Nói tạm biệt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Biết cách và thời điểm nói tạm biệt thường khá khó khăn, thậm chí cả trong những tình huống thông thường. Học cách nói tạm biệt một cách rõ ràng, thận trọng và phù hợp là một kỹ năng giúp bạn duy trì những mối quan hệ và để mọi người biết được sự quan tâm của bạn. Đôi khi việc nói lời tạm biệt lại dễ dàng hơn thực tế rất nhiều. Hãy đọc thêm để biết cách nhận ra các cơ hội để nói tạm biệt và đáp lại đúng những mong muốn của người khác khi bạn rời đi.

Các bước[sửa]

Nói lời chào Tạm thời[sửa]

  1. Nhận biết thời điểm phải ra về. Khi bạn đang ở bất kỳ một bữa tiệc hoặc buổi tụ tập nào, hoặc thậm chí là khi chỉ có hai người nói chuyện với nhau, bạn cũng sẽ cảm thấy rất khó khăn để có thể rời đi. Học cách nhận biết cơ hội thuận lợi để rời đi sẽ giúp bạn nói lời tạm ra về dễ dàng hơn.
    • Hãy chú ý nếu mọi người dường như đang tản dần. Nếu hơn một nửa số người đã ra về, thì đó là thời điểm thích hợp cho bạn nói lời tạm biệt. Tìm chủ nhà hoặc bạn bè của mình, vẫy tay với mọi người và ra về.
    • Rời đi khi bạn muốn. Bạn không cần phải đợi đến khi có bất cứ tín hiệu nào đặc biệt cả. Nếu bạn đã sẵn sàng về nhà hoặc sẵn sàng để chấm dứt cuộc nói chuyện, hãy nói "Chà, tớ phải về rồi. Gặp lại mọi người sau nhé!"
  2. Quan sát ngôn ngữ cơ thể. Nán lại quá lâu là mất lịch sự, nhưng thường khá khó có thể phân biệt được. Mọi người không thích nói với bạn rằng họ muốn bạn ra về, nên hãy cố gắng quan sát những tín hiệu.
    • Nếu chủ bữa tiệc bắt đầu dọn dẹp hoặc rút lui khỏi cuộc trò chuyện, hãy gọi bạn bè của mình hoặc dọn dẹp tư trang và ra về. Nếu ai đó bắt đầu kiểm tra đồng hồ, hoặc dường như đang thấy bồn chồn, đó cũng là lúc ra về.
  3. Lên kế hoạch gặp lại nhau. Thậm chí khi bạn nói "Gặp lại cậu ở trường ngày mai nhé", hoặc "Tớ không thể đợi được đến Giáng Sinh để gặp lại cậu" cũng có thể giúp lời chia tay nhẹ nhàng và tập trung vào điều sắp tới. Nếu bạn không có kế hoạch nào, hãy coi đây là cơ hội để lập kế hoạch đó. Dù nói là "Gặp lại sau" cũng thể hiện ý như vậy.
    • Đặt một cuộc hẹn uống cà phê hoặc ăn trưa sau đó trong tuần nếu nó có thể giúp lời tạm biệt dễ dàng hơn, nhưng đừng cam kết làm bất cứ việc gì mà bạn không muốn làm. Bạn ra về luôn cũng không sao cả.
  4. Nói sự thật. Mọi người rất dễ dùng lời "biện hộ hợp lý" khi đã sẵn sàng ra về. Bạn không cần phải làm như vậy. Nếu bạn muốn rời đi, chỉ cần nói, "Tớ phải đi bây giờ, gặp lại các cậu sau". Không cần phải làm thêm hành động nào phức tạp hơn. Nếu bạn muốn rút khỏi cuộc nói chuyện bạn đã sẵn sàng kết thúc, chỉ cần nói "Nói chuyện với các cậu sau nhé" là đã quá đủ.

Nói Tạm biệt Lâu dài[sửa]

