Kiểm tra sức khỏe thông qua màu phân

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Màu sắc của phân có thể chỉ ra nhiều căn bệnh và vấn đề về sức khỏe cần được chú ý. Nếu không muốn cảm thấy bối rối với những màu sắc vô định của phân, bạn cần học cách hiểu từng màu phân cụ thể và từ đó tránh được những vấn đề nhỏ. Ngoài ra, bạn còn cần biết khi nào nên đi khám bác sĩ về các vấn đề hệ tiêu hóa.

Các bước[sửa]

Hiểu rõ màu sắc phân khác nhau có thể chỉ ra những điều gì[sửa]

  1. Quan sát phân đỏ hoặc đen. Đây đều có thể là dấu hiệu về vấn đề hệ tiêu hóa. Phân đỏ hoặc đen có thể cho thấy đang có xuất huyết trong ruột hoặc do vấn đề nhỏ hơn như bệnh trĩ.[1]
    • Xuất huyết từ ruột non thường gây tình trạng đi tiêu phân đen hay phân có màu đen, giống hắc ín. Xuất huyết từ đường dạ dày-ruột bên dưới (ví dụ như xuất huyết do trĩ) thường tạo ra phân màu đỏ tươi.
    • Có nhiều yếu tố nhỏ khác như chế độ ăn và việc dùng thuốc có thể khiến phân có màu đen hoặc đỏ. Nếu lo lắng, tốt nhất bạn nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng.
  2. Quan sát phân trắng, xám hoặc nhạt màu. Mật góp phần vào màu sắc của phân nên sự thiếu màu sắc của phân có thể là dấu hiệu thiếu mật. Nói cách khác, có một thứ gì đó đang chặn ống mật và có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu thấy phân trắng hoặc nhạt màu. [2]
    • Phân trắng thường là do chứng phân mỡ (bài tiết mỡ) và đó có thể là dấu hiệu của vấn đề về tụy.
  3. Nên nhớ rằng phân nâu là bình thường nhất. Mặc dù màu phân có thể là từ nâu đến vàng, đến màu xanh lá và vẫn được xem là “bình thường”, khỏe mạnh nhưng màu nâu trung tính (gần giống màu sôcôla) là màu phân khỏe mạnh phổ biến nhất. [3]
    • Phân chuyển màu nâu thông qua một quá trình phức tạp trong đường tiêu hóa, về cơ bản, màu nâu là từ protein hemoglobin bị phân giải để tạo bilirubin trong gan.
  4. Nên nhớ rằng một số loại thực phẩm có thể làm thay đổi màu phân. Màu thực phẩm, rau và thậm chí là củ dền có thể làm phân đổi màu và điều này là bình thường. Ví dụ, ăn các loại rau như rau cải xoăn, rau bina (cải bó xôi) có thể làm phân có màu xanh lá, hay ăn củ dền có thể làm phân có màu hơi đỏ. Hiện tượng này không đáng báo động, đặc biệt là nếu bạn ăn những thức ăn này trong thời gian gần đây.[4]
    • Chỉ một số ít trường hợp phân màu đỏ là dấu hiệu nghiêm trọng của vấn đề đường ruột. Màu phân đỏ tươi có thể đơn giản là do xuất huyết từ các vấn đề nhỏ, thường gặp như trĩ.
  5. Nên nhớ rằng thức ăn chứa hàm lượng chất béo cao có thể khiến phân có màu vàng. Nếu chú ý thấy phân có màu vàng (phân mỡ), đó có thể là dấu hiệu thiếu hấp thụ chất béo trong đường tiêu hóa. Có rất nhiều thứ có thể gây ra vấn đề về khả năng hấp thụ chất béo nên bạn cần đi khám bác sĩ ngay nếu phân có màu vàng kéo dài hơn 2 ngày.[3]
    • Phân vàng có mùi hôi hoặc dính nhớp có thể là dấu hiệu của vấn đề với gluten (hoặc dị ứng với gluten). Bác sĩ có thể giúp bạn xác định đây có phải là nguyên nhân hay không.[1]
  6. Xem xét loại thuốc bạn đang uống. Nhiều loại thuốc, từ thực phẩm chức năng bổ sung vitamin cho đến thuốc chữa tiêu chảy, thuốc kê đơn, đều có thể làm thay đổi màu phân. Những thay đổi này là bình thường khi dùng các thuốc kể trên nên bạn cần đọc kỹ phần cảnh báo hay tác dụng phụ trên nhãn các loại thuốc uống thường xuyên.[1]
    • Thực phẩm chức năng bổ sung sắt có thể biến phân thành màu xanh lá hoặc đen, trong khi Bismuth Subsalicylate (chất chống tiêu chảy trong thuốc Pepto Bismol) có thể khiến phân chuyển màu đen.
  7. Nên nhớ rằng trẻ sơ sinh thường đi tiêu ra phân đen, có màu hắc ín. Trong những ngày đầu sau sinh, việc trẻ đi tiêu ra phân đen là hoàn toàn bình thường. Hiện tượng này thường biến mất sau 2-4 ngày, sau khi tất cả phân su đã ra khỏi cơ thể trẻ. Sau đó, phân sẽ chuyển thành màu xanh lá và có kết cấu nhầy.[5]
    • Phân của trẻ trong thời gian bú mẹ có thể có kết cấu nhầy, màu vàng hoặc xanh lá. Điều này là bình thường.
    • Trẻ được cho uống sữa công thức thường đi tiêu ra phân nhầy có màu nâu hơn so với trẻ bú sữa mẹ nhưng điều này cũng hoàn toàn bình thường.

Biết khi nào nên đi khám bác sĩ[sửa]

  1. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu thấy phân có màu đỏ tươi hoặc đen. Ngay cả khi là do thay đổi chế độ ăn hay dùng thuốc chữa bệnh thì phân đen hay đỏ tươi cũng có thể là dấu hiệu của xuất huyết đường ruột. Nếu có máu trong phân hoặc xuất huyết khi đi tiêu, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.[1]
    • Nếu phân có màu đỏ tươi hoặc đen, trong khi gần đây bạn vừa dùng thuốc chữa tiêu chảy, ăn thực phẩm có màu đỏ, bắt đầu dùng một loại thuốc mới, bạn nên đi khám bác sĩ để đảm bảo sự thay đổi màu sắc của phân không phải là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ tiến hành nhiều xét nghiệm như xét nghiệm máu ẩn trong phân để xác định nguyên nhân.
  2. Hiểu rằng màu sắc phân hiếm có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đa số sự thay đổi màu sắc của phân đều có thể được giải thích bằng cách vấn đề sức khỏe điều trị được, hay đơn giản là do chế độ ăn. Bạn không cần phải nhập viện cấp cứu hay hoảng loạn khi thấy phân thay đổi màu sắc.[1]
    • Luôn kiểm tra những thay đổi gần đây trong chế độ ăn hoặc tác dụng phụ của thuốc khi thấy màu sắc của phân thay đổi đột ngột.
  3. Đi khám bác sĩ nếu thấy lo lắng. Dù nguyên nhân có là gì thì nếu thấy lo lắng về tình trạng của phân hay sự thay đổi trong hệ tiêu hóa, phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất là đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Bác sĩ có thể xác định chắc chắn rằng liệu có vấn đề gì đáng lo ngại không hay sự thay đổi của phân là bình thường.[3]
    • Ngay cả khi thấy xấu hổ hoặc lo lắng khi nói về tình trạng đi tiêu thì bạn vẫn cần trao đổi thật cụ thể với bác sĩ về mối lo của mình. Tiếp nhận tư vấn y tế luôn là điều tốt nhất.
  4. Xem xét các triệu chứng khác về thể chất đi kèm với sự thay đổi màu sắc của phân. Phân đổi màu đi kèm triệu chứng như đau bụng hoặc đột ngột bị tiêu chảy có thể là dấu hiệu của vấn đề khác, không đơn giản là do thay đổi chế độ ăn. Trong trường hợp đó, bạn cần đến khám bác sĩ.
    • Ví dụ, tiêu chảy ra phân đen hoặc đỏ có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng và cần được xử lý ngay lập tức.[6]

Duy trì đường tiêu hóa khỏe mạnh[sửa]

  1. Bổ sung đủ nước. Cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ và dễ dàng hơn. Nước giúp làm mềm phân và giúp bạn tránh được các vấn đề như táo bón. Không những vậy, nước còn giúp bạn hấp thụ một số dưỡng chất từ thực phẩm hiệu quả hơn.[7]
    • Luôn mang theo một chai nước bên mình. Đổ đầy nước mỗi khi uống hết và uống khoảng 1-2 lít nước mỗi ngày.[8]
  2. Duy trì chế độ ăn lành mạnh. Chế độ ăn lành mạnh không chỉ được xác định bằng thực phẩm bạn ăn mà còn bởi tần suất và tốc độ khi ăn. Để đảm bảo quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ, bạn nên ăn chậm, nhai kỹ. Ăn quá nhanh có thể gây đau bụng. Ngoài ra, bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì chỉ ăn một bữa lớn.[7]
    • Tất nhiên thực phẩm bạn ăn cũng rất quan trọng. Bạn nên ăn thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả. Mỗi bữa ăn nên có nửa đĩa rau củ quả. Bên cạnh đó, nên hạn chế hoặc giảm tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn và thức uống chứa cồn.[7]
  3. Tập thể dục thường xuyên. Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Đối với sức khỏe hệ tiêu hóa, tập thể dục giúp tăng cường sức mạnh cơ bụng và kích thích quá trình tiêu hóa. Bạn có thể tập chạy bộ chậm hoặc đi bộ nhanh ít nhất vài lần mỗi tuần.[7]
    • Kết hợp tập thể dục vào hoạt động hàng ngày bằng những việc đơn giản như đi thang bộ thay cho thang máy, đậu xe cách xa và đi bộ đến điểm đến.
    • Cố gắng tập các bài tập cường độ vừa-nặng ít nhất 30 phút, 5 lần mỗi tuần hay tổng cộng 150 phút.
  4. Kiểm soát mức độ căng thẳng. Căng thẳng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Căng thẳng có thể gây táo bón, tiêu chảy, đau bụng và thậm chí là ăn không ngon. Nếu mức độ căng thẳng cao, bạn nên thử các phương pháp giảm căng thẳng phù hợp với bản thân, ví dụ như thiền, hoặc loại bỏ các tác nhân góp phần gây căng thẳng không cần thiết.[9]

Cảnh báo[sửa]

  • Đi khám bác sĩ để được tư vấn nếu bạn lo lắng về màu phân.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]