Làm người cha tốt

Từ VLOS
(đổi hướng từ Làm người Cha tốt)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Không ai nói rằng làm một người cha tốt là điều dễ dàng cả. Bất kể con bạn bao nhiêu tuổi, hay bạn có bao nhiêu đứa con, thì bạn cũng nên biết rằng vai trò của người cha là vô bờ bến. Để trở thành một người cha tốt, bạn cần phải là một người luôn sẵn sàng giúp đỡ, có tính kỷ luật tốt và luôn là người cha mẫu mực, đầy lòng cảm thông dành cho con cái khi chúng cần. Nếu bạn muốn hiểu rõ thêm về làm thế nào để trở thành một người cha tốt, hãy tham khảo những bước sau đây.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Hãy luôn Có mặt[sửa]

  1. Hãy luôn dành thời gian cho con bạn. Con cái bạn không quan tâm bạn được thăng chức ở công sở như thế nào, hay sở hữu một căn nhà cao sang ra sao mà chúng chỉ quan tâm liệu bạn có ở nhà đúng giờ vào bữa ăn tối cùng chúng hay không, liệu bạn có đưa chúng đến sân bóng chày vào các ngày chủ nhật hay không, và liệu bạn sẽ đi xem phim tối mỗi tuần cùng chúng hay không. Nếu như bạn muốn làm một người cha tốt, hãy dành thời gian mỗi ngày cho con cái mình - cho dù bạn có bận rộn đến chừng nào đi nữa thì hãy dành thời gian của bạn để làm những việc đó ít nhất mỗi tuần cho con của bạn.
    • Hãy thêm thời gian dành cho con cái vào thời gian biểu của bạn. Những buổi tối tuyệt vời nhất để có thể bên con là thứ ba, năm và bảy. Dành hoàn toàn thời gian đó cho con cái bạn, đừng để bất cứ một cam kết nào khác ảnh hưởng vào khoảng thời gian dành cho con này.
    • Nếu bạn có nhiều con, hãy nên dành thời gian cho từng đứa. Bằng cách như vậy bạn sẽ thắt chặt thêm tình cha con giữa bạn với mỗi đứa con của bạn nhiều hơn.
    • Nếu như bạn quá mệt mỏi đến mức không thể có thời gian rảnh để đi chơi bóng rổ cùng với con trai/con gái mình thì thay vào đó hãy làm hoạt động gì khác thay thế cho chúng, ví dụ như cùng xem trò chơi bóng rổ hoặc xem TV có chủ đề bóng rổ. Và điều quan trọng là bạn phải có thể cùng tham gia với con.
  2. Bên con những cột mốc quan trọng. Mặc dù “thời gian làm cha” bạn dành cho con mỗi tuần được xem như là một cách tuyệt vời để thắt chặt thêm tình cảm cha con nhưng bạn cũng nên cố gắng luôn bên con vào những thời điểm quan trọng trong cuộc đời con. Sắp xếp thời gian của bạn để có thời gian cùng với con trong ngày đầu tiên đến trường, tham gia vào một sự kiện thể thao lớn đầu tiên của con hay tham dự buổi lễ tốt nghiệp trung học của con.
    • Con của bạn sẽ không bao giờ quên những cột mốc quan trọng này bởi chúng hiểu rằng việc bạn đã ở bên cạnh chúng vào thời điểm đó thật có ý nghĩa biết bao.
    • Nhiều khi bạn quá bận rộn với công việc đến mức không thể tham dự một sự kiện bước ngoặc quan trọng nào đó của con bạn, nhưng nếu bạn bỏ lỡ những dịp đó thì chắc chắn rằng bạn sẽ phải nuối tiếc sau này.
  3. Dạy dỗ con bạn những bài học cần thiết. Bạn nên luôn là người cha sẵn dàng dạy cho con hoàn thành những kỹ năng cơ bản của cuộc sống. Giúp con tắm, dạy con đánh răng sao cho thích hợp, dạy con cách đạp xe đạp hay biết nỗ lực làm việc trong thời gian gấp rút. Với con trai, bạn có thể dạy chúng cách cạo râu, và cách giữ gìn vệ sinh thân thể tốt nhất. Con bạn sẽ cần học nhiều bài học quý giá trong cuộc sống cũng như từng bài học nhỏ mỗi ngày.[1]
    • Cùng với người bạn đời dạy con những bài học này. Hai người nên cùng thực hiện đồng thời việc dạy con những điều quan trọng mà chúng cần biết để trưởng thành hơn.
    • Hãy giúp con cái hiểu được những lỗi lầm của chúng. Nếu như chúng làm gì đó sai trái, bạn nên giúp chúng hiểu tại sao lại như vậy và hãy nói về cách để chúng có thể tránh không tái phạm lại nữa thay vì chỉ đơn giản là bạn phạt chúng và rồi bỏ qua.
  4. Phát triển kỹ năng giao tiếp tốt. Luôn có mặt vào những thời khắc quan trọng của con là một điều vô cùng cần thiết vì ở đó bạn sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để nói chuyện cùng con. Bạn không cần phải làm gì đó hào hứng với con bạn để chúng thích đi ra ngoài chơi với bạn mà bạn chỉ cần tập trung vào việc có thể nói chuyện với chúng và hiểu được những mối quan tâm cũng như các khó khăn trong cuốc sống của chúng.
    • Đảm bảo rằng bạn luôn kiểm soát được con bạn mỗi ngày, để bạn biết chúng đang lo nghĩ những gì, điều gì có thể xảy ra với chúng trong tuần đó và cả những suy nghĩ của chúng.
    • Đừng chỉ hỏi qua loa rằng “Hôm qua con như thế nào?” khi mà bạn không thật sự muốn biết câu trả lời của chúng ra sao.
    • Nếu như con bạn đang độ tuổi thanh thiếu niên hay là một sinh viên đại học luôn bận rộn, thì thật sự chúng không mấy hứng thú với việc bàn luận hay kể chi tiết công việc hàng ngày của chúng với bạn. Chúng chỉ đảm bảo đủ những thông tin bạn cần biết mà không phải chia sẽ những cảm xúc được giấu kín khác.
  5. Lên dự định cho những chuyến đi chơi cùng với con. Để làm một người cha tốt, bạn cũng cần nên dành thời gian cho những chuyến đi chơi xa với chúng, có thể đi cùng hoặc không đi cùng với mẹ chúng. Bạn có thể có những chuyến đi câu cá hằng năm với con gái của mình, một chuyến đi biển cùng con trai, hoặc chuyến đi cắm trại với con là những kỷ niệm không bao giờ quên đối với chúng. Bạn có thể làm bất cứ điều gì, cố gắng tạo cái gì đó thật đặc biệt, đáng nhớ hoặc cái gì đó lặp lại ít nhất một năm một lần miễn là bạn hình thành điều đó thành một thói quen yêu thích lấy vai trò người cha làm trọng tâm.
    • Nếu như mẹ của chúng cũng đi cùng thì hãy dành chút thời gian nếu bạn có thể để bảo đảm là lúc đó chỉ có bạn với con bạn.
    • Nếu như bạn lên kế hoạch cho những chuyến đi này một vài tháng trước khi đi sẽ làm cho chúng thêm phấn khích và mong chờ tới ngày đó hơn.
  6. Tạo khoảng thời gian cho riêng mình. Mặc dầu việc dành thời gian cho con bạn là quan trọng, nhưng đôi khi bạn cũng phải dành một khoảng “thời gian riêng cho mình” khi bạn có thể, có thể đó là một buổi chiều chủ nhật với những thứ riêng của mình, hay chỉ đơn giản là dành nửa tiếng chạy bộ vào mỗi buổi sáng hoặc đọc qua vài trang sách hay trước khi đi ngủ buổi tối. Bạn nên đặt những sở thích của con cái lên của chính mình nhưng cũng không nên bỏ qua hoàn toàn những niềm vui nhỏ của bản thân.
    • Nếu như bạn không có thời gian riêng cho bản thân thì bạn cũng có không thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, thậm chí dành thời gian và chú tâm đến con cái điều mà chúng đáng được nhận từ bạn.
    • Bạn có thể có một căn phòng hay một cái ghế đặc biệt nào đó trong nhà của mình và con bạn biết rằng chúng không được đến làm phiền bạn ở những chỗ đó. Hãy giúp chúng biết về “thời gian riêng của cha” và giải thích rằng bạn sẽ cần dùng hoặc làm việc ở những chỗ đó trong chốc lát trừ khi chúng thật sự cần bạn.

Là người có Kỷ luật Tốt[sửa]

  1. Khen thưởng cho con một cách phù hợp. Là người có kỷ luật không có nghĩa chỉ áp dụng hình phạt đối với con cái khi chúng mắc lỗi mà chúng còn có thể được khen thưởng khi làm một điều tốt. Bằng cách đó con cái có thể được khuyến khích và muốn lặp lại hành vi tốt đó. Khi con trung thực giúp đỡ những đứa em với việc khó khăn, hay có đủ chín chắn để tránh xa việc ẩu đả, thì bạn nên để chúng biết bạn tự hào về chúng như thế nào. Hãy dẫn con đi ăn ở một nhà hàng yêu thích hoặc làm những gì bạn có thể làm để cho chúng biết bạn đề cao những hành vi tốt của chúng ra sao.
    • Khi con còn nhỏ, hãy thưởng con bằng tình yêu thương vô bờ bến của mình để giúp con hiểu bạn tự hào về chúng như thế nào.
    • Dù bạn hay đối xử tốt với con bằng cách cho chúng một món đồ chơi nào đó khi chúng cư xử tốt vì bạn nghĩ nếu làm như vậy sẽ khiến chúng sẽ luôn hành động tốt. Tuy nhiên cũng đừng nên thưởng chúng như vậy với tính chất chỉ là động viên chúng mà quan trọng hơn là bạn phải biết thúc đẩy con bạn bởi vì bạn cần dạy chúng phân biệt cái gì đúng và cái gì sai.
    • Đừng bao giờ tặng thưởng cho con bạn những gì mà bạn muốn chúng làm, ví dụ như làm việc nhà hay tự dọn dẹp mọi thứ. Nếu như bạn làm như vậy thì chúng sẽ cảm thấy như chúng làm mọi việc thay bạn.
  2. Đưa ra những hình phạt thích đáng cho con cái. Là một người có kỷ luật thì bạn sẽ phải có những hình phạt thích hợp cho chúng khi con bạn gây ra lỗi lầm. Điều này không có nghĩa là cần có những biện pháp về cả thể chất lẫn tâm lý, chủ yếu là bạn cho chúng biết rằng chúng đã làm điều sai trái và đã gây ra hậu quả như thế nào mà thôi. Khi con bạn đủ chín chắn để hiểu lý do tại sao thì hãy nói cho chúng biết lúc chúng gây ra lỗi lầm là khi nào. [2]
    • Bạn phải chắc chắn rằng cả bạn và vợ của bạn cùng thống nhất về hình phạt cho con cái. Điều này có nghĩa là dù bạn hay vợ có là người chứng kiến hành vi xấu của con thì hình phạt là như nhau. Cách làm này tránh một trong hai bạn rơi vào cảnh “người tốt, người xấu” trong mắt trẻ.
  3. Hãy luôn nhất quán. Nhất quán cũng quan trọng như một hệ thống các hình phạt và khen thưởng đối với con bạn. Nếu con bạn hành động sai trái thì hậu quả mà trẻ phải chịu là không thay đổi thậm chí ngay cả khi điều đó xảy ra ở giữa đám đông hoặc bạn đang rất mệt. Còn nếu như con bạn làm những việc đúng đắn thì bạn cũng đừng quên thưởng cho chúng một thứ gì đó đặc biệt cho dù lúc đó bạn có mệt hay căng thẳng đến chừng nào đi nữa.
    • Nếu như hành động của bạn không nhất quán thì con bạn sẽ biết rằng phản ứng của bạn là nhất thời tùy cảm hứng và sẽ không có hiệu quả!
  4. Đừng bao giờ quát tháo con bạn. Cho dù bạn có thể tức giận với những hành vi của con, tuy nhiên la mắng không thể giải quyết được gì cả. Nếu như bạn muốn quát tháo chúng thì hãy la mắng khi bạn ở một mình như đang ở trong phòng tắm, đang nằm trên giường. Tuy nhiên dù sao đi nữa quát tháo con cái vẫn là cách dở nhất. Trong khi đó bạn có thể chỉ cần lên giọng nhẹ nhàng đủ để chúng biết rằng chúng đã làm điều sai trái. Nhưng nếu bạn la mắng hay hét toán với chúng thì chúng sẽ lại càng sợ bạn và sẽ không muốn nói chuyện với bạn nữa.
    • Mặc dù nó rất khó để thực hiện nhưng bạn cũng không nên để trẻ nhận thấy được bạn đã mất kiểm soát.
  5. Không sử dụng bạo lực. Dù bạn có giận con bạn đến chừng nào đi nữa thì cũng đừng nên đánh đập, hay túm lấy chúng. Điều này sẽ dễ làm tổn thương chúng cả về thể xác lẫn tâm hồn, thậm chí còn làm chúng tìm mọi cách xa lánh bạn hơn. Nếu như bạn muốn con cái tôn trọng bạn thì bạn nên tránh những hành vi bạo lực đối với con cái và cả mẹ của chúng.[3]
  6. Biết sợ hãi lẫn yêu thương. Thật là quan trọng đối với con cái bạn để chúng biết rằng bạn là một người sống có quy tắc và chúng không thể qua mặt được bạn, nhưng cũng cần thiết để chúng cũng muốn có tình yêu thương từ bạn và có một sự kết nối thời gian tuyệt vời với cha của chúng. Để làm một người cha tốt bạn cũng cần phân biệt rõ đâu là ranh giới giữa nhưng bài học nghiêm khắc mà bạn muốn dạy dỗ con cái và đâu là điều mà bạn mong muốn mang đến cho con sự cảm nhận yêu thương và cả cảm kích từ chúng.
    • Nếu bạn quá quan tâm đến việc con bạn sợ bạn ra sao thì chúng có thể không thoải mái để chia sẻ với bạn.
    • Nếu bạn quá quan tâm đến những việc con bạn sẽ yêu thương bạn như thế nào thì chúng có thể xem nhẹ bạn và nghĩ rằng bạn không có bất cứ quy định nào với chúng.

Là một Tấm gương Sáng[sửa]

  1. Bạn hãy là một ví dụ cho con bạn noi theo. Nếu như bạn muốn mình làm ví dụ thì hãy đặt khẩu hiệu “Làm những điều cha nói” và “Hãy làm như cha làm”, vì thế con bạn sẽ không nghĩ nhưng lời bạn nói chỉ là xáo rỗng hay giả tạo khi bạn dạy dỗ chúng những gì đúng hay sai. Nếu bạn muốn con bạn hành động theo cách mà bạn muốn chúng làm như vậy thì đầu tiên hãy hiểu những hành động tích cực của chính bạn, sau đây là một số cách bạn có thể lấy làm ví dụ:
    • Ví dụ nếu bạn không muốn con bạn uống rượu hay hút thuốc quá mức, thì hoàn toàn đừng nên làm những việc đó trước mặt con bạn.
    • Nếu như bạn muốn con bạn đối xử tử tế và tôn trọng người khác, thì chúng phải xem bạn đối xử và có sự tôn trọng cơ bản với người khác như thế nào, từ người phục vụ ở nhà hàng cho đến người trực điện thoại.
    • Nếu như bạn muốn các con bạn không có cuộc tranh cãi nào thì hãy đững cãi nhau với mẹ chúng trước mặt chúng.
  2. Hãy đối xử tôn trọng với vợ bạn. Nếu như bạn muốn trở thành một người mẫu mực trong măt con cái, hãy đối xử tôn trọng với mẹ của chúng. Nếu bạn đã kết hôn với cô ấy, thì bạn nên để chúng thấy rằng bạn yêu mẹ chúng nhiều đến nào, giúp đỡ mẹ chúng ra sao. Nếu như bạn là một người có ý nghĩa với mẹ chúng thì chúng sẽ hiểu rằng cha là người có ý nghĩa thật sự với mẹ và cả những người khác thì chúng cũng sẽ làm được như vậy.[4]
    • Việc bạn tôn trọng vợ cũng có nghĩa là bạn đã cùng chia sẻ công việc chăm sóc con cái và công việc nhà với cô ấy.
    • Hãy để cho con bạn thấy bạn khen ngợi và trao tình yêu thương với mẹ chúng vì những gì cố ấy xứng đáng nhận điều đó.
    • Bạn không những đối xử tôn trọng với vợ của bạn mà còn trao cho cô ấy tình yêu và hành động nhằm duy trì mối quan hệ yêu thương, vui vẻ cùng nhau nuôi dạy con. Nếu như mẹ chúng hạnh phúc thì mọi người cũng sẽ hạnh phúc.
    • Nếu như bạn và vợ đã ly dị thì cũng đừng nên nói những lời khó nghe về cô ấy trước mặt con cái của bạn. Để chúng nhìn nhận ra rằng mối quan hệ không mấy tốt đẹp gì với mẹ chúng sẽ chỉ làm chúng thêm bối rối và căng thẳng hơn.
  3. Thừa nhận lỗi lầm của bạn. Bạn không cần phải quá hoàn hảo để có thể trở thành một tấm gương tốt. Thực tế là nếu như bạn không hoàn hảo sẽ lại là tốt hơn, bởi vì con bạn sẽ nhìn nhận ra rằng không ai là hoàn hảo cả và ai cũng có lần mắc sai lầm. Nếu như bạn mắc lỗi, như quên đón con đúng giờ, mất bình tĩnh một lúc nào đó, thì bạn cũng nên xin lỗi chúng và nói rằng bạn đã biết bạn đã sai .
    • Nếu như bạn có thể nén tự ái cá nhân trước mặt chúng khi nói như vậy thì chúng sẽ hiểu là khi chúng làm điều sai chúng cũng nên học cách cư xử như vậy.
    • Trong việc xây dựng tính cách cho con chính việc thừa nhận những việc bạn làm sai còn quan trọng hơn là làm điều đúng.
  4. Giúp đỡ những công việc nhà. Nếu như bạn muốn con bạn giúp bạn làm công việc nhà thì cứ để chúng làm cho dù có chút mất thời gian đến công việc của bạn. Hãy để chúng biết rửa chén dĩa, dọn dẹp nhà, hút bụi hoặc những công việc khác mà chúng muốn làm. Nếu như bạn nghĩ rằng dọn dẹp nhà là “công việc của Mẹ” thì chúng sẽ không bao giờ muốn giúp việc nhà cha mẹ nữa.
    • Giúp làm việc nhà sẽ không chỉ làm cho người vợ của bạn hạnh phúc hơn mà còn giúp cho con cái bạn hiểu ra rằng cả cha và mẹ làm việc như là một đội chung và chúng nên cùng tham gia vào để làm chung.
  5. Xứng đáng để được con cái tôn trọng. Sự tôn trọng nên được nhận xứng đáng chứ không phải được cho lấy, và bạn nên làm những gì mà bạn có thể làm để con cái tôn trọng bạn như một người cha thực thụ. Nếu bạn không ở bên con thường xuyên, ngoài việc la hét mẹ chúng, hay chỉ thường xuất hiện khi xử phạt chúng thì chúng sẽ không tôn trọng bạn như là một người cha thật sự. Thay vì đó bạn nên cư xử một cách chân thật, kiên định, đáng ngưỡng mộ để con cái bạn nhận thấy rằng bạn đúng là một mẫu người cha đáng kính của chúng.
    • Con bạn cũng không nên tôn thờ bạn và nghĩ rằng bạn là một người hoàn hảo. Chúng nên hiểu rằng cha của chúng cũng là một con người bình thường và bạn muốn làm tốt nghĩa vụ của một người cha vì chúng.
  6. Hãy thể hiện tình yêu thương của bạn với con cái. Cho dù bạn có thể nghĩ rằng là một mẫu người cha bạn sẽ làm đúng mọi thứ khi giữ khoảng cách một chút. Thật sự điều này có nghĩa là bạn cần có sự gần gữi với con cái bằng cách trao cho chúng những nụ hôn và cái ôm thân thiết để chúng biết rằng chúng có ý nghĩa với bạn biết chừng nào. Đừng để một ngày trôi qua mà bạn không nói được một câu yêu thương nào với chúng, hãy nói rằng “Cha yêu con” và trao cho chúng cái ôm yêu thương để chúng hiểu rằng bạn yêu chúng biết bao.[5]
    • Con bạn vẫn sẽ luôn yêu thương bạn cho dù chúng bao nhiêu tuổi đi nữa.
    • Tán dương con bạn và để cho chúng biết là cuộc sống của bạn sẽ không còn ý nghĩa nếu như sống thiếu chúng.

Là người Biết Lắng nghe và Chia sẽ[sửa]

  1. Hãy chấp nhận rằng con của bạn không phải là chính bạn. Mặc dầu bạn rất muốn con bạn sẽ tiếp quản gia đình bạn, học tại ngôi trường của bạn hay là một ngôi sao bóng đá tại trường như bạn đã từng thì bạn phải chấp nhận thực tế rằng con bạn cũng có những nhu cầu và ước mơ rất riêng của chúng. Bạn có thể nghĩ rằng con đường bạn đi là con đường duy nhất để hạnh phúc nhưng là một người cha tốt bạn phải chấp nhận con cái có thể có những ý tưởng khác về cuộc sống và sự lựa chọn riêng của chúng.
    • Dù bạn có thể nghĩ rằng bạn đang làm những gì tốt đẹp nhất cho con bằng cách nói cho chúng những gì cần làm hoặc cách để sống tốt cuộc sống của chúng thì thật ra bạn đang làm tổn thương sự tự lập của chúng thông qua việc bạn kiểm soát như vậy.
    • Sẽ mất một khoảng thời gian để bạn biết được ước mơ của con bạn. Nếu như bạn không hiểu ngay lập tức tại sao con bạn muốn trở thành một nghệ sĩ khi bạn là một bác sĩ, thì hãy hỏi chúng và dành thời gian để lắng nghe và thấu hiểu những điều con giải thích.
    • Nếu như bạn cố kiểm soát con cái quá nhiều, chúng sẽ trở nên phẫn nộ với bạn và chúng sẽ dừng việc chia sẻ với bạn.
    • Hãy để con bạn tự ra quyết định bằng việc để chúng tự lập và tiếp thu những cái mới. Bạn có thể muốn chúng chơi bóng chày nhưng hãy đăng ký nhiều hoạt động và để cho chúng tự quyết định cái nào chúng thích nhất để tham gia.
  2. Hãy nhận thức về việc thay đổi thời gian. Để làm một người cha tốt bạn nên hiểu những gì con bạn không thể trưởng thành trong cùng một môi trường bạn đã lớn lên thậm chí nếu như bạn đang nuôi dưỡng chúng trong cùng thời gian. Cùng với sự toàn cầu hóa, sự tác động của phương tiện truyền thông đại chúng và nền chính trị thay đổi như hiện nay thì con bạn bây giờ nhận thức được nhiều vấn đề về thay đổi xã hội hơn, tiếp cận với nhiều cái mới hơn và đồng thời dễ dàng bị tác động nhiều hơn bạn. [2]
    • Vì thể, hiểu được những thứ như xỏ khuyên, tình dục trước hôn nhân và du lịch thế giới là những thứ diễn ra phổ biến hơn so với thời kỳ của bạn. Chấp nhận rằng con bạn là một sản phẩm của thời đại và rằng chúng có thể còn muốn khám phá thế giới này hơn cả bạn.
    • Bạn có thể cảm nhận một cách chính xác thế giới này nên như thế nào, nhưng bạn cũng nên để con bạn thể hiện chính kiến của nó và chia sẽ nhìn nhận của nó với bạn.
  3. Thừa nhận lỗi lầm của con bạn. Nếu như bạn muốn làm một người cha tâm lý thì hãy chấp nhận một điều rằng con bạn cũng giống như bạn đều là những người không hoàn hảo, và chúng cũng có thể có những lỗi lầm. Cuộc sống luôn tràn ngập những lỗi lầm và điều đó sẽ giúp cho chúng hiểu dần ra và bạn nên chấp nhận những lỗi lầm đó chính là những bài học cần thiết cho chúng, đó có thể là một tai nạn xe nhỏ, không vượt qua bài kiểm tra bởi vì con bạn đã không học bài hay đã quyết định mua một món đồ ngớ ngẫn.
    • Nếu như bạn không để con bạn thất bại một lần trong đời thì chúng sẽ không bao giờ học hỏi được gì. Cho dù bạn có thể bảo vệ và che chở cho chúng, nhưng hãy để chúng mắc lỗi vì điều đó sẽ giúp chúng có những quyết định chín chắn hơn.
    • Bạn vẫn nên có kỷ luật thích hợp với con cái của bạn khi chúng gây ra lỗi lầm, nhưng nên nói về chúng đã làm sai điều gì để chúng hiểu lỗi lầm thay vì cứ quát mắng chúng.
  4. Hiểu được con bạn đang chịu sự đấu tranh tâm lý. Nếu như bạn muốn trở thành một người cha tốt thì bạn nên nhận thức khi nào con bạn đang gặp khó khăn và hãy chia sẻ với chúng. Có thể cô con gái bẻ bỏng của bạn đang đấu tranh tâm lý bởi vì bạn chuyển nhà đến một nơi ở mới ở đó nó không có bạn bè hay có thể con trai bạn đang trải qua sự đổ vỡ của mối tình đầu và cảm xúc không được tốt lắm.
    • Mặc dầu bạn không thể hoàn toàn hiểu hết cảm xúc của chúng nhưng dù sao bạn cũng nên biết chúng đang nghĩ gì trong đầu để có thể hiểu và nói chuyện chia sẻ với chúng.
    • Chỉ cần nói rằng “cha biết con đang gặp thời gian khó khăn, hãy chia sẻ điều đó với cha được không?” thì chúng sẽ hiểu được bạn đang quan tâm chúng nhiều đến nhường nào.
    • Hãy thử đặt mình vào địa vị của con. Nếu bạn cảm thấy buồn bã, hiểu được lo lắng của con bạn đến từ đâu thì bạn sẽ hiểu được tại sao con lại có những hành vi như vậy.
  5. Đừng bao giờ áp đặt hy vọng không hợp lý lên con bạn. Cuộc sống của con có thể đầy những áp lực từ anh chị em cho đến từ các bạn học ở trường lớp, thầy cô hay huấn luyện viên của chúng. Hãy giúp chúng hiểu được ước mơ của chúng là gì và đánh giá được mức độ hay khả năng và giới hạn của chúng để giúp con đặt ra những mục tiêu phù hợp. Khuyến khích chúng đạt đến những tiềm năng mà chúng có thể nhưng tránh việc gián tiếp tạo áp lực cuộc sống lên con bằng việc kỳ vọng con cái phải đạt được những điều mà bạn đã từng hoặc hy vọng đạt được.
  6. Nhận ra rằng nghĩa vụ của một người cha là vô tận. Bạn không thể tự cho mình rằng khi con bạn 21 tuổi hay khi chúng nhận bằng đại học thì bạn đã xong nghĩa vụ của mình. Cho dù điều quan trọng là bạn khuyến khích con cái tự lập về cả kinh tế lẫn tâm lý, nhưng cũng rất quan trọng để chúng biết bạn luôn chăm sóc và nghĩ về chúng và rằng con cái luôn có ý nghĩa với bạn.

Lời khuyên[sửa]

  • Biết kiên nhẫn với mọi thứ bạn làm cho con.
  • Luôn luôn lắng nghe con cái.
  • Luôn trò chuyện với chúng.
  • Thực hiện những gì bạn đã nói với con bạn bằng những việc làm cụ thể để không phải xin lỗi về những hành động của bạn chẳng hạn như “Làm những gì cha nói, chứ không phải những gì cha làm”.
  • Mục đích của việc phạt con cái nhằm chỉ cho chúng hiểu rằng hành vi của chúng là không thích hợp và không thể chấp chận được. Hình thức ép buộc mặc dù hiếm khi áp dụng tuy nhiên là cần thiết trong một số trường hợp để đạt được mục đích đó. Các hình thức phạt khác chẳng hạn như lấy đi thứ gì đó có giá trị đối với chúng có thể có hiệu quả trong khi vẫn giữ được sự tự trọng cho trẻ cũng như sự tôn trọng của trẻ dành cho bạn. Dạy dỗ cho trẻ cái đúng từ cái sai là một quá trình lâu dài. Phương pháp phạt mặc dù đạt được kết quả nhất thời nhưng lâu dài lại tạo ra những kết quả tiêu cực không như mong muốn.
  • Hãy luôn hỗ trợ con bạn đúng lúc.
  • Chấp nhận chúng nếu chúng là đồng tình luyến ái.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Xem thêm[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này