Ngăn chặn chứng ho ban đêm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chứng ho ban đêm làm phiền người ngủ cùng giường với bạn và khiến bạn mất ngủ. Một số chứng ho ban đêm có thể là dấu hiệu của các vấn đề về hô hấp khác như cảm cúm, viêm cuống phổi, ho gà, viêm phổi, suy tim xung huyết, hen suyễn hoặc trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Nếu tình trạng ho ban đêm không bớt sau khoảng một tuần, bạn hãy đến bác sĩ. Hầu hết các cơn ho ban đêm là triệu chứng của tình trạng dị ứng hoặc tắc nghẽn đường thở và có thể cải thiện bằng các liệu pháp thích hợp.

Các bước[sửa]

Điều chỉnh Thói quen Ngủ[sửa]

  1. Gối cao đầu khi ngủ. Gối đầu cao trước khi ngủ và cố gắng dùng thêm gối để kê cao đầu khi ngủ. Tư thế này ngăn chặn chảy dịch mũi sau và không cho chất nhầy chảy ngược xuống cổ họng khi bạn nằm ngủ ban đêm.[1]
    • Bạn cũng có thể kê các khối gỗ dưới đầu giường để nâng đầu lên khoảng 10 cm. Góc độ này sẽ giúp cho a-xít ở lại dạ dày và không kích thích cổ họng của bạn.
    • Nếu có thể, bạn nên tránh nằm ngửa khi ngủ vì tư thế này làm căng quá trình thở ban đêm và gây ho.[2]
    • Ngủ cao đầu bằng cách kê thêm nhiều gối là cách tốt nhất để giảm ho ban đêm do suy tim xung huyết. Nước sẽ đọng lại ở phần dưới phổi và không tác động đến quá trình thở.
  2. Tắm nước nóng dưới vòi sen hoặc ngâm trong bồn tắm trước khi ngủ. Đường thở khô có thể khiến cơn ho nặng hơn vào ban đêm. Vì thế, bạn hãy ngâm mình trong phòng tắm đầy hơi nước và làm ẩm cơ thể trước khi đi ngủ.[3]
    • Nếu bạn bị hen suyễn, hơi nước có thể khiến bạn ho nhiều hơn. Không dùng liệu pháp này nếu bạn bị suyễn.
  3. Tránh ngủ dưới quạt, máy sưởi và máy điều hòa. Luồng không khí lạnh thổi vào mặt ban đêm sẽ chỉ khiến cơn ho trầm trọng hơn. Di chuyển giường để khỏi nằm dưới máy điều hòa hoặc máy sưởi. Nếu dùng quạt trong phòng ban đêm, bạn nên đặt quạt đối diện với giường.[4]
  4. Dùng máy tạo ẩm trong phòng ngủ. Máy tạo ẩm có thể giúp duy trì độ ẩm trong phòng. Hơi nước giúp mở đường thở và khiến luồng không khí lưu thông dễ dàng hơn. Độ ẩm sẽ giúp làm ẩm đường thở và giảm khả năng ho.[3]
    • Duy trì độ ẩm ở mức 40% đến 50%, vì mạt bụi và nấm mốc sinh sôi trong không khí ẩm ướt. Bạn có thể mua máy đo độ ẩm ở các cửa hàng gia dụng.
  5. Làm vệ sinh giường ngủ ít nhất mỗi tuần một lần. Nếu bạn bị ho dai dẳng vào ban đêm và dễ bị dị ứng, hãy giữ cho giường ngủ sạch sẽ. Mạt bụi là những sinh vật nhỏ li li ăn các vảy da chết, thường sống ở trên giường và là tác nhân dị ứng phổ biến. Nếu bạn bị dị ứng hoặc hen suyễn thì mạt bụi là tác nhân gây rủi ro cho bạn. Chú ý giặt ga trải giường và thử dùng vải phủ giường.[3]
    • Giặt tất cả ga gối và chăn trong nước nóng mỗi tuần một lần.
    • Bạn cũng có thể bọc nệm trong bao plastic để ngăn mạt bụi và giúp giường ngủ sạch sẽ.
  6. Để một cốc nước trên tủ đầu giường. Như vậy khi bị cơn ho ban đêm đánh thức, bạn có thể uống nước để thông cổ họng.[3]
  7. Cố gắng thở bằng mũi khi ngủ. Trước khi ngủ, hãy nghĩ đến câu ngạn ngữ này: “Mũi là để thở, miệng là để ăn”. Tập luyện thở bằng mũi khi ngủ bằng cách cố ý hít thở nhiều lần qua mũi. Việc này sẽ giảm áp lực lên cổ họng và hy vọng là nó giúp giảm ho ban đêm.
    • Ngồi thẳng dậy ở tư thế thoải mái.[5]
    • Thả lỏng phần thân trên và ngậm miệng. Đặt lưỡi phía sau hàm răng dưới, cách xa vòm miệng.
    • Đặt hai bàn tay lên cơ hoành hoặc vùng bụng dưới. Bạn nên cố gắng thở bằng cơ hoành, không thở bằng phần ngực. Thở bằng cơ hoành là điều quan trọng vì nó giúp trao đổi không khí trong phổi và xoa bóp gan, dạ dày và ruột, thải chất độc ra khỏi các cơ quan này. Nó cũng giúp thả lỏng phần thân trên.
    • Hít thở sâu qua mũi và hít vào trong khoảng 2-3 giây.
    • Thở ra qua mũi trong khoảng 3-4 giây. Nín lại 2-3 giây và lại hít vào qua mũi.
    • Tập thở qua mũi như vậy nhiều lần. Việc kéo dài thời gian hít vào và thở ra sẽ giúp cơ thể quen thở bằng mũi hơn là thở bằng miệng.

