Lấy lại giọng nói

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Để lấy lại giọng nói, bạn cần phải nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Thử súc miệng nước muối hoặc uống nước trắng. Tránh hút thuốc lá và các thức ăn đồ uống có tính a-xít. Cân nhắc dùng viên ngậm trị ho hoặc sử dụng máy tạo ẩm. Cuối cùng, bạn cần nhớ xử lý các vấn đề tiềm ẩn như bệnh cảm cúm.

Các bước[sửa]

Duy trì thói quen tốt[sửa]

  1. Để cho cổ họng của bạn được nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Dù bạn nói với âm lượng bình thường, các dây thanh cũng bị căng và quá trình hồi phục sẽ chậm lại. Tất nhiên là một số tình huống đòi hỏi bạn phải nói. Tuy nhiên việc hạn chế sử dụng dây thanh có thể giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành, do đó tốt nhất là bạn nên cố gắng không nói gì hết.
    • Nói thì thào hoàn toàn không tốt. Cách nói này không tự nhiên, và thực ra còn khiến thanh đới căng hơn.
    • Giữ tập giấy bên cạnh và viết ra khi muốn giao tiếp với người khác. Thực ra điều này cũng khá vui!
  2. Súc miệng nước muối. Súc miệng giúp làm ẩm cổ họng, làm mềm dây thanh và đẩy nhanh quá trình hồi phục giọng nói. Có các loại nước súc miệng không cần toa mà bạn có thể chọn mua để súc miệng diệt vi khuẩn vốn là thủ phạm làm mất giọng.
    • Nếu đun nước trong lò vi sóng, bạn phải đảm bảo nước không quá nóng – bằng không bạn có thể bị “bỏng họng” đúng theo nghĩa đen.
  3. Làm ấm cơ thể bằng yoga. Nói cho cùng, giọng nói cũng là một phần của cơ thể. Do đó nếu muốn làm ấm giọng nói, bạn hãy làm ấm toàn bộ cơ thể. Yoga là cách tốt nhất để cảm nhận cơ thể và bắt đầu khởi động cơ hoành. Nếu bạn không ốm nặng thì đây là một cách hay để thả lỏng (nếu ốm nặng, bạn nên nằm nghỉ trên giường!).
    • Sau đây là bài tập giúp cơ hoành hoạt động: Ngồi trên sàn, đầu gối gấp lại, hơi tách xa nhau. Đặt hai bàn tay lên đầu gối với hai cánh tay duỗi thắng, hít vào qua mũi. Thở mạnh ra qua miệng. Hai bàn tay đặt trên đầu gối ấn xuống, các ngón tay xòe ra. Nhìn lên, thè lưỡi ra và phát âm như tiếng sư tử gầm – âm thanh lớn và mở “aaaa”. Nhớ rằng âm thanh này phát ra từ cơ hoành chứ không từ cổ họng![1]
  4. Tận dụng sức mạnh của hơi nước. Thực chất điều then chốt ở đây chỉ là độ ẩm. Nếu duy trì đủ nước bên trong xung quanh cơ thể, bạn sẽ khỏe lại. Nếu việc tắm vòi sen nóng bốc hơi nghi ngút không thích hợp cho bạn vào lúc này, bạn hãy đun một nồi nước sôi và ghé đầu bên trên. Trùm khăn qua đầu để giữ cho hơi nước xoay tròn trong xoang.
    • Giữ ở vị trí này vài phút. Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy các xoang thông thoáng (tất nhiên là khi bạn bị cảm). Lặp lại bao nhiêu lần tùy thích.
  5. Bỏ thuốc lá. Nếu bạn hút thuốc chưa lâu lắm, khói thuốc lá có thể rất tai hại cho sức khỏe của bạn về nhiều mặt, kể cả giọng nói. Ở đây đang nói đến việc khói thuốc lá làm khô thực quản; và dây thanh đới cũng có thể bị đốt thành than vì thuốc lá!
    • Nếu còn do dự, bạn hãy nghĩ đến những lợi ích của việc cai thuốc lá: tiết kiệm được tiền, tốt hơn cho những người xung quanh, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh ung thư phổi và bàng quang, đồng thời việc tập thể dục sẽ dễ hơn rất nhiều.
  6. Đến bác sĩ khám bệnh. Nếu khản tiếng chỉ vì đêm trước hát kraoke quá độ thì có lẽ bạn không phải quá lo. Tuy nhiên, nếu cách đây một tuần bỗng một ngày bạn thức dậy và mất giọng cho đến giờ, thì đó là dấu hiệu cảnh báo. Hãy đến bác sĩ để biết chuyện gì đang xảy ra.
    • Nói chung, bất cứ triệu chứng nào diễn ra quá vài ngày đều phải đến bác sĩ. Cẩn thận bao giờ cũng tốt hơn. Và nếu còn kèm thêm các triệu chứng khác (ho, sốt, v.v…), thì bạn nhất định phải đi khám bệnh.

Ăn uống đúng cách hơn[sửa]

  1. Uống nhiều nước. Bạn cần duy trì đủ nước cho cơ thể trong thời gian phục hồi giọng nói. Việc tăng lượng chất lỏng nạp vào sẽ giúp cổ họng tăng độ ẩm thích hợp và phục hồi chức năng của giọng nói. Độ ẩm là chìa khóa để giúp giọng nói trở lại với bạn.
    • Vậy thứ gì có tác dụng ngược với nước? Chất cồn. Cồn làm khô cổ họng và khiến cả cơ thể mất nước. Nếu muốn giọng nói mau quay trở lại, bạn cần tránh thức uống chứa cồn.
  2. Tránh các thức ăn và đồ uống có tính a-xít. Những thức ăn và đồ uống có tính a-xít như trà, hoa quả họ cam quýt và chocolate không tác động trực tiếp lên dây thanh nhưng thực sự làm tăng chứng trào ngược a-xít (tình trạng rất xấu). Chứng trào ngược a-xít có thể khiến bạn bị viêm nặng hơn và làm mất giọng nghiêm trọng hơn. Cách tốt nhất để loại bỏ các chất lạ và vi khuẩn gây mất giọng nói là uống nhiều nước sạch.
    • Điều bạn nghe nói là đúng đấy: trà có tính a-xít, và mọi thứ có tính a-xít đều không tốt cho lớp niêm mạc thực quản.[2] Những người tin vào hiệu quả của trà có lẽ là vì trà khiến họ cảm thấy dễ chịu hơn. Trà có thể làm dịu cổ họng nhưng không chắc đã xử lý được thực chất của vấn đề.
  3. Uống các chất lỏng ấm. Phải, vì bạn không chỉ uống nước nên hãy làm ấm bất cứ chất lỏng nào bạn uống. Bạn không nên uống nước quá nóng hoặc quá lạnh – cả hai đều có tác động xấu đến cổ họng. Và nếu bạn uống trà (cứ cho là có lẽ bạn sẽ uống trà), thì mật ong có thể dùng được.
    • Còn sữa thì sao? Các sản phẩm sữa sẽ bao bọc cổ họng. Nó có thể làm dịu cổ họng, nhưng chỉ khỏa lấp vấn đề và sẽ nhanh chóng quay trở lại. Nếu bạn sắp biểu diễn, bạn cần nhớ không uống sữa trước khi biểu diễn vài giờ.

Dùng các sản phẩm làm dịu[sửa]

  1. Đến hiệu thuốc. Có ít nhất đến nửa tá sản phẩm cam đoan là có tác dụng thần kỳ chữa tình trạng mất giọng. Emergen-C, Friar's Balsam, cây du trơn, và Lemsip chỉ là bốn trong số các sản phẩm cho rằng có thể lấy lại giọng nói. Nếu bạn đang cố gắng đi tìm câu trả lời kỳ diệu thì một trong số đó có thể giúp cho bạn.
    • Tuy nhiên, tiết lộ cho bạn biết là nước, nước, nước, nước và để cho giọng nói nghỉ ngơi mới thực sự là giải pháp tối ưu. Bạn đừng trông đợi vào các sản phẩm này như một phép màu.
  2. Dùng viên ngậm trị ho để giảm đau. Thời tiết thay đổi hoặc môi trường khô hanh có thể gây kích ứng họng. Vì vậy việc cung cấp độ ẩm có thể làm dịu sự kích ứng. Viên ngậm trị ho hoặc các loại viên ngậm khác là những liệu pháp hiệu quả giúp làm trơn cổ họng.
    • Thậm chí nhai kẹo cao su cũng có thể cải thiện tình trạng khô miệng. Càng duy trì độ trơn và độ ẩm tốt, bạn càng mau hồi phục.
  3. Đầu tư vào máy tạo ẩm. Đặc biệt nếu môi trường khô là nguyên nhân gây kích ứng họng thì máy tạo ẩm có thể giúp giải quyết vấn đề. Cũng có tác dụng tương tự như xông hơi nước nóng, nhưng máy tạo ẩm còn giúp độ ẩm lưu thông trong cả phòng.
  4. Xử lý vấn đề thực sự. Việc thường xuyên bị mất giọng có thể là triệu chứng của một vấn đề lớn hơn. Nếu bị cảm hoặc đau họng, bạn hãy xử lý vấn đề đó thay vì chỉ lo lấy lại giọng nói. Bạn sẽ thấy giọng nói sẽ quay trở lại sau khi dùng kháng sinh, bổ sung vitamin C, ăn uống đúng cách để chống bệnh cảm cúm.

Cảnh báo[sửa]

  • Đến bác sĩ khám bệnh nếu bạn không lấy lại được giọng nói trong vài ngày. Tình trạng mất giọng lâu ngày có thể là một triệu chứng của căn bệnh nghiêm trọng hơn và cần chăm sóc y tế.
  • Nếu không cảm thấy có nhiều chất nhầy, bạn đừng uống chất lỏng ấm. Đau họng thực ra là kết quả của tình trạng viêm dây thanh. Các dây thanh phản ứng tương tự như mọi bộ phận khác trên cơ thể. Ví dụ như nếu mắt cá bị sưng, bạn sẽ đắp nước đá lên chỗ sưng, nhưng nếu chỉ bị đau, bạn sẽ chườm nóng. Đó là vì độ lạnh làm chậm sự lưu thông máu và giúp giảm sưng, trong khi độ nóng tăng sự lưu thông máu và viêm. Nếu tình trạng đau họng không kèm chất nhầy, bạn nên uống nước mát để giúp giảm sưng dây thanh.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây