Nhận biết khi cần phải nói không

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Biết rõ khi cần phải nói không đòi hỏi bạn phải có kỹ năng và luyện tập. Học hỏi nhưng kỹ năng này sẽ giúp bạn được an toàn, xây dựng và duy trì mối quan hệ mạnh mẽ và lành mạnh, và có khả năng xác định cơ hội tốt nhất tìm đến với bạn trong khi phớt lờ yếu tố sẽ làm lãng phí thời gian cũng như tài năng của bạn. Để có thể biết khi cần phải nói không, bạn phải tìm hiểu thêm về giới hạn cá nhân và hiểu rõ cách để xác định cơ hội quá tốt đến nỗi khó có thể là sự thật.

Các bước[sửa]

Biết rõ giới hạn của bản thân[sửa]

  1. Nhìn lại ranh giới cá nhân. Bạn nên cân nhắc giới hạn thể chất, cảm xúc, và tinh thần của mình.[1] Ranh giới thể chất bao gồm quyền riêng tư, không gian và cơ thể của bạn. Ví dụ, bạn sẵn sàng tham gia hoạt động nào – trong từng mối quan hệ của bạn với người khác (ôm, bắt tay, hôn, v.v) – hoặc trong hoạt động giải trí (đi bộ thay vì chạy bộ sau khi phẫu thuật đầu gối, hoặc nói có với trò trượt nước chứ không phải nhảy dù). Ranh giới về mặt cảm xúc là khi bạn thiết lập giới hạn giữa trách nhiệm với cảm xúc của chính mình và của người khác. Ranh giới tinh thần bao gồm suy nghĩ, giá trị, và quan điểm của bạn.[2]
    • Có lẽ viết ra suy nghĩ và cảm giác của mình về giới hạn cá nhân sẽ giúp ích cho bạn. Sau đó, bạn có thể đọc lại danh sách này trong tương lai để giúp bản thân đưa ra quyết định khó khăn.
  2. Nhìn lại mọi thời điểm bạn đã hối hận vì nói "có". Dành thời gian để viết chúng ra giấy hoặc nhìn lại khoảng thời gian trong quá khứ khi bạn vượt quá giới hạn khiến bạn cảm thấy thoải mái. Bạn nên cân nhắc về những người có liên quan và về tình huống đã xảy ra. Xem xét sự kiện trong quá khứ theo cách này sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn tốt hơn trong tương lai.
  3. Lắng nghe cảm giác của bản thân. Cảm giác của bạn sẽ giúp bạn biết về vị trí mà bạn cần phải thiết lập giới hạn. Bạn nên thận trọng trước bất kỳ điều gì khiến bạn cảm thấy oán giận hoặc khó chịu. Đôi khi tức giận cũng là kết quả của việc vượt quá giới hạn cá nhân.[2] Nếu tình huống hoặc sự tương tác cá nhân khiến bạn trở nên oán giận hoặc khó chịu một cách không hợp lý, bạn nên tự hỏi chính mình về nguyên nhân gây nên cảm xúc này.
    • Có phải bạn có cảm giác như thể bạn đang bị lợi dụng hoặc không được đánh giá cao? Có phải phản ứng của bạn là do kỳ vọng của người khác về bạn? Cảm giác oán giận và không thoải mái có thể là dấu hiệu cho thấy bạn không thiết lập giới hạn mà bạn cần.[1]
