửa]
-
Thể
hiện
sự
thông
cảm.
Thông
cảm
nghĩa
là
bạn
cố
gắng
thấu
hiểu
cảm
giác,
quan
điểm
và
hành
vi
của
người
khác
khi
nhìn
thế
giới
qua
đôi
mắt
của
họ.
Sự
thấu
hiểu
này
sẽ
hướng
dẫn
bạn
phải
làm
gì
hoặc
nói
gì
với
người
đó.
Người
mắc
chứng
đau
mạn
tính
khác
bạn
ở
một
số
điểm,
nhưng
có
rất
nhiều
điều
tương
đồng
với
bạn,
vì
vậy
hãy
tập
trung
vào
những
điểm
chung
đó
và
cố
gắng
hiểu
những
khác
biệt.[4]
- Dù bị bệnh, họ vẫn là con người. Khi mắc chứng đau mạn tính, người bệnh trải qua các cơn đau với phần lớn thời gian trong ngày, nhưng họ vẫn mong muốn những điều mà người bình thường mong muốn, chẳng hạn như tận hưởng công việc, gia đình, bạn bè và các hoạt động giải trí.
- Người bị đau mạn tính có thể cảm thấy như họ bị mắc kẹt trong thể xác mà họ không thể kiểm soát hoặc kiểm soát được rất ít. Sự đau đớn đẩy mọi thứ mà bạn từng yêu thích ra khỏi tầm tay bạn, hơn nữa nó còn có thể góp phần gây ra cảm giác bất lực, buồn khổ và trầm cảm.
- Cố nhớ rằng bạn may mắn biết bao khi sức khỏe cho phép bạn làm bất cứ điều gì, và thử tưởng tượng nếu bạn không có được may mắn đó.
- Biết rằng người bị đau đang cố gắng hết sức. Họ có thể cố gắng đương đầu, nghe như vui vẻ và trông như bình thường bất cứ khi nào có thể. Họ sống với hết khả năng của mình. Nhớ rằng khi người bệnh kêu đau thì nghĩa là họ thực sự đang đau đớn!
-
Lắng
nghe.
Một
trong
những
điều
tốt
nhất
mà
bạn
có
thể
làm
cho
người
bệnh
là
lắng
nghe
họ.
Để
làm
người
lắng
nghe
hiệu
quả,
bạn
hãy
chú
ý
và
cố
hiểu
điều
gì
đang
xảy
ra
bên
trong
người
bệnh
để
có
thể
nắm
được
cảm
giác
của
họ
và
điều
mà
họ
thực
sự
cần.
- Tỏ rõ cho họ biết rằng bạn muốn nghe họ nói. Nhiều người mắc chứng đau mạn tính cảm thấy người khác không tin họ hoặc chế giễu họ vì đã yếu đuối như thế.
- Cố gắng giải mã những điều họ đang che giấu hoặc kìm chế qua ngôn ngữ cơ thể và trong giọng nói của họ.
- Cho phép mình yếu đuối. Chia sẻ có nghĩa là cả hai cùng đưa ra một điều gì đó. Để tạo nên mối gắn kết cảm thông sâu sắc và thực sự trở thành bạn tâm giao của nhau, bạn cần tiết lộ những cảm giác, niềm tin và trải nghiệm thực sự của mình.
- Đọc bài Cách để lắng nghe hiệu quả để có lời khuyên về cách trở thành người lắng nghe tuyệt vời.
-
Hãy
kiên
nhẫn.
Nếu
nhận
thấy
mình
đang
mất
kiên
nhẫn
và
muốn
người
bệnh
“cứ
tiếp
tục
như
vậy
đi”,
có
thể
bạn
đang
đặt
mặc
cảm
tội
lỗi
lên
người
bệnh
và
hủy
hoại
quyết
tâm
đương
đầu
với
bệnh
tật
của
họ.
Có
lẽ
họ
muốn
làm
theo
đề
nghị
của
bạn
nhưng
không
có
sức
lực
hoặc
khả
năng
đối
phó
do
hậu
quả
của
chứng
đau.
- Đừng nản lòng nếu người bệnh có vẻ như quá nhạy cảm. Họ đã phải trải qua rất nhiều đau khổ. Chứng đau mạn tính có thể tàn phá cả thể xác và tinh thần. Họ cố hết sức để đương đầu với cơn đau vốn khiến họ bực bội và kiệt sức, nhưng không phải lúc nào cũng ổn. Bạn hãy cố gắng chấp nhận họ như vậy.
