Ngăn chứng say độ cao

Từ VLOS
(đổi hướng từ Ngăn Chứng Say Độ cao)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Khi bạn đi đến những nơi có vị trí địa lý cao, bạn có thể bị ảnh hưởng bởi các thay đổi môi trường như việc hạ nhiệt độ, độ ẩm, tăng bức xạ tia UV từ mặt trời, giảm áp suất và độ bão hòa oxy. Chứng say độ cao là một phản ứng của cơ thể đối với áp suất thấp và việc thay đổi lượng oxy trong không khí, chứng này thường xảy ra khi bạn ở độ cao trên 2400 mét.[1] Nếu bạn cảm thấy bản thân có thể sẽ gặp phải chứng say độ cao vào một lúc nào đó, hãy làm theo các chỉ dẫn dưới đây để hạn chế sự ảnh hưởng của chứng bệnh này.

Các bước[sửa]

Phòng ngừa Say Độ cao[sửa]

  1. Tăng độ cao từ từ. Khi bạn đang tiến tới những nơi cao, hãy từ từ tiến lên. Thường thì ở độ cao trên 2400 mét, cơ thể cần khoảng 3-5 ngày để thích nghi với môi trường. Bạn nên trang bị một thiết bị hay đồng hồ tích hợp khả năng đo độ cao để biết được mình đang ở tầm cao nào, đặc biệt là khi nơi bạn đang khám phá không hề có dấu hiệu cho biết độ cao tương ứng. Bạn có thể mua thiết bị đo độ cao trên mạng hoặc từ những cửa hàng bán trang thiết bị phục vụ các môn thể thao như leo núi chẳng hạn.
    • Hạn chế một số thói quen. Không nên leo hay đi một mạch đến độ cao quá 2700 mét trong một ngày. Không nên ngủ ở nơi cao hơn 300-600 mét so với nơi bạn đã ngủ đêm trước. Bạn nên nghỉ ngơi một ngày sau khi đã lên cao thêm 3000 mét để cơ thể có thời gian thích nghi với điều kiện môi trường mới.[2]
  2. Nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi thật nhiều có thể giúp bạn chống lại chứng say độ cao. Việc di chuyển xa hay gần đều có thể khiến giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng, từ đó gây ra cảm giác mệt mỏi và khiến bạn mất nước, mà hai vấn đề này sẽ làm tăng khả năng bạn bị say độ cao. Vì vậy, trước khi lên cao hơn, hãy dành ra một vài ngày để nghỉ ngơi và làm quen với môi trường cũng như thói quen ngủ nghỉ, nhất là khi bạn ra nước ngoài.
    • Ngoài ra, trong khoảng ba đến năm ngày bạn dành ra để làm quen với độ cao mới, hãy để một hoặc hai ngày đầu cho việc nghỉ ngơi rồi sau đó mới khám phá xung quanh.
  3. Sử dụng thuốc ngừa. Trước khi bạn bắt đầu hành trình chinh phục đỉnh cao, hãy gặp bác sĩ để được kê một số loại thuốc ngừa. Trong buổi gặp mặt, bạn nên cho bác sĩ biết bệnh án trước đây của bạn và thông báo cho họ rằng bạn sắp đến địa điểm cao hơn mực nước biển 2400 tới 2700 mét. Nếu bạn không bị dị ứng, bác sĩ có thể kê một liều acetazolamide.
    • Acetazolamide là thuốc đã được chứng nhận của FDA trong việc ngừa và điều trị chứng say độ cao cấp tính. Acetazolamide là thuốc lợi tiểu và có thể làm tăng chu trình trao đổi khí nên cũng tăng cường sự trao đổi oxy trong cơ thể.
    • Sử dụng 125mg acetazolamide hai lần mỗi ngày và bắt đầu uống thuốc một ngày trước mỗi chuyến đi, và khi ở nơi cao nhất, hãy dùng thuốc này trong hai ngày liên tiếp.[3]
  4. Dùng dexamethasone. Trong trường hợp bạn bị dị ứng hoặc bác sĩ khuyên bạn không nên dùng acetazolamide, bạn có thể sử dụng những loại thuốc chưa được chứng nhận FDA như dexamethasone. Các nghiên cứu chỉ ra rằng loại steroid này giúp giảm dấu hiệu cũng như mức độ của chứng sợ hay say độ cao.
    • Sử dụng thuốc như đã được chỉ dẫn bởi bác sĩ, thường là 4 mg sau mỗi 6-12 tiếng, bắt đầu uống thuốc trước khi khởi hành một hôm và tiếp tục sử dụng cho đến khi bạn hoàn toàn thích nghi được với nơi cao nhất mà bạn đến.
    • Cứ 8 tiếng một lần, sử dụng 600 mg ibuprofen có thể giúp phòng ngừa chứng say độ cao.
    • Bạch quả đã và đang được nghiên cứu về tác dụng giảm say độ cao, tuy nhiên kết quả chưa có tính thống nhất và vì thế không được khuyến khích sử dụng.[4]
  5. Kiểm tra hồng cầu (RBC). Có thể bạn cần kiểm tra hồng cầu trước chuyến đi nên hãy lấy hẹn với bác sĩ để kiểm tra máu. Nếu bạn bị thiếu máu hoặc lượng hồng cầu trong máu thấp, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn chữa trị những vấn đề này trước khi bạn khởi hành. Đây là một điểm quan trọng bởi hồng cầu có trách nhiệm vận chuyển oxy đến các mô và các cơ quan của cơ thể và từ đó giúp bạn duy trì sự sống.
    • Thiếu hồng cầu có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân mà trong đó phổ biến nhất là thiếu sắt. Thiếu vitamin B cũng có thể dẫn tới bệnh thiếu hồng cầu. Tùy vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ khuyên bạn bổ sung thêm sắt hay vitamin B.[4]
  6. Mua lá coca. Nếu bạn đi leo núi ở vùng Trung hay Nam Mỹ, bạn có thể sẽ cần đến lá coca. Dù đây là một loại chất cấm ở Mỹ, người bản xứ ở Trung và Nam Mỹ vẫn sử dụng loại lá này để ngừa chứng say độ cao. Vì vậy, nếu bạn đến những khu vực này, bạn có thể mua một ít lá coca để nhai hoặc dùng làm trà.
    • Cần chú ý rằng một tách trà cũng có thể khiến bạn dương tính với cocain. Coca là một chất chất kích thích đã được chứng minh là có khả năng tăng sự biến đổi sinh hóa nhằm giúp cải thiện khả năng thích ứng ở nơi cao.[5]
  7. Uống nhiều nước. Mất nước sẽ làm giảm khả năng thích nghi với độ cao mới. Hãy uống 2-3 lít nước mỗi ngày bắt đầu từ trước ngày khởi hành. Khi leo núi, bạn cũng nên mang theo mình khoảng 1 lít nước. Nên nhớ là khi bạn xuống núi bạn cũng cần uống đủ nước.
    • Không uống và nên nói không với rượu cũng như đồ uống có cồn 48 tiếng trước khi khởi hành. Cồn là một chất giảm đau và có thể khiến nhịp thở của bạn chậm lại, đồng thời gây mất nước.
    • Bạn cũng nên tránh các loại đồ ăn, đồ uống có chứa cafein như nước tăng lực hay soda. Lý do là vì cafein có thể gây mất nước ở cơ. [6]
  8. Ăn uống hợp lý. Có một vài loại thức ăn có thể giúp bạn hạn chế ảnh hưởng của chứng say độ cao. Đồ ăn chứa nhiều cacbohydrat đã được nghiên cứu và cho thấy tác dụng giảm triệu chứng say độ cao đồng thời cải thiện cảm xúc và khả năng hoạt động.[7] Một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng cacbohydrat cũng tạo nên sự tăng độ bão hòa oxy trong máu khi cơ thể thích nghi với độ cao mới.[8] Ngoài ra, việc nạp vào cơ thể cacbohydrat còn giúp cải thiện cân bằng năng lượng. Bạn nên ăn đồ ăn có chứa nhiều cacbohydrat trước và trong khi leo núi hoặc tới những nơi cao.
    • Đồ ăn có nhiều cacbohydrat bao gồm pasta, bánh mì, hoa quả và khoai tây.
    • Mặt khác, bạn cần hạn chế sử dụng quá nhiều muối. Bởi lẽ lượng dư muối sẽ khiến các mô trong cơ thể bị mất nước. Vậy nên tốt nhất hãy sử dụng đồ ăn mà bạn biết là không có hoặc có ít muối.
    • Tập luyện sức bền và thể lực có thể hữu ích. Tuy nhiên, tới một độ cao nhất định, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có mối liên hệ nào cho thấy tập luyện có thể giúp giảm say độ cao.[9][10]

Xác định Triệu chứng[sửa]

  1. Các dạng khác nhau của chứng say độ cao. Say độ cao bao gồm ba hội chứng: say độ cao cấp tính, phù não do độ cao lớn (HACE), và phù phổi do độ cao lớn (HAPE).
    • Say độ cao cấp tính xảy ra do giảm áp suất và nồng độ oxy.
    • Phù não do độ cao lớn (HACE) là một biến tính thể nặng của say độ cao cấp tính xảy ra do não bị phù, các mạch não trương lên và bị rò rỉ máu.
    • Phù phổi do độ cao lớn (HAPE) có thể xảy ra đồng thời với HACE, hoặc sau khi bị say độ cao cấp tính, hoặc xuất hiện 1-4 ngày sau khi bạn đi tới nơi cao trên 2400 mét. Đây là tình trạng phù phổi do áp suất cao cũng như co thắt mạch máu phổi khiến dịch tràn vào trong phổi.[4]
  2. Nhận biết say độ cao cấp tính. Say độ cao cấp tính là một bệnh tương đối phổ biến. Chứng bệnh này gây ảnh hưởng tới 25% lượng du khách thám hiểm độ cao trên 2400 mét ở Colorado, nó ảnh hưởng tới 50% số người tham quan dãy Himalaya, và 85% số người tham gia chinh phục đỉnh Everest. Có nhiều biểu hiện, triệu chứng có thể thông báo cho bạn về chứng bệnh này.
    • Đau đầu kéo dài 2 đến 12 tiếng khi bạn đang ở một độ cao mới, khó ngủ hoặc mất ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, đầu óc lâng lâng, tăng nhịp tim, thở dốc khi di chuyển, nôn mửa là các triệu chứng thường gặp.[4]
  3. Để ý đến phù não do độ cao lớn (HACE). HACE xảy ra do biến tính xấu của chứng say độ cao cấp tính, vì thế bạn cần nhận biết được chính là các triệu chứng của chứng say độ cao trước tiên. Khi tình trạng trở nên trầm trọng hơn, các dấu hiệu sẽ rõ rệt hơn, bao gồm mất khả năng điều hòa vận động, tức là bạn không thể đi theo đường thẳng như bình thường được hoặc đi loạng choạng hay đi theo đường chéo thay vì đường thẳng. Bạn cũng có thể gặp phải tình trạng tâm lý bất thường thể hiện qua một vài biểu hiện như ngủ gật, bị rối loạn, thay đổi trong lời nói, trí nhớ, vận động, tư duy, và mất khả năng tập trung.
    • Bạn còn có thể mất ý thức hoặc thậm chí bị hôn mê.
    • Điểm khác giữa HACE và chứng say độ cao cấp tính đó là HACE hiếm khi xảy ra. Chứng bệnh này chỉ ảnh hưởng tới 0,1 đến 4% dân số thế giới.[4]
  4. Cẩn thận với chứng phù phổi do độ cao lớn (HAPE). HAPE là tình trạng nặng hơn của HACE, vì thế bạn có thể sẽ phải trải qua các biểu hiện của cả HACE và chứng say độ cao cấp tính. Vì HAPE có thể xảy ra mà không qua bất cứ giai đoạn chuyển tiếp nào (say độ cao cấp tính hoặc HACE), bạn cũng nên cẩn trọng với các triệu chứng xảy như khó thở hay đau tức ngực, tăng nhịp thở và nhịp tim, ho và cảm thấy yếu đi.
    • Ngoài ra, bạn còn có thể nhận thấy sự thay đổi về mặt thể chất như bị tím hay tái xanh ở miệng và các ngón tay.
    • Tương tự như HACE, HAPE cũng là một tình trạng hiếm gặp và có ảnh hưởng tới 0,1% tới 4% dân số thế giới.[4]
  5. Xử lý triệu chứng gặp phải. Dù cho bạn đã cố gắng phòng tránh chúng, chứng say độ cao vẫn có thể xảy ra, và nếu gặp phải tình huống như vậy, hãy cố gắng xử lý chứ đừng để tình hình xấu đi. Khi bạn bị say độ cao cấp tính, hãy chờ khoảng 12 tiếng để cải thiện tình hình. Đồng thời bạn nên di chuyển xuống nơi thấp hơn khoảng 300 mét nếu tình trạng không thuyên giảm trong 12 tiếng đó, hoặc khi triệu chứng mắc phải có xu hướng nguy kịch hơn. Nếu không có khả năng hạ độ cao hay leo xuống, nếu có thể, hãy điều trị bằng khí oxy và theo dõi sự phục hồi.
    • Nếu bạn đang có dấu hiệu hoặc triệu chứng của HACE hoặc HAPE, hãy ngay lập tức xuống nơi có độ cao thấp hơn và tránh mất sức để không làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Sau đó cần thường xuyên kiểm tra sự hồi phục.
    • Nếu không thể xuống vùng thấp hơn do điều kiện thời tiết hay trở ngại khác, hãy tăng áp suất khí oxy bằng bình oxy. Đeo mặt nạ và nối ống dẫn khí vào đường dẫn khí của bình oxy rồi xả khí. Bạn cũng có thể được đặt vào buồng oxy cao áp di dộng nếu có thể, trong trường hợp này có thể không cần xuống vùng thấp hơn nếu tình trạng chưa nguy kịch và bạn có dấu hiệu phục hồi. Buồng oxy cao áp là một thiết bị nhẹ thường được các đội cứu hộ mang theo hoặc đặt ở các trung tâm cứu hộ. Trong trường hợp có thể sử dụng tín hiệu radio hoặc điện thoại, hãy báo cáo tình hình cho đội cứu hộ kèm theo vị trí hiện tại của bạn.[4]
  6. Sử dụng thuốc. Có một số loại thuốc bác sĩ có thể kê cho bạn để sử dụng trong những tình huống cấp bách. Đối với chứng say độ cao cấp tính, đó có thể là acetazolamide hoặc dexamethasone dùng theo đường uống.
    • Bác sĩ cũng có thể sẽ kê cho bạn vài loại thuốc khẩn cấp để dùng khi có dấu hiệu của HAPE, đây là các loại thuốc phòng và chữa HAPE chưa được chứng nhận của FDA. Đã có một vài nghiên cứu nhỏ chỉ ra rằng một số loại thuốc như nifedipine (Procardia), salmeterol (Serevent), phosphodiesterase-5 inhibitors (tadalafil, Cialis), và sildenafil (Viagra) có thể giảm nguy cơ của HAPE nếu được sử dụng trong vòng 24 giờ trước khi khởi hành.[4]

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bạn cảm thấy có dấu hiệu bệnh liên quan tới độ cao, hãy ngừng tiến đến nơi cao hơn, đặc biệt là không nên ngủ.
  • Xuống vùng thấp hơn nếu tình trạng không được cải thiện sau khi đã nghỉ ngơi.
  • Nếu bạn đang bị một số bệnh như loạn nhịp tim, nghẽn phổi mãn tính (COPD), suy tim sung huyết nặng, bệnh mạch vành, huyết áp cao, cao áp phổi, tiểu đường và hồng cầu lưỡi liềm, bạn có thể thấy bệnh tình trầm trọng hơn khi lên cao. Bạn cũng có thể cần được khám hoặc tập luyện trước khi đi để đảm bảo an toàn cho bản thân. Nếu bạn đang phải dùng thuốc giảm đau thì bạn có khả năng bị ốm cao hơn do thuốc giảm đau có tác dụng giảm nhịp hô hấp.
  • Phụ nữ có thai không nên ngủ ở những nơi có độ cao trên 3600 mét.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. Hackett P, Shlim D. Altitude Illness. Chapter 2 Pre-travel consultation. CDC. Aug 1st, 2013. http://wwwnc.cdc.gov/travel/yellowbook/2014/chapter-2-the-pre-travel-consultation/altitude-illness
  2. Hackett P, Shlim D. Altitude Illness. Chapter 2 Pre-travel consultation. CDC. Aug 1st, 2013. http://wwwnc.cdc.gov/travel/yellowbook/2014/chapter-2-the-pre-travel-consultation/altitude-illness
  3. Ellsworth A.J., Meyer E.F., Larson E. B. Acetazolamide or dexamethasone use versus placebo to prevent acute mountain sickness on Mount Rainier. Western Journal of Medicine. 1991 Mar; 154(3): 289–293.
  4. 4,0 4,1 4,2 4,3 4,4 4,5 4,6 4,7 Fiore D, Hall S. Altitude Illness: Risk Factors, Prevention, Presentation, and Treatment. American Family Physician journal. 2010 Nov 1;82(9):1103-1110.
  5. Casikar V. et al. Does Chewing Coca Leaves Influence Physiology at High Altitude? Indian Journal of Clinical Biochemistry. 2010 Jul; 25(3): 311–314.
  6. http://www.mayo.edu/research/documents/preparing-for-safe-travelpdf/doc-10026905
  7. Poos MI, Costello R, Carlson-Newberry SJ. Committee on Military Nutrition Research: Activity Report: National Academies Press (US). December 1, 1994 through May 31, 1999.
  8. Lawless NP. et al. Improvement in hypoxemia at 4600 meters of simulated altitude with carbohydrate ingestion. Aviation, Space, and Environmental medicine journal. 1999 Sep;70(9):874-8.
  9. http://www.theuiaa.org/faq-mountaineering.html
  10. Honigman B. et al. Sea-level physical activity and acute mountain sickness at moderate altitude. Western Journal Medicine. 1995 Aug;163(2):117-21.

Liên kết đến đây