Hoang mạc Atacama

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tập tin:Atacama.png
Hoang mạc Atacama theo NASA World Wind.

Hoang mạc Atacama là một sa mạc nằm ở phía bắc Chile và một phần nhỏ ở phía nam Peru. Hoang mạc Atacama nằm giữa Thái Bình Dương và dãy núi Andes, cách chí tuyến Nam 960 km. Những địa hình ở nơi đây hoàn toàn tương phản với nhau: những ngọn đồi toàn đá, đá núi lửa và những cồn cát trải dài.[1] So với mặt biển, hoang mạc này cao 3.200 m và rộng 181.300 km2. Hoang mạc Atacama nằm giữa các vĩ tuyến 22 - 27 độ nam, dọc theo bờ Thái Bình Dương. Khu vực này có diện tích rộng lớn, và rất ít khi có mưa.

Sự khô cằn[sửa]

Atacama là một trong những khu vực khô cằn nhất Trái Đất[2][3][4][5][6]. Bằng chứng cho thấy từ năm 1570 đến 1971, sa mạc Atacama không có lượng mưa đáng kể nào.[7] Atacama được cuốn sách Kỷ lục Thế giới Guinness ghi nhận là sa mạc "khô cằn nhất thế giới".[8] Atacama cũng được xem là hoang mạc khô cằn nhất thế giới bởi NASA, Hội địa lý Quốc gia Hoa Kỳ và nhiều sách báo khác.[9][10][11]

Hoang mạc này có lượng mưa trung bình ít hơn 50 mm trong một năm. Hàng năm, Atacama chỉ có mực nước mưa trung bình là 25 mm. Ít nhất là kể từ khi Atacama được con người chú ý đến - một khoảng thời gian cách đây đã rất lâu - tại một số khu vực nằm giữa hoang mạc này, mưa chưa bao giờ rơi.[1]

Hoang mạc Atacama còn có tám hồ nước nóng với nhiệt độ trung bình là 33 độ C. Tám hồ nước nóng này có màu nước đặc biệt xanh và mùi vị có lợi cho sự thư giãn. Cả tám hồ nước nòng này được khu resort Explora Atacama quản lý, quanh năm tám hồ này mở cửa đón du khách đến thăm. Tuy nhiên, khoảng từ tháng Mười đến tháng 6 là thời điểm có thời tiết thuận lợi nhất để du khách đến những hồ nước nóng này.[12]

Không những thế, trên sa mạc này cây xương rồng cũng không thể mọc lên được. Vì không khí quá khô, ôxi hóa không xảy ra ở những vật liệu bằng kim loại, và - không cần một phương pháp ướp xác nào - các miếng thịt cũng có thể được giữ nguyên mãi mãi. Tóm lại, sự mục rữa không có thể xảy ra đối với bất cứ một thứ gì ở hoang mạc không có hơi nước này. Dù hoang mạc Atacama có những ngọn núi không hề thấp, chiều cao 6.885 m, nhưng những ngọn núi này không có băng tuyết. Ngoài ra, trong suốt thời kỳ băng hà, băng tuyết không hề tồn tại ở khu vực phía nam từ 25oN cho tới 27oN. Tại hoang mạc Atacama, mùa hè vô cùng khắc nghiệt. Người đến đây vào mùa hè có thể gặp nhiều hậu quả: gãy vụn tóc và râu và nứt mẻ móng tay, móng chân.[1]

Tuổi thọ lâu đời[sửa]

Là một sa mạc khô cằn, tại Atacama, từ ít nhất 25 triệu năm trước nước đã không chảy. Từ 120.000 năm, các trầm tích nằm dưới lòng một con sông cổ ở sa mạc Atacama chưa được phát hiện. Tiến sĩ Tibor Dunai và những cộng sự thuộc Trường Đại học Vrije tại thành phố Amsterdam của Hà Lan đã cho biết hoang mạc Atacama "là vùng sa mạc cổ nhất hành tinh".[13]

Trong hội nghị thuộc Hiệp hội Địa vật lý Hoa Kỳ San Francisco, tiến sĩ Tibor Dunai cũng cho biết: trong ít nhất là 25 triệu năm, tại hoang mạc Atacama đã có những điều kiện hết sức khô cằn. Như vậy, sa mạc Namibia ở châu Phi hoặc các thung lũng hoang mạc của vùng Nam cực có tuổi thọ kém hơn hẳn hoang mạc Atacama (khoảng 10 triệu năm).[13] Tên gọi của hoang mạc này - Atacama - dường như bắt nguồn từ một bộ lạc cùng tên - bộ lạc người Anh-điêng Atacama. Hiện nay, bộ lạc Atacama vẫn còn định cư tại đây.[1]

Nhà khoa học Dunai cùng nhóm nghiên cứu đã đo một chất đồng vị của neon để tìm hiểu rằng các trầm tích của hoang mạc này đã bao giờ bị xói mòn chưa. Kết quả là các trầm tích trên hoang mạc Atacama đã được họ định tuổi. Theo khám phá của các nhà địa lý học/vật lý học tại một số nơi khác, trong gần bốn mươi triệu năm những trầm tích vẫn còn nguyên vẹn.[13]

Từ 120.000 năm, các trầm tích và nước đã không tiếp xúc với nhau dưới lòng một dòng sông. Các nhà nghiên cứu đã cho hay: đôi khi, đúng vào lúc khí hậu thay đổi, các trầm tích này trở nên ẩm ướt.[13]

Dân cư, khoáng sản, du lịch và liên quan tới khoa học[sửa]

Tập tin:Chile-Atacama.jpg
Con đường Atacama

Ở hoang mạc Atacama, có khoảng 1 triệu người cư ngụ tại những thành phố ven biển, các làng chài cũng như các thành phố trên ốc đảo. Ngoài ra nghề nông cũng hiện hữu ở hoang mạc Atacama, nước ở các tầng ngầm nước do tuyết tan chảy ở trên dãy núi Andes được những người làm nông nghiệp ở Atacama sử dụng.

Loại muối "diêm tiêu Chile" được xem là thứ duy nhất dồi dào tại đây. Hoang mạc Atacama có những khoáng sản như:

  • Các mỏ đồng lớn
  • Diêm tiêu
  • Muối ăn

Hoang mạc Atacama, được xem như là "Sao Hỏa trên Trái Đất", là một trong năm địa điểm nổi tiếng ở Chile.[14] Vì Atacama là khu vực có bầu trời trong nhất trên Trái Đất, đài quan sát thiên văn lớn nhất thế giới là Very Large Telescope được đặt tại hoang mạc Atacama. Đặt đài thiên văn ở đây sẽ khiến nhà khoa học không gặp khó khăn khi quan sát các vì sao. Ngoài ra, người ta còn sử dụng đất đai tại hoang mạc Atacama cho việc thử nghiệm những robot sau này được dùng đến trên sao Hoả.[1][13]

Khu vực Atacama cùng với vùng Patagonia ở phía nam và đảo Phục Sinh là những nơi hoàn toàn không chịu ảnh hưởng bởi cuộc Động đất Chile 2010.[15]

Hình ảnh[sửa]

Chú thích & tham khảo[sửa]

  1. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên vietbao
  2. Boehm, Richard G.; Editors and writers of The World and Its People (2006). The World and Its People (ấn bản 2005). Columbus, Ohio: Glencoe. 276. ISBN 0-07-860977-1.
  3. Vesilind, Priit J. (August 2003). "The Driest Place on Earth". National Geographic Magazine. http://ngm.nationalgeographic.com/ngm/0308/feature3/. Retrieved ngày 2 tháng 4 năm 2013.  (Excerpt)
  4. “Even the Driest Place on Earth Has Water”. Extreme Science. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  5. Mckay, Christopher P. (May–June 2002). "Two dry for life: the Atacama Desert and Mars". AdAstra: 30–33. http://quest.nasa.gov/challenges/marsanalog/egypt/AtacamaAdAstra.pdf. 
  6. Jonathan Amos, “Chile desert's super-dry history”, BBC News, ngày 8 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2009.
  7. Wright, John W. (ed.); Editors and reporters of The New York Times (2006). The New York Times Almanac (ấn bản 2007). New York, New York: Penguin Books. 456. ISBN 0-14-303820-6.
  8. Top 10 sa mạc kỳ vĩ nhất thế giới
  9. http://ngm.nationalgeographic.com/ngm/0308/feature3/
  10. “Driest Desert”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  11. http://quest.nasa.gov/challenges/marsanalog/egypt/AtacamaAdAstra.pdf
  12. Những suối nước nóng nổi tiếng thế giới
  13. 13,0 13,1 13,2 13,3 13,4 Atacama - vùng sa mạc cổ nhất thế giới
  14. Vietrade in Chile - Du lịch
  15. Chile nỗ lực kéo du khách trở lại sau động đất

Liên kết ngoài[sửa]


Liên kết đến đây