Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam/Chương 8.5

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Mục lục
  1. Lời nói đầu
  2. Cưới hỏi
  3. Sinh dưỡng
  4. Giao thiệp
  5. Đạo hiếu
  6. Tang lễ
  7. Giỗ tết, tế lễ
  8. Chọn ngày giờ
"Thiên can, địa chi" là gì?

1. Mười thiên can: Theo thứ tự từ 1 đến 10 là[sửa]

Giáp(1), ất (2), bính (3), đinh(4), mậu (5) kỷ (6), canh(7), tân (8), nhâm (9), quí (10).

- Số lẻ là dương can (giáp, bính mậu, canh, nhâm)

- Số chẵn là âm (ất, đinh, kỷ, tân, quí)

- Ngày lẻ (dương can) là ngày cương (đối ngoại)

- Ngày chẵn (âm can) là ngày cương (đối nội)

- Những cặp đối xung: Giáp và kỷ, ất và canh, bính và tân, đinh và nhâm, mậu và quí.

2. Mười hai địa chi[sửa]

Theo thứ tự từ 1 đến 12 là: Tý (1), sửu (2), dần (3), mão (4), thìn (5), tỵ (6), ngọ (7), mùi (8), thân (9),dậu (10), tuất (11), hợi (12).

-Số lẻ là dương chi chỉ kết hợp với âm can.

- Ví dụ: Giáp tý, canh ngọ....

- Số chẵn là âm chi chỉ kết hợp với âm can

Ví dụ: Tân sửu, quí mùi...

- Những cặp đối xung: Tý và ngọ, sửu và mùi, dần và thân, mão và dậu, thìn và tuất, tị và hợi (nghĩa là hơn kém nhau 6).

- Tương hợp: có hai loại, nhị hợp và tam hợp.

Nhị hợp:

  Tý - sửu, Mão - tuất, Tị - thân, Dần- hợi, Thìn- dậu, Ngọ- mùi

Tam hợp:

  Thân - tý - thìn, Dần - ngọ- tuất, Hơi- mão - mùi, Tị -dậu - sửu

Như vậy mỗi chi chỉ có một xung (ví dụ tý xung ngọ), ba hợp (ví dụ tý hợp sửu, tý hợp với thân và thìn)


Trang trước Mục lục Tiếp theo
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Liên kết đến đây