- Người bị đau mạn tính có thể phải hủy một cam kết nào đó vào phút cuối. Nếu điều này xảy ra, bạn đừng xem đó là vấn đề cá nhân.
-
Giúp
đỡ
người
bệnh.
Người
mắc
chứng
đau
mạn
tính
phụ
thuộc
rất
nhiều
vào
những
người
khỏe
mạnh
để
hỗ
trợ
họ
tại
nhà
hoặc
đến
thăm
khi
họ
quá
yếu
và
không
thể
ra
ngoài.
Đôi
khi
họ
cần
giúp
đỡ
trong
việc
tắm
rửa,
mặc
quần
áo,
chăm
sóc
cá
nhân,
v.v…
Có
thể
họ
cần
được
đưa
đi
bác
sĩ.
Có
thể
bạn
là
cầu
nối
của
họ
với
“điều
bình
thường”
trong
cuộc
sống
và
giúp
họ
kết
nối
với
những
lĩnh
vực
mà
họ
đã
bỏ
lỡ
và
mong
mỏi
lấy
lại.
- Nhiều người nói là muốn giúp đỡ nhưng lại không thực sự có mặt khi cần. Nếu đã ngỏ ý giúp đỡ, bạn nên giữ lời. Người bệnh mà bạn chăm sóc đang phụ thuộc vào bạn.
- Cân bằng các trách nhiệm chăm sóc. Nếu đang sống cùng với người đau mạn tính hoặc đang chu cấp cho họ thường xuyên, bạn cần phải duy trì sự cân bằng trong cuộc sống của mình. Nếu bạn không quan tâm đến nhu cầu, sức khỏe và công việc của chính mình thì việc ở bên cạnh một người mắc chứng đau mạn tính có thể khiến bạn suy sụp. Tránh để bị kiệt sức vì phải chăm sóc người bệnh bằng cách nhờ những người khác giúp đỡ và dành thời gian nghỉ ngơi. Chăm sóc người bệnh hết sức có thể trong khả năng của mình, nhưng bạn cũng cần chăm sóc bản thân.
-
Đối
xử
với
họ
bằng
sự
tôn
trọng.
Mặc
dù
người
bị
đau
mạn
tính
có
thay
đổi,
nhưng
suy
nghĩ
của
họ
vẫn
không
thay
đổi.
Hãy
nhớ
họ
là
ai
và
những
điều
họ
từng
làm
trước
khi
chứng
đau
trở
nặng.
Trí
tuệ
của
họ
vẫn
tốt
cho
công
việc
mà
họ
từng
yêu
quý,
nhưng
họ
không
có
lựa
chọn
nào
khác
ngoài
việc
từ
bỏ.
Bạn
hãy
đối
xử
tốt,
quan
tâm
và
đừng
tỏ
ra
hạ
cố
với
họ.
- Việc trừng phạt người bệnh vì họ không vượt qua được điều gì đó sẽ khiến họ cảm thấy tệ hơn và chứng tỏ bạn không thực sự hiểu họ. Người đang trải qua chứng đau mạn tính đã phải đối phó với những điều mà hầu hết mọi người chưa bao giờ biết. Bạn cần cố gắng hiểu tại sao họ không thể vượt qua được.
- Mời họ tham gia vào cuộc sống của bạn. Không phải chỉ vì họ không thể thường xuyên tham gia một số hoạt động nào đó mà bạn không nên mời họ tham gia hoặc giấu các kế hoạch của bạn. Đôi khi có những ngày mà hoạt động nào đó có thể điều khiển được, và chứng đau mạn tính đã đủ khiến họ cô đơn rồi! Bạn hãy thấu hiểu và mời họ tham gia!
-
Mở
vòng
tay
ôm.
Thay
vì
khuyên
người
bệnh
làm
thế
nào
để
chữa
chứng
đau,
bạn
hãy
tỏ
sự
cảm
thông
và
cho
họ
cái
ôm
dịu
dàng
để
họ
biết
là
bạn
ủng
hộ
họ.
Họ
đã
nghe
và
gặp
vô
số
bác
sĩ
nói
những
điều
như
vậy
rồi.
- Đôi khi một bàn tay đặt lên vai ai đó cũng có thể giúp họ dễ chịu hơn. Nhớ phải dịu dàng. Dùng những cử chỉ đụng chạm nhẹ nhàng để giúp họ kết nối.
Biết cần nói điều gì[sửa]
-
Để
dành
những
lời
cổ
vũ
cho
con
cái
hoặc
bạn
bè
ở
phòng
tập
thể
dục.
Bạn
cần
hiểu
rằng
chứng
đau
mạn
tính
có
thể
thay
đổi,
và
lời
cổ
vũ
có
thể
khiến
người
bệnh
bực
bội
và
nản
lòng
thêm.
Nếu
muốn
họ
làm
một
điều
gì
đó,
bạn
nên
hỏi
họ
có
làm
được
không
và
tôn
trọng
câu
trả
lời
của
họ.
- Đừng nói: “Nhưng trước đây anh làm được mà!” hoặc “Cố lên, anh biết là em làm được!”
- Duy trì sự tích cực càng nhiều càng tốt và tham gia vào các hoạt động như đi bộ, đạp xe và tập thái cực quyền. Điều này có thể giúp xoa dịu cơ bắp và cơn đau khớp. Đôi khi việc ít vận động có thể khiến cơn đau nặng thêm. Tuy nhiên, bạn đừng giảng giải về lợi ích của việc tập luyện và không khí trong lành. Đối với người bị đau mạn tính, những điều này có thể không giúp giảm đau và có thể khiến họ đau thêm. Khi nói rằng họ cần phải tập thể dục hay làm gì đó để “quên đi cơn đau”, bạn có thể khiến họ bực bội. Nếu có khả năng làm được thì họ đã làm rồi.
- Một câu khác có thể làm tổn thương là, “Bạn chỉ cần cố gắng hơn”. Đôi khi việc tham gia hoạt động trong thời gian ngắn hoặc dài có thể khiến người bệnh tổn thương thêm và đau hơn – chưa kể là thời gian hồi phục có thể rất căng thẳng.
- Không nên nói với người bị đau mạn tính những câu như “Chị quá nhạy cảm đấy”, “Anh phải đối mặt với nó mạnh mẽ hơn” hoặc “Bạn phải làm điều này vì X, Y hay Z”. Tất nhiên là họ nhạy cảm rồi! Bạn không thể biết họ phải đối phó với những gì, cũng như mức độ đau đớn hoặc lo lắng mà họ phải đối mặt.
-
Đừng
đóng
vai
bác
sĩ.
Người
mắc
chứng
đau
mạn
tính
vẫn
thường
xuyên
gặp
bác
sĩ,
cố
gắng
cải
thiện
và
làm
theo
những
điều
được
hướng
dẫn
để
chữa
bệnh.
Lời
khuyên
của
bạn
có
thể
không
chính
xác,
nhất
là
khi
bạn
không
được
đào
tạo
về
y
khoa
và
không
có
manh
mối
nào
về
những
điều
mà
người
đó
phải
đối
phó.
- Bạn cần phải cẩn thận khi đề nghị các loại thuốc men hoặc cách điều trị thay thế. Các loại thuốc kê toa, không kê toa và các liệu pháp thay thế có thể gây những tác dụng phụ và hậu quả không lường trước được.
- Một số người bệnh có thể không hoan nghênh các lời khuyên – nhưng không phải là họ không muốn khỏe lại. Có thể họ đã nghe đến hoặc đã thử sử dụng rồi. Hoặc họ chưa sẵn sàng tiếp nhận phương pháp điều trị mới mà nó có thể tạo thêm gánh nặng cho cuộc sống vốn đã quá nặng nề của họ. Các phương pháp điều trị không hiệu quả có thể gây ra nỗi đau tinh thần khi nó thất bại, và điều đó đôi lúc khiến người bệnh cảm thấy tệ hơn.
- Nếu có liệu pháp nào đó đã từng chữa được hoặc giúp được những người cũng bị đau như người đó, bạn hãy cho người bệnh biết khi họ có vẻ như muốn tiếp nhận và sẵn sàng nghe. Bạn cần tinh ý khi đưa ra đề nghị.
- Không giảng giải về thuốc kê toa nếu họ được bác sĩ kê toa thuốc. Việc kiểm soát cơn đau rất khó, và có những ngày người bệnh cần uống nhiều thuốc hơn. Độ dung nạp thuốc KHÔNG gây nghiện.
- Tránh nhận xét về cách sử dụng thuốc mà người bệnh đang dùng.
-
Không
bao
giờ
nói
những
câu
thừa
thãi.
Đừng
tự
cho
rằng
bạn
hiểu
biết
nhất
bằng
những
câu
như
“Ồ,
cuộc
sống
là
thế
mà,
bạn
sẽ
phải
đối
mặt
với
nó”,
hoặc
“rồi
thì
chị
cũng
sẽ
vượt
qua”,
“Từ
giờ
cho
đến
lúc
đó
anh
sẽ
phải
hết
sức
cố
gắng”,
hoặc
tệ
nhất
là,
“Ồ,
trông
anh
còn
khỏe
lắm”,
v.v…
Những
cách
nói
như
thế
sẽ
khiến
bạn
trở
nên
xa
cách
với
người
bệnh.
Nó
chỉ
làm
người
bệnh
cảm
thấy
tệ
hơn
và
mất
hy
vọng.[5]
- Những người sống với chứng đau mạn tính biết cảm giác và tình hình của họ, vì thế bạn nên tránh nói với người bệnh rằng bạn nghĩ họ nên cảm thấy như thế nào.
- Đưa ra những đề nghị hữu ích bằng cách nói những câu như: “Vậy mình có thể làm gì để giúp bạn?”, hoặc “Có gì mình có thể làm để giúp bạn đối phó với chứng đau không?”[5]
- Không so sánh các vấn đề sức khỏe. Đừng nói “Mình đã từng bị như vậy và bây giờ khỏi rồi”. Điều đó cho thấy bạn thiếu hiểu biết và khiến người bệnh có cảm giác thất bại vì họ không xử lý được những điều họ đang trải qua mà những người khác có thể làm tốt hơn họ trong cùng tình huống đó.
-
Hãy
lạc
quan.
Bệnh
nhân
sống
với
chứng
đau
mạn
tính
đã
rất
khủng
khiếp,
nhưng
sẽ
càng
tệ
hơn
khi
mọi
người
rời
bỏ
họ,
hiểu
lầm
họ
hoặc
lan
truyền
sự
tiêu
cực.
Cuộc
sống
hàng
ngày
có
thể
rất
khó
nhọc
và
cô
đơn
đối
với
người
mắc
chứng
đau
mạn
tính.
Ủng
hộ
không
mệt
mỏi,
khơi
niềm
hy
vọng
và
tỏ
lòng
yêu
thương
là
những
điều
vô
cùng
quan
trọng
để
giao
tiếp
với
họ.
- An ủi người bệnh và cho họ biết là bạn luôn ở bên cạnh họ. Một người bạn tốt cũng là một vị cứu tinh!
- Hỏi về phương pháp điều trị của họ. Hỏi thăm xem cách điều trị họ đang áp dụng có hiệu quả không. Điều quan trọng là hỏi những câu hỏi hữu ích như, liệu họ có thấy cách điều trị đó đem lại hiệu quả không, hay họ cảm thấy chứng đau là không chịu nổi.[3] Người ta ít khi hỏi những câu hỏi mở “hữu ích” có thể giúp người bị đau mạn tính mở lòng và thực sự nói chuyện.
-
Hỏi
xem
họ
cảm
thấy
thế
nào.
Đừng
ngừng
hỏi
họ
câu
“Bạn
cảm
thấy
thế
nào?”
chỉ
vì
câu
trả
lời
có
thể
khiến
bạn
không
thoải
mái.
Có
thể
đó
là
cơ
hội
duy
nhất
để
bạn
bày
tỏ
sự
quan
tâm.
Và
nếu
không
thích
câu
trả
lời,
bạn
hãy
nhớ
rằng
đó
là
câu
trả
lời
của
họ
-
không
phải
là
ý
kiến
của
bạn.
- Khi người bệnh bắt đầu cởi mở, bạn không nên nói rằng họ “nói quá nhiều về việc đó”, hoặc “chỉ toàn nói về bệnh tật”. Hãy hiểu rằng cảm giác đau đớn có lẽ chiếm một phần lớn trong cuộc sống của họ. Có thể họ không muốn nói về những thứ như kỳ nghỉ, mua sắm, thể thao, hoặc những câu chuyện phiếm.
- Biết rằng im lặng cũng là điều tốt. Đôi khi ngồi im lặng bên nhau cũng tốt, và người bệnh sẽ vui vì có bạn ở bên. Bạn không cần lấp đầy mỗi phút chuyện trò bằng lời nói. Sự có mặt của bạn đã nói lên tất cả!
- Thừa nhận khi bạn không có câu trả lời. Đừng dùng những ngôn từ sáo rỗng hoặc những lời lẽ không dựa trên sự thực để che đậy sự thiếu hiểu biết của mình. Ngay cả giới y khoa cũng không biết nhiều về chứng đau mạn tính. Câu trả lời “Tôi không biết” và sau đó đề nghị tìm hiểu về vấn đề sẽ không gây hại cho ai.
Lời khuyên[sửa]
- Nhớ rằng đây không phải là lỗi của họ! Họ không muốn bị đau đớn, do đó việc tỏ ra phiền khi người bệnh không thể làm điều gì đó sẽ chỉ khiến họ suy sụp thêm.
- Mời họ đi đến cửa hàng, gửi thư, nấu ăn, bất cứ việc gì.
- Nhớ rằng cơn đau hoặc sự khó chịu và khả năng của họ có thể thay đổi đáng kể, thậm chí chỉ trong khoảng thời gian một ngày.
- Nụ cười có thể giấu được nhiều thứ hơn bạn tưởng.
- Người mắc chứng đau mạn tính không nghĩ ra căn bệnh này và không phải là người bệnh tưởng.
- Thành thực suy nghĩ về mọi trách nhiệm khi chăm sóc một người bệnh trước khi hẹn hò với họ. Hiểu rằng bạn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề, và nếu bạn do dự dù chỉ chút xíu thì ĐỪNG CỐ GẮNG thuyết phục bản thân tiến tới. Bạn cần phải sẵn sàng, đồng thời tôn trọng bản thân bạn và người đó bằng cách không cố ép mình vào mối quan hệ tình cảm. Bạn không phải là người xấu khi nghĩ rằng mình không có khả năng chăm sóc một người có vấn đề về sức khỏe, nhưng bạn sẽ thành người như vậy nếu rốt cuộc bạn oán giận hoặc khiến họ cảm thấy tội lỗi vì có bệnh.
- Đừng quên rằng người bị đau mạn tính vẫn bình thường như bạn, ngay cả khi họ có những khó khăn khác. Họ muốn được nhìn nhận và tận hưởng cảm giác là chính mình.
- Mặc dù khó khăn, nhưng việc chăm sóc người bệnh và/hoặc đang đối phó với chứng đau mạn tính có thể được đền đáp. Đôi khi bạn có thể trông thấy họ có tiến triển tốt và trở lại với con người bình thường nhiều hơn. Người mà bạn chăm sóc cũng như những người xung quanh sẽ công nhận và đánh giá cao mọi việc bạn làm.
- Chứng đau mạn tính có liên quan đến bệnh trầm cảm và lo âu, cộng với việc tăng liều thuốc giảm đau để kiểm soát cơn đau và tình trạng đau trở nên không chịu nổi sẽ khiến nguy cơ tự sát gia tăng. Hãy tìm sự giúp đỡ chuyên khoa nếu bạn hoặc ai đó mắc chứng đau mạn tính có những biểu hiện trầm cảm nặng hoặc muốn tự sát.
- Người bị đau mạn tính cũng có vấn đề về giấc ngủ. Việc tìm phương pháp điều trị cho giấc ngủ hoặc chữa bệnh trầm cảm có thể giúp cải thiện chứng đau.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.ninds.nih.gov/disorders/chronic_pain/chronic_pain.htm
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/depression/expert-answers/pain-and-depression/faq-20057823
- ↑ 3,0 3,1 3,2 http://overcomingpain.com/ten-tips-for-communicating-with-a-person-suffering-from-chronic-pain
- ↑ http://greatergood.berkeley.edu/article/item/six_habits_of_highly_empathic_people1
- ↑ 5,0 5,1 http://overcomingpain.com/ten-tips-for-communicating-with-a-person-suffering-from-chronic-pain/