  1. Lên kế hoạch thời điểm thích hợp để nói lời tạm biệt trước khi rời đi. Nếu ai đó bạn quen biết sắp sửa rời đi một vài năm ra nước ngoài, hoặc đi học đại học, đó có thể là khoảng thời gian căng thẳng và hỗn loạn trong khi họ đang phải lên kế hoạch cho chuyến đi. Hãy đặt thời gian và địa điểm gặp mặt nhất định và nói lời tạm biệt. Cũng tương tự như vậy, hãy ưu tiên nói lời tạm biệt nếu bạn là người phải rời đi. Đừng lên kế hoạch với những người bạn không thực sự cần phải nói lời tạm biệt mà quên mất cuộc hẹn với chị gái mình.
    • Chọn một địa điểm hợp lý - có thể là cả bữa tối, hoặc đi dạo quanh quanh, hoặc dành thời gian cùng nhau làm gì đó mà cả hai đều yêu thích như xem một trận đấu.
  2. Nói về những khoảng thời gian bạn đã có. Nhắc lại những câu chuyện hài hước nhất, nhớ lại những chuyện vui. Quay lại quá khứ: những điều bạn đã làm cùng nhau, những việc xảy ra khi hai người vẫn còn là bạn, thời gian hai bạn dành cùng nhau, thậm chí là chuyện hai người gặp nhau như thế nào.
    • Đừng bắt đầu nói tạm lời tạm biệt ngay khi bạn bước vào căn phòng. Đánh giá thái độ của mọi người về việc họ sẽ ra đi hoặc việc bạn phải ra đi. Nếu đó là một chuyến đi họ không mong đợi, đừng dành toàn bộ thời gian hỏi họ những câu hỏi về chuyến đi. Nếu họ hào hứng, thì cũng đừng dành toàn bộ thời gian làm họ thất vọng khi nói với họ rằng mọi người sẽ nhớ họ đến dường nào. Nếu bạn bè của bạn ghen tị với cơ hội việc làm ở Pháp của bạn, bạn cũng đừng dành toàn bộ thời gian khoe khoang về điều đó.
  3. Hãy cởi mở và thân thiện. Điều quan trọng là cần xây dựng một chỗ đứng cho mối quan hệ. Nếu bạn muốn giữ liên lạc, hãy để họ biết điều đó. Trao đổi thông tin về email, số điện thoại và địa chỉ.
    • Hỏi địa chỉ email hoặc số điện thoại sẽ thoải mái hơn, nên bạn vừa có thể nói chuyện với họ lại có thể thành thật. Nếu bạn không có ý định giữ liên lạc, đừng hỏi chi tiết liên lạc. Hành động đó có thể khiến người bạn sắp đi xa tự hỏi về sự thật lòng của bạn.
    • Chắc chắn các thành viên trong gia đình đều nắm được địa điểm và tình hình, cũng như bạn đã gặp họ trước khi bạn hoặc họ rời đi. Điều quan trọng và đừng để lại ấn tượng cho ai đó rằng bạn rút lui hoặc biến mất.
  4. Khi đã đến lúc phải nói tạm biệt, hãy nói ngắn gọn và thật lòng. Hầu hết mọi người không thích lời chào tạm biệt dài dòng, nhưng hãy chào tạm biệt một cách thân mật. Nếu bạn cần thể hiện những cảm xúc phức tạp, hãy cân nhắc viết chúng trong một lá thứ gửi cho người đó để họ đọc sau. Khi chào trực tiếp, hãy tạm biệt thật vui vẻ và nhẹ nhàng. Ôm họ và nói những điều bạn muốn nói, chúc họ may mắn trong chuyến đi. Đừng cố nán lại quá lâu.
    • Nếu bạn phải đi xa một khoảng thời gian dài và không thể mang theo mọi thứ, cho bớt đi một số đồ dùng có thể là một cử chỉ đẹp và làm bền vững thêm một mối quan hệ. Hãy để nhóm bạn bè của bạn giữ chiếc đang ghi-ta cũ trong khi bạn đi, hoặc cho anh chị em một cuốn sách ý nghĩa mà nhìn nó sẽ khiến họ nhớ đến bạn.
  5. Giữ liên lạc. Hãy giữ liên lạc nếu bạn định làm như vậy. Nói chuyện qua Skype hoặc viết những tấm bưu thiếp hài hước. Nếu bạn dần dần mất liên lạc với một người bạn hoặc người thân yêu mà bạn thực lòng muốn biết thông tin, hãy cố gắng thêm. Nếu là do bạn bè của bạn quá bận rộn, hãy cố gắng đừng để mình quá buồn. Hãy để mọi thứ hàn gắn tự nhiên.
    • Hãy kỳ vọng thật thực tế trong việc giữ liên lạc. Một người bạn vào đại học sẽ làm quen với những người bạn mới và không thể nói chuyện điện thoại hàng tuần với bạn được.

Tạm biệt Mãi mãi[sửa]