  4. Cho phép bản thân duy trì giới hạn riêng. Nhiều người đang tiến hành tìm hiểu về giới hạn riêng của mình để họ biết khi cần phải nói không đã nhận thấy rằng họ trải nghiệm cảm giác như nghi ngờ bản thân, sợ hãi, và có lỗi.[1] Bạn cần phải nhớ rằng từ chối không phải là ích kỷ, và nói không sẽ là cách để chăm sóc cho sức khỏe và sự khỏe khoắn của chính mình.[3]
  5. Thực hiện bài tập "xây dựng ranh giới". Chúng sẽ giúp bạn cảm nhận rõ ranh giới "vững chắc nhưng linh hoạt" của bạn – điều mà chuyên gia cho rằng nó là thứ tốt nhất. Nhà tâm lý học đã phát triển bài tập mà bạn có thể sử dụng để hình dung về ranh giới của mình để nhận thức rõ thời điểm bạn nên nói không.
    • Lựa chọn loại ranh giới mà bạn quan tâm đến việc khám phá – tinh thần, thể chất hoặc cảm xúc. Tập trung vào nó khi bạn tiến hành bài tập này.
    • Nhắm mắt lại và tưởng tượng bạn đang ở giữa vòng tròn mà bạn đã vẽ quanh bản thân. Vòng tròn đó có thể to hoặc nhỏ tùy bạn muốn – bạn nên hình thành không gian khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất.
    • Hình dung rằng vòng tròn của bạn đang biến thành một bức tường. Bạn có thể xây dựng bức tường tưởng tượng đó từ bất kỳ vật liệu nào mà bạn thích – kính dày, xi măng xám, gạch và vữa – chỉ cần bảo đảm rằng nó khá chắc chắn.
    • Bây giờ, hãy tưởng tượng rằng bạn có năng lực kiểm soát bức tường. Bạn có thể làm tan chảy một chiếc lỗ tạm thời để đưa một thứ gì đó vào hoặc ra, bạn có thể mở một chiếc cửa sổ nhỏ, hoặc gỡ một viên gạch khỏi bức tường để tạo khe hở. Suy nghĩ về việc kiểm soát bức tường của bạn, và về việc trở nên an toàn và mạnh mẽ trong vòng tròn mà bạn đã xây dựng.
    • Đứng trong bức tường trong khoảng một phút.
    • Lặp lại bài tập này một lần mỗi ngày.[4]
  6. Luyện tập cách nói không. Biết rõ thời điểm khi phải nói không sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và rèn luyện, và dần dần, bạn có thể học cách để mài giũa kỹ năng để có thể dễ dàng nhận thức tình huống khi bạn cần phải từ chối. Bạn nên luyện tập nói không một cách rõ ràng để đối phương không cảm thấy lúng túng hoặc nghĩ rằng bạn sẽ đổi ý và nhận lời. Cung cấp lý do ngắn gọn nhưng rõ ràng về việc từ chối, và bạn cần phải trung thực thay vì viện cớ.
    • Bạn cần phải bày tỏ lòng tôn trọng khi nói không – bạn nên cho người đó hoặc tổ chức đó biết rằng bạn xem trọng họ và điều họ làm nhưng bạn không thể thực hiện nhiệm vụ họ yêu cầu.[5]

Xác định ưu tiên cá nhân[sửa]

  1. Xác định ưu tiên của bạn. Để có thể đưa ra quyết định tốt về thời điểm khi cần phải nói không, bạn nên xác định ưu tiên của bản thân trong cuộc sống. Để thực hiện điều này, bạn phải dành một chút thời gian để xem lại 10 yếu tố mà bạn cảm thấy chúng khiến cuộc sống của bạn trở nên đáng sống hơn. Đừng lo về việc lựa chọn điều mà bạn "nên" chọn – đây là danh sách về nhân tố khiến bạn hạnh phúc.
    • Sau khi hoàn thành danh sách, hãy cất nó đi.
    • Một vài ngày sau, bạn nên viết ra danh sách khác (mà không xem lại danh sách đầu tiên). Cất danh sách đó đi.
    • Lặp lại sau một vài ngày.
    • Nhìn lại cả ba danh sách và kết hợp chúng thành một. Ghi chú mọi ý tưởng trùng lặp, và phối hợp các mục có vẻ giống nhau.
    • Xếp hạng ưu tiên của bạn.[6]
    • Sử dụng danh sách cuối cùng này như nguồn lực giúp bạn đưa ra quyết định bằng cách tự hỏi bản thân về ảnh hưởng của quyết định khác nhau đến ưu tiên của bạn.
  2. Nói không khi bạn có quá nhiều công việc phải làm. Nếu bạn đang cảm thấy quá tải, chấp nhận thêm một nhiệm vụ nào khác sẽ đem lại hậu quả tiêu cực cho công việc mà bạn đang thực hiện, cho sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như cho mối quan hệ của bạn. Bạn có thể sẽ bỏ qua những yếu tố nhỏ nhặt, bạn sẽ bị ốm hoặc suy nhược, hoặc mối quan hệ với bạn bè và gia đình của bạn sẽ bị ảnh hưởng.[7][8]
    • Bạn nên nhớ rằng sức khỏe và sự khỏe khoắn của bạn quan trọng hơn là thực hiện nhiệm vụ khác.
  3. Bạn nên thực tế về khả năng của chính mình. Chuyên gia kinh doanh cho rằng con người thường quá lạc quan về khả năng hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và tốt đẹp của mình. Bạn nên dành thời gian để xem xét lại một cách trung thực xem liệu bạn có sở hữu kỹ năng, khả năng, và thời gian để thực hiện yêu cầu được đề ra cho bạn hay không. Không nên nói có kèm theo suy nghĩ rằng bạn có thể "thay đổi quy tắc" sau này. Hãy rõ ràng và thành thật với bản thân và người khác ngay từ đầu để bạn biết rõ khi cần phải nói không – và thời điểm hoàn hảo để nói có.
  4. Tận dụng mọi khoảng thời gian bạn cần để có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Nếu bạn không chắc liệu đồng ý có phải là ý hay, bạn nên thành thật nói cho người đó biết rằng bạn không chắc chắn. Sau đó, hãy dành một chút thời gian – thậm chí là vài ngày – để xem xét lại, nghiên cứu, và tìm kiếm lời khuyên.[9]
  5. Thiết lập danh sách ưu và khuyết điểm về mục tiêu lâu dài của mình trong tâm trí. Bạn nên ngồi xuống và lập danh sách – trên giấy, trên máy vi tính, hoặc thậm chí là trên điện thoại – về lý do bạn cần phải nói có cũng như nói không đối với cơ hội trước mắt. Thực hiện điều này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn, vì bạn có thể nhận thức rõ liệu cơ hội "tuyệt vời" mà vào lúc đầu bạn có cảm giác rằng bạn không thể bỏ qua có phải thật sự tuyệt đến vậy.
    • Khi bạn đọc lại danh sách, bạn nên suy nghĩ về điều bạn muốn cho tương lai của mình. Nếu bây giờ bạn nói có, liệu quyết định này có giúp bạn đạt được điều đó?[9]

Xác định cơ hội không đem lại lợi nhuận[sửa]

