Ngừng chảy máu quá nhiều trong kỳ kinh nguyệt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chảy máu kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài (được gọi là rong kinh) có thể xảy ra ở bất kỳ người phụ nữ nào có kinh nguyệt.[1] Chảy máu kinh nguyệt nhiều có thể ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật, bao gồm hoạt động thể chất, sức khỏe tinh thần và đời sống xã hội. Rong kinh cũng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như thiếu máu do thiếu sắt.[1] Để ngừng chảy máu quá nhiều trong kỳ kinh nguyệt, bạn có thể thử nhiều nguyên liệu tự nhiên khác nhau và thay đổi chế độ ăn. Ngoài ra, bạn nên đọc phần Khi nào nên áp dụng? để biết khi nào nên thử dùng nguyên liệu tự nhiên để ngừng chảy máu kinh nguyệt quá nhiều.

Các bước[sửa]

Sử dụng thảo mộc và nguyên liệu tại nhà[sửa]

  1. Thử dùng thảo mộc để giảm lưu lượng máu. Nhiều loại thảo mộc có đặc tính làm se và từ lâu đã được sử dụng để kiểm soát tình trạng chảy máu tử cung quá mức. Thảo mộc cũng có thể kiểm soát tình trạng mất cân bằng nội tiết tố và kiểm soát tình trạng rong kinh.
  2. Uống trà cây Lady’s Mantle. Lady's Mantle là thảo mộc thường được dùng điều trị các vấn đề về kinh nguyệt. Uống trà Lady’s Mantle có thể giúp giảm xuất huyết trong kỳ kinh nguyệt.[2]
    • Lady’s Mantle còn có tên gọi là Alchemilla Vulgaris hay “thảo mộc cho nữ giới”.[2]
    • Lá của thảo mộc này được dùng sản xuất thuốc và có tác dụng co bóp mạnh (co cơ), làm đông (đông máu) và làm se (se mạch máu).[2] Những đặc điểm này của thảo mộc giúp đưa lượng máu trong kỳ kinh nguyệt về mức bình thường.
    • Ngâm 30 g lá Lady’s Mantle sấy khô vào 1 lít nước sôi để ủ làm trà.[2]
    • Uống trà 3 lần mỗi ngày cho đến khi triệu chứng giảm dần.[2]
    • Bạn có thể mua thảo mộc Lady’s Mantle ở một số cửa hàng thực phẩm chăm sóc sức khỏe và cửa hàng thuốc thay thế.
  3. Thử dùng cây rau tề để giảm chảy máu nhiều một cách nhanh chóng. Cây rau tề là thảo mộc có khả năng làm giảm lưu lượng máu. Thử dùng cây rau tề có thể giúp giảm tình trạng chảy máu nhiều.[3]
    • Cây rau tề còn có tên gọi khác là Capsella bursa pastoris.
    • Tìm mua trà cây rau tề ở các cửa hàng thực phẩm chăm sóc sức khỏe hoặc cửa hàng chuyên bán trà và uống 2 cốc trà mỗi ngày.
    • Thảo mộc này còn có tác dụng giảm xuất huyết sau sinh.
  4. Dùng cây dâu chế dục để cân bằng nội tiết tố. Dâu chế dục là thảo mộc giúp kích thích sản sinh hormone progesterone. Bạn có thể dùng dâu chế dục để giúp cân bằng nội tiết tố và ngăn tình trạng chảy máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt. [4]
    • Dâu chế dục còn có tên gọi khác là Vitex agnus castus hay Chaste tree.[5]
    • Cây dâu chế dục giúp bình thường hóa sự cân bằng của chu kỳ nội tiết tố nữ. Thảo mộc này kích thích sản sinh hàm lượng lớn progesterone và ngăn chặn tiết estrogen, từ đó giảm xuất huyết tử cung.[5]
    • Thử dùng 4-6 mg chiết xuất dâu chế dục mỗi ngày khi chảy máu kinh nguyệt quá nhiều.[5]
  5. Sử dụng quế. Quế mà bạn dùng khi chế biến món ăn hoặc nướng bánh còn nổi tiếng là gia vị có khả năng giúp giảm chảy máu kinh nguyệt quá nhiều. Bạn có thể bổ sung quế vào chế độ ăn hoặc dùng riêng để giúp xoa dịu tử cung và ngăn tình trạng chảy máu kinh nguyệt quá nhiều.[6]
    • Quế có đặc tính làm se có thể giúp co mạch máu và ngăn xuất huyết quá nhiều.[7]
    • Thử hòa 3 thìa cà phê bột quế vào cốc nước nóng và uống mỗi 30 phút cho đến khi tình trạng xuất huyết trở về mức bình thường.[7]
    • Kết hợp quế vào chế độ ăn cũng có thể giúp giảm lượng máu chảy trong kỳ kinh nguyệt.
    • Đảm bảo chỉ dùng bột quế để hòa với nước. Tinh dầu quế có thể gây buồn nôn, nôn mửa và thậm chí là tổn thương thận.[7]
    • Có thể mua bột quế ở hầu hết các cửa hàng tạp hóa.
  6. Dùng lá mâm xôi đỏ để giúp giãn cơ tử cung. Tương tự như quế, mâm xôi đỏ có chứa các hóa chất thực vật giúp giãn cơ tử cung. Ủ lá mâm xôi đỏ làm trà có thể giúp giảm chảy máu kinh nguyệt quá nhiều.[8]
    • Mặc dù chưa có nghiên cứu ở người nhưng một số nghiên cứu ở động vật cho thấy lá mâm xôi đỏ có khả năng làm giãn cơ. [9]
    • Rửa 170 g (2 cốc) lá mâm xôi đỏ và cho vào đun sôi cùng 1/2 lít (khoảng 2 cốc nước).[9] Chắt lấy nước trà và thưởng thức một cốc tối đa 3 lần mỗi ngày. [9]
  7. Cân nhắc việc dùng thảo mộc thiên ma hoặc cây Sabina. Những nguyên liệu vi lượng đồng căn này có thể giúp giảm triệu chứng rong kinh. Nghiên cứu cho rằng thiên ma (hay Cimicifuga racemosa) có khả năng điều tiết nồng độ estrogen và progesterone.[10] Thảo mộc Sabina có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian rong kinh.[11]
    • Thử dùng 40-200 mg thiên ma sấy khô mỗi ngày, chia thành nhiều liều nhỏ. Ngoài ra, bạn có thể thử dùng 0,4-2 ml rượu thuốc ethanol nồng độ 60% với tỉ lệ 1:10 hoặc uống trà thiên ma 1-2 lần mỗi ngày.[12]
    • Có thể tìm mua thảo mộc Sabina ở dạng viên nén từ các thương hiệu như Hylands và Boiron. Tuân thủ hướng dẫn về liều dùng trên chai.
  8. Chườm đá viên để giảm mất máu. Đặt viên đá viên lên bụng có thể giúp giảm xuất huyết, giảm đau và giảm sưng.[13]
    • Chườm lạnh giúp co thắt mạch máu để giảm xuất huyết. [14]
    • Bạn có thể quấn đá viên trong khăn hoặc áo thun rồi chườm lên bụng, không quá 20 phút.[14]
    • Chườm đá viên sau mỗi 2-4 tiếng cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.[14]
    • Ngưng chườm khi cảm thấy quá lạnh hoặc tê da. [15]
  9. Uống thuốc giảm đau kháng viêm không steroid. Uống thuốc kháng viêm không steroid không kê đơn (NSAID) khi chảy máu kinh nguyệt nhiều không những giúp giảm xuất huyết mà còn giúp giảm đau.[16]
    • Tuân thủ hướng dẫn về liều dùng trên chai thuốc.
    • Có thể mua thuốc NSAID ở hầu hết các hiệu thuốc.

Điều chỉnh chế độ ăn[sửa]

  1. Áp dụng chế độ ăn lành mạnh và cân bằng. Bạn cần bổ sung dinh dưỡng đúng cách để duy trì sức khỏe. Với chế độ ăn lành mạnh và giàu dinh dưỡng, bạn có thể đảm bảo chu kỳ kinh nguyệt được đều đặn và phòng ngừa xuất huyết quá nhiều.[10]
    • Chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng và lành mạnh như protein (bao gồm các loại hạt), thực phẩm giàu sắt như rau lá xanh đậm, và chế phẩm từ sữa động vật như sữa chua và phô mai để bổ sung canxi.[17]
    • Bạn có thể áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải, bao gồm sự kết hợp những thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau củ quả, cá, thịt và ngũ cốc nguyên hạt. Chế độ ăn này ít mỡ động vật, nhiều cá và dầu thực vật và được nhiều nghiên cứu chứng minh là giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.[10]
    • Cân nhắc việc dùng các loại dầu và hạt tốt cho sức khỏe như dầu ôliu và hạt lanh để giảm tình trạng rong kinh.[17]
  2. Bổ sung vitamin B để giảm co thắt. Đậu xanh giàu chất xơ và cả vitamin B giúp phòng ngừa co thắt bụng.
    • Vitamin nhóm B là những chất thiết yếu để chuyển đổi lượng estrogen dư thừa trong gan.[10]
    • Vitamin B còn kích thích tổng hợp các prostaglandin - hợp chất thiết yếu giúp giảm tình trạng đông máu bất thường.[10]
    • Chọn bánh mì và ngũ cốc được tăng cường sắt, vitamin nhóm B, chất xơ và protein.[10]
    • Các loại rau như đậu xanh chứa vitamin nhóm B.[10]
  3. Kết hợp thực phẩm giàu sắt và vitamin C để kích thích đông máu. Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào hồng cầu, thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu gây chảy máu kinh nguyệt nhiều. [10] Sắt và vitamin C có tác dụng hiệp đồng, vitamin C cần thiết cho quá trình hấp thụ sắt hiệu quả. Bạn nên kết hợp thực phẩm giàu cả vitamin C và sắt để giảm rong kinh.[18]
    • Ăn các loại rau củ như bông cải xanh, cải xoăn, khoai lang và rau bina (cải bó xôi) để bổ sung sắt, canxi và vitamin C.[10]
    • Ăn các loại hoa quả như cam và dâu tây để bổ sung vitamin C. Quả mận sấy khô và sung sấy khô là nguồn cung cấp sắt dồi dào.
  4. Tăng cường bổ sung magie để giảm estrogen. Magie là khoáng chất quan trọng giúp cân bằng nội tiết tố nữ như progesterone và estrogen. Tăng cường bổ sung magie có thể giúp giảm estrogen và giảm tình trạng xuất huyết nhiều trong kỳ kinh nguyệt.[10]
    • Khi nồng độ magie giảm, nồng độ estrogen sẽ tăng cao và dẫn đến chảy máu kinh nguyệt nhiều.[10]
    • Sôcôla đen là nguồn bổ sung magie tốt.
  5. Uống thực phẩm chức năng bổ sung sắt. Nếu bị thiếu máu do thiếu sắt, bạn có thể uống thực phẩm chức năng bổ sung sắt. Thực phẩm chức năng bổ sung sắt không những giúp chữa chứng thiếu máu do thiếu sắt mà còn giảm xuất huyết trong kỳ kinh nguyệt.[16]
    • Tuân thủ hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung sắt.
    • Có thể mua thực phẩm chức năng bổ sung sắt ở hầu hết các hiệu thuốc và cửa hàng thực phẩm chăm sóc sức khỏe.
  6. Cân nhắc liệu pháp châm cứu hoặc bấm huyệt. Một số nghiên cứu nhận thấy châm cứu hoặc bấm huyệt có thể giúp giảm tình trạng rong kinh bằng cách kích thích tiết các hóa chất vào cơ bắp và não để kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể đặt lịch hẹn với chuyên gia châm cứu hoặc chuyên gia bấm huyệt có chứng chỉ hành nghề để giúp giảm tình trạng chảy máu kinh nguyệt nhiều.[10]
    • Bấm huyệt có thể giúp tăng lưu lượng máu đến lưng và tử cung để giảm cơn co thắt.[19]
    • Nghiên cứu cho rằng châm cứu hoặc bấm huyệt có thể giúp cân bằng nội tiết tố, từ đó giảm tình trạng thay đổi nội tiết tố và giảm đau trong kỳ kinh nguyệt. [10]

Khi nào nên áp dụng các phương pháp này?[sửa]

  1. Điều trị nếu rong kinh ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Chảy máu kinh nguyệt quá nhiều hoặc kéo dài có thể ảnh hưởng đến cuộc sống nhiều hơn bình thường. Nếu kỳ kinh nguyệt khiến bạn khó thực hiện các công việc cơ bản hàng ngày thì việc dùng nguyên liệu giúp ngừng hoặc làm chậm tình trạng rong kinh có thể giúp ích cho bạn.
    • Thực chất, hầu hết nữ giới đều không chảy máu kinh nguyệt nhiều đến mức được gọi là "rong kinh". Nếu thực sự bị rong kinh, lượng máu mất đi và mức độ nghiêm trọng của cơn co thắt sẽ hoàn toàn cản trở bạn thực hiện các hoạt động cơ bản hàng ngày.[20]
    • Nếu tình trạng xuất huyết chỉ tương đối nhiều nhưng không nghiêm trọng, bạn có thể giảm triệu chứng bằng các phép điều trị y tế thông thường và đã được kiểm chứng thay vì dùng nguyên liệu thảo mộc chưa được kiểm chứng. Nên giảm đau bằng thuốc NSAID và miếng chườm nhiệt. Ngoài ra, nên bổ sung dưỡng chất có lợi cho cơ thể và tránh các thực phẩm hoặc các chất khiến cơn co thắt trở nặng.
  2. Thử dùng nguyên liệu thảo mộc nếu không đang mang thai hoặc không đang cho con bú. Nếu đang chảy máu kinh nguyệt nhiều, bạn không cần lo lắng rằng bản thân đang mang thai. Mặt khác, nhiều thảo mộc có thể ảnh hưởng đến mức cân bằng hormone nên có thể tác động tiêu cực đến thai phụ hoặc gây hại cho trẻ sơ sinh. Sử dụng thực phẩm chức năng từ thảo mộc trước kỳ kinh nguyệt có thể gây nguy hiểm nếu bạn có thể đang mang thai; tương tự, sử dụng thảo mộc khi đang cho con bú cũng có thể gây hại cho trẻ.
    • Cụ thể, đặc biệt không nên dùng thiên ma, dâu chế dục, lá mâm xôi đỏ và Alchemilla khi đang mang thai hoặc cho con bú.[21][22][23] Luôn trao đổi với bác sĩ trước khi muốn uống thực phẩm chức năng bổ sung sắt và magie. [24]
    • Tránh dùng dâu chế dục và các thảo mộc nhạy cảm với hormone khác nếu đang uống thuốc tránh thai hoặc tiếp nhận liệu pháp thay thế hormone. [25]
  3. Sử dụng nguyên liệu thảo mộc sau khi nghiên cứu cẩn thận. "Tự nhiên" không có nghĩa là "an toàn". Mặc dù thảo mộc và thực phẩm chức năng từ thảo mộc được khuyến nghị giúp ngưng tình trạng rong kinh thường an toàn cho hầu hết phụ nữ nhưng tốt nhất bạn nên tự nghiên cứu trước khi dùng vì một số thảo mộc có thể tương tác với bệnh lý.
    • Nên nhớ rằng các nghiên cứu hỗ trợ việc dùng nguyên liệu thảo mộc rất hạn chế. Mặc dù một số trường hợp có thể thấy tác dụng nhưng có rất ít bằng chứng khoa học chứng minh tính hiệu quả, cũng như rất ít nghiên cứu về tác dụng phụ và rủi ro tiềm ẩn khi dùng thảo mộc.
    • Nếu có nguy cơ cao mắc các bệnh nhạy cảm với hormone, bao gồm ung thư vú, ung thư tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung, việc dùng thảo mộc tác động đến cân bằng hormone có thể làm tăng nguy cơ. Một số thảo mộc bạn nên thận trọng bao gồm thiên ma, dâu chế dục và lá mâm xôi đỏ.
    • Bên cạnh đó, thiên ma có thể gây rủi ro cho người mắc bệnh gan và hội chứng động kinh.[21] Alchemilla và dâu chế dục có thể dẫn đến tổn thương gan,[23] dâu chế dục có thể ảnh hưởng đến nồng độ dopamine.[25]
    • Tránh dùng thực phẩm chức năng bổ sung sắt liều cao và quá 6 tháng để tránh nguy cơ bổ sung dư thừa sắt. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn tiếp tục bổ sung sắt.[26]
  4. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nguyên liệu tự nhiên. Hầu hết nguyên liệu tự nhiên đều an toàn cho phần lớn nữ giới bị rong kinh. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn nguyên liệu nào là tốt nhất tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể và nguyên liệu nào có thể gây ra vấn đề.
    • Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân gây rong kinh. Hầu hết nguyên nhân đều không quá nghiêm trọng và có thể thuyên giảm nhờ nguyên liệu tự nhiên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chảy máu kinh nguyệt quá nhiều có thể là do bệnh tuyến giáp, ung thư tử cung, u xơ tử cung và các vấn đề nghiêm trọng khác cần được can thiệp y tế.[27]
    • Chẩn đoán của bác sĩ có thể giúp sàng lọc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng này và xoa dịu mối lo lắng. Bên cạnh bài khám sức khỏe tổng quát, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu, xét nghiệm phết tế bào tử cung, siêu âm và các xét nghiệm khác để sàng lọc nhiều rối loạn và vấn đề sức khỏe.[28]
  5. Sử dụng nguyên liệu tự nhiên nếu hiệu quả. Nguyên liệu tự nhiên có thể giúp ích cho nữ giới bị rong kinh. Nếu việc dùng nguyên liệu tự nhiên hiệu quả và không ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn có thể tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, nên nhớ luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
    • Nếu nguyên liệu tự nhiên không hiệu quả, bạn nên hỏi bác sĩ về việc dùng các phương pháp thay thế. Ví dụ như sử dụng thuốc (thuốc uống ngừa thai và thuốc uống thay thế progesterone) hoặc phẫu thuật trong trường hợp nghiêm trọng (ví dụ như thuyên tắc động mạch tử cung và cắt bỏ tử cung). [16]

Lời khuyên[sửa]

  • Bệnh suy giáp là nguyên nhân chung của chứng rong kinh. Nếu chảy máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt, bạn nên trao đổi với bác sĩ để xác định nguyên nhân tiềm ẩn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menorrhagia/basics/definition/con-20021959
  2. 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 http://health.in4mnation.com/ladys-mantle-benefits-alchemilla-vulgaris/
  3. http://www.herballegacy.com/Ray_Dosages.html
  4. http://www.aafp.org/afp/2005/0901/p821.html
  5. 5,0 5,1 5,2 http://www.aafp.org/afp/2005/0901/p821.html
  6. http://fibroidnaturaltreatment.com/herbs-to-stop-heavy-bleeding-with-fibroids-the-case-for-cinnamon/
  7. 7,0 7,1 7,2 http://fibroidnaturaltreatment.com/herbs-to-stop-heavy-bleeding-with-fibroids-the-case-for-cinnamon/
  8. http://www.theperiodvitamin.com/red-raspberry-for-pms.html
  9. 9,0 9,1 9,2 http://www.theperiodvitamin.com/red-raspberry-for-pms.html
  10. 10,00 10,01 10,02 10,03 10,04 10,05 10,06 10,07 10,08 10,09 10,10 10,11 10,12 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2077876/
  11. http://www.biogetica.com/how-to-find-natural-menorrhagia-medicine-treatments-cures
  12. http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/black-cohosh/dosing/hrb-20058861
  13. http://www.hersfoundation.com/docs/Heavy_bleeding.html
  14. 14,0 14,1 14,2 http://www.hersfoundation.com/docs/Heavy_bleeding.html
  15. http://www.orthoinfo.aaos.org/topic.cfm?topic=A00147
  16. 16,0 16,1 16,2 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menorrhagia/basics/treatment/con-20021959
  17. 17,0 17,1 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2077876/
  18. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2077876/
  19. http://www.womenshealthmag.com/health/never-have-another-painful-period
  20. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menorrhagia/basics/definition/con-20021959
  21. 21,0 21,1 http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/black-cohosh/safety/hrb-20058861
  22. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-309-RED%20RASPBERRY.aspx?activeIngredientId=309&activeIngredientName=RED%20RASPBERRY
  23. 23,0 23,1 http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-654-ALCHEMILLA.aspx?activeIngredientId=654&activeIngredientName=ALCHEMILLA
  24. http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/magnesium-supplement-oral-route-parenteral-route/before-using/drg-20070730
  25. 25,0 25,1 http://www.webmd.com/vitamins-and-supplements/chasteberry-uses-and-risks
  26. http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/iron-supplement-oral-route-parenteral-route/precautions/drg-20070148
  27. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menorrhagia/basics/causes/con-20021959
  28. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menorrhagia/basics/tests-diagnosis/con-20021959