Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Lập ngân sách gia đình
Từ VLOS
Tuân thủ ngân sách gia đình là một thói quen tuyệt vời nên phát huy. Nhờ đó bạn có thể giảm chi tiêu, dành dụm được nhiều hơn và tránh các rắc rối trong việc thanh toán hoặc phải trả lãi vượt hạn mức trong thẻ tín dụng. Việc lập ngân sách gia đình đòi hỏi bạn ghi chép lại các khoản chi tiêu và thu nhập hiện tại, đồng thời đề ra kỷ luật tài chính để điều chỉnh việc chi tiêu và xây dựng một nền tảng tài chính vững vàng hơn.
Mục lục
Các bước[sửa]
Tạo bảng tính hoặc sổ ghi chép[sửa]
-
Quyết
định
cách
ghi
chép
các
khoản
chi
tiêu,
thu
nhập
và
ngân
quỹ
gia
đình.
Bạn
có
thể
đơn
giản
chỉ
cần
dùng
giấy
bút,
nhưng
nếu
có
điều
kiện,
bạn
sẽ
dễ
tính
toán
hơn
nhiều
khi
dùng
phần
mềm
bảng
tính
(spreadsheet)
hoặc
một
phần
mềm
kế
toán
đơn
giản.
- Bạn có thể tìm được mẫu bảng tính toán ngân sách của Kiplinger tại đây.
- Các phần mềm kế toán như Quicken gần như được tính toán tự động vì chúng được thiết kế cho kiểu dự án này. Ngoài ra các phần mềm như vậy còn có công cụ tiện ích cho việc lập ngân sách, ví dụ như các công cụ tính tiết kiệm. Tuy nhiên phần mềm này không miễn phí, do đó bạn sẽ phải trả một khoản tiền nhỏ để sử dụng.[1]
- Nhiều phần mềm bảng tính có cài sẵn các mẫu tính toán ngân sách gia đình. Có thể bạn phải điều chỉnh theo nhu cầu riêng của mình, nhưng vẫn dễ hơn nhiều so với việc phải bắt đầu từ trang giấy trắng.
- Bạn cũng có thể dùng phần mềm lập ngân sách điện tử như Mint.com, một phần mềm có khả năng giúp bạn theo dõi chi tiêu.[2]
-
Định
dạng
các
cột
trong
bảng
tính.
Bắt
đầu
từ
trái
sang
phải,
bạn
hãy
ghi
đề
mục
cho
từng
cột
như
“ngày
chi”,
“số
tiền
chi”,
“hình
thức
thanh
toán”,
và
“khoản
chi
cố
định/tùy
thích”.
- Bạn cần ghi chép đều đặn (mỗi ngày hoặc mỗi tuần) toàn bộ các khoản chi tiêu và thu nhập của bạn. Nhiều chương trình phần mềm và ứng dụng trên thiết bị di động có thể giúp bạn ghi lại các khoản chi tiêu mọi nơi mọi lúc.
- Cột hình thức thanh toán sẽ giúp bạn biết phải tìm hồ sơ chi tiêu của bạn ở đâu. Ví dụ, nếu bạn trả tiền điện hàng tháng bằng thẻ tín dụng để được quy đổi dặm bay của các hãng hàng không, bạn hãy ghi chú vào cột hình thức thanh toán.
-
Phân
loại
các
khoản
chi
tiêu.
Mỗi
khoản
cần
phải
được
ghi
vào
một
mục
để
bạn
có
thể
dễ
dàng
thấy
được
mình
đã
tiêu
bao
nhiêu
cho
các
hóa
đơn
từng
tháng
hoặc
từng
năm,
bao
nhiêu
cho
nhu
yếu
phẩm
thường
xuyên
và
bao
nhiêu
cho
các
chi
tiêu
tùy
thích.
Điều
này
sẽ
giúp
ích
khi
bạn
bỏ
tiền
vào
các
khoản
chi
và
khi
muốn
xem
lại
một
khoản
chi
tiêu
cụ
thể.
Các
mục
thông
thường
bao
gồm:[3]
- Tiền thuê nhà/trả góp (nhớ tính cả khoản tiền bảo hiểm)
- Chi phí tiện ích như điện, nước, gas
- Chi phí dọn dẹp nhà cửa như dịch vụ làm vườn, giúp việc nhà
- Chi phí đi lại (xe cộ, xăng, phí giao thông công cộng, bảo hiểm xe)
- Thực phẩm và các chi phí ăn uống khác (đi ăn ở ngoài)
- Phần mềm tính toán còn có lợi ích nữa là bạn có thể dễ dàng phân loại các khoản chi tiêu (thực phẩm, xăng, tiện ích, xe cộ, bảo hiểm, v.v… ), cũng như có thể tính tổng cộng theo nhiều cách khác nhau để biết được mình đã chi tiêu vào thứ gì, ở đâu, bao nhiêu và bằng hình thức nào (thẻ tín dụng, tiền mặt, v.v…) Phần mềm cũng cho phép bạn chia các khoản chi theo từng thời kỳ và những khoản ưu tiên khác nhau.
- Nếu dùng bảng tính trên giấy, có thể bạn phải dành từng trang riêng biệt cho từng mục, tùy vào việc bạn có bao nhiêu khoản chi trong từng mục mỗi tháng. Nếu dùng phần mềm, bạn có thể dễ dàng chèn thêm hàng để có thể ghi thêm các khoản chi.
Ghi chép các khoản chi[sửa]
-
Ghi
các
khoản
chi
lớn
và
thường
xuyên
vào
bảng
tính.
Một
số
ví
dụ
có
thể
kể
đến
là
tiền
xe
cộ,
thuê
nhà
hoặc
trả
góp
nhà,
tiện
ích
(như
điện,
nước,
v.v…),
và
bảo
hiểm
(y
tế,
v.v…)
Các
khoản
trả
góp
như
tiền
vay
sinh
viên
và
thẻ
tín
dụng
cũng
được
ghi
vào
đây.
Mỗi
khoản
chi
ghi
vào
một
hàng
riêng.
Ghi
số
tiền
ước
tính
để
giữ
chỗ
cho
đến
khi
có
phiếu
tính
tiền
thực
tế.[4]
- Một số chi phí như tiền thuê nhà hoặc tiền trả góp thường cố định hàng tháng, trong khi một số khoản khác dao động hơn (như tiện ích sinh hoạt). Ghi số tiền ước tính của các hóa đơn (có thể dựa vào số tiền bạn trả năm trước cho khoản chi đó) nhưng khi đã có hóa đơn gửi đến, bạn hãy ghi vào bảng tính số tiền thực chi.
- Cố gắng làm tròn số tiền ước tính chi cho từng khoản mục.
- Một số công ty cung cấp các dịch vụ tiện ích cho phép bạn trả số tiền trung bình cho cả năm thay vì trả cho các hóa đơn dao động từng tháng. Bạn có thể xem xét lựa chọn này nếu bạn chú trọng sự ổn định.
-
Tính
toán
những
khoản
chi
thiết
yếu.
Suy
nghĩ
về
các
khoản
mà
bạn
thường
phải
chi
và
số
tiền
phải
chi
là
bao
nhiêu.
Mỗi
tuần
bạn
tiêu
bao
nhiêu
tiền
để
mua
xăng?
Số
tiền
bạn
mua
thực
phẩm
là
bao
nhiêu?
Nghĩ
về
những
khoản
tiền
mà
bạn
phải
chi,
không
phải
số
tiền
bạn
muốn
chi.
Sau
khi
ghi
lại
những
khoản
chi
này
vào
từng
hàng,
bạn
hãy
ghi
số
tiền
ước
tính
vào
đó.
Khi
biết
số
tiền
thực
tế
phải
chi,
bạn
hãy
ghi
lại
ngay.
- Bạn nên chi tiêu như bình thường, nhưng cần lấy biên nhận hoặc ghi chú mỗi khi rút ví ra trả tiền. Đến cuối ngày bạn hãy cộng lại trên giấy hay trên máy tính hoặc điện thoại. Nhớ phải ghi cụ thể những món mà bạn đã chi tiêu, không ghi chung chung như “thực phẩm” hoặc “chi phí đi lại”.
- Các phần mềm như Mint.com có thể giúp bạn phân loại các khoản chi tiêu thành các mục như “thực phẩm”, “tiện ích” và “mua sắm linh tinh”. Nhờ đó bạn có thể thấy được những thứ bạn thường chi tiêu mỗi tháng trong từng mục.
-
Bạn
cần
đưa
cả
những
khoản
chi
tiêu
“tùy
thích”
vào
bảng
tính.
Đây
là
phần
ghi
những
món
đắt
tiền
mà
bạn
có
thể
cắt
giảm
hoặc
không
đem
lại
cho
bạn
niềm
vui
xứng
đáng
với
số
tiền
phải
bỏ
ra.
Mục
này
có
thể
bao
gồm
mọi
khoản
chi,
từ
những
tối
tiêu
tiền
ở
những
nơi
xa
xỉ
cho
đến
những
hộp
cơm
trưa
và
cà
phê.
- Nhớ rằng mỗi khoản chi nên ghi vào một hàng riêng. Như vậy bảng tính của bạn đến cuối tháng có thể sẽ dài, nhưng bạn sẽ quản lý được từng khoản chi tiêu nếu tách chúng ra từng hàng riêng biệt.
-
Chèn
thêm
một
hàng
để
ghi
số
tiền
tiết
kiệm.
Không
phải
ai
cũng
có
thể
có
đủ
tiền
để
dành
đều
đặn,
nhưng
ai
cũng
nên
lấy
đó
làm
mục
tiêu
và
thực
hiện
nếu
có
khả
năng.
- Mục tiêu lý tưởng là để dành được 10% số tiền lương của bạn. Như vậy là đủ để số tiền tiết kiệm của bạn tăng khá nhanh nhưng cũng không ảnh hưởng đến các mặt khác trong cuộc sống. Chẳng ai còn lạ gì cảnh cứ đến cuối tháng là lại nhẵn túi. Đó là lý do tại sao chúng ta phải tiết kiệm trước. Đừng đợi đến cuối tháng mới để dành tiền.
- Điều chỉnh số tiền tiết kiệm nếu cần thiết, hoặc tốt hơn là điều chỉnh cách chi tiêu của bạn nếu có thể! Số tiền tiết kiệm có thể sau này sẽ được dùng để đầu tư hoặc dể dành cho mục đích khác như mua nhà, học đại học, đi nghỉ hoặc những thứ khác.
- Một số ngân hàng có các chương trình tiết kiệm miễn phí mà bạn có thể đăng ký như chương trình “giữ tiền lẻ” của ngân hàng Bank of America, theo đó số tiền của bạn sẽ được làm tròn lên với mỗi lần bạn giao dịch bằng thẻ ghi nợ, và phần chênh lệch được chuyển vào tài khoản tiết kiệm của bạn. Bạn cũng sẽ được hưởng thêm một số phần trăm nào đó của tài khoản tiết kiệm này. Kiểu chương trình này sẽ là một cách dễ dàng và không phiền phức để tiết kiệm mỗi tháng một ít.[5]
- Cộng lại mọi khoản chi tiêu mỗi tháng. Cộng lại từng phần, và sau đó cộng lại toàn bộ. Như vậy bạn có thể thấy được số phần trăm thu nhập của bạn tiêu vào các mục nào ngoài tổng số các khoản chi tiêu.
-
Ghi
chép
mọi
khoản
thu
nhập
và
cộng
lại.
Ghi
tất
cả
mọi
khoản
thu,
kể
cả
tiền
típ,
tiền
thu
được
từ
các
công
việc
“lách
thuế”
(số
tiền
bạn
đem
về
nhà
mà
không
khai
thuế),
tiền
nhặt
được,
và
tiền
lương
của
bạn
(hoặc
bảng
cân
đối
hàng
tháng
nếu
bạn
được
trả
lương
cách
tuần).
- Đây là số tiền lương của bạn, không phải là tổng số thu nhập của bạn trong một kỳ.
- Ghi chép lại số tiền thu nhập từ mọi nguồn, cũng chi tiết như khi bạn ghi chép lại các khoản chi tiêu. Cộng lại hàng tuần hoặc hàng tháng sao cho thích hợp.
-
Đặt
tổng
số
thu
nhập
hàng
tháng
bên
cạnh
tổng
số
chi
tiêu
hàng
tháng.
Nếu
tổng
số
chi
tiêu
của
bạn
vượt
quá
số
thu
nhập
thì
bạn
phải
nghĩ
đến
việc
cắt
giảm
chi
tiêu.
- Khi đã có trong tay thông tin chi tiết về số tiền bạn tiêu vào các món cụ thể và các khoản ưu tiên, bạn sẽ xác định được các khoản chi nào có thể cắt giảm.
- Nếu tổng số thu nhập hàng tháng của bạn cao hơn tổng số chi tiêu, bạn có thể để dành một số tiền để tiết kiệm. Số tiền này có thể dùng để mua trả góp một món khác, đóng học phí đại học hoặc dùng vào việc lớn nào đó. Hoặc bạn có thể “nhón” ít tiền cho những thứ nho nhỏ như một chuyến đi chơi hoặc spa.
Lập một ngân sách mới[sửa]
-
Nhắm
đến
những
khoản
chi
tiêu
có
thể
cắt
giảm.
Đặt
giới
hạn
cụ
thể
cho
các
khoản
chi
tiêu
“tùy
thích”.
Đặt
ra
mức
tiền
mà
bạn
không
được
vượt
qua
và
tuân
thủ
theo
đó.
- Bạn vẫn có thể dự trù cho khoản chi tiêu tùy thích – bạn không thể sống mà thiếu niềm vui! Tuy nhiên, việc lập ngân quỹ và tuân thủ giới hạn sẽ giúp bạn kiểm soát được khoản chi tiêu đó.[6] Chẳng hạn nếu thường xuyên đi xem phim, bạn hãy đặt giới hạn ở mức 800 ngàn đồng cho tiền vé xem phim mỗi tháng. Khi đã tiêu hết 800 ngàn, bạn sẽ phải nhịn đi xem phim cho đến hết tháng.
- Thậm chí phần chi tiêu thiết yếu cũng có thể tính sát lại. Các khoản chi tiêu thường xuyên chỉ nên chiếm một phần không quá lớn trong thu nhập của bạn. Ví dụ, tiền mua thực phẩm chỉ nên chiếm từ 5 -15% số tiền trong ngân quỹ.[3] Nếu tiêu nhiều hơn số đó, bạn nên cân nhắc cắt giảm.
- Tất nhiên là số phần trăm chi tiêu của bạn sẽ thay đổi; ví dụ, tiền mua thực phẩm sẽ dao động tùy theo giá cả thực phẩm, số người trong gia đình bạn và các nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt. Điều quan trọng là bạn cần đảm bảo không tiêu tiền vào những thứ không cần thiết. Ví dụ, có phải bạn thường bỏ nhiều tiền để mua thức ăn chế biến sẵn đắt đỏ trong khi bạn có thể nấu ở nhà?
-
Ước
tính
và
đưa
những
khoản
chi
tiêu
đột
xuất
vào
ngân
sách.[3]
Bằng
cách
dự
trù
cho
những
khoản
đột
xuất,
những
chi
phí
bất
ngờ
như
ốm
đau,
xe
cộ
hỏng
hóc
hoặc
sửa
chữa
nhà
cửa
sẽ
không
tác
động
nhiều
đến
ngân
quỹ
chung
và
kế
hoạch
tài
chính
của
bạn.
- Ước tính số tiền bạn phải chi cho những khoản đột xuất trong một năm và chia trung bình cho 12 để có dự trù hàng tháng.
- Khoản dự phòng này sẽ bảo vệ cho bạn khỏi bị cháy túi và nợ thẻ tín dụng đến mức đáng sợ, cho dù bạn có vượt quá giới hạn chi tiêu hàng tuần.
- Nếu đến cuối năm mà bạn chưa phải dùng khoản dự phòng thì thật là tuyệt! Bạn sẽ có thêm một khoản tiền để bỏ vào tài khoản tiết kiệm hoặc để dành cho các kế hoạch đầu tư khi về hưu.
-
Tính
toán
về
chi
phí
cho
các
mục
tiêu
ngắn
hạn,
trung
hạn
và
dài
hạn.
Những
khoản
này
không
phải
là
chi
phí
đột
xuất
mà
là
một
phần
trong
kế
hoạch
của
bạn.
Năm
nay
bạn
có
cần
thay
đổi
các
vật
dụng
trong
nhà
không?
Bạn
có
muốn
mua
một
đôi
bốt
mới
không?
Hay
bạn
muốn
sắm
xe
hơi?
Hãy
dự
trù
trước
cho
những
khoản
đó
và
bạn
sẽ
không
phải
rút
tiền
từ
tài
khoản
tiết
kiệm
dài
hạn.
- Một điểm quan trọng nữa, bạn nên cố gắng chỉ mua sắm khi đã để dành đủ số tiền cho món đồ đó. Hãy tự hỏi, mình có cần nó ngay bây giờ không?
- Khi thực sự đã tiêu số tiền dự phòng cho khoản chi đột xuất hoặc khoản chi trong kế hoạch, bạn hãy ghi lại số tiền thực tế và xóa số tiền ước tính, nếu không có thể nó sẽ tăng lên gấp đôi.
-
Lập
bản
ngân
sách
mới.
Kết
hợp
các
khoản
dự
phòng
và
các
mục
tiêu
của
bạn
với
con
số
chi
tiêu
thực
và
số
thu
nhập.
Như
vậy
không
những
bạn
tạo
được
ngân
sách
hiệu
quả
mà
còn
có
thể
dành
ra
một
khoản
tiết
kiệm,
nhờ
đó
cuộc
sống
của
bạn
có
thể
bớt
quay
cuồng
tất
bật
mà
trở
nên
thư
thái
hơn.
Bạn
cũng
sẽ
có
động
lực
cắt
giảm
chi
tiêu
để
đạt
được
các
mục
tiêu
của
mình
và
mua
sắm
những
thứ
bạn
vẫn
ao
ước
mà
không
phải
mắc
nợ.
- Cố gắng chỉ tiêu vào những khoản cố định. Cắt giảm những khoản chi “tùy thích” bất cứ khi nào có thể.
Lời khuyên[sửa]
- Đừng bỏ toàn bộ tiền của bạn vào một chỗ hoặc một tài khoản ngân hàng. Dùng tài khoản thanh toán để trả cho các khoản chi tiêu, tài khoản tiết kiệm cho mục tiêu ngắn hạn, tài khoản đầu tư cho mục tiêu trung hạn, và tài khoản hưu trí (ở Mỹ có quỹ hưu trí 401k hoặc IRA) cho khoản tiết kiệm dài hạn được hoãn thuế. Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ giúp bạn có tiền vào đúng chỗ khi cần đến, bây giờ và cả sau này.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.quicken.com/compare
- ↑ https://www.mint.com/budgeting-3/how-to-create-a-budget-step-by-step
- ↑ 3,0 3,1 3,2 http://money.usnews.com/money/personal-finance/articles/2014/06/03/a-guide-to-creating-your-ideal-household-budget
- ↑ http://www.today.com/id/20072930/ns/today-money/t/build-family-budget-actually-works/#.VRH961xH0lE
- ↑ https://www.bankofamerica.com/deposits/manage/keep-the-change.go
- ↑ http://www.nerdwallet.com/blog/finance/money-nerd/budgeting-money-nerd/effective-household-budget/