  1. Nói tạm biệt ngay lập tức. Trì hoãn đi thăm một người thân yêu đang ở bệnh viện luôn là một sai lầm, giống như việc chờ đến những ngày cuối cùng trước khi người bạn rời khỏi đất nước mãi mãi mới nói tạm biệt vậy. Đừng lỡ mất cơ hội nói lời tạm biệt và để lại khoảng khắc hạnh phúc vui vẻ cuối cùng cho họ. Ở một mình trong bệnh viện là tình cảnh tồi tệ khi qua đời. Hãy ở trong phòng và nói những điều cần nói. Dành càng nhiều thời gian với người thân yêu càng tốt. Hãy ở bên cạnh và hỗ trợ họ.
    • Thường thì người đang hấp hối đều mong muốn và cảm thấy thoải mái với một trong bốn lời nhắn nhủ cụ thể như sau: "Mình yêu cậu," "Mình tha thứ cho cậu", "Làm ơn tha thứ cho mình" hoặc "Cảm ơn". Nếu bất cứ lời nào thích hợp lúc này, hãy cẩn trọng đưa cùng với lời tạm biệt của bạn.[1]
  2. Hãy làm những gì cảm thấy thích hợp. Chúng ta thường có ấn tượng rằng cái chết hoặc những lời tạm biệt "mãi mãi" thường buồn rầu và không có gì vui vẻ cả. Nhưng hãy đặt mình vào vị trí của người sắp ra đi. Vai trò của bạn là ở đó với họ và an ủi họ trong thời gian họ cần có người bên cạnh, Nếu họ muốn bạn cười, hoặc nếu tự nhiên, hãy cười lên.
  3. Nói sự thật một cách có chọn lọc. Rất khó để biết sự thật sẽ ảnh hưởng như thế nào với người đang hấp hối. Nếu bạn đến thăm vợ chồng cũ hoặc một anh chị em coi nhau lạnh nhạt, thì bạn sẽ cảm thấy căng thẳng và có cảm xúc phức tạp trong nội tâm trước sự ra đi của họ. Bênh viện dường như không phải là thời điểm thích hợp để xả giận và oán trách người bố đã bỏ đi của bạn.
    • Nếu bạn cảm thấy sự thật có thể làm tổn thương người đang hấp hối, cần nhận ra điều này và chuyển chủ đề. Nói rằng, "Bây giờ bố không cần lo lắng cho con đâu" và chuyển chủ đề.
    • Mọi người cũng rất dễ tỏ ra lạc quan thái quá, nói rằng "Không, vẫn còn cơ hội mà. Đừng bỏ cuộc" nếu một người thân yêu nói rằng, "Tôi sắp chết". Không cần phải căng thẳng về việc cả hai đều không biết chắc. Hãy chuyển chủ đề và nói "Hôm nay anh cảm thấy thế nào?" hoặc làm họ an tâm bằng cách nói, "Hôm nay trông anh khá đấy".
  4. Tiếp tục nói chuyện. Luôn nói nhẹ nhàng và chú ý đến vai trò của mình đang là người nói. Thậm chí khi bạn không chắc là bạn có được lắng nghe hay không, hãy nói những gì cần phải nói. Nói lời tạm biệt với một người sắp qua đời mang đến hiệu quả cho cả hai bên—hãy chắc chắn bạn không hối hận khi nói rằng "Em yêu anh" lần cuối cùng. Thậm chí nếu bạn không chắc liệu người đó có thể nghe bạn nói không, hãy cứ nói ra và bạn sẽ biết được.[2]
  5. Hãy có mặt. Vừa xuất hiện ở đó vừa hoàn toàn để tâm trí ở đó. Rất khó có thể tránh tình trạng trở nên quá mẫn cảm với sự thiêng liêng của khoảng khắc đó: "Đây là lần cuối cùng anh ấy nói, 'Anh yêu em' phải không?" Mỗi khoảnh khắc đều sẽ rất căng thẳng và xúc động. Nhưng hãy tự mình thoát ra và cố gắng, càng nhiều càng tốt để trải nghiệm khoảnh khắc chân thực này: khoảnh khắc với người bạn yêu quý.
    • Thường thì, những người hấp hối kiểm soát rất tốt khi nào cái chết đến với họ và sẽ đợi đến khi họ còn một mình mới ra đi để tránh cho những người thân yêu không phải trải qua nỗi đau đớn. Cũng vì như vậy, nhiều thành viên gia đình đều muốn có mặt ở đó "Đến giây phút cuối cùng". Cần nhận thức được điều này và cố gắng không chú ý quá mức đến thời điểm cái chết sẽ đến. Nói tạm biệt vào thời điểm thích hợp.

Lời khuyên[sửa]

  • Ghi nhớ, khóc cũng không sao cả.
  • Tốt nhất nên thể hiện được rằng trong khi cả thế giới trước mắt bạn đang chuẩn bị cho sự khởi đầu mới, bạn vẫn có thể kết nối với mọi người ở nơi cũ.
  • Nếu bạn mất đi người bạn yêu mến, đặc biệt là thành viên gia đình, đừng cố gắng không nghĩ đến họ. Hãy nói về họ với những người cũng biết và yêu mến họ - chia sẻ những câu chuyện, kỷ niệm, thói quen và câu nói hài hước.
  • Nếu người đó "biến mất" nhưng vẫn xuất hiện trong phạm vi nhận biết của bạn nhưng rồi không liên lạc với bạn, đừng đổ lỗi cho bản thân vì việc đó. Đôi khi mọi người cần rất nhiều không gian riêng để giải quyết những vấn đề nội tâm của họ mà không để quá khứ kéo họ lùi lại - hãy để họ yên như vậy rồi họ sẽ quay lại một ngày nào đó.
  • Nói tạm biệt thường khiến mọi chuyện trở nên khó khăn hơn khi bạn chỉ nhìn nhận sự chia cách từ khía cạnh bản thân mình. Việc chọn cách nhìn nhận sự ra đi của một người ra khỏi cuộc sống của bạn là một điều gì đó bạn phải chịu đựng, thì bạn đã đặt một gánh nặng không thể chịu đựng được lên người sắp ra đi để cố gắng an ủi sự mất mát của chính bạn, chỉ khi bạn có khả năng làm được việc đó.
  • Nếu bạn cần nói lời tạm biệt với bạn gái của mình thì tốt hơn hết là bạn ôm cô ấy. Đừng bao giờ rời đi mà không ôm nàng, nếu không bạn sẽ phải đối mặt với sự cơn giận của nàng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây