Một số khía cạnh về văn hóa và con người trong triết học phương Tây hiện đại

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Theo nhiều nhà văn hoá học thì cho đến những năm 70 của thế kỷ này, ở phương Tây ít nhất có trên 200 định nghĩa khác nhau về văn hoá. Tính số nhiều của định nghĩa về văn hoá không nói lên tính bất định, thậm chí tính bất khả thi của văn hoá, mà chỉ nói lên tính phong phú của nó: một loạt các khoa học với những nhiệm vụ nhất định đã chú ý tìm kiếm những khía cạnh khác nhau của văn hoá. Văn hoá ngày nay không còn giới hạn trong khuôn khổ nghiên cứu của một khoa học, mà là sự kết hợp nghiên cứu của nhiều khoa học. Nhưng dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về văn hoá như thế nào chăng nữa thì chúng cũng hội tụ ở một điểm: con người luôn luôn là trung tâm của sự phát triển văn hoá.

Con người được đề cập trong văn hoá phương Tây là con người hiện đại. Quả thực, thế giới mà chúng ta đang sống không còn là thế giới thuộc nửa đấu thế kỷ nữa. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, cùng với nhưng biến đổi to lớn đang diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đã tạo nên sự thay đổi khác thường trong đời sống văn hóa.

Trước tầm quan trọng của vấn đề con người, người ta hy vọng sẽ có một bộ môn khoa học duy nhất lấy con người làm đối tượng nghiên cứu (đã có những "viện con người" ra đời). Khoa học về con người không chỉ cần có sự hợp tác nghiên cứu của khoa học nhân văn mà còn cần cả sự hợp tác nghiên cứu của khoa học tự nhiên. Các khoa học đó xích lại gần nhau ở giao điểm đặc tính con người. Chúng không chí nói tới lý tưởng về con người đã được đề cập trong những bộ óc lớn của nhân loại mà còn phải tìm ra những phương pháp nghiên cứu mới của khoa học về con người. Những phương pháp đó không phải ở đâu xa mà đã được khởi động bới khoa học tự nhiên và triết học.

Ở phương Tây có hai cách tiếp cận về con người: một đi theo chủ nghĩa duy lý, một đi theo chiều ngược lại - chủ nghĩa phi duy lý. Xét về mặt bản thể luận, hai cách tiếp cận đó đối lập nhau. Nhưng xét về mặt nhận thức luận, chúng lại tồn tại song hành, tạo nên bộ mặt ý thức hệ của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Vấn đề con người đã trực tiếp hoặc gián tiếp, ở trình độ này hay ở trình độ khác, ở mặt này hay ở mặt khác, trở thành vấn đề chung của mọi khoa học, của mọi lĩnh vực hoạt động nghệ thuật - những lĩnh vục tạo thành một hệ thống văn hoá. Chúng ta đang chứng kiến một loạt lập trường, chủ kiến , dự báo , dự đoán triết học, chính trị - xã hội và đạo đức khác biệt, kể cả đối lập nhau về vấn đề con người. Trong quá khứ, con người đã được nghiên cứu bởi nhiều bộ môn khoa học như nhân học, tâm lý học, sinh học, vật lý học, giáo dục học, đạo đức học, mỹ học, y học... Ngày nay, những nghiên cứu hiện đại về con người được đặc trưng bằng sự đa dạng của những cách tiếp cận rộng lớn, của sự nhận dạng những mặt mới bởi cách đặt ra những vấn đề chưa từng biết tới và từ đó nổi lên những bộ môn khoa học mới. Trong những bộ môn và trào lưu mới của khoa học tự nhiên, có thể kể tới sinh lý học và hình thái học lứa tuổi, loại hình học của hoạt động thần kinh cấp cao, di truyền học người. Trong hệ thống khoa học nhân văn, đó là lao động học, giá trị học, gợi mở học, sinh thái học xã hội… Trong kỹ thuật, đó là điều khiển học, lý thuyết thông tin…

Những thành tựu về kinh tế, chính trị (Nhà nước), khoa học, phương tiện đại chúng... không đơn thuần là sự sản xuất của cải, là những cơ chế, những máy móc, những công nghệ, là "văn hoá vật chất" không tinh thần bên cạnh "văn hoá tinh thần". Người ta cho rằng chúng là văn hoá bới chúng có những ý tưởng, những tri thức, những nguyên tắc mà con người đã gửi gắm vào chúng, đã khách thể hoá chúng và nhờ đó, con người bộc lộ sức mạnh duy lý và tất cả những xung lực sáng tạo của mình.

Về cách tiếp cận con người theo chủ nghĩa nhân học. Trước tiên, có thể kể đến Oswald Spengler (1880 - 1936 ), nhà triết học Đức, là người trình bày rất đặc sắc về hai khái niệm "văn hoá" và "văn minh" và tiến xa hơn nữa, ông nói tới sức sống và tiền đồ của xã hội phương Tây trong tác phẩm nổi tiếng của mình The decline of the West (sự suy tàn của phương Tây). Theo O.Spengler, văn hoá là một khuynh hướng tinh thần của một nhóm dân tộc đã hoàn tất một ý tưởng nhất trí nào đó về thế giới, và khuynh hướng tinh thần được xem như một ý tưởng nhất trí đó đã xâm nhập vào tất cả mọi hoạt động của họ như nghệ thuật, tôn giáo, triết học, chính trị , kinh tế và đến cả chiến tranh của họ.

O Spengler cho rằng, văn hoả phương Tây đã đi hết một chu kỳ (xuân, hạ, thu, đông) và hiện nay, mùa đông của văn hoá đó đã đẻ ra văn minh. Như vậy, văn minh là một giai đoạn của văn hoá, mà ở đó, truyền thống và nhân vị đã mất hết "giá trị tức thời" của chúng, và ở đó , mọi lý tưởng đều phải tư duy lại bằng tiền bạc mới có khả năng thực hiện. Cái khuynh hướng tinh thần" về "một ý tưởng" nhất trí về thế giới của nền văn hoá ở phương Tây mà Spengler nhấn mạnh, đó chính là chủ nghĩa cá nhân. Ở phương Tây, từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời cho đến nay, chủ nghĩa cá nhân bao giờ cũng được coi là giá trị cao nhất trùm lên mọi lĩnh vực của đời sống. Người ta coi cá nhân không phải là một bản thể đối lập với xã hội, mà với tư cách là nhân vị, nhưng nhân vị không phải là "con người phổ quát", mà có một "thế giới tinh thần" của một "con người cụ thể". Spengler đã có lý khi ông nói vê sự suy tàn của phương Tây chính là ở chỗ, nó đánh mất một giá trị tức thời là tính nhân vị của con người.

Trong lý luận của Spengler về chu kỳ văn hoá, chúng ta thấy nổi lên ý tưởng về dự phóng. Quả thực, Spengler đã có cái nhìn dư phóng về sự suy sụp của nền văn minh. Ở đó, sự phát triển và sự hoàn thiện nhờ vào sự dự phóng của kỹ thuật, của việc ngoại hiện hoá, vật chất hoá các giá trí tinh thần, của sự xuất hiện liên tiếp những "mốt" thay chỗ cho sức mạnh tương tượng của nghệ thuật.

Ngày nay, người ta muốn thực hiện “văn hoá dự phóng" để "nhân đạo hoá" tiến bộ khoa học kỹ thuật, hòng cứu nguy cho sự suy tàn của nền văn minh phương Tây. Xét cho cùng, mọi nên văn hoá truyền thống đều có chiều hướng dự phóng, bới chúng nhăm lưu giữ tất cả những gì thiêng liêng và có tính quy tắc. Có thể đặt ra một câu hỏi rằng liệu nhưng kết quả đau khổ của sự dự phóng có phải là hệ quả của một sai sót có ngay từ điểm xuất phát của khái niệm văn hoá dự phóng (?), bởi lẽ nó không đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội và hơn nữa, dẫn tới nguy cơ tự huỷ diệt. Những ý tưởng về sự giới hạn và sự bền vững của tiến bộ, về việc xem xét lại quan niệm "sự tăng trưởng có giới hạn" những nhu cầu vật chất, về việc cải tạo toàn bộ "thiên nhiên thứ nhất" thành "thiên nhiên thứ hai"… chẳng phải là bằng chứng về sự khủng hoảng của bản thân khái niệm văn hoá dự phóng và của cả nền văn hoá có tính quy tắc mà ngày nay thường được coi là nằm trong “chu trình khép kín" hay sao? Người ta cho rằng văn hoá kiểu dự phóng được hình thành dưới ảnh hưởng của sự sùng bái Prômêtê - người khổng lồ đầy kiêu hãnh đã nổi dậy chống lại mọi lực lượng tối cao để đánh cắp được lý trí. Người ta cung cho rằng nền văn minh Prômêtê của chúng ta về bản chất là có tính xâm kích , là nền văn minh của bão tố và xung động được chương trình hoá bởi sự bành trướng không giới hạn trên mọi lĩnh vực, rằng những chiến thắng trên con đường đó là “chiến thắng Pyrrhus” với một giá quá đắt, rằng huyền thoại về Prômêtê đánh cắp lửa của trời là một huyền thoại cảnh báo rằng sự sùng bái Prômêtê do các nhà cổ học tạo nên và ngày nay chúng ta tôn thờ chẳng giống gì với truyền thống ban đầu đã miêu tả Prômêtê như một kẻ cắp, một đứa nói đối không một chút gì là anh hùng cả. Sự sùng bái Prômêtê, sùng bái lý trí quả nhiên đã trở thành hòn đá tảng của sự ra đời của văn hoá dự phóng. Ngày nay, sự dự phóng kỹ thuật để nâng cao của cải vật chất mặc dù có tầm quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với nền văn minh, song nó lại bao chứa một động năng đối lập với văn hoá. Tạo ra sự sùng bái Prômêtê và làm mất bản chất thần thoại đã được khẳng định về mặt đạo đức và thẩm mỹ của nhân vật đó, nền văn minh dự phóng không phải đi vào con đường của sự phát triển tự tại của văn hoá, của sự thể hiện bản chất sâu xa và sự phong phú của nó, mà chỉ là con đường tìm kiếm hòng hoàn thiện "cái chìa khoá vạn năng", bất chấp tất cả, miễn sao vào được kho hàng của tự nhiên. Hình phạt mà Prômêtê đã phải chuốc lấy do vi phạm giới luật ngày nay vẫn còn giá trị cảnh báo loài người đang ở bên bờ vực thẳm tham vọng. Sự dự phóng đó là kết quả của sự phát triển không hài hoà của kỹ thuật, của những phương tiện bất chấp sự bền vững, sự tái tạo và sự phát triển tự tại của văn hoá với tính cách là một thực thể mang nghĩa. Nhưngsự dự phóng là tự tại của văn hoá khi nó thực hiện chiểu dự phòng tồn tại ở trạng thái tiềm ẩn của văn hoá, nghĩa là nó được chiếm lĩnh và được phát triển bởi con người với tư cách là năng lực sáng tạo bảo đảm sự tái tạo rộng rãi, sự phong phú về tinh thần và vật chất của xã hội. Như vậy, khái niệm dự phóng có tính hai chiều. Vì thế, cần phân biệt và đánh giá đúng đắn sự tương đồng và khác biệt của dự phóng và văn hoá. Nếu khái niệm dự phóng dùng để chỉ việc thực hiện tiềm năng dự phóng của văn hoá thì đó là văn hoá dự phóng. Trong trường hợp ngược lại, dự phóng được coi như "chìa khoá vạn năng" đã được làm ra một cách xảo trá, thì đó là kỹ thuật của những phương tiện, do vậy, nó là một phản văn hoá. Khoa học, kỹ thuật phát triển không có dự phóng có nghĩa chỉ là sự cóp nhặt, là sự phát triển một chiểu, nhất là khi nó tách rời triết học - môn khoa học luôn luôn quan tâm tới sự tự do của con người, tới sự tự dự phóng và sự tự thực hiện của cá nhân.

Khoa học của thế kỷ XX không ngừng trở nên dự phóng. Quả thực, lý thuyết tương đối, lý thuyết về vũ trụ chân không, di truyền học, điều khiển học, lý thuyết tâm lý học về loài gốc, văn hoá học di truyền đã vượt ra ngoài gi ới hạn của quan sát trực tiếp. Người tachứng kiến chiều hướng dự phóng nhân vị đang làm sôi động khoa học. Triết học cũng đi theo chiều hướng đó. Đương nhiên, triết học không thể không có nội đung lý luận, nhưng giờ đây nó được trang bị thêm thành tố dự phóng. Khi người ta triết lý hay tư duy triết học mà lại loại trừ sự tưởng tượng thì người ta không thể nào thực sự đưa lại một nguyên tắc triết học có khả năng “nhìn rõ" sự liên hệ giữa các khái niệm và nhìn nhận các ý niệm một cách logic. Người ta sẽ không hiểu gì hết về Platon nếu không coi những ý niệm của ông như nhưng dự phóng, những hệ chuẩn hay những "mô hình sinh sản". Những không tướng của ông trong nền cộng hoà và những quy luật là những kết cấu dự phóng lớn. Hơn nữa, cách suy tư triết học của Platon cũng hoàn toàn là dự phóng và mang lại cả tính nghệ thuật và huyền thoại.

Khái niệm triết học khác với khái niệm khoa học ở chỗ , nó không là thước đo của nhận thức lý luận mà là thước đo của hoạt động của thực thể và của tính thực thể của lý trí triết học. Không nên chỉ quy nó về quy chế của tính chủ thể. Con người chỉ tham dự vào bản thể khi con người tích cực, sáng tạo, khi con người vượt ra khỏi khuôn khổ của dữ kiện, của cái hiện tại để đi vào cái không nhìn thấy, vượt qua những nối tiếp, những trật tư thuần tuý logic để di vào thế giới chưa biết. Bản thể "là" cái thông qua sự tự thực hiện tự do của tính nhân vị. Khoa học không chỉ cần những kinh nghiệm trí tuệ và kỹ thuật đặc thù (dự phóng - phương tiện) mà còn cần những dự phóng - mục tiêu, cần sự dự phóng triết học mà ở đó không chỉ là những động cơ mà còn là những kết quả của một tính cách nhân vị. Đó là sự ăn nhập sự nối tiếp nhân vị của dự phóng của hệ chuẩn (chỉ mặt dự phóng của bản thể) trong tất cả mọi ngành - không chỉ trong đạo đức, mỹ học, nhân học mà còn cả trong nhận thức luận, bản thể luận... Điều đặc biệt có ý nghĩa là các nhà khoa học lớn của thế kỷ XX đã nhấn mạnh đến tính nhân vị của triết học và khẳng định tính khác biệt của những dự phóng triết học. Ở đây có sự tương hợp giữa những kiểu của tính nhân vị và những kiểu của triết học có tính nhân vị, cả hai đều không tách khỏi suy tư triết học.

Ở đâu sự nhận thức nhân vị dự phóng về bản thể bị cấm đoán, bị ngăn trở thì ở đó triết học sẽ chết dù có nói gì tới lý luận về con người, về tụ do và sự phát triển toàn diện, hài hoà của nó. Một thế giới quan dù cho là thiên tài, những vô danh và phi nhân vị, không có tác giả ở "ngôi thứ nhất" thì có thề thuộc về tôn giáo chứ không thể thuộc về triết học được. Sự giải trừ nhân vị đối với triết học chính là sự giải trừ triết học về thế giới quan.

Ngày nay chúng ta chứng kiến sự tồn tại phong phú của nhiều trào lưu khoa học, kỹ thuật nghệ thuật cũng như sự khác biệt của nhưng hình thức quan hệ sản xuất và của những lĩnh vực siêu sản xuất. Tính đa dạng đó đã báo hiệu càng ngày càng rõ sự cần thiết của việc làm sống lại triết học với những dự phóng khác nhau về triết học. Thời đại thông tin hoá, rôbớt hoá đã đặt ra yêu cầu phải rời khỏi trọng tâm là những đòi hỏi của con người sang sự sáng tạo trong mọi lĩnh vực từ sản xuất tinh thần đến sản xuất vật chất, từ những quan hệ đạo đức tới chính tri. Trong Làn sóng chứ ba, A.Tomer đã cho răng con người làm việc không chỉ đùng tới bộ óc duy lý mà còn cần cả cảm xúc, trực giác và trí tưởng tượng. Đó là những sản phẩm rất nhân vị. Đây không chỉ là sự tiềm tàng hoá những tiềm năng của văn hoá, mà còn là sự dự phóng hoá những khả năng mới của nền văn hoá mới. Muốn vậy, phải có nhiều dự án, nhiều lựa chọn và nhiều sự cần thiết. Văn hoá chính trị phái được khơi đậy. Quá trình dự phóng phát triển trong xã hội là kết quả của một văn hoá chính trị phát triển. Lối suy nghĩ ở "ngôi chứ nhất", việc xây dựng phong cách tư duy và giao tiếp bằng nhưng quan niệm, những chương trình dự phóng không chỉ là hậu quả mà là tiêu đề, một chỉ báo của văn hoá chính trị. Vì vậy, "quyền lao động phải được bổ sung bằng quyền dự phóng", đó là quyền bảo vệ bản sắc con người, bản sắc tinh thần và văn hoá, quyền bảo đảm hoạt động hoàn toàn tự do, không bị tha hoá của một thực thể phong phú, hoàn thiện và do đó, lao động trở thành nguồn gốc nuôi sống con người, kể cả hoạt động dự phóng của họ.

Văn hoá dự phóng là cái nền cho việc theo đuổi lý tưởng "nhân đạo hoá" tiến bộ khoa học, kỹ thuật, được đánh dấu bởi sự khẳng định nhân vị và bản sắc của con người, sự khẳng định tinh thần và văn hoá trong hoạt động văn hoá. Nhưng liệu nền văn minh hiện đại chỉ có một con đường đầy màu hồng đi tới đích cuối cùng hay vẫn còn là sự "đánh mất những giá trị thức thời" như Spengler đã nhìn thấu? Chủ nghĩa mục đích bao giờ cung để tuột khỏi tay chân lý.

Nền văn hoá đang chớm nở sau khi phương Tây suy tàn mà Spengler nói trên đây phải chăng là nền "văn hoá màn ảnh", nền văn hoá thông tin mà có người gọi là "nến văn hoá của thiên kỷ tới"? Theo A.Toffler, từ giữa thế kỷ, nước Mỹ đi đầu xã hội thông tin và một thống kê cho thấy đến nay hơn nửa số gịa đình ở Mỹ đã có máy tính cá nhân - điều kiện cho văn hoá màn ảnh ra đời. Văn hoá màn ảnh là một loại hình văn hoá mà cơ sở vật chất là những văn bản. Ở đây, văn bản không phải là chữ viết, sự thị giác hoá trên màn ảnh không dựa vào chữ viết dưới hình thức những dòng chữ, mà dưới một hệ thống những hình ảnh phẳng trên màn hình. Nói cách khác, nó không dựa vào chữ viết mà dựa trên "ngôn ngữ hình ảnh", tức là trên một luồng vật chất những hình ảnh. Về bản chất, văn hoá màn ảnh khác xa văn hoá viết nhưng lại gần gũi với hoạt hình nguyên thuỷ của con người, tức văn hoá tiếp xúc cá nhân. Văn hoá màn ảnh đã đặt ra vấn đề khác với vấn đề muôn thuở (vấn đề về mối liên hệ giữa “bản tính của sự nhận thức" và bản tính con người ) đó là vấn đề về mối liên hệ giữa "tri thức" và "thông tin". Và từ đó nổi lên bản chất văn hoá sâu xa của máy tính trong tương lai, nó gần như là chỗ dựa vật chất của văn hoá màn ảnh. Nó không chỉ thực hiện những phép tính toán học hay những đồ thị, mà còn triển khai những môi trường biotique của con người. Như vậy, trước mắt chúng ta có một mô hình ba chiều của thế giới văn hoá: thế giới sự vật, thế giới những văn bản - thế giới những con người (của hoạt động con người). Có lẽ đây cũng là một cư dân của thế giới văn hoá mà Popper đã đề xướng.

Khi ta đưa ra một định nghĩa rộng và mang tính văn hoá của máy tính - công cụ. chính của tin học thì rõ ràng bản thân tin học đã có một giá trị mới. Nó không chỉ là một khoa học tự nhiên mà còn là một khoa học rất nhân văn. Có lẽ nó là một "hạt" của chu trình liên thông của các khoa học đang hình thành. Không phải ngẫu nhiên mà những vấn đề cơ bản của tin học ngày càng trở thành vấn đề của ngôn ngữ và của cấu trúc ngôn từ màn ảnh, của đối thoại và của những mạng liên lạc, của văn hoá tâm lý của người sử dụng.

Nền văn hoá Computer ra đời không có nghĩa là sẽ thay thế hoàn toàn, thậm chí sẽ “tiêu diệt" hai loại hình đã có trong văn hoá truyền thống. Không, nó chỉ có thể phát triển trong khung cảnh không tách biệt của cả ba loại hình văn hoá và nếu tách biệt sẽ dẫn đến nguy cơ xoá bỏ sự sáng tạo và đặc tính của chính nó. Như vậy, ngày nay nổi lên giữa hành tinh này "một kim tự tháp văn hoá" , mà ở đó công nghệ thông tin đã đưa lại một chiều cạnh mới vào hình ảnh truyền thống của văn hoá. Nhưng, cần nhớ rằng chiều cạnh mới đó được đắp vào kim tự tháp từ chân tháp tới đỉnh tháp mà những thứ bậc các giá trị đó không bị thay đổi.

Vậy nhưng mục tiêu cơ bản của nền văn hoá thông tin là gì? Một là, nó thiết lập những nguyên tắc của sự vận hành của màn ảnh và của vô số những khả năng của loài người đối với sự phát triển tương lai của nó. Đó là chỗ dựa vật chất mới hay công cụ mới của nó là máy tính với tư cách là một hệ thống những ký hiệu. Hai là, gắn liền với điều nói trên, sự dự báo về sự phát triển của văn hoá màn ảnh trong khung cảnh của văn hoá thế giới. Theo quan điểm nào đó, khái niệm "sinh thái học về văn hoá" không những dùng để chỉ sự bảo tồn những hình thức truyền thống của văn hoá, sự giữ gìn di sản của quá khứ, mà còn dùng để chỉ sự phát triển gắn liền với những thể loại văn hoá mới đã ra đời và sự tương tác của những thể loại văn ho á mới với những thể loại văn hoá truyền thống. Như vậy, sinh thái học về văn hoá nhằm bảo đảm sự vận hành tối đa của văn hoá sống. Quan niệm rộng rãi đó về sinh thái học về văn hoá không chỉ gắn liền với truyền thống và lịch sử mà còn cả với tương lai, với những con đường quá độ của sự phát triển văn hoá: từ tư duy văn hoá kinh nghiệm sang tư duy sinh thái - văn hóa.

Khi bàn về ngôn ngữ của văn hoá màn ảnh, người ta không thể không quan tâm tới những vấn đề ngôn ngữ khác thường này, tới những vấn đề của tu từ học - mới, hay của những vấn đề ngữ nghĩa học tổng quát. Đó là những vấn đề cơ bản của tin học. Khi đã biết được tính chất cơ bán đa logic của những giao tiếp màn ảnh phát triển trong phạm vi của văn hoá hiện đại thì người ta không thể không biết tới sự phát triển, phân tích giao tế" mà R.O. Jakobson và C.Levy-strauss đã khởi thảo.

Một khía cạnh rất quan trọng nữa của nền văn hoá mới đó là những vấn đề triết học của đối thoại? Trong chủ đề lớn đó, có thể thấy nổi lên ngay những vấn đề tâm lý của văn hoá màn ảnh, nhất là những vấn đề về giá trị con người. ở đó, người ta thấy mối quan hệ giữa những giá trị của văn hoá màn ảnh, hay sự tương liên giữa những giá trị của khoa học, của nghệ thuật và của đời thường trong khuôn khổ của văn hoá màn ảnh mới ra đời. Nhưng vấn đề tâm lý của văn hoá màn ảnh là những vấn đề của giai đoạn mới vật chất của sự phát triển tâm quyển của tổng thể hành tinh về những phẩm chất tâm lý, trí tuệ và văn hoá, ở đó, nhiều công cụ mạnh me sẽ ảnh hưởng to lớn tới tâm lý con người.

Một khi màn hình trở thành một hệ thống cơ bản của sự giao tiếp giữa con người và xã hội thì lập tức vấn đề thao tác của con người trở thành vấn đề gay gắt. Hệ thống ký hiệu phát triển và sự biến đổi do máy tính tạo ra đã đưa lại những khả năng thao tác to lớn, ảnh hương tới sức khoẻ, tinh lực, sự nhận thức của con người và tới nhiều giá trị khác. Có thể nêu một vấn đề về khả năng thao tác của con người khi con người đi vào những tầng giao tiếp ảo: Trước hết, con người giao tiếp với con người, sau đó con người giao tiếp thông qua sách, và bây giờ là bằng máy tính. Thế là “hiện thực ảo" trở nên càng ngày càng rõ. Điều này không thể không dân tới sự lo ngại rằng máy tính đưa ra một thế giới tuyệt hảo những phi hiện thực - ở đó , nhiều nghĩa vụ đã bị vứt bỏ và người ta cũng chẳng bận tâm đặt chúng ra trước chúng ta làm gì. Người ta thấy rằng tình hình này có gì giống như trường hợp của những nhà lãng mạn ở thế kỷ XIX: trong nhiều tác phẩm ở thời kỳ đó, nhiều nhân vật nữ chỉ biết say mê những cuốn tiểu thuyết đang thịnh hành và quên khuấy mọi nhân cách của bản thân mình. Nhưng dù sao, những nhu cầu sinh ảo đã xuất hiện trước khi có sự phát triển mạnh mẽ của văn hoá màn ảnh. Công nghệ thông tin của văn hoá sẽ làm tăng sự gay gắt của những vấn đề tiện nghi và bất tiện nghi về tâm lý con người, cho nên con người không tránh khỏi phải đối mặt với "văn hoá tâm lý" gắn liền với "hiện thực ảo".

Văn hoá của thiên kỷ III còn đài và một khi nó đi vào cuộc sống của cả hành tinh thì bảng danh sách những vấn đề tâm lý, triết học của nó còn kéo dài nhiều chủ đề nữa làm nhức nhối tư duy con người về sự lo sợ rằng chủ nghĩa kỹ trị sẽ xoá bỏ ờ nơi con người nhiều ý tưởng nhân bản. Hiện tượng này cũng không hoàn toàn là mới. Người ta còn nhớ, khi xuất hiện nền văn hoá viết thì Socrate là người chống lại nó - ông lấy lý rằng chữ viết có hại cho sự phát triển một năng lực cơ bản của con người là trí nhớ. Và sau này, khi điện ảnh xuất hiện , nó cung bị kết tội là "trò giải trí của kẻ khờ dại". Rồi mọi phương tiện có thể thực hiện sự phổ biến tự do, ví như truyền hình, cung bị liệt vào loại làm "suy tàn nền văn minh". Cho nên, chăng lạ gì cuộc cách mạng Computer ngày nay không thoát khỏi bị lên án là sự sáng tạo dữ tợn của các nhà kỹ trị.

Rõ ràng , nền văn hoá màn ảnh đã làm xuất hiện một tư duy mới không chỉ quy về tư duy chính trị, mà còn là tư duy của việc con người hướng về sự tự phát triển. Tư duy mới này phải chăng là sự phối hợp giữa logic và hình ảnh, là sự tổng hợp của cái khái niệm và cái giáo huấn hay của sự hình thành hình ảnh trí tuệ và sự giả phỏng cảm giác.

Tính nhanh nhạy, mềm dẻo, tính phản ứng và tính sâu sắc của tư duy mới dựa trên một cơ sở, một công cụ vật chất tinh vi là văn hoá màn ảnh. Sự sinh thành của văn hoá màn ảnh dưới hình thức chín muồi nhất định sẽ dẫn đến sự xuất hiện những kỹ thuật mới về chất phục vụ lao động sản xuất. Tình hình đó sẽ đòi hỏi phải có một bộ môn kỹ thuật nhằm vào sự phát triển thường xuyên của con người. Đó là một nguồn dự trữ to lớn bên trong cho sự phát triển triệt để văn hoá lao động của toàn thể xã hội.

Tóm lại, văn hoá màn ảnh đã làm loé sáng nơi con người một hy vọng là chấm dứt sự tách biệt giữa văn minh kỹ thuật và văn hoá tinh thần, hay nói rộng ra, giữa khoa học và nghệ thuật, giữa khoa học và triết học. Ở đây, không chỉ có sự thống trị của công nghệ, của "trí năng nhân tạo", mà còn có con người đối thoại vừa bằng lý trí lạnh lùng, vừa bằng sự tưởng tượng cảm giác: Văn hoá màn hình có "bản tính hình ảnh trí tuệ". Văn hoá màn ảnh với những "hệ thống siêu tinh vi" của nó, quả thực đã làm cho chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa phi duy lý nhích lại gần nhau. Nhưng bản tính của nó là kỹ thuật, là tính duy lý, cho nên thân phận con người trong nền văn minh Computer vẫn còn đó, vì vậy, đây chưa phải là lối thoát rộng thênh thang cho con người. Con người vẫn còn phải cần vai trò của triết học và nghệ thuật. Cho nên, lời cảnh báo của E.Fromm rằng chớ vội vừa lòng với xã hội rôbốt hoá con người, vẫn không thể chìm vào quên lãng.

Nguồn[sửa]

  • Nguyễn Tiến Dũng, Theo Tạp chí Triết học