Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Làm tinh dầu
Từ VLOS
(đổi hướng từ Làm Tinh dầu)
Tinh dầu là dầu có độ đậm đặc cao được chiết xuất từ các loài cây có hương thơm như oải hương và hương thảo. Có khoảng 700 loài cây chứa tinh dầu dùng được, và cũng có một số cách để chiết xuất chúng, cách thông thường nhất là chưng cất. Tinh dầu có giá bán rất đắt nhưng lại tương đối rẻ khi chưng cất tại nhà.
Mục lục
Các bước[sửa]
Chuẩn bị Thiết bị Chưng cất Tinh dầu[sửa]
- Mua thiết bị chưng cất tinh dầu. Mặc dù rất khó tìm thấy thiết bị này ở cửa hàng (trừ khi bạn có cửa hàng chuyên dụng ở gần nhà), bạn có thể dễ dàng mua chúng trên mạng. Tuy nhiên, bạn cần biết là chúng có thể rất đắt, thường khoảng vài triệu đồng. Nếu bạn dự định sản xuất lượng lớn tinh dầu thì cũng đáng đầu tư mua thiết bị chưng cất chuyên nghiệp.
- Nếu không muốn mua, bạn có thể tự tạo thiết bị chưng cất. Nếu bạn định tạo thiết bị chưng cất, có rất nhiều cách thực hiện, có hàng nghìn thiết kế nồi chưng cất, thậm chí ngày nay, nhiều thiết bị chưng cất là tự chế. Những bộ phận chính của thiết bị chưng cất gồm có:
- Nếu được, hãy dùng các bộ phận làm bằng thép không gỉ và thủy tinh. [3] Không dùng ống nhựa thay cho ống thủy tinh vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu. Một số loài cây phản ứng không tốt với đồng, nhưng đồng mạ nhiều thiếc lại thích hợp trong mọi trường hợp. Bạn cũng có thể dùng vật liệu nhôm nhưng không sử dụng cho cây lộc đề, đinh hương, hay các cây mà dầu của chúng chứa phenol.
- Uốn ống dẫn để đi qua bình làm nguội. Bạn cho cây dược liệu vào nồi áp suất để đun, hơi nước sẽ được dẫn vào đường ống. Bạn có thể làm nguội hơi nước thành chất lỏng bằng cách ngâm trong nước lạnh hoặc nước đá. Tùy vào vật bạn dùng làm bình làm nguội, bạn sẽ uốn ống dẫn theo các hình dạng khác nhau. Ví dụ, nếu đơn giản là chậu, bạn sẽ phải uốn ống dẫn thành cuộn nằm trong chậu. Nếu bạn dùng xô rộng đựng đá, bạn cần uốn ống dẫn thành một góc 90 độ để ống dẫn đi từ thành xô xuống cái lỗ ở đáy xô.
-
Nối
ống
dẫn
với
van
nồi
áp
suất.
Dùng
một
đoạn
vòi
mềm
ngắn,
có
kích
thước
gần
bằng
đường
kính
10mm
của
ống
dẫn,
vừa
với
hai
đầu
hở.
Bạn
có
thể
buộc
chặt
đầu
nối
bằng
nẹp
đường
ống
mua
ở
cửa
hàng
bán
dụng
cụ.
- Đảm bảo cắt đoạn vòi đủ dài để có chỗ uốn. Nếu không, ống dẫn sẽ dựng thẳng lên trời, bạn cũng cần có đủ chỗ để uốn ống dẫn một góc 90 độ cắm vào bình làm nguội.
- Đưa ống dẫn vào bình làm nguội. Nếu bạn dùng chậu, cuộn ống dẫn nằm hoàn toàn trong chậu đảm bảo ngập trong chậu khi đổ đầy nước lạnh hoặc nước đá. Nếu bạn dùng xô, đục một lỗ nhỏ ở đáy để cắm ống dẫn. Bít khe hở ở lỗ bằng silicon hoặc nhựa epoxy để ngăn nước không bị rò, làm ướt ra ngoài.
- Đặt đầu ống dẫn vào dụng cụ phân lập. Khi phần chưng cất nhỏ vào dụng cụ phân lập, nó sẽ tự thực hiện phần còn lại của công việc cho bạn. Nó sẽ tách tinh dầu ra khỏi các chất còn lại mà bạn không muốn lẫn vào sản phẩm cuối cùng.
- Đảm bảo các thiết bị được đặt chắc chắn. Tùy vào dụng cụ bạn sử dụng và hình dáng ống dẫn, bạn có thể phải tạo ra một chỗ để thiết bị chưng cất an toàn và chắc chắn. Đặt vung gắn ống dẫn lên miệng nồi áp suất, đưa ống dẫn vào bình làm nguội, đặt đầu ống dẫn vào miệng dụng cụ phân lập. Hãy đảm bảo ống dẫn uốn theo một góc thích hợp và không có dụng cụ nào bị đổ vỡ.
Chuẩn bị Cây nguyên liệu[sửa]
- Xác định thời điểm thu hoạch cây nguyên liệu. Lượng tinh dầu trong cây phụ thuộc vào việc cây đang trong giai đoạn nào của vòng đời, vì vậy, thu hoạch cây vào đúng thời điểm là rất quan trọng. Bạn cần tìm hiểu một chút để biết thời điểm thu hoạch loài cây mà bạn muốn chưng cất. Ví dụ, oải hương nên được thu hoạch khi khoảng một nửa số hoa trên cây đã héo. [4] Hương thảo thì ngược lại cần được thu hoạch khi hoa đang nở rộ.[5]
-
Thu
hoạch
đúng
cách.
Khi
tìm
hiểu
thời
điểm
thu
hoạch
để
sản
xuất
tinh
dầu
hiệu
quả
nhất,
bạn
cũng
cần
nghiên
cứu
cả
cách
thu
hoạch.
Vận
chuyển
không
cẩn
thận,
thu
hoạch
không
đúng
bộ
phận
của
cây,
không
đúng
thời
điểm
trong
ngày
có
thể
giảm
số
lượng
và
chất
lượng
tinh
dầu.
Ví
dụ,
bạn
chỉ
cần
phần
hoa
nở
của
cây
hương
thảo
khi
làm
tinh
dầu.
Hãy
bỏ
hoặc
sử
dụng
phần
còn
lại
của
cây
vào
việc
khác.
- Hầu hết tinh dầu nằm ở tuyến dầu, gân lá và lông tiết, những bộ phận này rất mong manh. Nếu bạn làm xáo trộn hoặc làm gẫy, bạn sẽ thu được ít tinh dầu hơn. Cầm cây cẩn thận, càng hạn chế càng tốt.
-
Khi
mua
cây,
hãy
chọn
kỹ.
Nếu
bạn
mua
cây
đã
được
thu
hoạch,
bạn
sẽ
không
kiểm
soát
được
quá
trình
thu
hoạch.
Chọn
những
cây
trông
khỏe
và
ít
gẫy
rụng,
hỏi
người
bán
về
thời
gian
thu
hoạch
cây.
Thông
thường,
cây
còn
nguyên
(không
vò
hay
nghiền
thành
bột)
là
tốt
nhất.
- Mặc dù việc chưng cất sẽ loại bỏ nhiều tạp chất, nhưng thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu có thể làm bẩn dầu của bạn. Vì vậy, tốt nhất dùng cây được trồng hữu cơ dù là do bạn trồng hay đi mua.
-
Làm
khô
cây
nguyên
liệu.
Làm
khô
sẽ
giảm
lượng
tinh
dầu
ở
mỗi
cây
nhưng
có
thể
tăng
đáng
kể
lượng
tinh
dầu
chiết
xuất
trong
mỗi
mẻ
chưng
cất
do
lượng
cây
nguyên
liệu
sử
dụng
tăng
lên.
Việc
làm
khô
cây
cần
được
thực
hiện
từ
từ
và
tránh
ánh
sáng
trực
tiếp.[6]
Các
loài
cây
được
trồng
để
bán
như
oải
hương
và
bạc
hà
có
thể
được
để
khô
trên
cánh
đồng
sau
khi
cắt
khoảng
một
ngày.
- Phương pháp làm khô lý tưởng ở mỗi loại cây không giống nhau, nhưng nói chung, bạn không nên sấy cây quá nóng. Làm khô trong bóng râm hoặc thậm chí trong phòng tối để giảm thiểu hao hụt tinh dầu.
- Đừng làm ướt cây trước khi đem chưng cất. Hãy chưng cất ngay sau khi làm khô xong.
- Bạn có thể không cần làm khô cây nguyên liệu nếu muốn bỏ qua bước này.
Chưng cất Tinh dầu[sửa]
- Đổ nước vào nồi cất. Nếu tự tạo thiết bị chưng cất, phần nồi cất chính là nồi áp suất của bạn. Dùng nước sạch, tốt nhất là được lọc hay cất và là nước mềm nhất có thể. Nếu bạn dùng nồi cất công nghiệp, hãy làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu không, hãy bảo đảm bạn có đủ nước để hoàn thành việc chưng cất. Tùy vào loại và số lượng cây nguyên liệu, việc chưng cất có thể diễn ra từ nửa giờ đến 6 giờ hoặc hơn sau khi nước sôi.
-
Cho
cây
nguyên
liệu
vào
trong
nước
đến
khi
nồi
có
thể
chứa
được.
Trong
khi
nước
phải
đủ
để
không
bị
cạn
khi
đun,
đảm
bảo
cây
không
bị
ảnh
hưởng
dù
được
buộc
chặt.
Hãy
chắc
chắn
rằng
chúng
không
cản
đường
ra
của
hơi
nước
qua
vòi
gắn
với
vung
nồi
áp
suất.[7]
Chừa
vài
centimét
trong
nồi
cất
cho
thoải
mái.
- Bạn không cần phải chặt hay chuẩn bị cây theo cách nào khác, thực ra, làm như vậy sẽ khiến tinh dầu bị hao hụt.
- Đun nồi áp suất. Vặn chặt nắp nồi để hơi nước bay ra phải đi qua ống dẫn được gắn với van hơi. Hầu hết các loài cây đều giải phóng tinh dầu ở 100 độ C hay 212 độ F, nhiệt độ sôi của nước.[8]
- Hãy trông nồi chưng cất. Sau khi đun một lúc, sản phẩm chưng cất sẽ đi qua bộ phận ngưng tụ đến bộ phận tách dầu. Bạn không cần động tay vào quá trình chưng cất này, nhưng có thể bạn muốn kiểm tra xem nước có bị cạn không. Tùy vào thời gian chưng cất, bạn có thể phải thay nước trong bình chứa nước lạnh. Nếu ống dẫn nóng lên làm ấm nước, hãy thay bằng nước lạnh hoặc nước đá mới để quá trình làm nguội được tiếp tục.
-
Lọc
tinh
dầu
thu
được
(không
bắt
buộc).
Sau
khi
quá
trình
chưng
cất
kết
thúc,
bạn
có
thể
lọc
tinh
dầu
bằng
vải
xô
hoặc
vải
bông
khô
tương
tự.
Đảm
bảo
vải
khô
và
sạch,
chất
tẩy
rửa
sót
lại
và
bụi
bẩn
có
thể
làm
hỏng
tinh
dầu.
- Đừng thất vọng nếu bạn thu được rất ít tinh dầu từ một lượng lớn cây nguyên liệu. Tỷ lệ thu được ở các loài cây là khác nhau, nhưng thường thấp hơn mức người chưng cất lần đầu nghĩ.[9]
-
Đổ
tinh
dầu
vào
lọ
càng
nhanh
càng
tốt.
Hầu
hết
tinh
dầu
có
hạn
sử
dụng
ít
nhất
một
hoặc
hai
năm,
một
số
có
hạn
sử
dụng
rất
ngắn.[10]Để
tối
đa
hạn
sử
dụng
tinh
dầu,
hãy
đựng
chúng
trong
lọ
thủy
tinh
đục
hoặc
trong
lọ
thép
không
gỉ.
Dùng
phễu
sạch
để
đổ
tinh
dầu
vào
chai
đựng,
đảm
bảo
chai
đựng
được
làm
sạch
trước
khi
đổ
tinh
dầu
vào.
Bảo
quản
tinh
dầu
ở
nơi
thoáng
mát,
không
có
ánh
sáng.[11]
- Bạn cũng cần xác định sẽ làm gì với chất hydrosol. Một sản phẩm khác thu được trong dụng cụ phân lập là hydrosol, nước được chưng cất và chảy ra cùng với tinh chất của cây.
