Ngừng sử dụng prozac

Từ VLOS
(đổi hướng từ Ngừng sử dụng Prozac)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Prozac, hay fluoxetine, là thuốc chống trầm cảm được xếp vào nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI). Đây là loại thuốc chống trầm cảm được kê toa phổ biến nhất.[1] Prozac được dùng để chữa trị một số bệnh như là trầm cảm, hoảng loạn, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn ăn uống, và hoảng loạn rối loạn tiền kinh nguyệt.[2] Đây là loại thuốc thường được chỉ định chữa trầm cảm. Vì Prozac gây tác động lên các chất hóa học trong não, bạn không nên ngưng sử dụng thuốc mà không trao đổi với bác sĩ. Chỉ khi nào có sự giám sát của bác sĩ thì bạn mới có thể ngưng dùng thuốc. Nếu bác sĩ khuyến cáo ngừng uống Prozac, bạn có thể làm theo các bước dưới đây. Thời gian ngưng Prozac hoàn toàn tùy thuộc vào khoảng thời gian dùng thuốc, liều lượng kê toa, tình trạng bệnh đang điều trị, và một số loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng.

Các bước[sửa]

Tìm hiểu thuốc[sửa]

  1. Nắm rõ phương thức hoạt động của Prozac. Thuốc này ức chế thụ thể não hấp thu serotonin dẫn truyền thần kinh. Serotonin là chất lỏng hóa học tự nhiên “mang thông điệp” (dẫn truyền thần kinh) giúp duy trì cân bằng cảm xúc. Nghiên cứu cho hay sự thiếu hụt serotonin là yếu tố gây nên chứng trầm cảm lâm sàng.[3] Prozac hạn chế thụ thể hấp thu serotonin quá nhiều, do đó làm tăng lượng chất hóa học có sẵn trong cơ thể.[1]
    • Prozac là SSRI vì chúng mang tính “chọn lọc.” Chúng chủ yếu hoạt động dựa trên serotonin thay vì chất dẫn truyền thần kinh khác đóng vai trò duy trì cảm xúc.[1]
  2. Cân nhắc tác dụng phụ. Prozac đôi khi có gây ra một số tác dụng phụ. Một số ảnh hưởng chỉ mang tính chất nhẹ hoặc biến mất sau bốn đến năm tuần. Bạn cần trao đổi với bác sĩ nếu gặp phải tác dụng phụ hoặc triệu chứng nặng, cũng như trong trường hợp chúng không tự biến mất. Một số tác dụng phụ bao gồm:[4]
    • Căng thẳng
    • Buồn nôn
    • Khô miệng
    • Đau họng
    • Buồn ngủ
    • Yếu ớt
    • Run rẩy không kiểm soát được
    • Chán ăn
    • Sụt cân
    • Thay đổi ham muốn hoặc chức năng tình dục
    • Đổ mồ hôi liên tục
  3. Nhận biết tác dụng phụ khẩn cấp. Trong một số trường hợp, Prozac có thể gây ra tác dụng phụ cần phải lưu ý kịp thời. Prozac được biết đến với tác dụng làm kích thích suy nghĩ tự sát, đặc biệt ở những người dưới 24 tuổi. Nếu có tư tưởng hoặc dự tính lên kế hoạch tự làm tổn thương hoặc kết liễu bản thân, bạn cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.[4] Bạn cần liên lạc với bác sĩ ngay lập tức nếu có những triệu chứng sau đây:
    • Trầm cảm mới phát sinh hoặc trầm trọng hơn
    • Cảm giác lo lắng, hồi hộp, hay hoảng loạn cực độ
    • Hành vi hung hăn hay tức giận
    • Hành động mà không suy nghĩ
    • Bồn chồn không ngừng
    • Cảm giác cuồng loạn, phấn khích bất thường
  4. Cân nhắc về việc Prozac có đang kiểm soát triệu chứng của bạn hay không. Prozac nói chung là một loại thuốc chống trầm cảm hiệu quả đối với nhiều người. Tuy nhiên, chúng có thể không phát huy hiệu quả với bộ não hoặc hóa học thần kinh của một số người. Nếu tiếp tục nhận thấy những triệu chứng dưới đây sau khi dùng Prozac, bạn cần trao đổi với bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy thuốc không đủ khả năng kiềm chế trầm cảm hoặc rối loạn.[5][6]
    • Gặp tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc tiếp diễn (như đề cập ở trên)
    • Mất hứng thú với các hoạt động giải trí hoặc sở thích
    • Cảm giác mệt mỏi không được cải thiện
    • Giấc ngủ bị gián đoạn (mất ngủ, ngủ nhiều)
    • Khó khăn trong việc tập trung
    • Thay đổi khẩu vị ăn uống
    • Nhức nhối và đau đớn thể xác
  5. Nắm rõ nguy cơ rủi ro của việc ngưng dùng thuốc chống trầm cảm. Loại thuốc này tác động lên các chất hóa học của não, vì thế nếu ngưng thuốc không có sự giám sát chuyên môn sẽ gây nên triệu chứng nghiêm trọng.[7][8]
    • Một số loại thuốc có tác dụng lâu dài như Prozac thường gây ra ít triệu chứng hơn nếu ngưng sử dụng. Tuy nhiên, bạn vẫn sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như là:
      • Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, hoặc chuột rút
      • Rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như mất ngủ hay gặp ác mộng
      • Rối loạn cân bằng, chẳng hạn như chóng mặt hoặc choáng váng
      • Rối loạn giác quan hoặc chuyển động, chẳng hạn như tê, ngứa ran, rùng mình, và thiếu sự phối hợp về mặt thể chất
      • Cảm thấy khó chịu, lo lắng, hoặc bị phân tâm
    • Bạn cần ngưng dùng thuốc chống trầm cảm từ từ trong một khoảng thời gian bằng cách giảm dần liều lượng. Biện pháp này có tên gọi “giảm dần,” có thể kéo dài nhiều tuần hoặc tháng, tùy thuộc vào loại thuốc, thời gian sử dụng, liều lượng, cũng như triệu chứng của bạn. Bác sĩ sẽ khuyến nghị phương pháp hiệu quả trong việc giảm sử dụng Prozac.[9]
    • Bạn có thể gặp phải triệu chứng trầm cảm tái phát sau khi ngưng sử dụng thuốc Prozac. Để phân biệt giữa triệu chứng của việc ngưng dùng thuốc và sự tái phát, bạn cần lưu ý triệu chứng bắt đầu khi nào, kéo dài bao lâu, và thuộc loại nào.
    • Triệu chứng của việc ngưng dùng thuốc thường xuất hiện khá nhanh. Chúng thường cải thiện sau hơn một hoặc hai tuần, bao gồm một số biến chứng về thể chất, chẳng hạn như buồn nôn, nhức nhối và đau đớn.
    • Triệu chứng tái phát thường nảy sinh từ từ sau hai đến ba tuần. Chúng thường trở nên nghiêm trọng hơn từ hai đến bốn tuần. Nếu triệu chứng tiếp tục kéo dài hơn một tháng, bạn cần đi khám bác sĩ.

Phối hợp với bác sĩ[sửa]