  1. Tính toán "chi phí cơ hội" khi nói không. Nếu cơ hội có liên quan đến kinh doanh hoặc quyết định tài chính – bất kỳ điều gì từ trông giữ trẻ cho khách hàng mới cho đến yêu cầu giao hàng tạp hóa về nhà thay vì tự mình đi đến siêu thị - bạn nên tính toán "chi phí cơ hội".
    • Bắt đầu bằng cách tính toán giá trị một giờ của bạn khi bạn dành một giờ đó để làm công việc có lương.
    • Đối với từng cơ hội, bạn nên tính toán chi phí cho chúng như là một phần trong việc đưa ra quyết định xem liệu bạn có nên từ chối hay không.[10]
    • Ví dụ, bạn thường được trả lương khoảng 300,000 VND cho mỗi giờ làm việc. Gọi siêu thị giao hàng tạp hóa đến nhà sẽ tốn khoảng 200,000 VND, nhưng đi đến siêu thị sẽ mất hai giờ. Nếu bạn đang lựa chọn giữa việc dành hai giờ đó để làm việc hoặc tự đi đến siêu thị, có lẽ bạn sẽ chọn làm việc (kiếm được 600,000 VND) và trả 200,000 VND cho phí giao hàng.
    • Bạn nên nhớ rằng chi phí cơ hội chỉ nên là một phần trong quá trình đưa ra quyết định của bạn. Nó sẽ giúp bạn hiểu rõ khía cạnh tài chính của tình thế khó xử mà bạn đang gặp phải, nhưng thông thường, sẽ luôn có vấn đề khác mà bạn cần phải cân nhắc khi đưa ra quyết định phức tạp.
  2. Quyết định xem bạn có sở hữu kỹ năng và khả năng cần để nói có. Nếu một ai đó giao nhiệm vụ hoặc dự án nào đó cho bạn mà bạn chưa sẵn sàng để thực hiện, bạn sẽ khó có thể làm tốt. Bạn sẽ cảm thấy căng thẳng với việc hoàn thành chúng, và người yêu cầu bạn thực hiện chúng sẽ không hài lòng với kết quả.
    • Nếu bây giờ bạn từ chối và không ngừng chuẩn bị bản thân, lần sau bạn sẽ có thể tự tin nhận việc – biết rõ rằng bạn sẽ hoàn thành tốt. Hoặc có lẽ nhiệm vụ hoặc dự án đó không phù hợp với bạn. Đừng tự đặt bản thân vào tình huống mà bạn sẽ nhận lấy thất bại.[11]
  3. Đánh giá xem liệu nói có có hủy hoại cam kết mà bạn đã thiết lập. Nếu bạn đang rất bận rộn, bạn nên suy nghĩ xem bạn có thời gian để hoàn tất một công việc nào đó mà người khác yêu cầu bạn thực hiện hay không. Ví dụ, nếu bạn là một sinh viên bận rộn với nhiều cam kết, làm việc bán thời gian hoặc tình nguyện sẽ không phải là ý kiến hay nếu nó sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành bài tập ở trường của bạn.
    • Tương tự với người đang phải điều hành công ty riêng: nếu nhận khách hàng mới sẽ ảnh hưởng đến công việc mà bạn đang làm cho khách hành hiện tại, bạn nên cân nhắc kỹ bước tiếp theo của mình. Liệu có đáng để bạn đánh mất cả hai khách hàng chỉ vì công việc kém chất lượng?[7][8]
  4. Tự hỏi bản thân xem liệu đó có phải là yêu cầu thực tế. Đôi khi, con người nhờ giúp đỡ hoặc tìm kiếm người thực hiện một công việc nào đó cho họ mà không biết rõ điều họ cần hoặc không suy nghĩ về cách phù hợp để nêu lên yêu cầu. Nếu bạn không chắc liệu yêu cầu đó có thực tế hay không – điều có thể làm – bạn nên tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu.
    • Không nên đồng ý trừ khi bạn chắc chắn rằng công việc đó có thể được thực hiện theo cách mà người đó đòi hỏi.
    • Đừng sợ khi phải nói "có lẽ" hoặc khi phải đàm phán về cách thiết thực để hoàn thành mục tiêu.[7]
  5. Xin lời khuyên. Nếu bạn không biết chắc liệu bạn có nên nói không, hãy tham khảo ý kiến của người cố vấn đáng tin cậy. Nếu bạn là sinh viên thì người đó có thể là giáo viên hoặc giáo sư của bạn. Bạn cũng có thể tìm đến cha mẹ, bạn bè hoặc thành viên khác trong gia đình. Họ sẽ giúp bạn nhận thức được "bức tranh to lớn" và thường sẽ cung cấp cho bạn quan điểm mới mẻ về tình trạng tiến thoái lưỡng nan của bạn.[9]

Lời khuyên[sửa]

  • Biết rõ giới hạn của mình và thiết lập ranh giới vững chắc nhưng linh hoạt không có nghĩa là bạn đang trừng phạt người khác. Bạn không đang từ chối vì bạn muốn gây tổn thương cho họ. Duy trì giới hạn riêng là điều mà bạn có thể làm vì sự khỏe khoắn của bản thân – để giữ an toàn và duy trì sự khỏe mạnh cho chính mình trong hiện tại cũng như tương lai.
  • Nhớ quyết đoán, bình tĩnh, mạnh mẽ, và lịch sự khi nói không. Nếu một ai đó không thích nhận sự từ chối, bạn nên cho họ biết về hậu quả của hành động mà họ thực hiện nếu họ xâm phạm ranh giới cá nhân của bạn.

Cảnh báo[sửa]

  • Tin tưởng vào bản năng của mình và nhớ dành ưu tiên cho sự an toàn của bản thân khi gặp phải tình huống có thể gây nguy hiểm.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]