Mật độ xương và chứng loãng xương

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Đây là bài sơ thảo. Bạn có thể giúp chúng tôi hoàn thiện!

Định nghĩa mật độ xương[sửa]

Mật độ xương (bone mineral density) được xác định bằng lượng mô khoáng trên một đơn vị diện tích (g/cm2)kiểm tra bằng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Với một số kỹ thuật khác, mật độ xương biểu hiện lượng chất khoáng trên đơn vị thể tích xương (g/cm3).

Mật độ xương chậu (hip bone density) được dùng phổ biến để đánh giá độ chắc của xương và tiên lượng nguy cơ gãy xương ở vị trí khác nhau của bộ xương. Trong giai đoạn đầu của thời kỳ mãn kinh hay sau khi cắt buồng trứng, mật độ xương cột sống hay được dùng để đánh giá sự biến đổi xương.

Bộ xương (nhìn từ phía trước)

Mật độ xương cũng được dùng để phản ánh quá trình khoáng hóa (mineralization) và tỷ lệ thuận với độ chắc của xương.

Mục đích của xác định mật độ xương[sửa]

Kiểm tra (hay đo) mật độ xương) là đo mật độ chất khoáng (như Ca) trong xương với các phương pháp khác nhau. Canxi thường xuyên được lắng đọng trong xương và được huy động từ xương ra. Khi lượng canxi từ xương ra lớn hơn lượng bổ sung, xương sẽ trở nên nhẹ, giảm độ cứng và xốp hơn. Hậu quả làm cho xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương.

Mất chất khoáng là một trong những quá trình của lão hóa. Các xương dần dần trở nên mỏng hơn (osteopenia)khi tuổi càng cao bởi vì quá trình hủy xương nhanh hơn quá trình tạo xương mới, xương mất chất khoáng, giảm khối lượng, suy yếu về cấu trúc. Nếu quá trình mất chất khoáng kéo dài dẫn đến loãng xương (osteoporosis). Loãng xương cũng có thể gặp ở đàn ông nhưng gặp nhiều hơn ở phụ nữ trên 65 tuổi.

Ngoài quá trình lão hóa và các quá trình bệnh lý khác, cách thức sinh hoạt hàng ngày (vận động, tập luyện, ăn uống, dùng các loại dược phẩm v.v.) cũng ảnh hưởng đến độ chắc của xương hay nói cách khác, ảnh hưởng đến mật độ xương từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy xác đinh mật độ xương trong một số trường hợp là chẩn đoán bắt buộc, trong những trường hợp khác được coi như một trong những chỉ tiêu trong khám sức khỏe định kỳ đặc biệt ở nhóm người có nguy cơ loãng xương cao. Vậy loãng xương là gì?

Loãng xương và phân loại loãng xương[sửa]

  • Theo Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization; WHO), loãng xương chỉ hiện tượng giảm độ dày của xương làm cho xương dễ bị gãy. Có hai loại loãng xương:
  • Loãng xương loại I(loãng xương sau mãn kinh) thường gặp ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh (khi nồng độ hormon estrogen giảm mạnh). Quá trình này làm xương bị mất dần các thành phần cấu tạo. Loại loãng xương này hay gặp ở phụ nữ khoảng 50-70 tuổi. Kết quả cuối cùng thường là giảm lượng xương xốp(nằm bên trong lớp vỏ xương chắc), giảm sức chống đỡ của xương (trước tiên và rõ nhất ở thân các đốt sống và xương cổ tay).
  • Loãng xương loại II hay còn gọi là loãng xương tuổi già (senial osteoporosis) thường sảy ra ở tuổi sau 70. Phụ nữ chịu ảnh hưởng nhiều hơn nam giới. Loại này có hiện tượng giảm cả lượng xương xốp lẫn xương chắc và thường gây ảnh hưởng đến xương chậu và các đốt sống.

