Ngăn mụn trứng cá tái nhiễm trùng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mụn trứng cá là bệnh về da thường ảnh hưởng đến vùng da mặt nhưng cũng có thể xuất hiện ở lưng, ngực, cổ và thỉnh thoảng ở cánh tay và tai. Mụn trứng cá là do lỗ chân lông bị viêm tắc. Vi khuẩn xâm nhập vào mụn trứng cá, thường da nặn hoặc chạm vào mụn, có thể gây tái nhiễm trùng. [1]Vì vậy, bạn cần học cách bảo vệ da khỏi vi khuẩn, giúp da lành mụn nhanh hơn và ngừa mụn trứng cá.


Các bước[sửa]

Tập thói quen chăm sóc da[sửa]

  1. Không chạm tay lên mặt. Tay có thể mang dầu, bụi bẩn và vi khuẩn gây viêm tắc lỗ chân lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
    • Ngay cả khi đã rửa sạch, da tay vẫn có thể chứa dầu.
    • Không sờ hoặc nặn mụn để tránh gây phản ứng viêm cục bộ và tránh gây sẹo.[2]
  2. Rửa mặt bằng sữa rửa mặt. Rửa mặt 2 lần mỗi ngày. Nếu thường bị mụn trứng cá gần đường dây tóc, bạn nên gội đầu mỗi ngày. Cách này giúp giảm lượng bã nhờn (chất nhờn tiết ra từ tuyến bã nhờn) trên mặt. Tuy nhiên, không nên dùng sữa rửa mặt hoặc dầu gội quá mạnh hay rửa mặt, gội đầu quá mạnh vì như vậy sẽ kích thích tăng sản sinh dầu và kích thích sự phát triển của da, gây tắc nghẽn nang.[2]
  3. Tránh tẩy tể bào chế da mặt. Sản phẩm tẩy tế bào chết, mặt nạ tẩy tế bào chết và chất làm se có thể kích ứng da và khiến mụn trứng cá nặng thêm. Người không bị mụn trứng cá nặng hoặc vấn đề về da nhạy cảm có thể tẩy tế bào chết 1-2 lần mỗi tuần.[2]
  4. Nên dùng sản phẩm không gây mụn. Ngưng sử dụng kem, kem dưỡng, trang điểm, sản phẩm chăm sóc tóc, mỹ phẩm che mụn trứng cá và kem chống nắng quá nhờn hoặc nhiều dầu. Nên tìm mua sản phẩm có ghi nhãn “noncomedogenic (không gây mụn)”, tức sản phẩm ít có nguy cơ gây viêm tắc nang và gây mụn trứng cá.[2] Ngoài ra, bạn nên tìm mua sản phẩm có ghi nhãn "không dầu".
  5. Sử dụng axit salicylic. Sản phẩm chăm sóc da không kê đơn chứa axit salicylic sẽ giúp giảm viêm tắc lỗ chân lông và nang lông. Axit salicylic không ảnh hưởng đến vi khuẩn trên da hay quá trình sản sinh bã nhờn.[3] Sữa rửa mặt chứa axit salicylic là lựa chọn tốt nhất cho người bị mụn trứng cá.
    • Làm theo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm. Không nên thoa quá nhiều mỹ phẩm chứa axit salicylic để tránh gây kích ứng da.
  6. Sử dụng benzoyl peroxide. Hóa chất này giúp giảm vi khuẩn khi thoa lên da và có trong nhiều sản phẩm trị mụn trứng cá không lê đơn. Benzoyl peroxide sẽ được liệt kê như thành phần hoạt chất (nếu có trong mỹ phẩm).[4]
    • Benzoyl peroxide có thể tẩy trắng hoặc gây ố màu quần áo. Do đó, không nên đeo băng đô khi thoa hoặc không thoa lên khu vực gần quần áo. Nếu cần, có thể thử một ít mỹ phẩm chứa benzoyl peroxide lên một vị trí nhở trên vải.

Thay đổi lối sống[sửa]

  1. Sử dụng vải sạch. Nên thường xuyên thay vỏ gối, ga giường và khăn lau mặt, khăn lau người,...hay bất cứ vật dụng bằng vải nào tiếp xúc với cơ thể và có khả năng mang vi khuẩn. Nếu vải có mùi lạ, đổi màu hoặc có kết cấu thay đổi, bạn nên đem giặt sạch.[5]
    • Giặt vải bằng nước nóng và bột giặt khử trùng.
    • Nên phơi khô và giữ sạch nếu không thể giặt bằng nước.
  2. Chỉ mặc quần áo sạch. Quần áo sẽ thấm và mang theo dầu từ da. Do đó, bạn chỉ nên mặc quần áo sạch, đặc biệt là nếu bị mụn trứng cá trên người, để giảm mụn trứng cá.[2]
    • Thay quần áo sau khi đổ mồ hôi.
    • Nên thay đồ lót và quần áo mặc gần vị trí bị mụn trứng cá.
  3. Tiếp xúc với ánh nắng. Người có da sáng máu nên tiếp xúc với ánh nắng 10-20 phút mỗi ngày (không thoa kem chống nắng), người có da tối màu nên tiếp xúc với ánh nắng 20-30 phút mỗi ngày để giúp giảm phản ứng viêm và nồng độ vi khuẩn trên da. Lưu ý không tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng để tránh gây đỏ hoặc bỏng da, khiến da kích ứng hơn và gây thêm vấn đề về mụn trứng cá, đặc biệt là để giảm nguy cơ ung thư da và da lão hóa.
    • Nên thoa kem chống nắng hoặc không nên tiếp xúc với ánh nắng nếu da nhạy cảm hoặc da nhạt màu.
    • Nên thoa kem chống nắng nếu ở dưới nắng lâu hơn 10-30 phút hoặc quá nhạy cảm với ánh nắng.
    • Tiếp xúc với ánh nắng giúp tăng lượng vitamin D mà cơ thể sản sinh tự nhiên, từ đó tác động đến tuyến bã nhờn. [6]
    • Trong ánh nắng còn có tia cực tím và tia hồng ngoại (thường được dùng khi điều trị mụn trứng cá). Tia hồng ngoại được cho rằng sẽ giúp giảm sản sinh bã nhờn và tiêu diệt vi khuẩn. [7]
  4. Cân nhắc sử dụng bột rễ Maca. Nghiên cứu cho thấy bột rễ Maca hiệu quả trong việc cân bằng nồng độ hormone ở phụ nữ để giảm triệu chứng mãn kinh, tiền mãn kinh.[8] Cân bằng nồng độ hormone sẽ giúp giảm tình trạng mụn trứng cá.
    • Bột rễ Maca có nguồn gốc từ cây Maca được trồng ở miền Trung Peru trong hơn 3000 năm. Loại bột rễ này được sử dụng từ hàng thế kỷ ở Peru và trở nên phổ biến khắp thế giới như một nguyên liệu giúp cân bằng nồng độ hormone.
    • Bột rễ Maca khó tìm mua nên bạn có thể không nhất thiết sử dụng giải pháp này.
    • Luôn trao đổi với bác sĩ trước khi muốn dùng bột rễ Maca.
  5. Kiểm soát căng thẳng. Ai cũng sẽ ít nhất một lần bị căng thẳng và căng thẳng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nếu chỉ với mức độ thấp. Tuy nhiên, cuộc sống quá nhiều căng thẳng sẽ khiến tuyến thượng thận sản sinh quá nhiều cortisol - hormone làm tăng lượng dầu trên da và gây mụn trứng cá.[9]
    • Có nhiều cách để kiểm soát mức độ căng thẳng. Bạn nên học cách đương đầu với căng thẳng và cách giảm căng thẳng để cải thiện khả năng giữ bình tĩnh và tránh stress.
    • Một số người sẽ mãi luẩn quẩn trong vòng xoay bị stress khiến mụn trứng cá xuất hiện, bị mụn khiến bản thân stress hơn và mụn trứng cá lại trở nặng hơn.
    • Nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu nếu gặp khó khăn trong việc tự kiểm soát căng thẳng.
  6. Cân nhắc việc sử dụng retinoid không kê đơn. Retinoid là một dạng vitamin A giúp giảm phình tuyến bã nhờn. Bạn có thể tìm mua thuốc chăm sóc da mụn trứng cá hoặc thuốc chống lão hóa không kê đơn có chứa retinoid liều thấp. Một số đối tượng sẽ có phản ứng ngay cả khi chỉ dùng thuốc không kê đơn chứa ít retinoid.
    • Không phải ai cũng có thể dùng retinoid. Nếu không chắc, bạn nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về sản phẩm chứa retinoid.
    • Có thể sử dụng retinoid do bác sĩ kê đơn. Nên nhớ retinoid loại không kê đơn có liều lượng thấp hơn.
    • Phụ nữ mang thai hoặc đang muốn mang thai không nên dùng retinoid.
  7. Bổ sung vitamin D. Vitamin D cũng rất có ích trong việc giúp giảm tình trạng phát triển quá mức của tuyến bã nhờn. Bạn cần tiếp xúc với ánh nắng 10-20 phút mỗi ngày để cơ thể tạo vitamin D. Tuy nhiên, cách này chỉ hiệu quả trong những ngày đầy nắng. Bạn cũng nên cân nhắc việc sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin D3 hàng ngày.[6]
    • Hầu hết chúng ta đều thiếu vitamin D do ít tiếp xúc với ánh nắng và vitamin D không có tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm.
    • Nếu uống thực phẩm chức năng, người lớn nên bổ sung 4000 IU mỗi ngày, trẻ 4-8 tuổi nên bổ sung 3000 IU, trẻ 1-3 tuổi nên bổ sung 2500 IU mỗi ngày.

Đi khám da liễu[sửa]

  1. Cân nhắc sử dụng retinoid được kê đơn. Retinoid là một dạng vitamin A giúp giảm tình trạng phình tuyến bã nhờn. Sản phẩm điều trị mụn trứng cá chứa retinoid liều thấp thường được bán ở dạng không kê đơn nhiều hơn.
    • Một số người bị mụn trứng cá sẽ có phản ứng với sản phẩm chứa retinoid liều thấp và không cần sản phẩm kê đơn.
    • Nên hỏi bác sĩ để biết liệu sản phẩm dạng kê đơn hay không kê đơn là tốt nhất cho trường hợp của bạn.[9]
  2. Cân nhắc việc uống thuốc tránh thai. Phụ nữ bị mụn trứng cá nặng có thể uống thuốc tránh thai để kiểm soát nồng độ hormone. Thuốc cũng giúp cân bằng các ảnh hưởng thứ cấp của hormone, ví dụ như kích ứng và tăng cân do trữ nước.
    • Bạn cần được bác sĩ kê đơn để mua thuốc tránh thai ảnh hưởng đến hormone.
    • Phụ nữ mang thai hoặc đang muốn mang thai không được uống thuốc tránh thai.
  3. Hỏi bác sĩ về thuốc Accutane. Accutane là thuốc chữa mụn trứng cá được dùng để điều trị mụn trứng cá nghiêm trọng và cần có đơn thuốc của bác sĩ. Nếu tuyến bã nhờn phình to hoặc bị mụn trứng cá nắng, bạn có thể hỏi bác sĩ xem có thể dùng thuốc Accutane không.[10]
    • Cần theo dõi máu mỗi tháng khi uống thuốc Accutane. Tác dụng phụ có thể xuất hiện trong vòng vài tháng sau khi uống thuốc.
    • Không dùng Accutane khi chưa hiểu hết nguy cơ của thuốc. Thuốc Accutane có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.
    • Phụ nữ mang thai hoặc chuẩn bị mang thai không được dùng thuốc Accutane.
  4. Hỏi bác sĩ về quang trị liệu. Quang trị liệu là phép điều trị có thể thực hiện tại nhà bằng thiết bị đặc biệt hoặc bạn có thể đến gặp chuyên gia da liễu.[11]
    • Các nghiên cứu ủng hộ phép điều trị này vì đơn giản và dễ thực hiện. Về mặt kỹ thuật, tiếp xúc với ánh nắng cũng là quang trị liệu. Tuy nhiên, ở những vùng không đủ giờ chiếu nắng hoặc khi bạn không thể ra ngoài lúc trời nắng, bạn có thể lựa chọn điều trị bằng quang trị liệu.
    • Sử dụng thiết bị quang trị liệu để điều trị mụn trứng cá theo chỉ dẫn và đọc kỹ hướng dẫn an toàn đi kèm thiết bị.
    • Tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thiết bị quang trị liệu bao gồm da trở nên đỏ, bong da hoặc đổi màu da.[12]
    • Bác sĩ cũng có thể tiến hành liệu pháp quang động. Liệu pháp này là quá trình thoa một loại thuốc lên da, sau đó thuốc được kích hoạt bằng một ánh sáng đặc biệt. Liệu pháp này hiệu quả hơn so với quang trị liệu thông thường.
  5. Trao đổi với bác sĩ về thuốc kháng sinh.[13] Kháng sinh đường uống và thoa tại chỗ có thể dùng để điều trị mụn trứng cá, đặc biệt là trong trường hợp tái nhiễm trùng. Kháng sinh thoa tại chỗ có thể dùng trong thời gian dài, thường dùng với benzoyl peroxide hoặc retinoid. Kháng sinh đường uống thường được dùng trong thời gian ngắn để kiểm soát mụn trứng cá mức độ nặng.
    • Kháng sinh đặc biệt hữu ích đối với mụn trứng cá viêm, tức mụn trứng cá có nhiều vết mụn đỏ hoặc u nang.

Lời khuyên[sửa]

  • Khác với suy nghĩ thông thường, sôcôla, thức ăn nhiều dầu mỡ, quan hệ tình dục hay thủ dâm đều không gây mụn trứng cá.[14]
  • Nếu đang uống thuốc, hãy hỏi bác sĩ xem mụn trứng cá có phải tác dụng phụ của thuốc không.[14]
  • Bạn nghĩ thức ăn nhiều dầu mỡ gây mụn trứng cá nhưng có thể là do bạn ăn thức ăn bằng tay rồi chạm tay vào mặt. [14]

Cảnh báo[sửa]

  • Không dùng thuốc Accutane nếu chưa hiểu hết nguy cơ của thuốc. Thuốc Accutane có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.
  • Trao đổi với bác sĩ nếu muốn dùng sản phẩm điều trị mụn trứng cá, bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn, khi đang mang thai hoặc muốn mang thai.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]