Nhận biết dấu hiệu bạo lực gia đình

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạo lực gia đình, hay đôi khi được gọi là “bạo hành,” là một dạng bạo lực thể chất, tình dục, hoặc tâm lý do một bên sử dụng để thể hiện quyền lực và kiểm soát đối với người kia trong một mối quan hệ.[1] Bạo lực gia đình có thể xảy ra trong mối quan hệ đồng tính lẫn dị tính.[2] Nạn nhân bạo lực gia đình thường là phụ nữ, nhưng nam giới cũng có thể bị bạo hành.[3] Theo thời gian, tình trạng bạo lực trong mối quan hệ thường chuyển biến xấu.[4] Tại Việt Nam, 58% phụ nữ từng là nhạn nhân của bạo lực gia đình.[5] Nếu lo ngại rằng bạn bè hoặc người thân là nạn nhân của bạo lực gia đình, bạn có thể nhận biết dấu hiệu cảnh báo thông qua bài viết này.

Nếu cần sự trợ giúp khẩn cấp, bạn có thể gọi đến số (04) 3775 9339, đường dây nóng tư vấn cho người bị bạo lực gia đình hoặc gọi dịch vụ khẩn cấp như 113 .

Các bước[sửa]

Nhận biết dấu hiệu bạo lực thể chất[sửa]

  1. Hiểu rằng bạo lực gia đình xảy ra theo chu kỳ và leo thang. Mối quan hệ bạo hành không nhất thiết lúc nào cũng bắt đầu bằng sự bạo lực về thể chất. Ban đầu mối quan hệ có thể khá “hoàn hảo”, thậm chí là “tốt đẹp tới mức khó tin.” Tất cả hình thức bạo lực gia đình đều trở nên tồi tệ theo thời gian. Giai đoạn tốt đẹp ban đầu thường khiến cho nạn nhân bị bạo hành duy trì mối quan hệ lâu hơn vì họ tin rằng họ có thể khiến cho đối phương đối xử tốt như trước kia.[6][7]
    • Bạo lực thể chất trong mối quan hệ thường xảy ra theo chu kỳ. Có những lúc kẻ bạo hành sẽ trở nên tử tế và thậm chí là cư xử tốt với người kia, nhưng sau đó căng thẳng có thể leo thang và xảy ra bạo hành. Kẻ bạo hành sau đó tiếp tục xin lỗi rối rít, hứa hẹn thay đổi, hoặc hạn chế mức độ nghiêm trọng của hành động bạo lực. Tiếp theo sẽ là giai đoạn điềm tĩnh, nhưng bạo lực có thể xảy ra một lần nữa.[4]
    • Bạo lực thể chất hiếm khi xảy ra độc lập. Bạo hành tinh thần, tình dục, lăng mạ và các hình thức bạo hành khác đều được sử dụng để kiểm soát nạn nhân. Kẻ bạo hành thậm chí có thể thuyết phục nạn nhân rằng bạo hành là do tự họ chuốc lấy.
  2. Tìm dấu hiệu bầm tím và bị thương. Thương tích do bạo hành thể chất thường giống như khi nạn nhân bị bóp cổ, đấm đá, hoặc vật ngã. Các thương tích phổ biến bao gồm bầm tím, mắt thâm đen, và dấu vết trên cổ.[8]
    • Nạn nhân bạo lực gia đình thường che đậy vết bầm bằng quần áo hoặc mỹ phẩm. Nếu lo lắng cho người thân yêu, bạn nên chú ý sự khác thường trong cách di chuyển của họ. Những người này thường khó vận động do vết bầm và chấn thương gây đau đớn.
    • Nạn nhân thường nói dối về nguyên nhân bị thương, chẳng hạn như do "vụng về." Nguyên nhân gây nên thương tích có thể nghiêm trọng hơn những gì họ nói.
  3. Nhận biết hình thức bạo hành thể chất khác. Bạo lực thể chất không đơn giản chỉ là bóp cổ, đánh đấm, hoặc đá. Một số hình thực bạo lực thể chất khác bao gồm:[9][10]
    • Từ chối hoặc hạn chế cung cấp thực phẩm hoặc chỗ ngủ
    • Phá hủy đồ đạc hoặc vật dụng cá nhân
    • Hạn chế hoặc không cho phép nạn nhân tìm kiếm sự chăm sóc y tế
    • Bắt nạn nhân ra khỏi nhà hoặc xe
    • Bỏ mặc nạn nhân một mình hoặc ở nơi lạ lẫm hay nguy hiểm
    • Kiểm soát sử dụng biện pháp tránh thai và các loại thuốc khác
    • Đơn phương quyết định mang thai hoặc phá thai

Nhận biết dấu hiệu bạo lực tinh thần[sửa]

  1. Lưu ý cách mà kẻ bạo hành nói chuyện. Bạo lực gia đình không dừng lại ở bạo lực thể chất. Bạo lực tinh thần thường không biểu hiện rõ rệt nhưng vẫn có tác động tiêu cực. Dưới đây là một số ví dụ bạo hành cảm xúc cần lưu ý:[11][12]
    • Nhục mạ hoặc cố ý nhạo báng. Điều này có thể xảy ra ở nơi công cộng, vì kẻ bạo hành thường không nghĩ rằng mình đang làm điều sai trái. Hình thức nhục mạ bằng lời nói phổ biến đó là bảo người khác “ngu ngốc,” “khùng điên,” hoặc “xấu xí”. Kẻ bạo hành có thể liên tục xỉ vả nạn nhân hoặc đề cập chuyện riêng tư hoặc ngượng nghịu ở nơi đông người để làm nạn nhân cảm thấy khó chịu.
    • La hét. Đây là dấu hiệu cảnh báo, đặc biệt khi hành động này vượt tầm kiểm soát hoặc mang tính bạo lực.
    • Chỉ trích liên tục. Kẻ bạo hành luôn “soi mói” những thứ nhỏ nhặt. Người này có thể chỉ trích ngoại hình, cân nặng, trang phục, thói quen chi tiêu, sở thích, v.v… của nạn nhân.[13]
    • Chiếm hữu cực đoan. Kẻ bạo hành thường hay ghen tuông và kiểm soát cực đoan. Ban đầu những lời nói của họ có thể khá “lãng mạn”, chẳng hạn như “Anh/Em không thể sống thiếu ______” hoặc “______ là tất cả đối với anh/em.” Những người này không có ý thức giới hạn và luôn cho rằng mình là người duy nhất trong cuộc đời của nạn nhân.[13]
    • Phớt lờ hoặc đánh giá thấp đối tác. Kẻ bạo hành luôn thống trị mọi khía cạnh của mối quan hệ. Họ không nghe theo lời khuyên, ý kiến, hoặc nhu cầu của đối tác, thay vào đó là đánh giá thấp, hoặc trở nên giận dữ nếu người kia muốn nêu lên ý kiến.[14]
  2. Tìm kiếm dấu hiệu hăm dọa. Kẻ bạo hành thường đe dọa nạn nhân để kiểm soát đối phương. Những lời dọa dẫm này thường khiến cho nạn nhân không thể từ bỏ vì phải chịu trách nhiệm với hành động của kẻ bạo hành.[13][15] Kẻ bạo hành có thể:
    • Tịch thu, phá hủy, hoặc đe dọa phá hủy tài sản của nạn nhân
    • Đe dọa hãm hại thú cưng
    • Đe dọa làm tổn thương hoặc kết liễu bản thân
    • Đe dọa hãm hại hoặc giết nạn nhân
    • Đe dọa hãm hại hoặc giết con cái
  3. Lưu ý đời sống xã hội của nạn nhân. Người bị bạo hành thường không được phép có bạn bè hoặc gặp gỡ đồng nghiệp.[8] Nếu họ giao lưu với người khác, kẻ bạo hành thường yêu cầu "gọi điện" liên tục hoặc hạn chế địa điểm tiếp xúc.
    • Kẻ bạo hành thường không cho đối tác đi học hoặc đi làm. Sự vắng mặt thường xuyên không có lý do có thể là dấu hiệu bạo lực gia đình.[16]
    • Nạn nhân bị bạo hành thường khó ra khỏi nhà. Họ không thể hoặc không được phép dùng phương tiện di chuyển.
    • Nạn nhân thường bị hoang tưởng, lo lắng rằng họ sẽ làm đối phương khó chịu khi làm điều gì đó. Họ cũng có thể thân thiện quá mức hoặc thậm chí là bợ đỡ người khác, đặc biệt là những người nắm quyền.
  4. Quan sát dấu hiệu cảnh báo khác. Nạn nhân bạo lực gia đình không được tiếp cận tiền bạc hoặc công nghệ. Dưới đây là những dấu hiệu bạo hành:[17][18][8][15]
    • Nạn nhân phải luôn báo cáo với người kia về các khoản chi tiêu, thậm chí là tiêu vặt.
    • Nạn nhân thường lo lắng cực đoan về tài chính, đặc biệt là những gì mà kẻ bạo hành đề cập.
    • Nạn nhân không được sở hữu thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng.
    • Nạn nhân không có điện thoại riêng. Hoặc, kẻ bạo hành yêu cầu nạn nhân dùng điện thoại để trả lời tin nhắn hoặc nghe điện thoại của họ.
    • Nạn nhân thường rất cẩn trọng khi dùng thư điện tử và tài khoản mạng xã hội. Kẻ bạo hành có thể theo dõi những tài khoản này. Nạn nhân chỉ được dùng tài khoản “chung” với đối phương.
  5. Chú ý cách nói chuyện của nạn nhân. Nạn nhân bạo lực gia đình thường cảm thấy phải chịu trách nhiệm với hành vi của kẻ bạo hành. Họ thường bào chữa cho đối phương. Người này một mực cho rằng chỉ có họ mới "hiểu rõ" hoặc "thay đổi" kẻ bạo hành.[7]
    • Khi đề cập, nạn nhân sẽ nói những câu đại loại như "Nhưng anh ấy không đánh tôi" hoặc "Tôi xứng đáng với những gì nhận được."[19]
    • Nạn nân có thể bị trầm cảm hoặc lo âu. Họ cũng cư xử lạ thường, chẳng hạn như trở nên dè dặt trong khi bản tính của họ rất cởi mở[16]
    • Nạn nhân thường tự đổi lỗi cho bản thân về những vấn đề xảy ra ở công sở hoặc trường học. Kẻ bạo hành liên tục khẳng định rằng sự bạo lực là lỗi của nạn nhân.[16]

Đề nghị giúp đỡ[sửa]

  1. Trao đổi ở nơi an toàn. Nếu lo ngại về tình trạng của người thân yêu, bạn nên tìm nơi an toàn để nói chuyện với họ. Không nên đề cập mối quan ngại trước mặt kẻ bạo hành. Điều này có thể khiến cho nạn nhân dễ gặp nguy hiểm hơn.[20]
    • Thành thật về mối bận tâm của bản thân. Ghi nhớ rằng đây có thể là chủ đề thảo luận khá đáng sợ, vì thế bạn nên kiên nhẫn nếu nạn nhân không muốn đề cập về nó, hoặc từ chối sự thật ban đầu.
  2. Hỗ trợ không đưa ra phán xét. Bạn có thể nghĩ rằng, “Tại sao anh/em không từ bỏ mối quan hệ bạo hành này?” Tuy nhiên, đối với nhiều người thì đây không phải vấn đề đơn giản. Nạn nhân có thể còn bận tâm về con cái, yêu đối phương thật sự và hi vọng kẻ bạo hành có thể thay đổi. Bạn không nên chỉ trích quyết định của nạn nhân hoặc nói chuyện như thể bạn có “toàn bộ câu trả lời.” [21]
    • Tin tưởng nạn nhân. Không nên đánh giá thấp hoặc xem nhẹ nếu họ kể cho bạn nghe về tình trạng bạo hành mà họ đang trải qua. Những câu nói như, “Ồ, nghe không đến nỗi tệ” hoặc “Nghe có vẻ như điều gì đó ____ sẽ có hiệu quả” .
    • Nhắc nhở nạn nhân rằng bạo hành không phải lỗi của họ.
    • Tôn trọng cảm xúc của người thân yêu. Một trong những khía cạnh tiêu cực của bạo lực gia đình đó là ảnh hưởng đối với lòng tự trọng của nạn nhân. Kẻ bạo hành liên tục đổ lỗi cho nạn nhân rằng họ không đủ khả năng hoặc thông minh để tự làm điều gì đó, và nạn nhân có thể tin rằng đó là điều đúng. Họ tin rằng việc xem hành động của đối phương là sự bạo hành khá “điên rồ”. Họ có thể bị trầm cảm, bối rối, sợ hãi, hoặc bị áp đảo. Bạn nên tôn trọng cảm xúc của nạn nhân và khẳng định rằng những cảm xúc này là bình thường.[22]
  3. Thảo luận với nạn nhân về kế hoạch an toàn. Trung tâm Quốc gia Phòng chống Bạo lực Gia đình và Tình dục cung cấp mẫu PDF nhằm giúp nạn nhân bạo lực gia đình vạch ra kế hoạch bảo đảm an toàn. Bạn có thể giúp họ phát triển kế hoạch này.
    • Kẻ bạo hành có thể theo dõi hoạt động sử dụng internet và máy tính của đối tác tại nhà. Bạn có thể đề nghị cho nạn nhân dùng máy tính của mình để in mẫu đơn, hoặc đưa họ đến thư viện công cộng.
    • In bản sao kế hoạch để lưu giữ. Nếu người thân yêu cần đến thì bạn có thể giúp họ.
    • Tạo mật mã. Đa số kẻ bạo hành thường theo dõi điện thoại hoặc thiết bị khác của nạn nhân. Hãy thống nhất một mật mã để thông báo rằng nạn nhân đang gặp nguy hiểm.[20]
  4. Luôn ở bên nạn nhân. Nếu họ quyết định thoát khỏi mối quan hệ bạo hành, bạn có thể đề nghị trợ giúp bằng nhiều nguồn khác nhau. Nạn nhân bạo lực gia đình thường không có tiền bạc trong người hoặc nơi ẩn náu an toàn, có nghĩa là họ vẫn ở lại với kẻ bạo hành do không có sự hỗ trợ.[20]
    • Tìm tên và số điện thoại của trung tâm bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình tại địa phương.
    • Đề nghị cung cấp tiền hoặc điện thoại sử dụng thuê bao trả trước cho nạn nhân. Giữ hộ giấy tờ quan trọng, chẳng hạn như hộ chiếu và giấy khai sinh ở nhà.
  5. Tránh gây áp lực cho người thân yêu. Bạn có thể cảm thấy tức giận khi chứng kiến người mà mình yêu thương rơi vào tình trạng bị bạo hành. Ghi nhớ rằng họ phải tự quyết định rời khỏi mối quan hệ hiện tại. Không nên áp đảo nạn nhân hoặc tỏ ra phán xét nếu họ không thực hiện quyết định.[22]

Cảnh báo[sửa]

  • Bạo lực không bao giờ là “ổn.” Gọi dịch vụ khẩn cấp nếu bạn đang bị bạo hành hoặc chứng kiến người thân quen bị bạo hành. Không nên trì hoãn cho đến khi quá muộn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.cdc.gov/violenceprevention/intimatepartnerviolence/
  2. http://www.avp.org/storage/documents/ncavp_2012_ipvreport.final.pdf
  3. http://www.cdc.gov/mmwr/preview/mmwrhtml/ss6308a1.htm?s_cid=ss6308a1_e
  4. 4,0 4,1 http://www.ncadv.org/need-support/what-is-domestic-violence
  5. http://www.ncadv.org/learn/statistics
  6. http://www.thehotline.org/is-this-abuse/abuse-defined/
  7. 7,0 7,1 http://www.conflictmanagementinc.com/uploads/Universal_Red_Flags.pdf
  8. 8,0 8,1 8,2 http://www.webmd.com/mental-health/tc/domestic-violence-signs-of-domestic-violence
  9. http://www.thehotline.org/is-this-abuse/abuse-defined
  10. http://stoprelationshipabuse.org/educated/types-of-abuse/physical-abuse/
  11. http://www.health.harvard.edu/family_health_guide/recognizing-domestic-partner-abuse
  12. http://www.emedicinehealth.com/domestic_violence/page4_em.htm
  13. 13,0 13,1 13,2 http://abuseintervention.org/sandbox77/wp-content/uploads/2012/03/Common-Warning-Signs-of-Domestic-Violence.pdf
  14. http://psychcentral.com/blog/archives/2013/09/28/recognizing-the-signs-of-domestic-violence/
  15. 15,0 15,1 http://www.justice.gov/ovw/domestic-violence
  16. 16,0 16,1 16,2 http://www.aardvarc.org/dv/signs.shtml
  17. http://theduluthmodel.org/pdf/PowerandControl.pdf
  18. http://www.helpguide.org/articles/abuse/domestic-violence-and-abuse.htm
  19. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/in-depth/domestic-violence/art-20048397
  20. 20,0 20,1 20,2 http://www.nationaldomesticviolencehelpline.org.uk/support-a-friend-or-family-member-experiencing-domestic-violence.aspx
  21. http://www.thehotline.org/help/help-for-friends-and-family/
  22. 22,0 22,1 http://abuseintervention.org/sandbox77/wp-content/uploads/2012/03/How-to-Help-a-Loved-One.pdf