Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Nhận biết nếu đang bị bạn bè lợi dụng
Từ VLOS
Bị lợi dụng bởi một người bạn có thể vô cùng đau đớn. Khi bị lợi dụng, chúng ta sẽ cảm thấy mất mát, dễ tổn thương và bối rối. Không lường trước được điều đó có thể sẽ khiến chúng ta trở nên mất lòng tin vào những người xung quanh.[1] Đôi khi, bạn bè hành động một cách vô tâm và đôi khi, họ cố tình lợi dụng bạn. Có một vài cách để nhận biết liệu bạn có đang bị lợi dụng hay không, nhờ đó, quyết định liệu đó có phải là thời điểm thích hợp để nói lời tạm biệt với người bạn ấy.
Mục lục
Các bước[sửa]
Đánh giá Lối hành xử của Bạn bè[sửa]
-
Để
ý
nếu
bạn
của
bạn
chỉ
liên
lạc
khi
đang
cần
điều
gì
đó.
Nếu
họ
chỉ
muốn
nói
chuyện
hoặc
dành
thời
gian
cho
bạn
khi
đang
cần
giúp
đỡ
hay
lời
khuyên,
hoặc
nếu
đó
luôn
là
về
nhu
cầu
của
họ
thì
có
thể
bạn
đang
bị
lợi
dụng.[2]
- "Bạn" của bạn có bao giờ gọi điện hay nhắn tin để hỏi thăm về tình hình của bạn? Hay họ chỉ tìm đến bạn khi cần một điều gì đó? Đó có thể là một cuốc xe đến cửa hàng, vài điếu thuốc lá, một chỗ để qua đêm, bạn là kẻ sẵn sàng giơ đầu chịu báng mỗi khi họ cần một giải pháp nhanh.
- Xem xét liệu đây có là một lối hành xử đồng nhất hay không. Sau cùng, giúp đỡ nhau là một phần của tình bạn và đôi khi, chúng ta kém may mắn và cần giúp đỡ. Tuy nhiên, nếu điều này liên tục diễn ra trong mọi thời điểm hoặc đó là nội dung duy nhất trong sự tiếp xúc giữa các bạn, có nhiều khả năng bạn đang bị lợi dụng.
-
Đánh
giá
liệu
bạn
của
bạn
có
thể
tin
tưởng
được
hay
không.
Một
người
bạn
thật
sự
không
phản
bội
bí
mật
của
bạn,
đặc
biệt
là
theo
cách
có
thể
làm
tổn
thương
bạn.
Để
xem
xét
liệu
người
đó
có
đáng
tin
cậy
hay
không,
hãy
nhìn
lại
và
xem
xét
liệu
họ
có
từng
để
lộ
những
thông
tin
riêng
tư
của
bạn,
đặc
biệt
là
vì
tư
lợi
cá
nhân.
Nếu
có,
nhiều
khả
năng
bạn
đang
bị
lợi
dụng.[3]
- Xem lại mối quan hệ của họ với những người bạn khác. Liệu bạn của bạn có phản bội lòng tin của những người bạn khác hay lợi dụng họ hay không? Nếu có, đó là một dấu hiệu cho thấy có thể họ cũng đang lợi dụng bạn.
-
Xem
xét
liệu
người
bạn
này
có
đặt
bạn
ngoài
vòng
quan
hệ
xã
hội
của
họ
hay
không.
Họ
có
thường
bỏ
sót
bạn
trong
những
lần
tụ
tập?
Một
người
bạn
không
vụ
lợi
sẽ
nhớ
đến
và
mời
bạn
tham
gia,
đặc
biệt
là
với
một
nhóm
những
người
bạn
chung.[3]
- Nhớ rằng bạn bè không nhất thiết phải mời nhau tham gia vào mọi hoạt động xã hội mà họ tham dự. Dù vậy, nếu họ không bao giờ mời bạn tham gia vào bất kỳ sự kiện nào, hoặc chỉ liên lạc khi cần gì đó, có thể bạn đang bị lợi dụng.
- Nếu bạn của bạn đề cập đến một kế hoạch với những người bạn khác mà bạn cũng quen nhưng không hề rủ bạn tham gia, hãy thử hỏi liệu bạn có thể tham gia hay không. Chú ý đến phản ứng của người đó. Nếu không có lý do hậu cần thực tế nào cho việc bạn không thể tham dự hoặc người bạn vẫn không rủ bạn hay bịa đặt một lý do vớ vẩn cho việc bạn không thể dự, có khả năng bạn đang bị lợi dụng và đó không phải là một người bạn chân thành.
- Một ví dụ của lo ngại về mặt hậu cần chính đáng có thể là họ dự định đi cắm trại nhưng không còn đủ chỗ trên xe để mời bạn đi cùng.
-
Quan
sát
hành
động
của
người
bạn.
Hành
động
nói
lên
nhiều
điều
hơn
ngôn
từ.
Nếu
họ
luôn
nói
rằng
sẽ
trả
ơn
bạn
nhưng
chẳng
bao
giờ
làm
điều
đó,
có
khả
năng
bạn
đang
bị
lợi
dụng.[3]
- Đây là một ví dụ về trường hợp bạn bè có thể đang lợi dụng bạn: Bạn mời người bạn này ăn tối một vài lần bởi họ đang gặp phiền muộn. Họ hứa sẽ mời lại nhưng chẳng bao giờ làm điều đó và không ngừng than phiền về vấn đề mà bạn đang giúp đỡ họ. Nếu điều này cứ liên tục tái diễn, có lẽ bạn đang bị lợi dụng.
- Tự hỏi bản thân liệu người bạn đó có biết ơn hay không. Họ có thật sự trân trọng sự giúp đỡ của bạn không? Nếu có, có lẽ người đó không lợi dụng bạn mà chỉ là thật sự cần một vài giúp đỡ thiện chí. Nếu dường như họ xem nó là điều đương nhiên, đó có thể là dấu hiệu của sự lợi dụng.
-
Cẩn
thận
với
cảm
giác
tội
lỗi.
Nếu
họ
thường
cố
điều
khiển
bạn
bằng
cách
khơi
gợi
trong
bạn
cảm
thấy
tội
lỗi
vì
những
điều
không
muốn
làm,
có
khả
năng
bạn
đang
bị
lợi
dụng.[4]
- Tự hỏi liệu bạn có giúp người bạn nếu cô hay cậu ấy không cố khiến bạn cảm thấy tội lỗi hoặc tồi tệ về tình huống đó hay không. Nếu câu trả lời là có thì có lẽ không phải bạn bị lợi dụng mà đơn giản chỉ là sẵn lòng giúp đỡ.[5]
-
Xem
xét
liệu
bạn
có
đang
bị
điều
khiển
hay
không.
Nếu
người
bạn
luôn
cố
để
ra
lệnh
và
chỉ
đạo
bạn
phải
làm
điều
gì,
đặc
biệt
là
khi
điều
đó
đem
lại
lợi
ích
cho
họ
hay
những
người
bạn
của
họ,
có
thể
cô
ấy
hay
cậu
ấy
đang
lợi
dụng
bạn.[6]
- Để đánh giá liệu người đó có đang điều khiển bạn, hãy cân nhắc điều sau: Những người điều khiển người khác thường dễ nổi nóng và dùng nó để đạt được mục đích. Họ cũng có thể dùng những cảm xúc khác như tội lỗi hay buồn bã để khiến bạn làm điều họ muốn. Hãy lưu ý dấu hiệu của kiểm soát cảm xúc bởi đó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy ai đó đang bị điều khiển.[7]
- Có thể bạn của bạn sẽ cố cô lập bạn và do đó, bạn thiếu sự hỗ trợ bên ngoài, dễ đầu hàng và làm theo yêu cầu hơn. Cô ấy hay cậu ấy có thể sẽ cố làm điều này bằng cách phê phán gia đình cũng như những người bạn khác của bạn, khiến bạn dành ít thời gian với họ hơn.[7]
-
Tin
vào
trực
giác
của
bạn.
Nếu
có
cảm
giác
người
bạn
đang
không
thành
thật,
đặc
biệt
khi
điều
đó
lặp
đi
lặp
lại,
có
thể
bạn
đã
đúng.
Để
chắc
chắn,
hãy
giáp
mặt
với
họ.
Hỏi
rõ
liệu
họ
có
thật
sự
có
ý
như
điều
được
nói
hay
không.[3]
- Đánh giá tính cách của người bạn. Hãy hoàn toàn thành thật với bản thân và trả lời câu hỏi liệu về bản chất, đó có là một người tốt và quan tâm đến bạn hay dường như cô hay cậu ấy chỉ là được thúc đẩy bởi những mục đích vụ lợi.
- Những điểm chính trong tính cách có thể bao gồm mức độ thành thực, sự nhất quán, chân thành và đáng tin cậy. Hãy nhìn lại mọi thứ bạn biết về người đó, mối quan hệ qua lại giữa người đó với cả bạn lẫn những người khác. Lưu ý không chỉ cách cư xử trong mối quan hệ với những điểm tính cách được đề cập ở trên mà còn cả loại nội dung trò chuyện mà qua đó, cô hay cậu ấy bộc lộ những điều này.[8]
- Chẳng hạn như, nếu bạn của bạn kể về việc cô hay cậu ấy nói trước mặt người khác thế này rồi lại làm thế khác, có nhiều khả năng họ cũng làm tương tự với bạn và có lẽ, bạn đang bị lợi dụng.
Hỏi Người bạn Trực tiếp[sửa]
-
Chuẩn
bị
tinh
thần.
Nếu
đó
là
người
quan
trọng
với
bạn,
bạn
nên
chắc
chắn
về
việc
lợi
dụng
của
cô
ấy
hay
cậu
ấy
trước
khi
quyết
định
chấm
dứt
một
mối
quan
hệ.
Bạn
có
thể
làm
điều
đó
bằng
cách
đối
chất
với
người
bạn
đó
một
cách
bình
tĩnh
và
lý
trí.[9]
- Nhớ rằng nếu thật sự là một người bạn tốt thì họ sẽ không lợi dụng mà chỉ đơn thuần không để ý và sẵn sàng thay đổi. Dù sao thì, khi bị lợi dụng và trở nên phiền muộn, nói lời chia tay với người đó sau cuộc trao đổi thẳng thắn này có lẽ sẽ là kết quả tốt nhất dành cho bạn.[10]
-
Tìm
một
vị
trí
yên
tĩnh.
Khi
đối
chất
với
người
bạn,
hãy
tìm
một
nơi
yên
tĩnh
để
làm
việc
đó.
Nhờ
đó,
họ
không
bị
kích
động.
Hãy
đảm
bảo
rằng
các
bạn
đang
ở
một
nơi
mà
cả
hai
đều
có
thể
bộc
lộ
suy
nghĩ
một
cách
thoải
mái
mà
không
cần
cảm
thấy
quá
lúng
túng,
e
ngại.
Tránh
xa
những
nơi
tương
tự
như
nhà
hàng
đông
đúc
với
bàn
ghế
được
kê
gần
nhau.
- Thử trao đổi khi đang dạo bộ ở một công viên xinh xắn.
-
Hãy
ở
một
mình
với
người
bạn
đó.
Đừng
kéo
những
người
bạn
khác
vào,
thậm
chí
khi
họ
có
cùng
than
phiền.
Kéo
người
khác
tham
dự
vào
có
thể
khiến
cuộc
trao
đổi
mang
tính
đe
dọa,
lấn
át
và
có
thể
khiến
người
bạn
trở
nên
sợ
hãi
hay
vô
cùng
khó
chịu.
- Khi ai đó chỉ trích bạn vì điều gì, có thể bạn sẽ sẵn lòng tiếp nhận lời khuyên đó và thay đổi. Nhưng nếu vài người chỉ trích cùng một lúc, có thể bạn sẽ cảm thấy bị đe dọa và trở nên chống đối. Sau cùng, nó có nghĩa là những con người đó đã ngồi lại và nói không tốt về bạn, khiến bạn thất vọng, nản lòng.[10]
-
Trao
đổi
một
cách
bình
tĩnh
và
kiên
quyết.
Giải
thích
lý
do
nghi
ngờ
của
bạn
và
lắng
nghe
hồi
đáp
từ
phía
cô
hay
cậu
ấy.
Đưa
ra
những
chi
tiết
cụ
thể
để
họ
không
thể
đơn
giản
giũ
sạch
vấn
đề,
gọi
bạn
là
kẻ
vu
cáo
hay
dối
trá.[10]
- Dù vậy, đừng đưa ra những ví dụ quá vụn vặt. Bạn của bạn có thể xoay ngược tình thế và gọi bạn là kẻ nhỏ mọn.
- Hãy chắc rằng bạn đang nói về hành động chứ không phải là tính cách của họ. Khi tập trung vào những việc làm cụ thể, người bạn đó sẽ bớt cảm thấy bực bội hơn. Còn nếu bạn gọi họ là kẻ lợi dụng, họ có thể trở nên khó chịu và cuộc trò chuyện sẽ nhanh chóng tan rã.
- Ví dụ, bạn có thể nói điều tương tự: "Mình đã cho cậu đi nhờ khi xe cậu phải đem đi sửa vào tháng trước. Thế nhưng, tuần này, khi xe của mình bị hỏng, cậu lại phớt lờ yêu cầu đi nhờ đến chỗ làm của mình. Mình nhận ra rằng cầu đã cố tình phớt lờ nó khi mình nhờ giúp đỡ".
- Tìm kiếm lời xin lỗi. Nếu người bạn xin lỗi và sẵn lòng thay đổi cách hành xử của mình, có lẽ họ không lợi dụng mà chỉ vô tâm và sự vô tâm đó lại biểu hiện thành hành động ích kỷ. Đôi khi, chúng ta bận rộn với thế giới và cuộc sống của riêng mình đến nỗi không hề ý thức được hành động của bản thân đang trở nên ích kỷ.[9]
- Cân nhắc chấm dứt mối quan hệ khi nhận thấy đó chỉ là vụ lợi và chẳng hề có chút gì của tình bạn chân thành. Giải thích vì sao bạn không thể làm bạn với người đó nữa và dừng nói chuyện với cô hay cậu ấy. Đừng để người từng là bạn ấy thuyết phục bạn rằng họ sẽ thay đổi, đặc biệt là khi bạn đã cho họ vô số cơ hội trước đó. Họ sẽ chỉ tiếp tục lợi dụng nếu bạn cho phép điều đó.
Lời khuyên[sửa]
- Nhìn thẳng vào mắt đối phương khi đối chất.
- Đừng đùa giỡn khi đối chất. Bạn cần đối phương biết rằng mình đang thực sự nghiêm túc.
- Nhìn vào những dấu hiệu kinh điển của sự thao túng, như đổ lỗi hay khơi gợi cảm giác tội lỗi.
- Trước khi kết tội ai đó, hãy chắc rằng vấn đề thật sự tồn tại và bạn không hề làm quá mọi chuyện.
- Nhận biết liệu người đó có xem bạn là nơi xả mọi thứ và chỉ nên nghe vấn đề của họ. Bạn có thể nhận ra điều đó khi bản thân đã lắng nghe và đưa ra hàng loạt phản hồi nhưng đến lượt bạn cần tâm sự, họ thay đổi chủ đề hoặc tỏ vẻ không quan tâm. Họ thậm chí có thể nói thẳng rằng họ không quan tâm hay coi trọng cảm giác của bạn. Đó là dấu hiệu cho thấy sự thiếu cảm thông và điều này có thể trở thành lạm dụng cảm xúc trong dài hạn.
- Một số người mắc chứng nghe chọn lọc. Họ không chỉ phớt lờ vấn đề của bạn mà còn bỏ qua mọi thứ mà họ không quan tâm. Chủ đề trò chuyện phải về họ hoặc điều gì đó khiến họ thích thú để có thể khiến họ phản ứng lại. Đôi khi họ công kích từng câu chữ và ngắt lời bạn.
- Xem lại những lần liên lạc của họ. Khi bạn chuyển chỗ, họ không hề gọi. Hoặc có thể là không thật thường xuyên. Điều đó cho thấy họ xem bạn là nguồn giải trí đơn thuần bởi họ không hề kiểm tra để biết bạn đang làm gì.