Có sự giao thoa giữa hai loại loãng xương. Loại I có thể phòng được nhờ liệu pháp thay thế hormon estrogen. Ngoài xác định bệnh nhân bị loãng xương loại I hay loại II, các chân đoán còn phải được tiến hành để xác định bệnh nhân đã biểu hiện các triệu chứng thứ cấp (triệu chứng cấp II) do loãng xương gây ra hay. Các kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 20% phụ nữ bị loãng xương ở các mức độ khác nhau và 40% số người bị loãng xương do các quá trình bệnh lý khác như ưu năng tuyến giáp trạng (hyperthyroidism), bệnh bạch cầu (lymphoma).

Có người cho rằng nếu kết quả chẩn đoán cho rằng bạn có dấu hiệu của loãng xương thì có thể coi đó là một tin vui vì nó chứng tỏ bạn có cơ hội áp dụng các biện pháp phòng không cho bệnh tiến triển và cả điều trị bệnh.

Tuy vậy, chúng ta chưa có đủ biện pháp để khống chế hoàn toàn được chứng bệnh này.

Một số biểu hiện của loãng xương[sửa]

Bản thân loãng xương không gây đau cột sống. Tuy nhiên, loãng xương làm cột sống suy yếu nên không giữ được vai trò là cột trụ cho cơ thể và dần dần không chịu được bởi những tác động từ bên ngoài. Một chấn thương nhẹ cũng có thể làm gãy xương. Gãy xương là một trong những biểu hiện của loãng xưong. Nếu loãng xương trầm trọng, bệnh nhân có thể bị đau nhiều và đôi khi bị liệt.

Một số người bị loãng xương trầm trọng có thể bị thay đổi hình dạng (biến dạng xương và hình dạng cơ thể), ốm đau và đôi khi chết vì bệnh.

Cơ chế của loãng xương và các yếu tố ảnh hưởng[sửa]

1. Cơ chế của loãng xương:

Khi còn trẻ, tốc độ tạo xương lớn hơn tốc độ huy động chất khoáng từ xương. Sự tạo xương thường đạt tới đỉnh điểm ở khoảng 30 tuổi. Sau thời kỳ này quá trình phân hủy cấu trúc xương cũ diễn ra mạnh hơn quá trình tạo mô xương nới làm mất dần cấu trúc xương.

Giai đoạn đầu của thời kỳ mãn kinh, phụ nữ bị mất dần một lượng tổ chức xương nhất định hàng năm như sau:

Xương xốp: mất khoảng 1%/năm

Xương chắc: khoảng 0.5%/ năm.

Các phần cấu tạo của xương dài
  • Estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ bền của xương vì nó giúp cơ thể duy trì quá trình tái tạo ở mức thấp (lưu ý rằng trong quá trình tái tạo này lượng xương mới tạo ra ít hơn lượng bị mất đi). Có hai loại tế bào đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo này: (1) các tế bào hủy xương (osteoclasts) hay tế bào ăn xương (bone-eating cells) và các tế bào tạo xương (osteoblasts)hay bone-forming cells. Nếu thiếu estrogen, các tế bào hủy xương có cơ hội hoạt động và quá trình tạo xương mới không bù đắp được dẫn đến xương bị mỏng đi mà giảm độ chắc.

Vì thế, ở thời kỳ mãn kinh tỷ lệ mất xương tăng đến 2 -3 %/năm. Sau 8-10 năm, tỷ lệ mất xương trở lại 0.5% đối với xương xốp và 1% đối với xương chắc.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến duy trì tạo xương:

  • Yếu tố di truyền: Quyết định khoảng 75% thời điểm đạt tỷ lệ tạo xương cao nhất. Các gene mã hóa cho tổng hợp thụ quan với vitamin D (vitamin D receptor) và thụ quan đối với estrogen (estrogen receptor) ảnh hưởng đến thời điểm đạt mức độ hình thành xương lớn nhất.
  • Vận động và tập thể thao
  • Thói quen ăn uống (khẩu phần ăn)
  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Do mãn kinh, tốc độ mất xương ở phụ nữ lớn hơn ở nam giới rất nhiều. Tuy nhiên nam giới cũng vẫn có thể bị mắc (tỷ lệ bệnh nhân loãng xương là nam giới chiếm 20%).
  • Người da trắng và người châu á có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
  • Nhóm máu
  • Một số quá trình bệnh lý khác như rối loạn tiêu hóa, bệnh tuyến nội tiết

Các nguyên nhân dẫn đến loãng xương thứ cấp bao gồm: Rối loạn nội tiết (thiểu năng tuyến sinh dục, bệnh Cushings, ưu năng tuyến giáp trạng, ưu năng tuyến cận giáp trạng, bênh đái đường), rối loạn hoạt động tủy xương (ung thư đa dòng bạch cầu: myeloma,, ung thư di căn, uống nhiều rượu, bệnh mạch cầu, ung thư cơ quan tạo máu), rối loạn collagen disorders (quá trình hình thành xương không hoàn chỉnh, hội chứng Marfans), rối loạn dạ dày, ruột (rối loạn hấp thu, rối loạn dinh dưỡng), dùng thuốc: alimimum actacids, anti-convulsants, hóa liệu pháp, dùng glucocorticoid, liệu pháp thay thế hormon) .

Phòng loãng xương như thế nào?[sửa]

  • Phòng loãng xương loại I: Có thể áp dụng các bện pháp như kiểm tra để xác định mật độ xương (kiểm tra xương cổ tay) và tiền hành sớm (thời kỳ 30 tuổi)
  • Nếu được chẩn đoán là có nguy cơ mắc loãng xương do di truyền (cụ thể là thời kỳ đạt đỉnh điểm về khối lượng xương sảy ra sớm) thì nên áp dụng các biện pháp phòng như tập thể thao, chú ý chế độ ăn và kiểm tra xương thường xuyên.
  • Thể dục và loãng xương: Tập aerobic (khoảng 20-30 phút/lầm, 3-4 lần/ngày). Các hình thức tập luyện khác như chạy bộ, đi bộ, leo cầu thang với độ cố sức khoảng 70-90% cùng với dùng 1.500 mg canxi/ngày có thể làm tăng mật độ xương sống.

Lưu ý: Những người mắc loãng xương hay có lượng xương thấp cần chú ý tư thế của các động tác tập và thể lực của bản thân (các động tác như uốn cong cột sống về sau, bẻ gập về trước, xoay cổ tay và bẻ các ngón tay nhiều khi nguy hiểm. Tư thế tập của người đã phát hiện chững loãng xương cần được bác sỹ góp ý để tránh gãy xương.

  • Ăn uống: Canxi có vai trò quan trọng để giữ độ chắc và sức chống chịu của xương nhưng các tài liệu cho rằng khoảng 70% dân số không được cung cấp đủ Canxi hoặc vitamin D (vitamin D có vai trò trong hấp thu và giữ canxi trong tổ chức xương). Lượng cannxi và vitamin D cần thiết ước tính như sau:

Phụ nữ 25-50 tuổi và phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh (đang áp dụng liệu pháp thay thế hormon): 1000 mg canxi một ngày và 400 i.u vitamin D.

Phụ nữa có thai và phụ nữ đang cho con bú: 1500 mg canxi một ngày.

Phụ nữa sau mãn kinh dưới 65 tuổi và không dùng liệu pháp thay thế hormon: 1500 mg canxi và 400-800 i.u vitamin D.

Đàn ông 25-65 tuổi: 1000 mg canxi.

Tất cả mọi người (cả nam và nữ) trên 65 tuổi: 1500 mg canxi.

Canxi có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm như sữa, sữa chua, phomat, nhiều loại rau, ngũ côc, đậu và một số loại cá...

Các loại thức ăn khác nhau có khả năng cung cấp canxi với hàm lượng khác nhau. Canxi bổ sung cũng có trên thị trường nhưng nếu bạn dùng chúng tốt nhất nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ, dược sỹ.

Vitamin D từ cá, gan, sữa, nước cam, ngũ cốc. Vitamin D bổ sung cũng có mặt trên thị trường.

Khẩu phần đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo lượng canxi và vitamin D thu nhận và từ đó phòng chứng loãng xương. Nếu khẩu phần giàu protein và natri hay cả hai sẽ làm tăng sự mất canxi theo nước tiểu và làm giảm lượng canxi của cơ thể.

Cũng nên biết rằng nếu lượng canxi đến mức 2000 mg trong ngày sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương thận và tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Vì vậy những người đã có triệu chứng sỏi thận hay đã từng mắc sỏi thận nên hỏi bác sỹ trước khi muốn dùng bổ sung canxi để phòng loãng xương.

  • Đo mật độ xương để chẩn đoán loãng xương

Một số chuyên gia cho rằng nếu bạn đã trên 65 tuổi hay chưa đến 65 tuổi nhưng đã qua giai đoạn mãn kinh và có nguy cơ mắc chứng loãng xương nên kiểm tra mật độ xương 1-2 năm một lần.

Dựa trên kết quả đo mặt dộ xương và những kết quả xét nghiệm khác, bác sỹ sẽ khuyên bạn nên dùng biện pháp hay loại dược phẩm nào để làm giảm tôc độ mất xương và phòng loãng xương

Ai có nguy cơ bị loãng xương?[sửa]

  • Phụ nữ từ 45-50 tuổi có nguy cơ cao đối với loãng xương loai I. Nếu bạn có nguy cơ, bạn nên khám kiểm tra mật độ xương sớm và áp dụng các biện pháp phòng bệnh.
  • Tuổi cao (đặc biệt là những người trên 65 tuổi, cả nam và nữ)
  • Những phụ nữ xương nhỏ có nguy cơ măc loãng xương cao hơn
  • Kinh nguyệt và mãn kinh: Mãn kinh làm tăng nguy cơ loãng xương

Mãn kinh sớm hoặc tắt kinh trước thời ký mãn kinh càng làm tăng nguy cơ mắc loãng xương.

  • Thiểu năng tuyến sinh dục (dịch hoàn nhỏ, thiếu testosteron) ở nam giới.
  • Thói quen sinh hoạt: thường ăn thức ăn có ít Canxi hoặc vitamin D hay thiếu cả hai; ít vận động và ít tập thể dục, nghiện rượu, hút thuốc.
  • Các bệnh mãn tính và dùng thuốc điều trị: Một số loại thuốc có thể làm tổn thương xương và dẫn đến "loãng xương thứ cấp". Loại loãng xương này gặp ở 20% bệnh nhân loãng xương nữ và 40% bệnh nhân nam. Những thuốc có thể gây tác dụng phụ này như thuốc điều trị rối loạn nội tiết (điều trị ưu năng tuyến giáp trạng), thuốc điều trị suy tủy, rối loạn collagen, bệnh dạ dày ruột. Dùng các glucocortocoid trong thời gian dài để chữa các bệnh hen, viêm khớp có thể làm tổn thương xương. Vì vậy bệnh nhân loãng xương đang điều trị các bệnh này phải hỏi ý kiến bác sỹ để cân nhắc tình trạng của mỗi bệnh.

Chẩn đoán loãng xương[sửa]

Sau nhiều nghiên cứu, xương sống vùng hông khum thường được lựa chọn để đo mật độ xương. Các xương này thường bị mất lượng khoáng lớn và có nguy cơ bị gãy cao. Trong những trường hợp đặc biệt có thể đo mật độ xương cổ tay hay sử dụng siêu âm kiểm tra mật độ xương gót.

1. Dùng Tia X thường không thể phát hiện được hiện tượng mất khoáng nhẹ mà chỉ có thể phát hiện khi xương đã mất ít nhất 1/4 khối lượng..

X quang

2. Dual-energy X-ray absorptiometry (DEXA). DEXA sử dụng hai chùm tia X để ước tính mật độ xương ở các đốt sống và xương chậu. Lượng mỗi chùm tia bị cản bởi xương và các mô mềm được so sánh với nhau.

DEXA là phương pháp chính xác nhất để đo mật độ xương và có thể phát hiện được mức độ mất xương 2% một năm đồng thời thao tác nhanh và sử dụng liều xạ thấp nhưng đắt hơn sử dụng siêu âm.

DEXA scan có thể đánh giá một người có nguy cơ giảm sức chống chịu của xương hay không. Theo tổ chức loãng xương quốc gia Mỹ, kiểm tra bằng phương pháp này cần được tiến hành ở các nhóm sau: (1) Tất cả phụ nữa trên 65 tuổi, (2)Phụ nữ sau mãn kinh, dưới 65 tuổi có nhiều nguy cơ mắc loãng xương, (3)Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh chưa quyết định áp dụng liệu pháp thay thế hormon, (4)Hình ảnh X quang cột sống bất thường, (5) Uống steroid trong thời gian dài, (6)Ưu năng tuyến giáp trạng. .

Các đốt sống hông

3. Single-energy X-ray absorptiometry (SXA) có thể được sử dụng nhưng không thông dụng bằng DEXA.

4. Peripheral dual-energy X-ray absorptiometry (P-DEXA)được biến đổi từ phương pháp DEXA và thường được sử dụng để đo mật độ xương cổ tay nhưng không dùng để đo mức độ mất khoáng của các xương gần gãy (xương hông hay cột sống). Máy P-DEXA là thiết bị tiện lợi (sách tay), sử dụng liều xạ thấp và cho kết quả nhanh hơn phương pháp đo DEXA thường. P-DEXA hạn chế hơn DEXA khi sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của thuốc trong điều trị loãng xương.

Xương tay (xương cổ tay, bàn tay và các xương ngón)

5. Dual photon absorptiometry (DPA): sử dụng chất phóng xạ để sản sinh bức xạ và có thể đo mật độ xương ở xương hông và xương sống. DPA cũng thể dụng liều xạ thấp nhưng thời gian thực hiện chậm hơn các phương pháp khác.

6. Siêu âm thường được sử dụng trong chẩn đoán ban đầu. Nếu kết quả siêu âm cho thấy mật độ xương thấp thì DEXA được sử dụng để xác nhận lại kết quả. Siêu âm sử dụng sóng âm để xác định mật độ xương (thường là xương gót). Phương pháp siêu âm nhanh, không gây đau và không sử dụng chất phóng xạ như trong phương pháp X quang nhưng không đo được mật độ xương của các xương gần rạn, gãy do loãng xương như xương hông và xương sống. Ngoài ra siêu âm hạn chế trong kiểm tra ảnh hưởng của thuốc trong điều trị..

Xương chậu

7. Quantitative computed tomography (QCT là một dạng của CT để đo mật độ xương cột sống (đốt sống). Một loại QCT có tên peripheral QCT (pQCT) sử dụng để đo mật độ xương ở chi (như xương cổ tay). QCT ít được áp dụng vì giá thành cao, sử dụng liều xạ cao và kém chính xác hơn DEXA, P-DEXA hay DPA. Chúng tôi sử dụng phương pháp này để kiểm tra mức độ ảnh hưởng của một số dược phẩm cho liệu pháp thay thế hormon trên động vật thí nghiệm (in vivo ex vivo).

Tài liệu tham khảo[sửa]

1. Rapaport R, Cook DM: Transition of childhood-onset growth hormone-deficient patients to adult healthcare; Pediatr Endocrinol Rev. 2006 Dec;4 Suppl 1:82-9

2. Boden HS, Skoldenberg OG, Salemyr MO, Lundberg HJ, Adolphson PY, Continuous bone loss around a tapered uncemented femoral stem: A long-term evaluation with DEXA. Acta Orthop. 2006 Dec;77(6):877-85.

3. Scharla S, Oertel H, Helsberg K, Kessler F, Langer F, Nickelsen T.Curr, Skeletal pain in postmenopausal women with osteoporosis: prevalence and course during raloxifene treatment in a prospective observational study of 6 months duration, Med Res Opin. 2006 Dec;22(12):2393-402

4. Szulc P, Delmas PD, Bone loss in elderly men: increased endosteal bone loss and stable periosteal apposition. The prospective MINOS studyOsteoporos Int. 2007 Jan 26.

Các website:

http://www.webmd.com

http://www.medicinenet.com

Nguyễn Bá Tiếp

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này