Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Ngừng suy nghĩ đến việc tự tử
Từ VLOS
Khi tuyệt vọng, đơn độc và đau đớn vượt quá mức chịu đựng, tự tử dường như là lựa chọn duy nhất để được giải thoát. Có thể sẽ rất khó để nhìn rõ mọi việc vào thời điểm này, nhưng có rất nhiều các lựa chọn khác có thể giúp bạn cảm thấy thanh thản và tiếp tục sống để cảm nhận niềm vui, tình yêu và tự do một lần nữa. Bằng việc giữ cho bản thân an toàn, lập kế hoạch đối phó và tìm hiểu lý do tại sao chuyện này lại xảy ra với bạn, bạn có thể thực hiện một số bước để cảm thấy thoải mái hơn lần nữa.
Mục lục
Các bước[sửa]
Đối phó với khủng hoảng trước mắt[sửa]
-
Gọi
điện
đến
đường
dây
nóng
về
tự
tử.
Bạn
không
cần
phải
trải
qua
khó
khăn
này
một
mình.
Nếu
bạn
sống
tại
Mỹ,
hãy
gọi
tới
số
800-273-TALK
để
được
giúp
đỡ
24/7;
tại
Anh,
hãy
gọi
số
08457
90
90
90;
và
gọi
tới
13
11
14
nếu
bạn
sống
tại
Úc.
Đối
với
đường
dây
nóng
của
các
quốc
gia
khác,
vui
lòng
truy
cập
befrienders.org,
suicide.org
hoặc
the
IASP
website.
- Nếu bạn cảm thấy việc nhắn tin trực tuyến sẽ dễ dàng hơn, bạn có thể tìm thấy địa chỉ thích hợp tại nơi bạn sống trong danh sách này. Nếu bạn sống tại Mỹ, hãy thử truy cập SuicidePreventionLifeline.org hoặc CrisisChat.org.
- Đối với dịch vụ viễn thông cho người khiếm thính tại Mỹ, bạn có thể quay số 1-800-799-4TTY (1-800-799-4889).
- Nếu bạn là người đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới hoặc không rõ giới tính tại Mỹ, hãy gọi tới 1-888-843-4564 hoặc 1-866-488-7386.
- Tìm kiếm các dịch vụ cấp cứu khẩn cấp. Nếu bạn có kế hoạch tự tử, hãy đi đến bệnh viện hoặc nhờ một người đưa bạn đến đó. Bạn sẽ được chữa trị phù hợp và ở một nơi an toàn cho tới khi bạn không còn ý định tự làm hại bản thân nữa. Hãy gọi đến số cấp cứu khẩn cấp ngay tức khắc nếu bạn có nguy cơ tự sát trước khi đến được bệnh viện hoặc đã thực hiện một số bước để tự làm tổn hại bản thân một cách nghiêm trọng.
-
Tìm
một
người
bạn.
Đừng
bao
giờ
để
sự
hổ
thẹn,
xấu
hổ
hay
sợ
hãi
ngăn
cản
bạn
tìm
kiếm
sự
giúp
đỡ
từ
bạn
bè.[1]
Gọi
cho
ai
đó
mà
bạn
tin
tưởng
và
nói
chuyện
với
họ
cho
tới
khi
bạn
cảm
thấy
ổn.
Đề
nghị
họ
đến
nhà
với
bạn
cho
tới
khi
bạn
có
thể
ở
một
mình
mà
không
làm
điều
gì
dại
dột.
Hãy
nói
chính
xác
những
điều
bạn
đang
suy
nghĩ
và/hoặc
dự
định,
để
bạn
của
bạn
hiểu
được
mức
độ
nghiêm
trọng
của
lời
thỉnh
cầu
đó.
- Có lẽ việc gửi email, viết thư hoặc nhắn tin cho người bạn đó sẽ dễ dàng hơn, ngay cả khi bạn đang ngồi cạnh cô ấy.
- Nếu cơn khủng hoảng xảy ra trong một khoảng thời gian dài, hãy sắp xếp để một vài người bạn khác luân phiên đến ở với bạn hoặc nhờ bạn bè của bạn sắp xếp giúp bạn.
-
Tìm
đến
sự
giúp
đỡ
chuyên
môn.
Tình
trạng
của
bạn
không
ổn
và
cần
phải
được
chữa
trị,
cũng
giống
như
ai
đó
bị
gãy
chân
cần
tới
gặp
bác
sỹ.
Trên
thực
tế,
gọi
điện
cho
bác
sỹ
là
một
khởi
đầu
tuyệt
vời.[2]
Đường
dây
nóng
có
thể
sẽ
gợi
ý
cho
bạn
một
cố
vấn,
chuyên
gia
tâm
thần
học
hoặc
tâm
lý
học
trong
khu
vực
mà
bạn
sống,
hoặc
bạn
có
thể
tìm
một
ai
đó
trong
danh
bạ
điện
thoại
hoặc
thông
qua
mạng
internet.
- Bạn cũng có thể truy cập trang talk để nói chuyện trực tuyến với một bác sỹ chuyên môn.
- Bác sỹ trị liệu có thể cùng phối hợp với bạn để giúp những bước đối phó dưới đây trở nên dễ dàng hơn và xác định những phương pháp chữa trị phù hợp với bạn. Hoặc cô ấy có thể giới thiệu cho bạn một chuyên gia tâm thần học có thể kê đơn bốc thuốc.
-
Cho
bản
thân
thời
gian.
Trong
khi
chờ
đợi
phương
pháp
trị
liệu
phát
huy
công
dụng,
hãy
làm
xao
nhãng
bản
thân
càng
lâu
càng
tốt
bằng
cách
đi
tắm,
chuẩn
bị
bữa
ăn
hoặc
tham
gia
một
hoạt
động
đòi
hỏi
nhiều
thời
gian.[3]
Hít
thở
sâu
và
tự
hứa
với
bản
thân
rằng
bạn
sẽ
không
tự
sát
trong
ít
nhất
48
giờ
tới,
và
trước
khi
tìm
kiếm
sự
hỗ
trợ
của
bác
sỹ.
Cho
dù
có
khó
khăn
đến
mức
nào,
hãy
trì
hoãn
kế
hoạch
của
bạn
hai
ngày
để
cho
bản
thân
thêm
thời
gian
nghỉ
ngơi
và
suy
nghĩ
kỹ
càng.
Ngay
lúc
này,
tự
tử
dường
như
là
lựa
chọn
duy
nhất
nhưng
mọi
việc
có
thể
thay
đổi
rất
nhanh
tróng.
Tự
hứa
sẽ
cho
bản
thân
ít
nhất
thêm
hai
ngày
để
tìm
ra
lựa
chọn
tốt
hơn
hoặc
một
lý
do
để
tiếp
tục
cố
gắng.
- Cố gắng tách rời cảm xúc và hành động của bản thân. Nỗi đau có thể vượt quá mức kiểm soát tới nỗi nó khiến suy nghĩ và hành động của bạn trở nên bất thường. Nhưng suy nghĩ đến việc tự tử không giống với việc thực sự làm vậy. Bạn vẫn có quyền để đưa ra quyết định sẽ không tự kết liễu cuộc sống của mình.[4]
Tìm cách để đối phó[sửa]
-
Cảnh
giác
với
các
dấu
hiệu
cảnh
báo.
Trong
trạng
thái
cảm
xúc
quá
kích
động,
có
lẽ
bạn
sẽ
tự
đánh
giá
thấp
khả
năng
của
bản
thân
để
tự
tử.
Cho
dù
bạn
cảm
thấy
như
thế
nào,
hãy
tìm
kiếm
sự
giúp
đỡ
nếu
bạn
trải
qua
bất
cứ
một
dấu
hiệu
cảnh
báo
nào
dưới
đây,
bạn
có
thể
sử
dụng
các
nguồn
giúp
đỡ
tại
mục
trên:[2]
- Cô lập, cách ly khỏi bạn bè và gia đình, có suy nghĩ như thể bạn không thuộc về bất cứ đâu và bản thân là một gánh nặng
- Căm ghét bản thân, cảm thấy tuyệt vọng
- Thay đổi tâm trạng đột ngột (kể cả theo chiều hướng tốt), bùng nổ giận dữ, không kiểm soát được sự thất vọng, bối rối hoặc lo lắng.
- Việc sử dụng rượu bia hoặc thuốc kích thích có chiều hướng gia tăng
- Mất ngủ hoặc ngủ đứt quãng
- Nói về việc tự tử, lên kế hoạch cho điều đó hoặc tìm kiếm công cụ để tự sát
- Mặc dù tự làm tổn thương bản thân không giống với việc cố gắng tự tử nhưng hai việc này có liên quan mật thiết với nhau. Hãy tìm đến sự hỗ trợ ngay tức khắc nếu bạn thường xuyên tự làm tổn thương bản thân, như đấm vào tường, giật tóc hoặc làm xây xát da.
-
Biến
nhà
của
bạn
thành
một
nơi
an
toàn.
Dễ
dàng
tiếp
cận
với
các
đồ
vật
nguy
hiểm
có
thể
làm
tăng
khả
năng
tự
sát.[2]
Đừng
để
bản
thân
dễ
dàng
thay
đổi
quyết
định.
Hãy
cất
giữ
cẩn
thận
tất
cả
những
đồ
vật
bạn
có
thể
dùng
để
làm
tổn
hại
bản
thân
như
thuốc,
dao
lam,
dạo
gọt
hoặc
súng.
Đưa
chúng
cho
người
khác
cất
giữ,
vứt
bỏ
hoặc
cất
chúng
vào
một
nơi
không
dễ
lấy.
- Giảm thiểu việc sử dụng rượu bia và thuốc kích thích. Mặc dù chúng sẽ mang đến cho bạn cảm giác thoải mái tạm thời, nhưng chúng có thể khiến tình trạng trầm cảm của bạn trở nên trầm trọng hoặc khó đối phó hơn.
- Nếu bạn cảm thấy rằng bạn sẽ không an toàn trong chính ngôi nhà của mình, hãy đi tới nơi nào mà bạn cảm thấy an toàn. Ở cùng một người bạn, hoặc đi đến trung tâm cộng đồng hay một nơi công cộng nào đó mà bạn có thể tới.
-
Chia
sẻ
suy
nghĩ
của
bạn
với
những
người
mà
bạn
tin
tưởng.
Nhóm
hỗ
trợ
là
điều
vô
cùng
quan
trọng
khi
bạn
đối
phó
với
những
suy
nghĩ
tự
tử.
Bạn
cần
những
người
bạn
tin
tưởng
lắng
nghe
bạn
mà
không
đưa
ra
bất
cứ
phán
xét
nào
với
bạn
vì
đã
cảm
thấy
tuyệt
vọng
hay
những
lời
khuyên
mà
khiến
bạn
tổn
thương
nhiều
hơn
là
hàn
gắn.
Thậm
chí
những
người
có
thiện
ý
đôi
khi
có
thể
khiến
bạn
cảm
thấy
tội
lỗi
hoặc
xấu
hổ
vì
mong
muốn
tự
chấm
dứt
cuộc
sống
của
mình.
Thay
vào
đó,
hãy
cố
gắng
dành
thời
gian
ở
bên
những
người
sẽ
lắng
nghe
bạn
và
quan
tâm
bạn
mà
không
phán
xét.[4]
- Nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi chia sẻ với bất cứ ai, hãy tìm hiểu về dự án tìm bạn (Buddy project) tại trang twitter, và đăng ký kết bạn tại đây.
- Tìm hiểu câu chuyện của những người khác. Đọc sách, xem phim hay lắng nghe những câu chuyện từ những người đã và đang vận lộn với những suy nghĩ tự tử sẽ giúp bạn nhận thấy rằng bạn không chỉ có một mình và hướng dẫn bạn những phương thức đối phó mới hoặc tạo thêm động lực cho bạn tiếp tục cố gắng. Bạn có thể thử ghé thăm cầu nối sinh mệnh hoặc dự án Những Lý do để tiếp tục Sống (the Reasons to Go On Living project).
-
Lập
kế
hoạch
an
toàn
để
kiềm
chế
những
suy
nghĩ
tự
sát
khi
chúng
xuất
hiện.
Đây
là
kế
hoạch
cá
nhân
bạn
có
thể
sử
dụng
để
giúp
bản
thân
ngừng
nghĩ
đến
việc
tự
sát
khi
những
suy
nghĩ
của
bạn
vượt
quá
mức
kiểm
soát.[5]
Bạn
có
thể
thử
điền
vào
mẫu
đối
phó
sẵn
có
tại
trang
web
lifeline.org.au,
hoặc
đọc
qua
để
nắm
được
những
gì
bạn
cần
trong
kế
hoạch
này.
Dưới
đây
là
một
ví
dụ
về
kế
hoạch
an
toàn
cơ
bản,
tuy
nhiên
bạn
hoàn
toàn
có
thể
thêm
vào
các
dấu
hiệu
cảnh
báo
và
số
điện
thoại
cụ
thể:
- 1. Gọi điện cho ai đó trong danh sánh những người mà tôi có thể nói chuyện. Viết một danh sách năm người hoặc hơn, bao gồm cả đường dây nóng 24/7 về vấn đề tự tử. Khi lâm vào khủng hoảng, tôi sẽ cố gọi điện cho những người trong danh sách đó cho tới khi có người nghe máy.
- 2. Trì hoãn kế hoạch của tôi trong vòng 48 tiếng. Tự hứa với bản thân rằng tôi sẽ không tự sát trước khi xem xét kỹ lưỡng các lựa chọn khác.
- 3. Đề nghị một ai đó đến và ở cùng với tôi. Nếu không ai có thể đến, tôi sẽ đi đến một nơi mà tôi cảm thấy an toàn.
- 4. Đi tới bệnh viện. Tự đi đến bệnh viện hoặc nhờ ai đó đưa tôi đi. (Bạn không nên tự lái xe đi bởi bạn có thể sẽ có những hành động liều lĩnh trong khi lái xe bởi "mong muốn được chết", vì vậy tốt hơn hết là bạn nên nhờ ai đó đưa bạn đến bệnh viện, có thể là một người bạn mà bạn tin tưởng hoặc cha mẹ bạn).
- 5. Gọi điện đến dịch vụ cấp cứu khẩn cấp.
Giải quyết nguyên nhân sau khi đã bình tĩnh lại[sửa]
- Tiếp tục liệu pháp chữa trị. Liệu pháp chữa trị phù hợp là một giải pháp tuyệt vời để đối phó với trầm cảm ngay cả khi cơn khủng hoảng đã qua đi hay thậm chí là hình thành những thay đổi tích cực trong cuộc sống của bạn. Những lời khuyên dưới đây có thể sẽ giúp bạn bắt đầu, tuy nhiên nó không thể thay thế việc điều trị của bác sỹ.
-
Nghĩ
về
lý
do
tại
sao
điều
này
lại
xảy
ra.
Khi
tâm
trí
bạn
đã
bình
tĩnh
và
bớt
kích
động,
hãy
nghĩ
thật
kỹ
về
lý
do
tại
sao
điều
này
lại
xảy
ra
với
bạn.
Liệu
nó
đã
từng
xảy
ra
hay
đây
là
lần
đầu
tiên?
Suy
nghĩ
tự
sát
có
thể
xuất
hiện
do
nhiều
nguyên
nhân
khác
nhau
và
điều
quan
trọng
đó
là
bạn
phải
tìm
được
ra
gốc
rễ
của
vấn
đề
để
bạn
có
thể
xem
xét
tình
hình
của
bản
thân
một
cách
khách
quan
và
thực
hiện
biện
pháp
phù
hợp
để
chấm
dứt
những
suy
nghĩ
đó.
- Trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) và các vấn đề tâm lý khác thường sẽ dẫn đến các suy nghĩ tự tử.[6] Những tình trạng này có thể được chữa trị bằng thuốc và liệu pháp tâm lý. Hãy lên lịch hẹn với bác sỹ chuyên môn và bắt đầu tìm hiểu về các phương pháp chữa trị nếu bạn có bất cứ vấn đề tâm lý nào khiến bạn muốn tự sát.
- Nếu bạn là cựu chiến binh hoặc bạn đã và đang bị bắt nạt, ngược đãi, nghèo đói, thất nghiệp, mắc bệnh hiểm nghèo hoặc thất bại, bạn có nguy cơ tự sát cao.[7] Việc nhận được sự giúp đỡ từ những người có hoàn cảnh như bạn và thấu hiểu những gì bạn đang trải qua là vô cùng quan trọng. Các nhóm hỗ trợ tồn tại chính là vì những lý do này.
- Một số sự kiện hoặc hoàn cảnh nhất định có thể khiến chúng ta cảm thấy bất lực, cô độc hoặc nặng nề - những cảm giác thường dẫn đến các suy nghĩ tự sát. Tuy nhiên, cho dù hiện tại bạn vẫn chưa thể nhìn thấy nhưng những tình trạng này chỉ là tạm thời. Mọi việc rồi sẽ thay đổi và cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
- Nếu bạn không hiểu tại sao bạn lại muốn kết thúc cuộc sống của mình, bạn cần cố gắng phối hợp cùng bác sỹ, chuyên gia trị liệu hoặc cố vấn để tìm hiểu xem điều gì đang xảy ra.
-
Xác
định
những
điều
gợi
cho
bạn
về
mong
muốn
tự
sát.
Đôi
lúc,
những
suy
nghĩ
tự
sát
bắt
nguồn
từ
những
người,
địa
điểm
hoặc
trải
nghiệm
nhất
định.
Để
tìm
ra
được
nguyên
nhân
chính
không
phải
lúc
nào
cũng
dễ
dàng.
Hãy
hồi
tưởng
lại
và
xem
xét
xem
liệu
bạn
có
phát
hiện
ra
bất
cứ
chi
tiết
nào
gợi
ý
cho
bạn
về
việc
liệu
những
suy
nghĩ
tự
sát
của
bạn
xuất
hiện
vì
những
trải
nghiệm
nhất
định
nào
đó
không,
và
tránh
những
trải
nghiệm
đó
trong
tương
lai
nếu
có
thể.
Dưới
đây
là
một
vài
ví
dụ
về
những
yếu
tố
có
thể
gây
ra
khủng
hoảng
tinh
thần
cho
bạn:[2]
- Chất kích thích và rượu bia. Các chất hóa học có trong chất kích thích và rượu bia thường có thể gây ra các suy nghĩ trầm cảm và dẫn tới mong muốn tự sát.
- Những người thích ngược đãi. Dành thời gian ở bên những người ngược đãi bạn về cả thể chất và tinh thần có thể dẫn đến các suy nghĩ tự sát.
- Sách truyện, phim ảnh hoặc âm nhạc gợi nhớ tới những ký ức bi thương. Ví dụ như, nếu một người thân của bạn qua đời vì bệnh ung thư, có lẽ bạn sẽ muốn tránh những bộ phim nói về các bệnh nhân ung thư.
-
Học
cách
đối
phó
nếu
bạn
nghe
thấy
những
tiếng
nói.
Một
số
người
nghe
thấy
những
tiếng
nói
thúc
giục
họ
cư
xử
theo
một
cách
nhất
định.
Trước
đây,
tình
huống
này
được
xem
là
triệu
chứng
của
bệnh
lý
về
tâm
thần
cần
được
chữa
trị
bằng
thuốc
loại
mạnh,
tuy
nhiên
gần
đây
các
tổ
chức
về
sức
khỏe
tâm
lý
và
các
bệnh
nhân
đã
kiến
nghị
một
số
phương
pháp
đối
phó
thay
thế.[8]
Bạn
có
thể
thử
liên
lạc
với
tổ
chức
Intervoice
(Dự
án
Nghe
thấy
Giọng
nói
lạ
Quốc
tế)
hoặc
nhóm
Hearing
Voices
(Nghe
thấy
những
Giọng
nói
lạ)
để
tìm
kiếm
các
mạng
lưới
hỗ
trợ
và
những
lời
khuyên
để
đối
phó
về
lâu
về
dài.
Trong
thời
gian
ngắn,
những
phương
pháp
này
có
thể
giúp
bạn:
[9]
- Lên kế hoạch cho khoảng thời gian khi bạn thường xuyên nghe thấy những giọng nói đó. Một số người thường thích thư giãn hoặc tắm trong những lúc như vậy, trong khi một số người khác lại mong muốn giữ cho bản thân bận rộn.
- Lắng nghe những giọng nói đó một cách có chọn lọc, cố gắng tập trung vào những thông điệp tích cực nếu có.
- Chuyển đổi những câu nói tiêu cực thành trung lập và sử dụng ngôi thứ nhất. Ví dụ như, chuyển “Chúng tôi muốn bạn đi ra ngoài” thành “Tôi đang nghĩ đến việc đi ra ngoài”.
-
Nhận
sự
chăm
sóc
mà
bạn
cần.
Cho
dù
vì
bất
cứ
lý
do
gì
khiến
bạn
có
những
suy
nghĩ
tự
tử,
thực
hiện
các
bước
để
nhận
được
chăm
sóc
cần
thiết
là
cách
duy
nhất
để
xóa
bỏ
chúng.
Có
một
kế
hoạch
hành
động
để
đối
phó
ngay
tức
thì
và
cố
gắng
lâu
dài
để
tìm
hiểu
cảm
xúc
của
bản
thân
và
thay
đổi
hoàn
cảnh
hiện
tại
sẽ
có
thể
giúp
bạn
cảm
thấy
thoải
mái
như
trước.
Nếu
bạn
không
biết
phải
bắt
đầu
từ
đâu,
hãy
gọi
tới
số
800-273-TALK
và
yêu
cầu
giúp
đỡ
tìm
kiếm
các
nguồn
hỗ
trợ
trong
khu
vực
bạn
sống.
- Lập ra được kế hoạch điều trị không phải lúc nào cũng dễ dàng. Bạn sẽ cần phải liên lạc với bác sỹ trị liệu mà bạn cảm thấy phù hợp và có phương pháp hiệu quả, và bạn có thể sẽ chọn lựa thử một liệu pháp hoặc kết hợp nhiều liệu pháp mà cần mất một khoảng thời gian nhất định để giải quyết vấn đề. Đừng lo sợ nếu bạn không có được kết quả ngay tức khắc – điều quan trọng đó là bạn phải tiếp tục cố gắng. Sử dụng kế hoạch an toàn khi bạn cần và nỗ lực không ngừng để cảm thấy tốt hơn.
- Với một số người, suy nghĩ tự sát có thể đến và đi trong suốt cả cuộc đời. Nhưng bạn có thể học cách để đối phó với những suy nghĩ đó và sống một cuộc sống trọn vẹn và hạnh phúc cho dù chuyện gì có xảy ra đi chăng nữa.
Lời khuyên[sửa]
- Giải thích cho bạn bè của bạn rằng những suy nghĩ tự sát không thể được xóa bỏ bằng tranh cãi hay lý luận. Một vài người thậm chí còn cảm thấy rằng đây là nguyên nhân khiến cho phần tiêu cực, tự căm ghét bản thân trong họ tranh cãi dữ dội hơn.
- Hãy nhớ rằng vẫn luôn có ngày mai và ngày mai sẽ là một ngày hoàn toàn mới. Tự tử không phải là một lựa chọn. Hãy tiếp tục sống cuộc sống của mình.
Cảnh báo[sửa]
- Tự tử là giải pháp vĩnh cửu cho một vấn đề tạm thời
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.helpguide.org/articles/suicide-prevention/suicide-help-dealing-with-your-suicidal-thoughts-and-feelings.htm
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 http://www.apa.org/education/ce/suicide.pdf
- ↑ https://www.lifeline.org.au/Get-Help/Facts---Information/Self-harm/Self-harm
- ↑ 4,0 4,1 http://www.metanoia.org/suicide/
- ↑ http://studentsagainstdepression.org/get-support/check-suicide-and-self-harm/surviving-suicidal-thoughts/
- ↑ http://www.suicide.org/suicide-causes.html
- ↑ http://www.nhs.uk/Conditions/Suicide/Paes/Causes.aspx
- ↑ http://www.mentalhealth.org.uk/help-information/mental-health-a-z/h/hearing-voices/
- ↑ http://www.hearing-voices.org/wp-content/uploads/2012/05/Hearing_Voices_Coping_Strategies_web.pdf