Nẹp ngón tay bị đứt cơ gân duỗi

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đứt cơ gân duỗi là tình trạng gân ở khớp ngoài cùng của ngón tay bị đứt, khiến đầu ngón tay bị gập vào. Bệnh này còn có tên là “ngón tay bóng chày”, là một chấn thương thường gặp khi chơi thể thao. Tuy vậy, bất kỳ động tác nào khiến khớp bị gập quá mức đều có khả năng gây ra tình trạng này. Thậm chí bạn có thể bị đứt gân khi đang dọn dẹp giường.[1]

Các bước[sửa]

Sơ cứu[sửa]

  1. Chẩn đoán vết thương. Đầu tiên bạn nên thử xác định chắc chắn xem có đúng là ngón tay bị đứt cơ gân duỗi không. Nếu có, khớp cuối cùng trên ngón tay (khớp gần móng tay nhất) sẽ bị đau. Khớp sẽ bị gập vào trong và không cử động được, khiến ngón tay không thể duỗi thẳng.
  2. Áp đá gián tiếp. Đá sẽ giúp giảm sưng và sự nhạy cảm của khớp. Tuy nhiên, bạn không nên áp đá trực tiếp lên da. Bọc đá trong khăn bông hoặc sử dụng túi rau quả đông lạnh để áp lên vết thương.[2]
  3. Dùng thuốc giảm đau thông thường. Nếu bị đau nặng, một số loại thuốc giảm đau có sẵn sẽ giúp bạn dễ chịu hơn. Các thuốc này bao gồm: Advil, Motrin, Aleve, Naprosyn, and Tylenol. Sử dụng các loại thuốc này trong quá trình chữa trị nếu cơn đau kéo dài.[3] Các loại thuốc trên (ngoại trừ Tylenol) còn có tác dụng chống viêm, giúp giảm sưng đau.
  4. Làm nẹp tạm thời. Bạn nên gặp bác sĩ để được nẹp chuyên nghiệp đúng cách. Nhưng nếu chưa thể thực hiện ngay, thử tự chế nẹp làm thẳng ngón tay. Lấy một que kem và đătt nó dưới ngón tay. Quấn băng dính cứu thương quanh ngón tay và que kem để băng giữ ngón tay dính chặt vào que, tạo ra miếng đệm cho ngón tay.[4] Mục đích của việc này là giữ cho ngón tay được thẳng.
    • Nếu ngón tay của bạn bị gập quá nhiều, quá trình chữa lành sẽ bị chậm lại. Bất kỳ vật dụng thẳng, cứng nào đều có thể được dùng làm nẹp miễn là nó đủ chắc để cố định ngón tay. Băng dính cũng bắt buộc phải được bọc đủ chặt để ngón tay không thể di chuyển dẫn đến bị gập lại, nhưng cũng không được quá chặt đến mức chặn tuần hoàn máu, hoặc khiến ngón tay bị tê cứng, mất màu.

Tìm kiếm Hỗ trợ Y tế Chuyên nghiệp[sửa]

  1. Đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Đến gặp bác sĩ để được băng nẹp ngón tay càng sớm thì vết thương càng nhanh lành. Bạn nên thực hiện việc này trong vòng một vài ngày, nếu không phải là ngay hôm bị thương. Bác sĩ sẽ chụp x quang và quyết định xem gân có bị đứt không và có phần xương nào bị gãy theo gân không. Bác sĩ cũng sẽ đưa ra phương pháp điều trị - thường là dùng nẹp.[5]
    • Trong một vài trường hợp hiếm gặp, mang nẹp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc của bạn – nếu bạn là bác sĩ phẫu thuật chẳng hạn – thì cách thay thế là gắn kẹp bên trong ngón tay để giữ nó thẳng.
  2. Chọn nẹp. Có rất nhiều loại nẹp khác nhau. Mỗi loại sẽ tác động lên cách bạn sử dụng ngón tay theo nhiều cách khác nhau. Thảo luận với bác sĩ về thói quen và công việc của bạn để bác sĩ có thể chọn ra loại nẹp phù hợp nhất với bạn. Các lựa chọn bao gồm nẹp ngăn, nẹp nhôm và nẹp Oval-8 Finger. Nẹp thứ 3 có độ che phủ ngón tay thấp nhất và thường là nẹp ít chiếm diện tích nhất.
  3. Đeo nẹp đúng cách. Đeo nẹp đủ chặt để giữ ngón tay hoàn toàn thẳng. Nếu ngón tay bị cong, bạn sẽ bị các cơn đau buốt mạnh ngay khớp đốt ngón tay. Đừng bó băng quá chặt khiến đầu ngón tay khó chịu hoặc bị tím.
  4. Mang nẹp liên tục đến khi có bác sĩ bảo dừng. Mặc dù đeo nẹp khá khó chịu, bạn bắt buộc phải giữ ngón tay mọi lúc. Nếu ngón tay bị gập, phần gân đang được chữa lành có thể bị đứt. Nếu điều này xảy ra, bạn phải thực hiện lại toàn bộ quá trình điều trị.[6]
    • Bạn sẽ rất muốn gỡ nẹp ra khi tắm. Một trong những ưu điểm của nẹp Ovel-8 Finger là có thể chịu nước. Nếu sử dụng các loại nẹp khác, cho ngón tay vào túi nhựa hoặc sử dụng găng tay.[3]
  5. Cập nhật tình hình với bác sĩ. Sau khoảng 6 đến 8 tuần bác sĩ sẽ thay đổi phương pháp điều trị. Nếu có tiến triển, bác sĩ sẽ cho bạn bỏ dần nẹp, ví dụ bạn chỉ cần mang nẹp khi đi ngủ vào ban đêm.[6]
  6. Thực hiện phẫu thuật. Phẫu thuật rất hiếm khi cần thiết với chứng đứt cơ gân duỗi. Tuy nhiên, nếu kết quả chụp x quang cho thấy xương bạn cũng bị gãy, có thể bạn sẽ cần phải phẫu thuật. Trừ trường hợp này thì phẫu thuật không được khuyến cáo. Phẫu thuật thường không mang lại kết quả tốt hơn và đôi khi còn tệ hơn là dùng phương pháp truyền thống với nẹp.[1]
    • Khoảng 10 ngày sau khi phẫu thuật bạn sẽ cần tái khám để tháo chỉ và theo dõi tiến trình lành vết thương.

Cảnh báo[sửa]

  • Quá trình chữa trị sẽ mất một thời gian. Bạn sẽ bị bó nẹp liên tục trong ít nhất sáu tuần, có thể nhiều hơn, tùy thuộc vào tốc độ lành vết thương. .[7]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây