Môi không bị khô

Từ VLOS
(đổi hướng từ Môi Không bị Khô)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Môi khô nứt nẻ có thể khiến bạn buồn phiền. Một đôi môi khô rang, bong tróc và nhăn nhúm không chỉ đau mà còn làm cho môi của bạn trông như của xác ướp. Bạn thường tự mặc định môi khô sẽ liên quan đến sự khắc nghiệt của thời tiết vào mùa đông nhưng môi khô có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Các bước[sửa]

Phương pháp Chăm sóc Môi[sửa]

  1. Cung cấp độ ẩm cho môi. Cách nhanh nhất để làm mềm môi là bôi son dưỡng có chứa nguyên liệu dưỡng ẩm như sáp mỡ (có trong Vaseline). Bên cạnh đó, nguyên liệu cấp ẩm khác bao gồm sáp ong và bơ hạt mỡ.[1]
    • Tránh dùng son matte có độ bám lâu vì chúng sẽ làm khô môi.
  2. Bảo vệ môi khỏi ánh nắng mặt trời. Son dưỡng hoặc thuốc mỡ mà bạn dùng nên có chỉ số chống nắng SPF thấp nhất là 30. Nên nhớ chăm sóc đặc biệt cho môi dưới vì nó sẽ gặp ánh nắng mặt trời nhiều hơn môi trên.[1]
  3. Lưu ý tác nhân gây dị ứng. Nếu bạn cảm thấy son hoặc kem dưỡng không cải thiện tình trạng nứt nẻ của môi, hãy kiểm tra các nguyên liệu có trong sản phẩm. Bạn có thể sẽ bị dị ứng với thành phần chống nắng như avobenzone.
    • Hương liệu và phẩm màu có thể gây dị ứng. Bạn nên nhớ chọn son dưỡng không có nhũ bóng và sáp mỡ không mùi trong thành phần nguyên liệu.
    • Một số nguyên liệu gây dị ứng thường thấy trong son dưỡng bao gồm menthol, eucalyptus và camphor.
    • Bạn nên lưu ý vì dùng son bóng có thể gây viêm môi cấp hoặc mạn tính. Việc này hầu như là do liên quan đến viêm da hoặc viêm da cơ địa. Dùng quá nhiều son bóng sẽ dẫn đến tình trạng này.
  4. Tẩy tế bào chết ở môi. Nếu môi của bạn bị bong tróc nhiều, việc tẩy tế bào chết với bàn chải đánh răng hoặc sản phẩm tẩy tế bào chết cho môi sẽ làm sạch lớp da chết và trả lại làn môi đẹp, mịn màng. Bạn có thể mua sản phẩm tẩy tế bào chết ở hầu hết các cửa hàng bán mỹ phẩm nhưng bạn cũng có thể tự làm theo công thức đơn giản sau.[2]
    • Trộn 2 thìa đường nâu, 1 thìa dầu ô liu, 1/2 thìa mật ong và 1/4 thìa tinh chất vani trong một bát nhỏ. Bôi hỗn hợp và chà nhẹ để hỗn hợp ngấm vào môi. Sau khi lau hỗn hợp bằng khăn sạch thì bôi son dưỡng có sáp mỡ ngay lập tức để làm mềm môi.
    • Nhớ đừng tẩy tế bào chết quá nhiều lần; một hoặc hai lần mỗi tuần là những gì bạn cần.

Ngăn ngừa Môi Khô Nứt nẻ[sửa]

  1. Hạn chế tiếp xúc với không khí khô. Vì môi chỉ tự tiết một ít độ ẩm, chúng rất nhạy cảm với sự thay đổi độ ẩm trong không khí. Không khí lạnh là nguyên nhân phổ biến nhất nhưng không khí khô do máy sưởi hoặc máy điều hòa cũng có thể làm tổn thương môi.
  2. Tăng độ ẩm cho không khí. Mặc dù bạn không thể kiểm soát không khí ngoài trời nhưng bạn có thể dùng máy làm ẩm không khí trong nhà. Tốt nhất là nên dùng máy làm ẩm không khí trong khi ngủ và khi môi của bạn không được chăm sóc trong thời gian dài.
  3. Cấp nước cho cơ thể. Bạn có thể giữ làn môi mọng và ẩm bằng cách uống 8-12 ly nước mỗi ngày.
  4. Bảo vệ môi khỏi tác động của môi trường. Bên cạnh việc bôi sản phẩm dưỡng môi có khả năng chống nắng (thử dùng sản phẩm với chỉ số chống nắng SPF 30), bạn cũng nên dùng thêm khăn choàng để che phủ môi đặc biệt là lúc đi ra ngoài khi trời lạnh. Luôn nhớ bôi son dưỡng trước khi ra ngoài vào những ngày nhiệt độ xuống thấp.
  5. Thở bằng mũi. Nếu bạn thường thở bằng miệng, việc này sẽ làm cho môi bị khô. Vì vậy, hãy hít thở sâu bằng mũi để ngăn cho môi không bị khô.
  6. Ngưng liếm môi. Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm môi khô nứt nẻ là do liếm môi. Nước bọt giúp tiêu hóa thức ăn, nó có enzyme tính axit ăn mòn lớp da trên cùng của môi.[3]
    • Mặc dù bạn sẽ cảm thấy việc liếm môi sẽ tạm thời làm mềm môi nhưng nó thật sự sẽ gây nhiều tổn thương cho môi.

Tìm hiểu Nguyên nhân làm Khô Môi[sửa]

  1. Nhận thức độ mỏng của da môi. Da môi là lớp da mỏng nhất trên cơ thể. Tệ hơn nữa, môi thường phải tiếp xúc với tác nhân môi trường. Vì vậy, môi dễ bị tổn thương vì cấu tạo và vị trí của nó trên khuôn mặt.
    • Môi cũng có ít tuyến dầu tự nhiên giúp giữ ẩm. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ cần cung cấp thêm nước khi môi bị mất độ ẩm.
  2. Tránh ánh nắng mặt trời. Thường thì khi nói đến cháy nắng, bạn sẽ ít khi nghĩ đến môi nhưng môi cũng có thể bị cháy nắng và khô do ảnh hưởng của tia UVA/UVB.
    • Ung thư da cũng có thể xảy ra ở môi.
  3. Kiểm tra các loại vitamin mà bạn đang dùng. Đôi khi môi khô cũng là do thiếu hụt Vitamin B2; nếu bạn đã thử nhiều cách chữa trị môi khô nhưng không hiệu quả, bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra xem có bị thiếu hụt vitamin hay không.[4]
  4. Lưu ý một số loại thuốc. Thuốc như Accutane thường được dùng để trị mụn có thể làm cho môi khô, bong tróc. Nếu đang dùng loại thuốc này, bạn nên thường xuyên chăm sóc môi.[4]
  5. Hoàn tất.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây