Làm dung dịch nước muối

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dung dịch nước muối có thể xử lý hiệu quả nhiều tình trạng bệnh như đau họng, vết cắt hoặc viêm da. Điều tuyệt vời nhất là dung dịch nước muối có thể thực hiện trong vài phút chỉ với hai nguyên liệu có sẵn trong bếp. Hãy xem tiếp hướng dẫn bên dưới để lấy đúng tỉ lệ nguyên liệu, giúp bạn tạo ra nước muối tự nhiên và hiệu quả.

Các bước[sửa]

Thực hiện trong lò vi sóng[sửa]

  1. Mua muối ăn thông thường hoặc muối biển. Đừng mua muối đắt tiền, có hương thơm, màu sắc hoặc mùi vị; bạn cần loại muối tinh khiết. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo muối không có i-ốt và chất bảo quản vì bất kỳ thứ gì ngoài muối đều sẽ gây kích ứng cho da, đường mũi hoặc những vùng mà bạn sử dụng nước muối.
  2. Cho 1/2 thìa súp muối vào cốc. Bạn cần sản phẩm có độ cô đặc như muối hoặc nước mắt bằng cách tạo ra dung dịch có nồng độ muối 0,9%. Dùng 1/2 thìa cà phê muối ăn là thích hợp nhưng với muối biển thô thì bạn cần 2,5g tức là gấp đôi lượng muối nhuyễn.[1] Nếu sử dụng cho trẻ nhỏ thì bạn nên làm muối nhạt hơn, với người lớn thì có thể hơi mặn. Chỉ hơi mặn thôi!
    • Nếu muốn, bạn có thể thêm 1/2 thìa cà phê muối nở như hướng dẫn trong một số công thức.[2] Tuy nhiên, nước muối thông thường thì không cần thêm.
    • Lượng muối này dùng để pha vào khoảng 240ml nước. Nếu cần nhiều nước hơn thì bạn nên tăng thêm muối.
  3. Thêm 1 cốc nước vào và khuấy đều. Cho nước muối vào lò vi sóng khoảng 1 phút hoặc đun bằng ấm nước nhưng chỉ làm cho nước nóng chứ không sôi. Bạn cần để lò vi sóng hoạt động hơn 1 phút để đảm bảo nước muối được tiệt trùng. Dùng bát pyrex có nắp đậy để thực hiện nhanh hơn nhưng nắp có thể bị dịch chuyển do hơi nước nếu bạn làm nóng dung dịch quá lâu. Dùng thìa để khuấy tan muối.
    • Nhớ khuấy đều dung dịch! Nếu thấy nước đục hoặc bẩn thì bạn nên bỏ đi.
    • Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể dùng nước cất (hoặc nước sôi để nguội). Việc này nhằm đảm bảo mọi thứ được tiệt trùng và vệ sinh.[3]
  4. Bất kể mục đích sử dụng nước muối của bạn là gì như để vệ sinh, ngâm hoặc súc miệng. Bạn tuyệt đối không được nuốt nước muối! Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng cho vết thương hở.
    • Sau khi xỏ khuyên, bạn không nên ngâm vết thương trong nước muối. Chỉ nên vệ sinh vết thương vì nước muối sẽ làm cho vùng da xung quanh bị khô. Hãy trao đổi với người xỏ khuyên chuyên nghiệp để biết cách chăm sóc vết thương.
    • Khi bị viêm móng hoặc tình trạng viêm da khác (nhưng vết thương không bị hở) thì bạn có thể ngâm nước muối 4 lần mỗi ngày. Phương pháp này chỉ hiệu quả sau nhiều ngày hoặc nhiều tuần, hãy đến gặp bác sỹ trước khi tình trạng trở nên nghiêm trọng và nếu thấy có những đường đỏ xung quanh vết thương thì bạn nên đến cấp cứu.
    • Nếu bị đau họng, bạn có thể súc miệng vào buổi sáng và buổi tối nhưng đừng nuốt nước muối mặc dù nó không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau họng kéo dài hơn 2 ngày thì bạn nên đến gặp bác sỹ.

Thực hiện trên bếp[sửa]

  1. Cho 1 cốc nước và 1/2 thìa cà phê muối vào chảo. Tức là khoảng 240ml nước và 2,5g muối. Đảm bảo muối không có i-ốt và chất bảo quản, màu sắc, hương vị hoặc bất kỳ thứ gì không cần thiết.
    • Dùng 1/2 thìa cà phê muối có vẻ không nhiều, đúng không? Với người lớn thì bạn vẫn có thể thêm một ít muối, chỉ một ít thôi. Bạn cần tạo ra dung dịch tương tự như nước mắt, chỉ với 0,9% nồng độ muối.
  2. Đun nước khoảng 15 phút. Luôn đậy nắp trong khi đun. Nếu không đậy nắp, nước sẽ bốc hơi và phần dung dịch còn lại sẽ rất mặn. Bạn có thể hẹn giờ và ra khỏi bếp. Nếu bạn muốn chuẩn bị thứ gì đó ngay lúc này, chẳng hạn như bình rửa mũi neti pot hoặc lọ thì hãy tranh thủ thời gian.
  3. Sử dụng dung dịch nước muối. Thông thường thì nước muối được dùng để rửa mũi, giảm bớt đau họng hoặc rửa kính sát tròng. Chỉ cần đảm bảo cách sử dụng của bạn luôn an toàn và thích hợp.
    • Nếu dùng nước muối để súc miệng thì nên chờ nước nguội để không bỏng miệng – nước có thể ấm nhưng không còn nóng. Tương tự như khi dùng nước muối để rửa mũi hoặc dùng trên da, bạn không muốn tăng thêm mức độ nghiêm trọng cho tình trạng sẵn có!
  4. Cho nước muối thừa vào lọ, chai hoặc cốc đã tiệt trùng. Sau khi sử dụng xong mà vẫn còn nước muối thừa thì bạn nên bảo quản để sử dụng tiếp. Đảm bảo mọi thứ phải được tiệt trùng để kéo dài hiệu quả của nước muối. Để chắc chắn, bạn cũng có thể đun lại nước muối.

Lời khuyên[sửa]

  • Bỏ nước muối sau 24 tiếng. Nếu muốn giữ nước muối, hãy dùng hộp/lọ có nắp đậy kín và bảo quản trong 24 tiếng. Bạn không nên sử dụng nước muối nếu để lâu hơn khoảng thời gian này. Quan trọng là nước muối phải còn mới để sử dụng an toàn và hiệu quả.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu triệu chứng bệnh vẫn kéo dài, thì bạn nên đến gặp bác sỹ ngay lập tức.
  • Đến gặp bác sỹ nếu bạn không chắc về tình trạng viêm nhiễm.
  • Đừng đun sôi nước; chỉ cần làm cho nước nóng ở mức bạn có thể chịu đựng được nhưng không sôi. Việc đun sôi không làm cho nước muối hiệu quả hơn.

Những thứ bạn cần[sửa]

Phương pháp 1: Thực hiện trong lò vi sóng[sửa]

  • Muối tinh khiết hoặc muối biển
  • Muối nở (không bắt buộc)
  • Cốc
  • Nước
  • Thìa

Phương pháp 2: Thực hiện trên bếp[sửa]

  • Muối tinh khiết hoặc muối biển
  • Nước
  • Nồi có nắp đậy
  • Thìa
  • Chai/lọ (có nắp, nếu bạn muốn dùng để bảo quản)

Nguồn và Trích dẫn[sửa]