Nhận biết ai đó không muốn trò chuyện với bạn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn có từng trò chuyện với một ai đó hoặc cố gắng tham gia vào cuộc đối thoại và tự hỏi liệu có phải người đó không thích nói chuyện với bạn? Có thể người đó không muốn giao tiếp là vì nhiều lý do khác nhau từ việc họ đang cảm thấy mệt mỏi hoặc không muốn bạn gây gián đoạn cho cuộc trò chuyện riêng tư của họ. Nhưng bằng cách quan sát ngôn ngữ cơ thể và lắng nghe khuôn khổ của lời nói, bạn có thể xác định xem liệu một người nào đó có đang không muốn trò chuyện với bạn và sau đó là giúp bạn có thể lịch sự cáo lui khỏi cuộc đối thoại.

Các bước[sửa]

Quan sát ngôn ngữ cơ thể và khuôn khổ trong lời nói[sửa]

  1. Hiểu rõ ẩn ý. Nếu bạn nhắn tin hoặc sử dụng mạng xã hội, sẽ khó để bạn quan sát ngôn ngữ cơ thể của người đó. Nhưng bằng cách đọc dấu hiệu hồi đáp và biết rõ khoảng thời gian mà họ cần để trả lời tin nhắn, bạn có thể phán đoán xem có phải họ không muốn trò chuyện với bạn.
    • Tìm kiếm dấu hiệu “đã xem” tin nhắn trên trang web như Facebook, Instagram, hoặc Whatsapp. Nếu phải tốn một khoảng thời gian khá lâu để người đó trả lời tin nhắn mà bạn gửi, hoặc nếu họ không trả lời, có lẽ họ không thích giao tiếp với bạn.
    • Chú ý đến hành động offline của người đó khi bạn gửi tin nhắn cho họ.
    • Kiểm tra phản hồi của người đó. Nếu họ trả lời bằng một từ duy nhất như “ừ”, “ờ”, hoặc tương tự, có cơ hội là họ không còn quan tâm đến cuộc trò chuyện hoặc không muốn nói chuyện với bạn.
  2. Lắng nghe giọng điệu của người đó. Giọng điệu mà người khác sử dụng khi trò chuyện sẽ cho bạn biết nhiều điều về cảm giác của họ. Chú ý đến yếu tố này sẽ giúp bạn xác định xem liệu đối phương có đang chú tâm và gợi ý cho bạn về việc kết thúc cuộc trò chuyện một cách thanh lịch.[1] Bạn nên tự hỏi bản thân một vài câu hỏi sau về giọng điệu của đối phương:
    • Liệu họ có khó chịu khi mình nói một điều gì đó?
    • Người đó có trông như mệt mỏi, chậm chạp, hoặc nhàm chán khi trả lời?
    • Có phải họ khá vui vẻ hoặc phấn khích về sự tương tác của cả hai?
    • Có phải người đó có vẻ như luôn thắc mắc về mọi điều mà mình nói?[2]
  3. Xác định xem người nào đang dẫn dắt cuộc trò chuyện. Nếu bạn nghi ngờ rằng đối phương không muốn giao tiếp với bạn, bạn nên xác định xem ai là người đang dẫn dắt cuộc đối thoại. Đây cũng là dấu hiệu cho bạn biết rằng người đó không hứng thú và bạn cần phải ngừng nói.
    • Quan sát xem liệu bạn có nghe rõ giọng nói của mình hơn là của người khác, điều này cho thấy người đó không còn hào hứng với câu chuyện.
    • Chờ đợi một chút để xem họ có muốn nói thêm điều gì hay không. Cũng có thể là họ muốn nói chuyện nhưng bạn đang lấn áp họ.
    • Kiểm tra xem liệu bạn có được tham gia vào cuộc trò chuyện nếu có nhiều hơn hai người trong nhóm. Nếu không, bạn nên thử nói một điều gì đó và quan sát phản ứng của người khác.
  4. Lắng nghe lời hồi đáp. Cách đối đáp của người khác với câu trả lời và lời nói của bạn sẽ cho bạn biết liệu họ có muốn trò chuyện hay không. Loại câu nói sau đây có thể cho thấy đối phương đang cảm thấy chán chường hoặc không muốn nói chuyện với bạn:
    • Sử dụng lời hồi đáp uể oải như “ờ vậy hả”, “bạn đúng đó”, hoặc “tất nhiên”.
    • Lặp lại câu nói “Hôm này trời lạnh thật” của bạn với câu trả lời “Ừ, lạnh thật”.[3]
    • Phớt lờ câu hỏi hoặc câu nói.
    • Trả lời bằng một từ hoặc một câu ngắn gọn bao gồm một chữ “có” hoặc “không” đơn giản. Cử chỉ như gật đầu cũng có thể là dấu hiệu cho thấy người đó không muốn trò chuyện.
  5. Quan sát quá trình giao tiếp bằng mắt. Câu ngạn ngữ cổ xưa đã từng nói rằng đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Quan sát ánh mắt của người khác có thể cho bạn biết liệu họ có muốn giao tiếp hay không. Các dấu hiệu sau có thể chứng tỏ đối phương không còn hào hứng:
    • Nhìn xuống sàn nhà.
    • Nhìn khắp căn phòng.
    • Xem đồng hồ.[3]
    • Mắt đờ đẫn.[4]
  6. Chú ý đến vị trí của cơ thể. Tương tự như khi ánh mắt của người khác có thể cho bạn biết nhiều điều về sự tập trung của họ vào cuộc đối thoại, tư thế của cơ thể cũng vậy. Bạn nên quan sát cách đứng của người đó để xem liệu họ có hứng thú với cuộc đối thoại hay không.[4]
    • Tìm hiểu xem đối phương có đang bắt chước tư thế của bạn và hướng cơ thể về phía bạn hay không. Nếu không, có thể họ muốn chấm dứt câu chuyện.[4]
    • Kiểm tra xem liệu người đó có hướng mặt về phía bạn. Nếu không thì có nghĩa họ không muốn tiếp tục cuộc đối thoại.[4]
    • Quan sát xem liệu bàn chân của người đó có hướng về phía bạn, đây đồng thời cũng là dấu hiệu cho biết liệu họ có muốn trò chuyện hay không.
    • Chú ý đến khoảng cách giữa cả hai. Nếu người đó không tiến đến gần bạn, họ có thể không muốn giao tiếp với bạn.[2]
  7. Kiểm ra ngôn ngữ cơ thể. Ngôn ngữ cơ thể là gợi ý tuyệt vời về cảm giác của người khác về bạn hoặc về cuộc đối thoại với bạn. Một vài ví dụ về ngôn ngữ cơ thể cho thấy người đó không muốn trò chuyện với bạn bao gồm:
    • Cơ thể cứng nhắc hoặc bất động.
    • Căng và nhướn vai.[2]
    • Khoanh tay trước ngực.
    • Sờ cổ hoặc nghịch cổ áo.
    • Cựa quậy hoặc dây dưa.
    • Ngáp.[3]