  1. Trao đổi với bác sĩ về lý do sử dụng Prozac. Loại thuốc này thường được kê toa trong một số trường hợp khác nhau, vì thế bạn nên hỏi bác sĩ vì sao lại kê Prozac cho bạn.[4] Bác sĩ có thể đổi thuốc khác phù hợp với tình trạng của bạn.
    • Trong một vài trường hợp, bác sĩ khuyến cáo ngưng dùng Prozac nếu cảm thấy rằng bạn không còn nguy cơ mắc (hay không còn bị) trầm cảm mạn tính hay tái phát. Bác sĩ sẽ đưa ra khuyến cáo này sau khi bạn dùng thuốc ít nhất từ 6 đến 12 tháng.[10]
  2. Trao đổi với bác sĩ về lý do muốn ngừng sử dụng Prozac. Thông báo cho bác sĩ về tác dụng phụ nghiêm trọng, kéo dài do Prozac gây nên. Nếu dùng Prozac hơn tám tuần và cảm thấy tình trạng rối loạn không được cải thiện, bạn cần trình bày triệu chứng đang tiếp diễn. Thông tin này sẽ giúp bác sĩ đưa ra quyết định xem đây có phải là thời điểm phù hợp để ngưng dùng Prozac hay không.
  3. Đề nghị bác sĩ phối hợp với bạn trong quá trình ngưng sử dụng thuốc. Bạn cần hiểu rõ và tuân theo khuyến cáo của bác sĩ một cách chính xác. Tùy thuộc vào thời gian sử dụng và liều lượng Prozac, bác sĩ có thể hoặc không chọn phương pháp giảm dần liều thuốc. Bạn nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ nghiêm trọng.
    • Prozac thường ít gây ra triệu chứng do ngưng dùng thuốc vì chúng có tác dụng “trong nửa cuộc đời”. Đây là khoảng thời gian mà cơ thể cần để giảm sự tập trung vào thuốc xuống còn một nửa.[11] Điều này có nghĩa là Prozac có thể tồn tại lâu trong cơ thể, không bị giảm tác dụng đột ngột gây ít triệu chứng do ngưng sử dụng thuốc.
    • Nếu dùng Prozac trong khoảng thời gian ngắn, từ 6 đến 12 tuần, hoặc dùng liều lượng thấp (ví dụ 20 mg một ngày), bác sĩ có thể không khuyến cáo giảm dần liều thuốc.
    • Theo dõi lịch trình giảm liều thuốc. Viết ngày và liều lượng sử dụng mỗi ngày. Điều này giúp bạn làm theo chỉ dẫn của bác sĩ một cách chính xác.
  4. Ghi chép toàn bộ ảnh hưởng do việc ngưng dùng thuốc gây nên. Ngay cả khi đang giảm sử dụng Prozac, bạn vẫn có thể trải qua một số triệu chứng do việc ngưng sử dụng thuốc, chẳng hạn như những triệu chứng đã đề cập trong bài viết này. Trao đổi với bác sĩ nếu thấy xuất hiện triệu chứng do ngưng dùng thuốc hoặc bất thường khác.
    • Lưu ý rằng trầm cảm có thể tái phát khi ngưng dùng thuốc. Bạn cần thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng cảm xúc của mình. Nếu lo ngại về việc tái phát, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn.
    • Trình bày với bác sĩ về việc bạn có gặp phải triệu chứng hay không. Bác sĩ sẽ theo dõi ít nhất vài tháng sau khi bạn ngưng dùng thuốc.
  5. Uống thuốc mới một cách phù hợp. Bác sĩ có thể kê toa thuốc khác để kiểm soát chứng trầm cảm hoặc rối loạn. Bạn cần tuân theo khuyến cáo của bác sĩ.[10]
    • Bác sĩ sẽ đưa ra khuyến cáo tùy thuộc vào sở thích cá nhân, phản ứng thuốc trước đây, hiệu quả, mức độ an toàn, và sức chịu đựng, giá thành, tác dụng phụ, và tương tác với thuốc khác.
    • Nếu Prozac không đủ khả năng kiểm soát chứng trầm cảm, bác sĩ có thể kê toa thuốc khác trong cùng nhóm SSRI, chẳng hạn như Zoloft (sertraline), Paxil (paroxetine), Celexa (citalopram), hoặc Lexapro (escitalopram).
    • Các nhóm thuốc khác mà bác sĩ có thể khuyến nghị nếu bạn gặp phải tác dụng phụ hoặc chứng trầm cảm không được kiểm soát tốt bao gồm:
      • Thuốc ức chế tái hấp thu Norepinephrine Serotonin (SNRI) chẳng hạn như Effexor (venlafaxine)
      • Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA) chẳng hạn như Elavil (amitriptyline)
      • Thuốc chống trầm cảm Aminoketone chẳng hạn như Wellbutrin (bupropion)
  6. Cân nhắc liệu pháp tâm lý. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người đi khám bác sĩ chuyên khoa trong lúc ngưng dùng thuốc chống trầm cảm thường ít có nguy cơ tái phát trầm cảm.[7] Liệu pháp tâm lý giúp bạn đối phó với suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Chúng cung cấp cho bạn kỹ năng xử lý tình trạng căng thẳng, lo âu, và phản ứng với đời sống thường ngày. Hiện nay có nhiều phương thức trị liệu, và kế hoạch điều trị sẽ tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bạn. Bác sĩ có thể giới thiệu cho bạn một bác sĩ chuyên khoa tại địa phương.[12][13]
    • Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) có hiệu quả rõ rệt trong việc khắc phục chứng trầm cảm. Mục tiêu của liệu pháp này là giúp bạn suy nghĩ tích cực hơn và loại trừ tư duy và hành vi tiêu cực. Bác sĩ chuyên khoa hành vi nhận thức sẽ giúp bạn nhận diện thói quen suy nghĩ không tốt và thay đổi niềm tin không chính xác. Những biện pháp này có thể giúp bạn khắc phục triệu chứng của trầm cảm.
    • Một số liệu pháp khác bao gồm trị liệu cá nhân, trong đó tập trung cải thiện lối giao tiếp; liệu pháp gia đình với mục đích giải quyết mâu thuẫn và cải thiện giao tiếp gia đình; hoặc liệu pháp tâm thần giúp bệnh nhân tự nhận thức chính mình.
    • Bạn cần thử nhiều hình thức trị liệu (hoặc gặp vài bác sĩ chuyên khoa) để tìm được cho mình phương pháp điều trị hoặc bác sĩ chuyên khoa phù hợp.
  7. Cân nhắc liệu pháp châm cứu. Mặc dù bác sĩ thường không khuyến cáo áp dụng châm cứu trong việc ngưng sử dụng thuốc hay điều trị trầm cảm, nhưng liệu pháp này có thể phát huy tác dụng với một số người.[10] Châm cứu là kỹ thuật sử dụng kim mỏng châm vào một số khu vực trên cơ thể nhằm cải thiện triệu chứng. Chỉ có bác sĩ trình độ cao mới được tiến hành kỹ thuật này. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cân nhắc áp dụng liệu pháp châm cứu. Bác sĩ sẽ giới thiệu chuyên gia châm cứu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng biện pháp châm cứu này.
    • Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuật châm cứu bằng điện chạy dòng điện nhẹ qua kim châm có tác dụng như Prozac trong việc giảm triệu chứng trầm cảm, và thậm chí là có hiệu quả nhanh hơn.[14]
    • Tại Mỹ, các chuyên gia châm cứu được Hội đồng Chứng nhận Châm cứu và Y học Phương Đông Quốc gia cấp bằng. Bạn có thể sử dụng tính năng “Tìm bác sĩ chuyên khoa” trên trang web của Hội đồng để tìm chuyên gia châm cứu có giấy phép hành nghề tại địa phương.[15]
    • Thông báo cho bác sĩ biết về phương pháp điều trị châm cứu hoặc thay thế mà bạn đã trải qua. Thông tin này sẽ được lưu vào hồ sơ bệnh nhân. Tất cả bác sĩ chuyên khoa chăm sóc sức khỏe cần phối hợp với nhau để mang lại dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bạn.[16]

Thay đổi lối sống[sửa]

  1. Ăn uống lành mạnh. Không có chế độ ăn uống nào được chứng minh là có tác dụng cải thiện hay “điều trị” trầm cảm. Tuy nhiên, việc ăn uống lành mạnh, cân bằng cung cấp dưỡng chất cần thiết để cơ thể chống lại bệnh tật. Bạn cần ăn nhiều trái cây và rau quả tươi, carbohydrate phức, và protein nạc.[10][17][18]
    • Tránh thực phẩm chế biến sẵn, đường tinh luyện, và calo “rỗng”. Nhóm thức ăn này chứa rất ít dưỡng chất trong tổng calo mà bạn hấp thụ, khiến cơ thể nhanh đói hơn. Ngoài ra, chúng có thể ảnh hưởng đến đường huyết gây tác động lên cảm xúc.[19]
    • Ăn thực phẩm giàu B12 và folate giúp điều hòa cảm xúc của bạn. Gan, thịt gà, và cá chứa B12 dồi dào. Củ cải đường, đậu lăng, quả hạnh, rau bina, và gan có chứa folate.[19]
    • Thức ăn giàu xê-len có thể giúp cải thiện triệu chứng trầm cảm. Một số nguồn thực phẩm có chứa xê-len bao gồm đậu Brazil, cá tuyết, quả hồ đào, và thịt gia cầm.
    • Thực phẩm giàu tryptophan khi hấp thụ vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành serotonin khi kết hợp với vitamin B6.[18] Các loại thức ăn giàu tryptophan bao gồm đậu nành, đào lộn hột, ức gà, cá hồi, và yến mạch.[20]
    • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng axit béo omega-3 thường xuyên giúp điều hòa cảm xúc hiệu quả. Dầu hạt lanh hoặc cải dầu, hồ đào, cải xoăn, rau bina, và cá béo chẳng hạn như cá hồi có chứa nguồn moega-3 dồi dào. Dầu bắp, đậu nành, và hướng dương không chứa nhiều omega-3.[21]
    • Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng chất bổ sung omega-3, vì chúng có thể làm cho một số bệnh mạn tính trở nên trầm trọng hơn. Bạn có thể dùng liều lượng từ 1 đến 9 gram mỗi ngày để cải thiện tâm trạng của mình.[22]
  2. Hạn chế rượu bia. Không nên dùng đồ uống có cồn trong lúc uống thuốc chống trầm cảm. Ngay cả khi không dùng thuốc này, bạn vẫn nên lưu ý mức hấp thụ rượu bia. Đây là thuốc giảm đau và nếu uống quá nhiều rượu bia sẽ làm tan serotonin.[19]
    • Uống nhiều rượu bia cũng gây nên tình trạng lo âu và hoảng loạn.
    • Một ly đồ uống có cồn bao gồm 360 ml bia, 150 ml rượu vang, hoặc 45 ml rượu nặng. Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh khuyến cáo không nên uống quá một ly đồ uống có cồn mỗi ngày và đối với nam giới là không quá hai ly. Đây được xem là tiêu chuẩn uống rượu bia “vừa phải”.[23]
  3. Tập thể dục thường xuyên. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập luyện thường xuyên, vừa phải ít nhất 30-35 phút mỗi ngày giúp sản xuất chất hóa học tạo nên sự hưng phấn tự nhiên của cơ thể (endorphin). Ngoài ra, việc rèn luyện thể chất còn kích thích chất dẫn truyền thần kinh chẳng hạn như norepinephrine. Những chất này giúp cải thiện triệu chứng trầm cảm.[24][25][26]
    • Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện tâm trạng ở những người bị trầm cảm nhẹ hoặc vừa. Ngoài ra, đây cũng là biện pháp hỗ trợ điều trị trầm cảm nặng. Tuy nhiên, nếu tiếp tục mắc phải triệu chứng trầm cảm ngay cả khi có tập luyện thường xuyên, bạn cần đi khám bác sĩ.[25]
  4. Đi ngủ đúng giờ. Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bạn cần tuân theo giờ giấc cố định nhằm đảo bảo cơ thể được nghỉ ngơi một cách hiệu quả. Các bước duy trì giấc ngủ tốt bao gồm:[27]
    • Đi ngủ và thức dậy theo giờ cố định mỗi ngày (kể cả ngày cuối tuần).
    • Tránh các tác nhân kích thích trước khi ngủ. Các hoạt động như là tập luyện và sử dụng thiết bị điện tử chẳng hạn như tivi hoặc máy tính có thể tác động đến giấc ngủ của bạn.
    • Tránh uống rượu bia và cà-phê-in trước khi đi ngủ. Ngay cả khi chất cồn có thể giúp bạn cảm thấy buồn ngủ, nhưng trên thực tế chúng lại gián đoạn chu kỳ giấc ngủ REM.[28]
    • Phòng ngủ chỉ nên dùng để ngủ chứ không nên để làm việc.
  5. Phơi nắng. Một số loại trầm cảm, chẳng hạn như rối loạn ảnh hưởng do mùa, có thể được cải thiện thông qua việc tiếp xúc với mặt trời. Nghiên cứu cho hay phơi nắng có tác dụng lên nồng độ serotonin.[29] Việc thiếu hụt ánh sáng mặt trời có thể làm cho cơ thể sản sinh nhiều melatonin gây nên các triệu chứng trầm cảm.[30]
    • Nếu không có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bạn có thể mua hộp đèn mặt trời nhân tạo. Tham khảo ý kiến bác sĩ về loại đèn phù hợp với nhu cầu của bản thân. Nói chung bạn nên dùng hộp đèn mặt trời nhân tạo ít nhất 30 phút mỗi buổi sáng.[31]
    • Nếu dự định phơi nắng ngoài trời, bạn nên thoa kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 15 và “phổ biến”.[32]
  6. Tăng cường hệ thống hỗ trợ. Nhờ bạn người thân hoặc bạn bè giúp đỡ trong quá trình ngưng sử dụng thuốc. Người này sẽ hỗ trợ cho bạn về mặt tinh thần hoặc nhận biết dấu hiệu tái trầm cảm. Trao đổi với họ về tác dụng phụ hoặc triệu chứng cần lưu ý.[7]
    • Trong suốt thời gian ngưng dùng thuốc, bạn cần phải đi khám bác sĩ thường xuyên. Thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng, cảm xúc hoặc triệu chứng của mình.
  7. Thử phương pháp thiền. Đánh giá nghiên của Johns Hopkins cho rằng 30 phút thiền mỗi ngày giúp cải thiện triệu chứng trầm cảm và lo âu.[33][34]
    • Thiền chánh niệm được kiểm nghiệm bởi nghiên cứu khoa học và chứng minh là có tác dụng chữa trị trầm cảm và lo âu.[34] “Giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm” (MBSR) là dạng thiền định mang lại hiệu quả tốt.[35]
    • Thiền bao gồm các yếu tố sau đây:[36][37]
      • Tập trung: Tập trung vào sự vật, hình ảnh, tụng kinh, hoặc tập trung vào nhịp thở cụ thể
      • Hít thở thư giãn: Bài tập thở chậm, sâu và đều giúp tăng cường oxy và giảm nội tiết tố gây căng thẳng
      • Không gian yên tĩnh: Loại trừ yếu tố gây xao nhãng
    • Bạn có thể tải hướng dẫn thiền định trực tuyến. MIT cung cấp tập tin MP3 thiền thư giãn và chánh niệm.[38] Trung tâm Nghiên cứu Nhận thức Chánh niệm UCLA có nguồn tập tin hướng dẫn thiền có thể tải về hoặc phát sóng trực tiếp.[39]

Lời khuyên[sửa]

  • Bảo đảm ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc trong thời gian giảm sử dụng Prozac. Những thói quen tốt cho sức khỏe này giúp bạn cảm thấy thoải mái trong khi giảm dần liều lượng thuốc.
  • Nếu các triệu chứng ngưng thuốc xuất hiện, bạn cần đi khám bác sĩ.

Cảnh báo[sửa]

  • Trong thời gian ngưng dùng Prozac dần dần, bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu nhận thấy triệu chứng trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không thay đổi lịch trình giảm liều lượng thuốc mà chưa trao đổi với bác sĩ trước.
  • Không bao giờ ngưng dùng Prozac nếu chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/depression/in-depth/ssris/art-20044825
  2. http://www.webmd.com/drugs/2/drug-6997/prozac-oral/details
  3. http://www.medicalnewstoday.com/articles/232248.php
  4. 4,0 4,1 4,2 http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/meds/a689006.html
  5. www.nimh.nih.gov/health/publications/depression/index.shtml?ct=399994
  6. http://psychcentral.com/lib/how-long-do-antidepressants-take-to-work/0008529
  7. 7,0 7,1 7,2 http://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/going-off-antidepressants
  8. http://www.aafp.org/afp/2006/0801/p449.html
  9. www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/how-to-taper-off-your-antidepressent
  10. 10,0 10,1 10,2 10,3 http://psychiatryonline.org/pb/assets/raw/sitewide/practice_guidelines/guidelines/mdd.pdf
  11. http://www.medscape.com/viewarticle/448250_3
  12. www.nimh.nih.gov/health/topics/psychotherapies/index.shtml
  13. http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/psychotherapy/basics/what-you-can-expect/prc-20013335
  14. http://www.scientificamerican.com/article/can-acupuncture-treat-depression/
  15. http://mx.nccaom.org/FindAPractitioner/FindaCertifiedPractitioner.aspx
  16. https://www.oxhp.com/providers/toolsResources/manageYourPractice/altmed/program/talk_pcp.html
  17. http://www.webmd.com/depression/guide/diet-recovery
  18. 18,0 18,1 http://psychcentral.com/blog/archives/2014/01/08/why-your-diet-can-make-or-break-depression-recovery/
  19. 19,0 19,1 19,2 https://www.psychologytoday.com/blog/your-genetic-destiny/201410/diet-and-depression
  20. http://www.med-health.net/Foods-High-In-Tryptophan.html
  21. http://www.webmd.com/depression/features/fish-oil-to-treat-depression
  22. http://www.webmd.com/depression/features/fish-oil-to-treat-depression?page=2
  23. http://www.cdc.gov/alcohol/faqs.htm
  24. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/depression/in-depth/depression-and-exercise/art-20046495
  25. 25,0 25,1 http://www.health.harvard.edu/mind-and-mood/exercise-and-depression-report-excerpt
  26. http://psychcentral.com/blog/archives/2014/01/15/3-ways-to-beat-depression-through-exercise/
  27. http://sleepfoundation.org/ask-the-expert/sleep-hygiene
  28. https://www.drinkaware.co.uk/check-the-facts/health-effects-of-alcohol/effects-on-the-body/alcohol-and-sleep
  29. http://www.healthline.com/health/depression/benefits-sunlight#1
  30. http://psychcentral.com/lib/10-things-you-dont-know-about-seasonal-affective-disorder/0002
  31. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/seasonal-affective-disorder/in-depth/seasonal-affective-disorder-treatment/art-20048298
  32. http://www.melanomafoundation.org/prevention/facts.htm
  33. http://www.hopkinsmedicine.org/news/media/releases/meditation_for_anxiety_and_depression
  34. 34,0 34,1 http://archinte.jamanetwork.com/article.aspx?articleid=1809754
  35. http://www.npr.org/blogs/health/2014/01/07/260470831/mindfulness-meditation-can-help-relieve-anxiety-and-depression
  36. http://www.helpguide.org/harvard/benefits-of-mindfulness.htm
  37. http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/meditation/in-depth/meditation/art-20045858?pg=2
  38. https://medical.mit.edu/community/stress-reduction
  39. http://marc.ucla.edu/body.cfm?id=22

Liên kết đến đây