- Một số sản phẩm hydrosol, như nước hoa hồng và oải hương có thể sử dụng được.
- Nếu không muốn giữ lại hydrosol, bạn có thể đổ vào nồi chưng cất cho lần sau với điều kiện việc chưng cất được thực hiện ngay sau đó. Nếu không, bạn hãy đổ đi.
Lời khuyên[sửa]
- Tinh dầu có độ đậm đặc rất cao, và thường được khuyến cáo là pha loãng trong dầu dẫn trước khi bôi lên da. Các loại dầu dẫn phổ biến nhất là dầu hạnh nhân và dầu hạt nho, ngoài ra còn có nhiều loại dầu khác có thể sử dụng được. Chúng có thể được bổ sung trong quá trình đóng chai hoặc trộn với dầu nguyên chất ngay trước khi dùng. Cách sau thường được chuộng hơn vì có trường hợp bạn không cần pha loãng tinh dầu, hơn nữa, dầu dẫn thường có hạn sử dụng ngắn hơn tinh dầu.
Cảnh báo[sửa]
- Hầu hết tinh dầu không uống được, đặc biệt là loại chưa pha loãng, nhiều loại cần phải pha dù chỉ dùng ngoài da. Hơn nữa, một số tinh dầu còn có độc tính. Để biết thêm chi tiết, hãy xem các liên kết bên ngoài.
- Đối với hầu hết các loài hoa, khi chưng cất, hãy bỏ qua quy trình làm khô và chưng cất ngay sau khi thu hoạch.
- Không chưng cất một mẻ quá lâu (xem hướng dẫn đối với từng loài cây cụ thể) vì dù việc này tạo ra thêm một chút tinh dầu nhưng có thể làm hỏng cả mẻ do sinh ra những hợp chất hóa học không mong muốn.
- Nếu cây được trồng hữu cơ thì điều đó cũng không có nghĩa thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ không được sử dụng; chỉ là không dùng thuốc tổng hợp thông thường mà thôi (đôi khi thuốc tổng hợp lại ít độc hại hơn thuốc hữu cơ). Cố gắng tìm người trồng cây ở trong vùng có thể giúp bạn biết quá trình trồng cây như thế nào.
- Khi làm khô cây nguyên liệu, bạn phải cẩn thận để tránh không làm bẩn chúng bởi bụi bẩn hay các chất gây ô nhiễm khác. Sự nhiễm bẩn sẽ làm giảm chất lượng tinh dầu và khiến chúng không còn sử dụng được nữa.
Những thứ bạn cần[sửa]
- Dụng cụ chưng cất, ít nhất gồm: nồi cất, bộ phận ngưng tụ, bếp hoặc nguồn nhiệt khác và dụng cụ tách dầu.
- Ống dẫn thủy tinh để nối các bộ phận chưng cất
- Cây nguyên liệu để chiết xuất tinh dầu
- Chai đựng làm bằng thủy tinh đục hoặc thép không gỉ để chứa tinh dầu
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ Krell, Erich Handbook of Laboratory Distillation. New York: Elsevier Science Ltd., 1981.
- ↑ http://www.essentialoil.com/products/glass-essencier-essential-oil-separator
- ↑ Krell, Erich. Handbook of Laboratory Distillation. New York: Elsevier Science Ltd., 1981.
- ↑ http://www.millbrooklavenderfarm.com/lavender/harvesting-lavender
- ↑ http://www.nda.agric.za/docs/Brochures/ProGuiRosemary.pdf
- ↑ http://www.researchgate.net/publication/233842808_Drying_Method_Affects_Essential_Oil_Content_and_Composition_of_Basil_(Ocimum_basilicum_L.)
- ↑ http://www.b-ecochic.com/how-to-make-essential-oils.html
- ↑ https://www.naha.org/explore-aromatherapy/about-aromatherapy/how-are-essential-oils-extracted/
- ↑ http://www.essentialoil.com/pages/percentage-yield
- ↑ http://www.aromaweb.com/articles/essentialoilshelflife.asp
- ↑ http://www.quinessence.com/shelf_life.htm