Làm bản thân dễ chịu hơn khi bị bệnh

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Khi bị ốm, cơ thể sẽ trở nên thật mệt mỏi. Tuy nhiên, đối với những căn bệnh phổ biến (ngắn hạn) như cảm lạnh hoặc cảm cúm, có vài phương pháp bạn có thể thực hiện để giúp cơ thể thoải mái hơn. Đừng để cho bệnh tật hành hạ bản thân trong khi chúng ta có thể khiến chúng dễ chịu hơn.

Các bước[sửa]

Giảm bớt các triệu chứng[sửa]

  1. Giữ nước cho cơ thể. Hãy uống nhiều nước khi bạn cảm thấy mệt mỏi - nước lọc hoặc nước ép trái cây đều được. Điều này sẽ giúp bổ sung lượng nước mất đi trong cơ thể khi bạn bị bệnh.[1]
    • Lượng nước cần thiết để bổ sung cho cơ thể của mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi, khí hậu, mức độ hoạt động của cơ thể,.v.v.; trung bình, một người nên uống ít nhất từ 6 đến 8 cốc nước lọc hoặc nước ép trái cây mỗi ngày.[2]
  2. Dùng thức uống nóng hoặc súp. Trà, nước canh hoặc súp có thể giúp giảm bớt những triệu chứng của bệnh (như ho, viêm họng, và nghẹt mũi). Hơi ấm cũng sẽ giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn.
    • Những thức uống chứa caffein không bao giờ là lựa chọn tốt khi bạn ốm, ngược lại, chúng sẽ khiến cơ thể bạn mất nước.[1]
    • Thay vào đó, hãy thử dùng các loại trà thảo dược. Trà hoa cúc là một ví dụ, nó có tác dụng giảm căng thẳng và giúp cơ thể thư giãn.[3] Trà hoa cúc tím cũng rất tốt, một vài nghiên cứu đã cho thấy trà hoa cúc tím có thể giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị căn bệnh cảm lạnh.[4]
    • Thêm mật ong vào trà sẽ giúp làm dịu chứng đau họng và có tác dụng như thuốc trị ho.[5]
  3. Giữ ẩm không khí bằng máy giữ ẩm. Nếu không khí quá khô, hãy sử dụng máy giữ ẩm hoặc bình phun nước để giữ ẩm, giúp giảm nghẹt mũi và ho.[6] Giữ cho máy giữ ẩm luôn sạch sẽ - bình nước hoặc bộ lọc khí bẩn có thể trở thành nơi sinh sôi của vi khuẩn và khiến triệu chứng của bạn nặng thêm.[7]
  4. Hỉ mũi đúng cách. Nếu bạn bị nghẹt mũi, đừng làm mọi thứ tệ hơn bằng việc cố chấp làm sạch nó. Bịt một bên mũi thật chặt và thở mạnh ra bằng bên mũi còn lại để tránh gây đau tai.[8] Nhớ rửa tay sau đó!
    • Đặt gạc nóng hoặc lạnh xung quanh mũi cũng là cách hay giúp giảm nghẹt mũi, bạn cũng có thể dùng nước muối nhỏ mũi hoặc thuốc xịt mũi.[9]
  5. Làm dịu cổ họng bị đau. Nếu cảm cúm gây ra đau họng, bên cạnh việc dùng nước canh ấm, hãy uống thêm thuốc một cách đều đặn để giảm đau.
    • Bạn có thể súc miệng vài tiếng một lần. Hòa tan ¼ đến ½ muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm để súc miệng sẽ giúp giảm đau họng.[9][1]
    • Thuốc xịt cổ họng không theo toa cũng có thể giúp giảm triệu chứng. Làm theo chính xác những hướng dẫn sử dụng trên bao bì thuốc bao gồm liều lượng và thời gian sử dụng.
    • Thuốc ho, viên đá nhỏ, hay thậm chí một viên kẹo cứng hoặc kem que cũng có thể làm giảm đau họng (nhưng lưu ý không dùng đối với trẻ em, vì chúng có thể bị nghẹn).[9]
  6. Sử dụng dụng cụ rửa mũi. Dụng cụ rửa mũi có tác dụng đẩy những vật cản bên trong mũi ra ngoài khi chúng bị nghẹt.
    • Cách sử dụng cũng khác nhau đối với các loại dụng cụ rửa mũi, nhưng nhìn chung bạn phải nghiêng đầu lại, thở bằng miệng, cẩn thận đổ dung dịch muối vô trùng bên trong dụng cụ rửa mũi vào một bên lỗ mũi và cho chúng chảy ra ở bên mũi còn lại.[10][11]
    • Sử dụng nước cất hoặc nước tiệt trùng (không sử dụng nước máy) và dụng cụ rửa mũi cũng phải được tiệt trùng.[12] Cẩn thận làm theo hướng dẫn sử dụng của dụng cụ rửa mũi.
  7. Làm giảm cơn đau. Những loại thuốc như acetaminophen, ibuprofen, naproxen, hay thuốc cảm,.v.v.,có thể giúp giảm đau, hạ sốt. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn. Những loại thuốc này giúp loại bỏ những triệu chứng và giúp cơ thể khỏe hơn, tuy nhiên sẽ không thể giúp chữa trị bệnh hoàn toàn được.[1]
    • Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thuốc với trẻ em.
  8. Sử dụng muối hạt Epsom để tắm. Muối Epsom có thể làm giảm sự đau nhức cơ thể, cung cấp cho bạn lượng ma-giê cần thiết, và có tác dụng giải độc.[13]
    • Hòa tan muối Epsom trong bồn nước ấm. Hòa tan lượng muối vào nước theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.[14] Bạn cũng có thể sử dụng thau hoặc xô để ngâm chân trong nước muối Epsom nếu không muốn tắm trong bồn.
  9. Khám bác sĩ nếu trình trạng bệnh không được cải thiện. Bạn không cần phải gặp bác sĩ nếu bạn chỉ bị cảm lạnh, một triệu chứng nhẹ của bệnh cảm, đau họng, hay một vài căn bệnh thông thường khác. Tuy nhiên, vẫn phải cẩn thận với những triệu chứng và thời gian bệnh kéo dài bất thường. Bạn cần phải áp dụng biện pháp y tế trong trường hợp các triệu chứng dai dẳng không khỏi hoặc:[15]
    • Cảm lạnh kéo dài hơn 10 ngày
    • Bị sốt cao (trên 39.5 °C hoặc trên 38 °C đối với trẻ em dưới 3 tháng tuổi) hay bị sốt kéo dài quá 3 ngày
    • Khó thở (thở dốc, ho liên tục,.v.v..)
    • Chảy nước mắt hoặc nước chảy ra từ tai
    • Đau dữ dội
    • Đau cổ
    • Phát ban
    • Những dấu hiệu của sự mất nước (cảm thấy rất yếu hay mệt mỏi, khô miệng, và giảm tiểu tiện)
    • Nếu bạn không an tâm với tình trạng của mình, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Giúp cơ thể thoải mái[sửa]

  1. Hãy đặt việc giúp cơ thể khỏe mạnh lên hàng đầu. Đồng nghĩa với việc hủy bỏ tất cả những kế hoạch đã có và cho những người khác (như bố mẹ, người thân, hoặc đồng nghiệp) biết rằng bạn đang bị ốm. Càng nhận được nhiều sự chăm sóc cho bản thân, bạn càng nhanh chóng khỏe lên.
  2. Tạo không gian giúp bạn hồi phục. Hãy đi đến bất cứ nơi nào bạn cảm thấy thoải mái và nghỉ ngơi, như là phòng ngủ hoặc phòng khách. Nếu là một nơi nào đó bên ngoài, hãy đảm bảo rằng nó sẽ giúp bạn khỏe lên chứ không phải là làm phiền bạn. Sử dụng bất cứ thứ gì bạn cần để khắc phục căn bệnh, như là chăn hay áo khoác để giữ ấm, đọc sách hoặc xem phim, một chai nước ấm, đồ uống hoặc canh nóng, một cái xô (nếu bạn thấy buồn nôn),.v.v..
    • Nếu bị sốt, làm mát cơ thể bằng cách đặt khăn ẩm trên tay. Nếu bạn cảm thấy nóng, hãy đặt một khăn ẩm khác trên trán.
    • Tránh hút thuốc hoặc ngửi khói thuốc.
  3. Tắm nước nóng. Hơi nóng sẽ giúp bạn sẽ nhanh chóng trở nên thoải mái và dễ chịu hơn. Thêm vào đó, hơi nước giữ ẩm và làm dịu xoang mũi, giúp bạn cảm thấy đỡ hơn nếu bị nghẹt mũi.[1] Sau khi tắm, nghỉ ngơi ở nơi mà bạn đã chuẩn bị để lấy lại sức và giữ ấm bằng việc đắp chăn hoặc mặc áo khoác. Thoải mái ngồi xuống và cảm nhận sự thư giãn.

Nghỉ ngơi và thư giãn[sửa]

  1. Ngủ nhiều hơn. Ngủ một giấc ngắn khi bạn muốn khỏe hơn. Hãy ngủ từ 8 đến 10 tiếng 1 ngày khi đang bị ốm.[1] Điều này sẽ giúp cơ thể tập trung năng lượng vào việc điều trị bệnh.
  2. Ngừng tập những bài tập thể dục mạnh. Trong khi bị ốm, không hoạt động quá sức - chỉ tập những bài tập vừa phải như yoga hoặc đi bộ. Nếu bạn có vấn đề về hô hấp (ho, viêm phổi,.v.v.) hoặc bị sốt hay đau nhức cơ thể, trong những trường hợp này, bạn không nên tập bất kì bài tập thể dục nào.[16]
  3. Hoạt động ít nhất có thể. Tránh làm việc, đẩy bản thân vào căng thẳng hay làm việc nhà,.v.v.. khi bạn đang bị ốm. Mục đích duy nhất của bạn nên là làm cho cơ thể khỏe lên. Làm được điều này bạn sẽ nhanh chóng có thể trở lại với những công việc hằng ngày của mình.
    • Nếu đầu óc của bạn quá bận rộn hoặc quá nhàm chán trong quá trình hồi phục, hãy thử những hoạt động giải trí nhẹ nhàng như xem tivi hoặc đọc sách.
    • Nếu có thể, hãy nhờ người khác giúp bạn với những nhiệm vụ hằng ngày của mình, nấu ăn,.v.v.., hoặc nếu có bất kì điều gì cần phải được hoàn thành khi bạn đang bị ốm.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]