- Nếu mỗi khi muốn trao đổi rõ ràng, họ đẩy hết mọi thứ về phía bạn thì đó là dấu hiệu của sự phản bội. Hãy thận trọng khi người bạn trở nên phòng thủ và đóng vai trò nạn nhân mỗi lúc bạn bận tâm, đứng lên bảo vệ chính mình.
- Khi nghi ngờ, hãy hỏi ý kiến ai đó! Bạn có thể trao đổi với một người bạn thân, thành viên trong gia đình hoặc bạn của người mà bạn cho rằng đang lợi dụng bạn. Điều này sẽ giúp bạn nhận biết liệu mình có phản ứng thái quá hoặc dưới mức hay không.
Cảnh báo[sửa]
- Đừng để họ khiến bạn phiền muộn khi nguyên nhân không đồng ý với sự đối chất của bạn là bởi trong tâm trí, họ luôn cho rằng bản thân ở trên bạn. Họ sống dựa vào điều đó và sẽ chẳng quan tâm hoặc sẽ cười vào mặt bạn.
- Nếu không chắc chắn về việc bị lợi dụng, đừng vội vàng. Đừng hỏi cô hay cậu ấy ngay mà hãy hỏi ý kiến người khác trước bởi sự nghi ngờ của bạn có thể không đúng. Lời buộc tội sai có thể sẽ làm tổn hại đến tình bạn của bạn.
- Nhận biết khi hầu hết những lời "bông đùa" của họ đều mang ý nghĩa chế nhạo. Một số người bạn giả dối có thể sẽ không chỉ lợi dụng những gì bạn có mà còn dẫm nát lòng tự tôn của bạn để đặt họ lên cao hơn. Nếu họ dùng lời lẽ thô lỗ gây tổn thương và nói rằng đó chỉ là đùa giỡn để thoát tội thì bạn sẽ cần phải trao đổi thẳng thắn với họ.
- Kiểm tra liệu họ có thiếu tôn trọng bạn hay không. Nếu họ luôn nói xấu về những người bạn quan tâm, công kích, lợi dụng bạn, hành động quá thiếu chín chắn hay liên tục lặp lại sau khi đã xin lỗi thì đã đến lúc bạn cần nói lời chia tay với họ.
- Đừng kéo thêm người bạn khác vào cuộc nếu không sự buộc tội có thể mang sắc thái công kích. Hãy chắc rằng đó là một cuộc đối thoại một - một và các bạn đang ở trong hoàn cảnh thoải mái.
- Cẩn thận với những người được gọi là bạn luôn "quên" điều họ đã nói hoặc làm, những điều giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề giữa các bạn. Trí nhớ chọn lọc này phục vụ mục đích của họ nhưng rõ ràng không hỗ trợ gì cho bạn. Đừng để người như vậy điều khiển bạn.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/spycatcher/201301/are-you-being-manipulated-social-puppeteer
- ↑ http://www.canadianliving.com/relationships/friends_and_social_life/5_signs_youre_being_used_in_a_friendship.php
- ↑ 3,0 3,1 3,2 3,3 http://www.canadianliving.com/relationships/friends_and_social_life/5_signs_youre_being_used_in_a_friendship.php
- ↑ http://psychcentral.com/lib/how-to-spot-manipulation/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/ambigamy/200905/whats-the-real-difference-between-feeling-used-and-feeling-useful
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/spycatcher/201301/are-you-being-manipulated-social-puppeteer
- ↑ 7,0 7,1 http://bullying.about.com/od/Victims/fl/6-Signs-Your-Friend-Is-Controlling-And-a-Bully.htm
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/happiness-in-world/201104/personality-vs-character
- ↑ 9,0 9,1 https://www.psychologytoday.com/blog/emotional-fitness/201207/the-best-ways-deal-people-who-hurt-you
- ↑ 10,0 10,1 10,2 http://friendship.about.com/od/Setting_Boundaries/a/How-Do-You-Deal-With-A-Selfish-Friend.htm