Dùng các Liệu pháp Chuyên môn[sửa]

  1. Uống thuốc ho không kê toa. Thuốc ho không kê toa có hai tác dụng:[6]
    • Thuốc long đờm như Mucinex DM giúp làm long dịch nhầy và đờm trong cổ họng và đường thở.
    • Thuốc trị ho như Delsym ngăn chặn phản xạ ho và chế ngự các cơn ho.
    • Bạn cũng có thể uống xi-rô ho thông thường hoặc xoa dầu Vick’s Vapor Rub lên ngực trưới khi ngủ. Cả hai loại này đều giúp giảm ho ban đêm.
    • Đọc kỹ nhãn thuốc trước khi dùng. Hỏi dược sĩ nếu bạn không biết chắc loại thuốc không kê toa nào thích hợp cho bạn.
  2. Dùng viên ngậm trị ho. Một số loại viên ngậm trị ho có thành phần gây tê như benzocaine có thể giúp làm dịu cơn ho trong một thời gian đủ cho bạn ngủ được.[7]
  3. Nói với bác sĩ nếu sau 7 ngày mà vẫn chưa hết ho. Nếu các cơn ho ban đêm càng nặng hơn sau khi áp dụng nhiều liệu pháp điều trị hoặc không hết sau 7 ngày, bạn cần đến bác sĩ. Nguyên nhân gây ho ban đêm bao gồm hen suyễn, cảm cúm thường, trào ngược dạ dày thực quản, dùng thuốc ức chế ACE, hội chứng virus, viêm cuống phổi mạn tính, giãn phế quản hoặc ung thư. Nếu bị sốt cao và ho ban đêm mạn tính, bạn hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.[8]
    • Đánh giá bệnh ho mạn tính bắt đầu bằng việc xem xét bệnh sử và khám lâm sàng. Bác sĩ có thể cho bạn chụp X- quang để xem liệu có bệnh lý tiềm ẩn nào không. Các kiểm tra khác về chứng trào ngược dạ dày thực quản hoặc hen suyễn cũng có thể cần thiết.
    • Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể kê thuốc thông mũi hoặc đề nghị các phương pháp điều trị khác mạnh hơn. Cheratussin có codeine là loại thuốc thông dụng nhất được kê toa để trị ho. Nếu đã sẵn có vấn đề nghiêm trọng khác về sức khỏe gây nên chứng ho ban đêm như hen suyễn hoặc cảm cúm dai dẳng, bạn hãy hỏi bác sĩ về các loại thuốc đặc biệt để chữa trị các triệu chứng này. Bác sĩ có thể kê các loại thuốc như dextromethorphan, morphine, guaifenesin, và gabapentin.
    • Nói với bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc ức chế ACE, vì ho có thể là tác dụng phụ của thuốc.
    • Một số chứng ho, nhất là khi diễn ra dai dẳng hoặc mạn tính, có thể là triệu chứng của các bệnh lý nghiêm trọng hơn như bệnh tim và ung thư phổi. Tuy nhiên, các bệnh này thường kèm theo những triệu chứng dễ nhận thấy khác như ho ra máu hoặc có bệnh sử về các vấn đề tim mạch.[6]

Dùng các Liệu pháp Tự nhiên[sửa]

  1. Ăn một thìa mật ong trước khi ngủ. Mật ong là một liệu pháp thiên nhiên tuyệt vời để xoa dịu cổ họng, vì nó bao bọc và làm dịu màng nhầy trong cổ họng. Mật ong cũng có đặc tính kháng khuẩn nhờ một loại enzyme do ong tạo ra. Vì vậy nếu tình trạng ho xuất phát từ một bệnh do vi khuẩn gây ra, mật ong có thể giúp đẩy lùi loại vi khuẩn xấu đó.[9]
    • Uống 1 thìa canh tỏi và mật ong nguyên chất 1-3 lần mỗi ngày trước khi ngủ. Bạn cũng có thể hòa mật ong trong một cốc nước ấm với chanh và uống trước khi ngủ.
    • Đối với trẻ em, cho uống 1 thìa cà phê mật ong, 1-3 lần một ngày trước khi ngủ.
    • Không bao giờ cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi uống mật ong do rủi ro ngộ độc thịt là một bệnh nhiễm khuẩn.
  2. Uống trà rễ cam thảo. Rễ cam thảo là chất làm thông mũi tự nhiên. Nó xoa dịu đường thở và làm long dịch nhầy trong cổ họng. Nó cũng giúp giảm sưng viêm trong cổ họng.[10]
    • Tìm mua rễ cam thảo khô ở các cửa hàng bán thực phẩm chăm sóc sức khỏe. Bạn cũng có thể mua rễ cam thảo khô ở dạng túi trà ở kệ trà trong các cửa hàng thực phẩm.
    • Ngâm rễ cam thảo trong nước nóng khoảng 10- 15 phút, hoặc theo hướng dẫn trên hộp trà. Đậy nắp để trà ngấm trong hơi nước và dầu từ trong trà tỏa ra. Uống 1-2 lần một ngày và trước khi ngủ.
    • Không dùng rễ cam thảo nếu đang dùng thuốc có chứa steroids hoặc có vấn đề về thận.
  3. Súc miệng nước muối. Nước muối có thể làm giảm sự khó chịu trong cổ họng và giúp tống dịch nhầy khỏi họng. Nếu bị nghẹt mũi và ho, việc súc miệng nước muối có thể giúp bạn đánh bật đờm khỏi cổ họng.[10]
    • Hòa một thìa cà phê muối vào 240 ml nước ấm và khuấy tan.
    • Súc miệng nước muối trong 15 giây, cẩn thận không nuốt nước muối.
    • Nhổ ra và súc miệng lần nữa với chỗ nước muối còn lại.
    • Súc miệng lại với nước trắng sau khi súc nước muối.
  4. Xông hơi mặt bằng nước và tinh dầu thiên nhiên. Xông hơi là một phương pháp tuyệt vời để hấp thu độ ẩm qua hốc mũi và ngăn chặn ho khan. Thêm vào nước các loại tinh dầu như tinh dầu trà và khuynh diệp có thể đem lại cho bạn lợi ích kháng virus, kháng khuẩn và kháng viêm.[10]
    • Đun sôi một lượng nước vừa đủ đựng trong tô cỡ trung bình có nắp đậy. Rót nước vào tô và để nguội bớt trong khoảng 30 -60 giây.
    • Thêm 3 giọt tinh dầu trà và 1-2 giọt tinh dầu khuynh diệp vào tô nước. Khuấy nhanh để cho hơi nước bốc lên.
    • Ngả đầu về phía tô nước và cố gắng sao cho gần nhất nếu có thể. Nhưng đừng ghé sát quá kẻo bỏng da. Lấy khăn tắm sạch trùm lên đầu như cái lều để hứng hơi nước bay lên. Thở sâu trong khoảng 5-10 phút. Cố gắng xông hơi với tinh dầu 2-3 lần một ngày.
    • Bạn cũng có thể xoa tinh dầu lên ngực cho mình và cho con để ngăn chặn cơn ho ban đêm. Luôn trộn tinh dầu với dầu ô liu hữu cơ trước khi bôi lên da, vì tinh dầu nguyên chất không bao giờ nên xoa trực tiếp lên da. Tinh dầu xoa lên ngực có tác dụng tương đương như dầu Vick’s Vapor Rub nhưng không chứa các chất hóa dầu và hoàn toàn tự nhiên. Khi dùng cho trẻ em dưới 10 tuổi, kiểm tra nhãn tinh dầu để biết cách sử dụng an toàn và các cảnh báo.[11]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây