Loại bỏ vụn sợi thủy tinh trên da

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Sợi thủy tinh có ở mọi nơi xung quanh bạn. Len sợi hay len thủy tinh được dùng để cách nhiệt và cách âm. Sợi thủy tinh có ở khắp mọi nơi, trong những vật như máy bay, tàu thuyền, rèm cửa, vật liệu xây dựng và một số loại nhựa. Những sợi mỏng, cứng trong sợi thủy tinh được tạo thành chủ yếu từ thủy tinh pha trộn với các vật liệu khác như len. Các sợi vụn này có thể gây khó chịu nếu đâm vào dưới da. Nếu phải tiếp xúc với sợi thủy tinh trong môi trường làm việc, bạn cần biết cách loại bỏ các vụn sợi thủy tinh đáng ghét này. [1]

Các bước[sửa]

Sử dụng băng dính[sửa]

  1. Tìm khu vực có ánh sáng tốt và chuẩn bị kính lúp. Bạn nên tìm nơi có ánh sáng tốt để loại bỏ vụn sợi thủy tinh dễ dàng hơn. Sợi thủy tinh mỏng có màu trắng hoặc vàng nhạt nên sẽ khó nhìn thấy khi dính trong da.
  2. Chuẩn bị một cuộn băng dính chắc. Bạn nên dùng băng keo hoặc băng dính điện không bị xé thành nhiều mảnh khi kéo. Ngoài ra, bạn cần dùng băng dính nhiều hồ để dính chặt vụn sợi thủy tinh.
  3. Không rửa vùng da dính vụn sợi thủy tinh. Phương pháp dùng băng dính hiệu quả nhất khi băng có thể dính chặt vào vụn sợi thủy tinh. Nước sẽ khiến vụn sợi thủy tinh mềm ra và khó rút ra khỏi da.
  4. Ấn chặt băng dính lên vùng da dính sợi thủy tinh. Dùng tay giữ băng dính vài phút. Phải đảm bảo băng keo dính sát vào da và vụn sợi thủy tinh.
  5. Lột băng dính một cách thật mượt nếu có thể. Xé bằng dính đột ngột hoặc quá mạnh có thể kéo theo cả da hoặc tạo thành vết loét. Như vậy, vụn sợi thủy tinh sẽ càng khó loại bỏ hơn. Bạn cần dán băng dính thật sát vào da rồi lột ra. Có thể sẽ phải thực hiện nhiều lần để loại bỏ hoàn toàn vụn sợi thủy tinh.
    • Nếu nhớ rằng băng dính không phải là thứ dịu nhẹ cho da. Vì vậy, bạn sẽ phải thật cẩn thận khi lột băng dính ra.
    • Kiểm tra vùng da dưới ánh đèn hoặc dùng kính lúp để đảm bảo vụn sợi thủy tinh được loại bỏ hoàn toàn. Rửa tay thật sạch rồi xoa nhẹ vùng da vừa lột xem có cảm thấy đau hoặc nhói không. Nếu có, đó là dấu hiệu vẫn còn sợi thủy tinh trên da.
  6. Rửa sạch vùng da bằng xà phòng và nước sau khi loại bỏ vụn sợi thủy tinh. Thấm khô nước. Thoa thuốc mỡ kháng sinh như Neosporin để phòng ngừa nhiễm trùng.[2]
    • Việc vi khuẩn hoặc vi trùng tồn tại trên lớp da ngoài là rất bình thường. Tuy nhiên, tổn thương mà vụn sợi thủy tinh để lại trên da có thể khiến vi khuẩn hoặc vi trùng xâm nhập vào dưới da, dẫn đến nhiễm trùng da.[3]

Gắp vụn sợi thủy tinh ra[sửa]

  1. Rửa tay bằng xà phòng và nước. Trên da phần lớn đều có vi khuẩn và vi trùng. Tuy nhiên, vi khuẩn sẽ gây nhiễm trùng nếu xâm nhập vào dưới da thông qua tổn thương do vụn sợi thủy tinh gây ra.[2][3]
    • Nếu vụn sợi thủy tinh đâm vào tay, bạn nên bỏ qua bước này để tránh đẩy vụn vào sâu trong da.
  2. Nhẹ nhàng rửa sạch vùng da dính vụn sợi thủy tinh bằng xà phòng và nước. Vụn sợi thủy tinh có xu hướng vỡ vụn. Bạn cần tránh để chúng vỡ ra dưới da hoặc bị đẩy sâu hơn vào da.[2] Rửa sạch vùng da bằng cách đổ nước xà phòng lên nhưng không được xoa hoặc chà xát để tránh đẩy vụn sợi sâu vào da.
    • Đổ nước vào một vật đựng bất kỳ, thoa xà phòng vào giữa hai bàn tay ướt rồi ngâm tay vào nước. Lặp lại cho đến khi nước nổi bọt xà phòng. Nếu vụn sợi thủy tinh dính vào bàn tay, bạn cần nhờ người khác thực hiện bước này.
    • Vi trùng trên bàn tay cũng là vi trùng trên da quanh vụn sợi thủy tinh. Khi bạn di chuyển vụn sợi thủy tinh để gắp chúng ra, vi trùng có thể xâm nhập vào da gây nhiễm trùng. [3]
  3. Dùng cồn Isopropyl hay cồn tẩy rửa để vệ sinh nhíp và kim nhọn. Bạn nên tìm loại nhíp có đầu sắc để dễ gắp vụn sợi thủy tinh. Vi khuẩn có trên mọi vật dụng mà bạn sử dụng. Cồn sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn để chúng không thể xâm nhập vào da khi bạn gắp vụn sợi thủy tinh.[2]
    • Cồn Isopropyl hoặc cồn Ethyl tiêu diệt vi trùng bằng cách hòa tan lớp bảo vệ bên ngoài của chúng, khiến vi trùng rời ra và chết đi. [4]
  4. Tìm khu vực có ánh sáng tốt và chuẩn bị kính lúp. Bạn nên tìm nơi có ánh sáng tốt để loại bỏ vụn sợi thủy tinh dễ dàng hơn. Sợi thủy tinh mỏng có màu trắng hoặc vàng nhạt nên sẽ khó nhìn thấy khi dính trong da.
  5. Nhẹ nhàng dùng nhíp gắp vụn sợi thủy tinh ra. Bạn nên tập trung vào phần đầu của vụn sợi và gắp lấy, sau đó từ từ kéo chúng ra khỏi da. Cố gắng tránh đẩy vụn sợi vào sâu hơn. Bạn có thể sử dụng kim nhọn nếu vụn sợi có xu hướng chui vào sâu hơn hoặc nếu vụn sợi đâm sâu hoàn toàn vào dưới da. [2]
    • Sử dụng kim khâu đã được khử trùng bằng cồn Isopropyl nhẹ nhàng kéo hoặc nâng da lên để có thể nhìn thấy vụn sợi dưới da. Sau đó, bạn có thể dùng nhíp gắp chúng ra.[2]
    • Đừng bực bội khi phải mất nhiều lần mới có thể gắp vụn sợi thủy tinh ra. Vụn sợi có thể rất nhỏ và khó gắp ra bằng nhíp và kim khâu. Trong trường hợp đó, bạn nên áp dụng phương pháp dùng băng keo dính.
  6. Xoa da sau khi đã gắp tất cả vụn sợi thủy tinh ra. Máu chảy có thể giúp đẩy vi trùng ra. Đây cũng là cách ngăn vi trùng xâm nhập sâu vào da.[2]
  7. Rửa sạch vùng da một lần nữa với xà phòng và nước. Thấm khô. Thoa thuốc mỡ kháng sinh như Neosporin. Không nhất thiết phải quấn băng quanh vùng da vừa được gắp vụn sợi thủy tinh ra.[2]

Theo dõi vùng da[sửa]

  1. Chú ý dấu hiệu đỏ vùng da vừa được gắp vụn sợi ra. Bạn cần phân biệt giữa tình trạng kích ứng với nhiễm trùng. Phương pháp điều trị cho mỗi trường hợp sẽ khác nhau.
    • Vụn sợi thủy tinh có thể khiến da bị viêm. Da có thể bị đỏ, ngứa dữ dội và xuất hiện vết thương nhỏ trên bề mặt. Vết thương sẽ lành theo thời gian. Mặt khác, bạn nên tránh làm việc ở gần vụn sợi thủy tinh để giúp vết thương lành nhanh hơn. Kem Steroid như Cortaid hoặc một chất xoa dịu như sáp dưỡng ẩm có thể giúp giảm kích ứng trên da.[1][5][6]
    • Vùng da đỏ trên da đi kèm với dấu hiệu ấm và/hoặc mủ có thể là dấu hiệu nhiễm trùng da. Bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế để xem liệu có cần dùng kháng sinh không.[3]
  2. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu vụn sợi thủy tinh vẫn còn trong da. Ngay cả khi không bị kích ứng, da vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi vụn sợi thủy tinh. Vì vậy, bạn nên đến gặp bác sĩ để được giúp loại bỏ vụn sợi thủy tinh trên da.[7]
    • Nếu nghi ngờ da nhiễm trùng, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
  3. Bảo vệ da khỏi vụn sợi thủy tinh. Mang găng tay hoặc mặc quần áo ngăn không cho sợ thủy tinh tiếp xúc với da. Không chà hoặc gãi nếu thấy vụn sợi thủy tinh bám trên da. Không chạm vào mắt hoặc mặt khi làm việc ở nơi có vụn sợi thủy tinh. Đeo kính bảo hộ và khẩu trang để tránh vụn sợi thủy tinh tiếp xúc với mắt hoặc phổi.[8][9][1][6]
    • Chà xát và gãi có thể khiến vụn sợi thủy tinh trên da chui sâu vào trong da. Tốt nhất bạn nên rửa trôi vụn sợi thủy tinh bằng cách cho nước chảy trên da.
    • Sau khi làm việc trong môi trường có sợi thủy tinh, bạn cần rửa tay sạch và mang quần áo đem giặt ngay. Giặt sạch quần áo đã tiếp xúc với vụn sợi thủy tinh và giặt riêng với quần áo thường.[8]
    • Quần dài và áo tay dài là trang phục tốt nhất để bảo vệ da. Mặc quần dài và áo dài tay sẽ giúp giảm nguy cơ vụn sợi thủy tinh gây kích ứng da và đâm sâu vào da.
    • Rửa mắt bằng nước mát ít nhất 15 phút nếu vô tình để vụn sợi thủy tinh rơi vào mắt. Không dụi mắt. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu mắt vẫn kích ứng sau khi rửa.

Lời khuyên[sửa]

  • Trong một số trường hợp, bạn có thể ngâm vùng da bị ảnh hưởng vào nước mát để sợi thủy tinh mềm dần và đủ để trôi ra khỏi da. Tuyệt đối không chà xát vùng da. Tìm nơi có nguồn sáng tốt và kính lúp để xem phương pháp này đã giúp loại bỏ hoàn toàn vụn sợ thủy tinh chưa. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu da vẫn kích ứng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]