Xin cáo lui một cách lịch sự[sửa]

  1. Tránh hoảng loạn hay nổi giận. Đôi khi, con người chỉ đơn giản là không muốn nói chuyện, bận rộn, hoặc gặp phải vấn đề nào đó trong cuộc sống cá nhân của họ. Bạn không nên hoảng loạn và tức giận với người đó. Hãy thông cảm cho họ và xin cáo lui một cách lịch sự, biện pháp này sẽ ngăn ngừa bạn và người đó tiếp tục câu chuyện khó xử.[5]
    • Cố gắng hết sức để không bộc lộ cảm xúc của mình với đối phương.
  2. Sử dụng lời viện cớ phổ biến. Bạn có thể sử dụng nhiều lý do khác nhau để kết thúc câu chuyện như phải đi vệ sinh hoặc gọi điện thoại.[6] Nếu bạn trông thấy đối phương không có vẻ chú ý, bạn nên tận dụng cách “cáo lui dễ dàng” để chấm dứt cuộc đối thoại trong khi vẫn duy trì sự tích cực cho mọi chuyện.[6] Bạn có thể nói:
    • Tôi sẽ đi lấy thêm đồ uống.
    • Tôi phải nhận hoặc gọi một cuộc gọi quan trọng.
    • Tôi cần phải sử dụng nhà vệ sinh.
    • Tỏ vẻ không ổn và cần không khí trong lành.[6]
  3. Tìm kiếm cách chuyển tiếp tự nhiên trong cuộc trò chuyện. Nếu một vài yếu tố nào đó gây gián đoạn cho câu chuyện của bạn, bạn nên tận dụng nó như cơ hội để rút lui.[6] Phương pháp này sẽ giúp bạn thoát khỏi cuộc trò chuyện một cách tích cực.
    • Tìm kiếm một vật dụng gì đó trong căn phòng khiến bạn “nhận ra” một vấn đề nào đó. Ví dụ, bạn có thể nói “chà, tôi không biết là đã trễ rồi. Tôi phải về nhà cho con gái đi ngủ”, sau khi nhìn vào chiếc đồng hồ treo tường hoặc đồng hồ đeo tay của bạn.
    • Quan sát xem liệu có bất kỳ người nào khác có thể tham gia vào cuộc đối thoại để bạn cáo lui hay không.[6]
    • Chờ đợi khoảng thời gian tạm ngưng trong cuộc trò chuyện và sử dụng nó như là cách để chuyển tiếp sang quá trình kết thúc câu chuyện. Ví dụ, bạn có thể nói rằng “Tôi rất vui vì được trò chuyện với bạn, nhưng vì tôi có một cuộc họp sớm nên tôi phải đi gấp”.[5]
  4. Thể hiện sự trân trọng của bạn đối với thời gian của người đó. Bạn sẽ dễ dàng tách bản thân khỏi cuộc đối thoại không hữu ích bằng cách chấm dứt quá trình này theo kiểu như đây là vì lợi ích của đối phương. Bạn có thể nói như “Tôi không muốn độc chiếm toàn bộ thời gian của bạn” để kết thúc câu chuyện.[5]
    • Hãy nói như “Chắc là bạn đang muốn trò chuyện với người khác, vì vậy, tôi xin cáo lui đây”.[5]
    • Bạn nên nhớ sử dụng giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể càng chân thành càng tốt.[5]
    • Tránh sử dụng biện pháp này quá thường xuyên vì nó có thể khiến bạn trông như không thành thật. [5]
  5. Hỏi xin danh thiếp hoặc thông tin liên lạc của người đó. Hỏi về cách để liên lạc với người đó sẽ là dấu hiệu tự nhiên cho thấy rằng cuộc trò chuyện đang đi đến hồi kết thúc. Bạn nên tìm kiếm phương pháp tử tế để nói rằng bạn đã có một cuộc đối thoại vui vẻ và muốn biết thêm thông tin.[5]
    • Đưa ra câu hỏi cụ thể về công việc, khóa học, hoặc sở thích của đối phương. Bạn có thể hỏi theo kiểu “Tôi rất muốn biết thêm về nó. Bạn có danh thiếp hay thông tin để tôi có thể liên lạc với bạn để tìm hiểu thêm hay không?”.
    • Bạn nên nhớ đọc thông tin mà họ cung cấp cho bạn vì đây là dấu hiệu của sự tôn trọng.[5]
    • Đề nghị giúp đỡ người đó. Bạn có thể nói “Tôi rất vui khi được trò chuyện với bạn và tìm hiểu thêm về công việc của bạn. Nếu bạn cần tôi giúp gì, cứ nói cho tôi biết”.[6]
    • Bạn nên sử dụng chiến thuật này với người mà bạn không quen biết rõ.
  6. Hoàn thành cuộc trò chuyện. Nếu bạn nhận thức được rằng đối phương không còn muốn nói chuyện với bạn, bạn nên tìm cách để chấm dứt câu chuyện bằng cách quay về với điểm bắt đầu. Bạn nên nhớ lặp lại điều mà bạn đã học được và cảm ơn họ đã dành thời gian cho bạn.[5]
    • Bạn cần phải chuyển tiếp theo cách càng tự nhiên càng tốt. Bạn có thể hỏi về một yếu tố nào đó liên quan đến điểm bắt đầu của cuộc đối thoại để kết thúc nó.[5]
  7. Cảm ơn người đó vì đã dành thời gian cho bạn. Ngay cả khi bạn biết rằng họ không muốn giao tiếp với bạn và có thể tỏ thái độ khá thô lỗ, bạn nên hành xử một cách đúng đắn và duy trì sự tích cực cho mọi việc.[5] Bạn nên nhớ cho người đó biết rằng bạn đã có một cuộc trò chuyện rất vui – ngay cả khi sự thật không phải như vậy – và cảm ơn vì họ đã dành thời gian cho bạn.[5]
    • Bạn có thể nói như “Tôi xin lỗi nhưng tôi phải cáo lui. Tôi đã có một cuộc trò chuyện rất vui vẻ với bạn đó Vân, và tôi muốn cảm ơn lời khuyên hữu ích của bạn”.
    • Thêm tên của người đó vào câu nói cuối cùng của bạn để chứng tỏ rằng bạn luôn tôn trọng và luôn nhớ về họ.[5]
    • Bạn nên nhớ duy trì sự tích cực của câu nói “mật ngọt chết ruồi”.

Hỏi thăm sau cuộc trò chuyện[sửa]

  1. Bạn nên nhớ rằng bất kỳ người nào cũng sẽ gặp phải những ngày không vui. Nếu bạn vẫn không chắc chắn liệu có phải người đó không muốn nói chuyện với bạn hay không, bạn nên nhớ rằng mỗi người đều sẽ có những ngày tồi tệ. Điều này sẽ giúp bạn thực hiện bước đầu tiên trong việc hỏi thăm người đó để xác định xem liệu có phải là họ đã gặp phải ngày không vui hay là họ thật sự không muốn trò chuyện với bạn.
    • Bạn nên liên lạc với họ sau một vài ngày. Bằng cách này, họ sẽ có thời gian để đối phó với vấn đề của mình và ngừng cảm thấy bực bội với bạn.
  2. Gửi đi thông điệp thân thiện. Bạn có thể liên lạc với người đó qua tin nhắn, email, mạng xã hội, hoặc gọi điện thoại. Bạn cũng có thể ghé sang văn phòng hoặc lớp học của họ. Hành động này sẽ mở cửa cho cuộc trò chuyện mới mẻ và giúp bạn xác định thái độ của người đó trong việc giao tiếp với bạn.
    • Duy trì sự ngắn gọn và thân thiện cho thông điệp. Bạn nên nhấn mạnh niềm vui mà bạn nhận được từ cuộc gặp gỡ cuối cùng của cả hai.[7] Ví dụ, bạn có thể viết một điều gì đó như “Tôi đã có khoảng thời gian khá vui vẻ với bạn trong suốt cuộc trò chuyện ngày hôm trước. Hy vọng bạn vẫn ổn. Bạn có muốn đi uống cà phê để tán gẫu hay không?”.
    • Tránh gửi đi tin nhắn dài dòng hoặc gửi quá nhiều tin cùng một lúc. Câu trả lời mà bạn nhận được cho tin nhắn đơn giản như thế này sẽ cho bạn biết rất nhiều điều về thái độ của người đó.
  3. Xác định thái độ của người đó. Bạn nên quan sát cách hồi đáp của người đó và khoảng thời gian mà họ dành để đọc và trả lời tin nhắn. Từ đó, bạn sẽ có thể xác định thời điểm khi người đó không muốn trò chuyện với bạn.
    • Chú ý đến thời điểm và lời phản hồi của người đó. Nếu họ chỉ trả lời một cách ngắn gọn như “xin lỗi, tôi không thể gặp bạn”, có cơ hội là họ không muốn giao tiếp với bạn. Nếu lời phản hồi thân thiện và nhiệt tình hơn, có thể người đó đã có một ngày tồi tệ trong lần cuối cùng mà cả hai gặp nhau.
    • Bạn nên nhìn nhận sự do dự trong lời hồi đáp như là dấu hiệu cho thấy người đó không muốn nói chuyện với bạn.
    • Tránh gửi thêm tin nhắn hỏi thăm để không khiến người đó khó chịu – và từ đó, có thể đem lại sự buồn bực cho bạn.
  4. Giữ khoảng cách. Nếu sự hồi đáp một cách hờ hững hoặc hành động thiếu liên lạc của người nào đó khiến bạn nhận ra rằng họ không muốn trò chuyện với bạn, bạn nên tránh xa họ. Tình trạng này không chỉ khiến bạn và người đó buồn lòng, mà còn có thể để lại hậu quả khác như hình thành danh tiếng xấu.
    • Tránh gửi thêm nhiều tin nhắn khác, ngừng kết bạn (unfriend) hoặc ngừng theo dõi (unfollow) họ trên mạng xã hội. Hành động này sẽ cho thấy bạn hiểu rõ rằng người đó không muốn nói chuyện với bạn.
    • Cho phép người đó liên lạc với bạn nếu muốn và quyết định về cách hồi đáp của bản thân. Có lẽ bạn sẽ muốn cân nhắc cung cấp cho người đó thêm cơ hội. Tử tế với người khác sẽ không gây hại gì cho bạn, ngay cả khi họ không thường đối xử tốt với bạn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây