Ngừng tè dầm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Phát triển khả năng kiểm soát bàng quang qua đêm sẽ không diễn ra theo lịch trình đã được xác định, và một số trẻ em cần nhiều thời gian hơn bạn bè chúng để có thể ngừng tè dầm. Chìa khóa ở đây là phải cung cấp mọi yếu tố cần thiết để giảm thiểu cơ hội tè dầm (còn gọi là tè dầm khi ngủ hoặc tè dầm ban đêm). Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ. Cho dù là bạn đang cố gắng giúp con của bạn hay giúp chính mình, bạn có thể kiểm soát việc tè dầm bằng sự kiên nhẫn và sự cống hiến.

Các bước[sửa]

Chấm dứt tình trạng tè dầm ở trẻ nhỏ[sửa]

  1. Đừng hoảng hốt. Gần 15% số trẻ em vẫn còn tè dầm cho đến khi chúng 5 tuổi.[1] Mặc dù con số này sẽ ngày càng giảm dần, nhìn chung, bạn không nên lo lắng về việc tè dầm cho đến khi trẻ 7 tuổi.[2] Trước độ tuổi này, bàng quang cũng như sự kiểm soát bàng quang của trẻ vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển.
  2. Hạn chế lượng chất lỏng mà trẻ tiêu thụ vào ban đêm. Vào giờ chuẩn bị đi ngủ, bạn nên cố gắng hạn chế lượng chất lỏng mà con của bạn uống.[3] Nói như vậy không có nghĩa là bạn không nên cho chúng uống nước cả ngày. Mặt khác, khuyến khích trẻ uống nước và buổi sáng và đầu giờ trưa sẽ giúp giảm thiểu cơn khát nước vào buổi tối.[3] Nếu trẻ khát nước vào buổi tối, đặc biệt nếu chúng tham thể thao hoặc hoạt động thể chất khác, bạn nên cho chúng uống nước.
    • Nếu trường con của bạn cho phép, bạn nên cho chúng đem theo một bình nước để ngăn chúng uống nước quá nhiều vào buổi chiều và tối.[1]
  3. Tránh cho trẻ sử dụng caffein. Caffein là chất lợi tiểu, có nghĩa là nó có thể khiến bạn buồn tiểu.[4] Mặc dù nhìn chung bạn nên tránh cho trẻ dùng caffein, điều này đặc biệt đúng khi bạn đang cố gắng chấm dứt tình trạng tè dầm.[3]
  4. Giảm thiểu chất kích thích bàng quang. Ngoài caffein, bạn nên cố gắng giảm thiểu các loại chất kích thích bàng quang khác vào buổi tối có thể khiến trẻ tè dầm. Chúng bao gồm nước hoa quả thuộc họ cam quýt, phẩm màu (đặc biệt là nước hoa quả có màu đỏ), chất tạo ngọt, và hương liệu nhân tạo.[1]
  5. Khuyến khích trẻ sử dụng nhà vệ sinh thường xuyên. Vào buổi chiều và buổi tối, bạn nên khuyến khích con của bạn sử dụng nhà vệ sinh sau mỗi hai giờ.[3] Phương pháp này sẽ giúp trẻ không có cảm giác muốn đi vệ sinh vào buổi tối.
  6. Sử dụng kỹ thuật “đi vệ sinh hai lần” trước khi ngủ. Nhiều trẻ em thường đi vệ sinh vào đầu giờ ngủ khi chúng chuẩn bị thay đồ ngủ, chải răng, v.v. “Đi vệ sinh hai lần” có nghĩa là con của bạn sẽ sử dụng nhà vệ sinh một lần, và sau đó đi thêm một lần nữa ngay trước khi chúng thật sự chìm vào giấc ngủ.[3]
  7. Giải quyết tình trạng táo bón. Áp lực từ trực tràng của trẻ do bị táo bón có thể được biểu hiện qua hành động tè dầm. Để khiến vấn đề trở nên khó khăn hơn, trẻ nhỏ thường cảm thấy xấu hổ khi thảo luận về táo bón, nhưng vấn đề đơn giản này chiếm khoảng một phần ba trường hợp tè dầm không kiểm soát ở trẻ em.[1]
    • Nếu bạn biết rõ rằng con của bạn đang bị táo bón, bạn có thể cho trẻ ăn uống theo chế độ giàu chất xơ trong một vài ngày. Nếu phương pháp này không tạo nên sự khác biệt, bạn nên đến gặp bác sĩ khoa nhi. Có nhiều tùy chọn khá tốt giúp ích cho trẻ em bị táo bón.
  8. Không bao giờ được trừng phạt trẻ. Mặc dù quá trình này sẽ khá bực bội, bạn không bao giờ được trừng phạt con của bạn vì đã tè dầm.[1] Chắc hẳn chúng cũng đang cảm thấy xấu hổ với sự cố này và muốn chấm dứt nó tương tự như bạn. Thay vì trừng phạt trẻ, bạn nên thưởng cho trẻ vào những đêm chúng không tè dầm.[1]
    • Bạn có thể thưởng cho con của bạn mọi thứ từ việc được phép chơi game, hình dán, cho đến món ăn mà chúng thích vào bữa ăn tối. Sử dụng phần thưởng mà bạn biết rằng chúng sẽ thích.
  9. Thử dùng thiết bị báo thức chống tè dầm nếu cần. Đánh thức con bạn trước khi bạn đi ngủ để chúng đi vệ sinh sẽ khiến con của bạn bực bội và không thể nghỉ ngơi toàn diện.[1] Bạn cũng sẽ không muốn đánh thức chúng vào những lúc không cần thiết. Thiết bị báco thức này được gắn vào quần lót hoặc một tấm lót trên đệm giường và phát ra âm báo ngay khi chúng phát hiện độ ẩm, cho phép con bạn thức giấc và chỉ đi vệ sinh khi tình trạng tè dầm sắp xảy ra.[1]
  10. Đến gặp bác sĩ khoa nhi. Tình trạng tè dầm ở trẻ nhỏ có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn trong một vài trường hợp. Để bảo đảm an toàn, bạn nên đến gặp bác sĩ khoa nhi để kiểm tra một vài loại bệnh:[1]
    • Chứng ngưng thở lúc ngủ
    • Nhiễm trùng đường tiết niệu
    • Tiểu đường
    • Sự bất thường của đường tiết niệu hoặc hệ thần kinh
  11. Tham khảo ý kiến của bác sĩ khoa nhi về việc sử dụng thuốc. Vì tè dầm thường sẽ tự khỏi khi trẻ lớn lên, các bác sĩ thường ít khi đề nghị con bạn uống thuốc.[1] Tuy nhiên, một vài loại thuốc sẽ được dùng như là giải pháp cuối cùng. Chúng bao gồm:[5]
    • Desmopressin (DDAVP), tăng cường hormone chống lợi tiểu làm giảm thiểu tình trạng tiểu về đêm. Tuy nhiên, chúng có thể gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến lượng natri, và bạn cần phải giám sát lượng chất lỏng mà con bạn tiêu thụ trong suốt quá trình uống thuốc.
    • Oxybutynin (Ditropan XL), làm giảm thiểu sự co thắt của bàng quang và tăng cường sức chứa của nó.

Chấm dứt tình trạng tè dầm ở thanh thiếu niên và người trưởng thành[sửa]

  1. Hạn chế lượng chất lỏng tiêu thụ vào buổi tối. Nếu bạn hạn chế lượng chất lỏng mà bạn dùng trong một vài giờ trước khi ngủ, cơ thể bạn sẽ ít sản xuất nước tiểu trong đêm, ngăn ngừa tình trạng tè dầm.[6]
    • Điều này không có nghĩa là bạn nên giảm thiểu lượng nước tổng thể mà bạn uống. Bạn cần phải cố gắng uống khoảng 8 cốc nước lọc mỗi ngày. Chỉ cần cố gắng uống nước vào buổi sáng và buổi trưa. Duy trì lượng nước cho cơ thể là điều khá quan trọng vì mất nước cũng gây tè dầm ở người trưởng thành.[7]
  2. Tránh dùng quá nhiều caffein hoặc rượu bia. Cả hai loại đều là chất lợi tiểu, có nghĩa là chúng khiến cơ thể bạn sản sinh nhiều nước tiểu hơn. Rượu bia cũng khiến bạn khó có thể thức giấc trong đêm để đi tiểu khi cần, từ đó dẫn đến tè dầm.[7] Tránh xa thức uống có chứa caffein và sử dụng quá nhiều rượu bia vào buổi tối.
  3. Điều trị táo bón. Táo bón có thể tạo áp lực lên bàng quang và giảm thiểu khả năng kiểm soát nó trong đêm.[1] Nếu tè dầm diễn ra kèm theo táo bón, bạn nên tăng thêm lượng chất xơ trong chế độ ăn uống, rau lá xanh, đậu hạt, và các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời.
    • Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về cách để điều trị táo bón thông qua các bài viết khác của chúng tôi.
  4. Sử dụng thiết bị báo thức chống tè dầm. Loại thiết bị này sẽ giúp thanh thiếu niên và người trưởng thành, người cần huấn luyện cơ thể phản ứng khi họ phải đi tiểu. Thiết bị báo thức chống tè dầm sẽ được gắn vào quần lót hoặc một tấm lót trên đệm giường và phát ra tiếng bíp hoặc tiếng vo vo ngay khi chúng cảm nhận được độ ẩm, cho phép bạn thức giấc và đi tiểu trước khi tình trạng tè dầm xảy ra.[8]
  5. Kiểm tra tác dụng phụ của thuốc. Tác dụng phụ có thể xảy ra của một vài loại thuốc là gia tăng tình trạng tè dầm. Bạn nên kiểm tra xem liệu thuốc mà bạn sử dụng có phải là nguyên nhân gây nên vấn đề này hay không, nhưng bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi các loại thuốc kê toa mà bạn đang dùng. Một vài loại thuốc có thể khiến bạn tè dầm gồm có:[9]
    • Clozapine
    • Risperidone
    • Olanzapine
    • Quetiapine
  6. Quan sát dấu hiệu khác của chứng ngưng thở khi ngủ. Nếu bạn ngáy khá to và thức giấc vào buổi sáng kèm theo đau ngực, đau đầu, và triệu chứng viêm họng, bạn đang mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ.[10] Ở người trường thành chưa từng gặp vấn đề trong việc kiểm soát bàng quanh của họ trước đó, tè dầm là triệu chứng khác có liên quan đến tình trạng này.
    • Nếu bạn tin rằng bạn bị ngưng thở khi ngủ, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
  7. Đi khám bệnh. Nếu trường hợp tè dầm của bạn không xảy ra do bạn uống nước quá nhiều hoặc bị táo bón, bạn nên đi khám bệnh. Tè dầm thứ phát (tè dầm ở người có khả năng kiểm soát bàng quang lâu dài) thường là triệu chứng của vấn đề khác. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra để loại trừ một vài tình trạng khác, gồm có:[11]
    • Tiểu đường
    • Rối loạn thần kinh
    • Nhiễm trùng đường tiết niệu
    • Sỏi đường tiết niệu
    • Phì đại/ung thư tuyến tiền liệt
    • Ung thư bàng quang
    • Rối loạn lo lắng hoặc cảm xúc
  8. Tham khảo về các loại thuốc. Bạn có thể xem xét tùy chọn sử dụng một vài loại thuốc để giúp kiểm soát tình trạng tè dầm ở người trưởng thành. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ xem tùy chọn nào sẽ phù hợp nhất với trường hợp của bạn trong suốt quá trình tư vấn. Tùy chọn bao gồm:[8]
    • Desmopressin, khiến thận sản xuất ít nước tiểu hơn.
    • Imipramine, đã được chứng minh đem lại hiệu quả cho khoảng 40% trường hợp.
    • Thuốc thuộc nhóm kháng cholin, điều trị hoạt động quá mức của cơ trơn, bao gồm thuốc darifenacin, oxybutynin, và trospium chloride.
  9. Tham khảo về phương pháp phẫu thuật. Đây là tùy chọn dành riêng cho trường hợp nghiêm trọng khi cơ trơn hoạt động quá mức, và thường chỉ được áp dụng khi bạn gặp vấn đề với tình trạng són tiểu ban ngày cũng như tè dầm. Phẫu thuật là giải pháp cuối cùng. Bác sĩ của bạn có thể sẽ thảo luận về phương pháp:[8]
    • Mở rộng bàng quang – Đây là biện pháp phẫu thuật giúp làm gia tăng dung tích của bàng quang bằng cách đặt một mảnh ghép ruột vào vết rạch nới rộng bàng quang.
    • Xẻ cơ trơn của bàng quang – Thủ thuật này loại bỏ một phần của cơ trơn và giúp củng cố cũng như giảm thiểu sự co thắt của bàng quang.
    • Kích thích dây thần kinh xương cùng – Phương pháp phẫu thuật này sẽ giảm thiểu hoạt động của cơ trơn bằng cách thay đổi hoạt động của dây thần kinh điều khiển nó.

Lời khuyên[sửa]

  • Đi ngủ đúng giờ. Nếu bạn đi ngủ vào lúc 7 giờ 30 tối nay, và vào 1 giờ sáng tối hôm sau, toàn bộ cơ thể bạn (bao gồm bàng quang) sẽ bị rối loạn.
  • Phủ tấm lót bằng nhựa hoặc chống thấm nước trên giường của bạn. Phương pháp này sẽ giúp bảo vệ đệm giường.
  • Tuân theo thói quen đi vệ sinh. Cố gắng đi vệ sinh trước khi đi ngủ.
  • Không nên ép buộc trẻ nhỏ mặc bỉm nếu chúng không muốn. Mọi người thường nghĩ rằng hành động này sẽ giúp ích được cho trẻ (tất nhiên là nếu trẻ không khó chịu khi phải mặc nó), nhưng thật ra, nó sẽ khiến trẻ cảm thấy căng thẳng hơn và làm vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
  • Nếu bạn đang cố gắng giúp một đứa trẻ ngừng tè dầm, bạn nên ghi chép lại thời điểm bạn cho chúng đi ngủ (nó sẽ giúp ích cho bạn về sau này nếu có bất kỳ lý do thể chất/y tế nào xảy ra). Bạn có thể thức cùng trẻ hoặc ngủ cạnh trẻ. Khi trẻ tè dầm, chúng sẽ di chuyển ra khỏi vị trí bị ướt và tìm đến nơi khô ráo hơn. Đây là lúc bạn cần phải ghi chép lại thời điểm sự cố xảy ra, sau đó, nhẹ nhàng đánh thức trẻ và cùng nhau dọn dẹp sạch sẽ đống lộn xộn (càng lớn lên thì chúng sẽ càng tự động thực hiện điều này). Khi hoàn tất, hãy lặp lại thói quen thông thường trước khi đi ngủ, và ngủ lại. Tình trạng này có thể xảy ra nhiều lần trong đêm, vì vậy, bạn phải thường xuyên theo dõi! Sau một vài đêm, bạn có thể để trẻ ngủ một mình, chúng sẽ bắt đầu tự thức giấc sau khi tè dầm và nhờ bạn giúp chúng dọn dẹp, tiếp theo là chúng sẽ tự đánh thức mình trước khi sự cố khác xảy ra, đây chính là thời điểm bạn có thể ăn mừng! Bạn cần phải kiên định và bạn sẽ nhận thấy nụ cười vui vẻ trên khuôn mặt của trẻ vào mỗi buổi sáng vì chúng đã có một đêm ngon giấc!
  • Một số thương hiệu đã phát minh ra biện pháp phòng ngừa mới cũng như sản xuất loại tấm lót phổ biến dành cho giường ngủ, giúp đệm giường của bạn không bị ướt. Bạn có thể sử dụng chúng một cách thường xuyên, và nhớ thay đổi chúng.
  • Trong trường hợp người tè dầm là người trưởng thành, hoặc bỉm chống tè dầm không vừa với người mặc, thị trường còn có khá nhiều loại bỉm dùng một lần, bỉm vải, và quần ôm với kích thước lớn hơn có thể giúp người mặc ngăn ngừa tình trạng tè dầm.

Cảnh báo[sửa]

  • Đi khám bệnh ngay lập tức nếu tè dầm kèm theo các triệu chứng khác như nước tiểu có màu đỏ hoặc thay đổi màu sắc, đau đớn khi tiểu, sốt, nôn mửa, đau bụng, và đại tiện một cách mất tự chủ.
  • Nếu con của bạn bị phát ban do ngủ tại vị trí ẩm ướt của nước tiểu, bạn có thể bôi kem không cần kê toa giúp điều trị phát ban do sử dụng bỉm hoặc kem kháng khuẩn, và đi khám bệnh nếu tình trạng này không biến mất trong một vài ngày.[12]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]