Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Nhận biết rối loạn lưỡng cực
Từ VLOS
Rối loạn lưỡng cực là một dạng rối loạn cảm xúc ảnh hưởng đến 1-4,3 % dân số Hoa Kỳ.[1] Rối loạn này thường biểu hiện trong thời điểm cảm xúc leo thang với tên gọi là hưng cảm. Những cơn hưng cảm này xảy ra luân phiên kèm theo chứng trầm cảm. Rối loạn lưỡng cực thường có triệu chứng sớm. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng 1,8% trẻ em và thanh thiếu niên được chẩn đoán mắc chứng Rối loạn lưỡng cực.[2] Thông thường chứng rối loạn này xuất hiện ở người trong độ tuổi 30.[2] Bài viết này sẽ giúp bạn xác định liệu bản thân hay người khác có bị rối loạn lưỡng cực hay không.
Mục lục
Các bước[sửa]
Nhận biết triệu chứng[sửa]
-
Nhận
biết
dấu
hiệu
hưng
cảm.
Trong
suốt
giai
đoạn
hưng
cảm,
bạn
thường
cảm
thấy
phấn
khích,
sáng
tạo,
và
nhận
thức
tăng
cao.[3]
Giai
đoạn
hưng
cảm
có
thể
kéo
dài
vài
tiếng
hoặc
vài
ngày
hay
vài
tuần.[4]
Mayo
Clinic
mô
tả
dấu
hiệu
hưng
cảm
bao
gồm:[5]
- Có cảm giác "say," quá say, và thậm chí trong một số trường hợp cảm thấy như thể bất khả chiến bại. Tình trạng này thường kèm theo cảm giác có sức mạnh đặc biệt hay giống như thánh thần.
- Trải qua tình trạng biến đổi suy nghĩ liên tục. Tư duy thay đổi từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác một cách nhanh chóng khiến cho việc duy trì hay tập trung vào một chủ đề trở nên khó khăn.
- Nói chuyện quá nhanh đến nỗi người khác không hiểu được nội dung, và cảm thấy bồn chồn lo lắng.
- Thức trắng đêm hoặc chỉ ngủ vài tiếng, nhưng qua ngày hôm sau không hề cảm thấy mệt mỏi.
- Thực hiện hành vi liều lĩnh. Trong giai đoạn hưng cảm, bệnh nhân có thể quan hệ với nhiều người và không sử dụng biện pháp phòng ngừa. Người này có thể chơi cờ bạc với số tiền lớn hoặc đầu tư mạo hiểm, tiêu tiền cho những món hàng đắt đỏ, hay nghỉ việc, v.v...
- Rất dễ cáu kỉnh và khó chịu với người khác. Tình trạng này có thể leo thang trở thành hành vi gây gổ và đánh nhau với những người không cùng chung suy nghĩ.
- Trong một số trường hợp hiếm bệnh nhân có thể bị ảo tưởng, ảo giác và tưởng tượng thái quá (ví dụ như cho rằng đã nghe tiếng gọi của thần thánh hoặc thiên thần).
-
Nhận
biết
triệu
chứng
rối
loạn
lưỡng
cực.
Những
người
bị
rối
loạn
lưỡng
cực
thường
trải
qua
giai
đoạn
trầm
cảm
kéo
dài
và
thường
xuyên
hơn
so
với
hưng
cảm.
Bạn
cần
lưu
ý
những
triệu
chứng
sau
đây:[5]
- Mất năng lực hưởng thụ niềm vui thích và hạnh phúc.
- Cảm thấy vô vọng và không thỏa mãn. Ngoài ra cũng có thể cảm thấy vô dụng và tội lỗi.
- Ngủ nhiều hơn bình thường và cảm thấy lúc nào cũng mệt mỏi và ì ạch.
- Tăng cân và thay đổi thói quen ăn uống.
- Suy nghĩ về cái chết và tự tử.
- Lưu ý rằng trầm cảm lưỡng cực khá giống Rối loạn Trầm cảm Cấp tính (MDD). Bác sĩ có trình độ sẽ phân biệt được hai loại rối loạn này. Họ sẽ xem xét tiền sử hưng cảm và mức độ của giai đoạn hưng cảm.[6]
- Thuốc dùng để chữa MDD thường không có tác dụng điều trị trầm cảm lưỡng cực. Ngoài ra những người mắc MDD không có trạng thái cáu gắt và tính khí thất thường giống như bệnh nhân bị trầm cảm lưỡng cực.[3]
-
Nhận
biết
dấu
hiệu
Cơn
Hưng
cảm
nhẹ.
Đây
là
tình
trạng
cảm
xúc
leo
thang
bất
thường
và
dai
dẳng
kéo
dài
khoảng
bốn
ngày.
Hiện
tượng
cũng
bao
gồm
trạng
thái
cáu
kỉnh
và
những
triệu
chứng
khác.[7]
Hưng
cảm
nhẹ
khác
với
cơn
hưng
cảm
do
mức
độ
nhẹ
hơn.
Lưu
ý
những
hiện
tượng
sau:[8]
- Cảm giác phấn chấn
- Cáu gắt
- Lòng tự trọng hoặc tự tin tăng cao
- Nhu cầu ngủ nghỉ giảm đi
- Phát ngôn căng thẳng (nói nhanh và dữ dội)
- Phát sinh nhiều ý tưởng (khi bộ não chuyển đổi nhanh chóng từ ý này sang ý khác)
- Phân tán chú ý
- Tâm thần kích động, chẳng hạn như rung chân hoặc gõ ngón tay, và không thể ngồi yên một chỗ
- Người bệnh mắc chứng hưng cảm nhẹ thường không gặp trở ngại trong đời sống xã hội hay công việc. Tình trạng này không cần phải nhập viện. Những người bị Hưng cảm nhẹ có thể cảm thấy phấn chấn, và thèm ăn hoặc ham muốn tình dục tăng cao. Tuy nhiên, họ vẫn có thể đi làm và thực hiện công việc thông thường mà không gặp nhiều hậu quả tiêu cực nếu có.
- Người trải qua Cơn Hưng cảm nhẹ vẫn có thể hoàn thành công việc và giao tiếp bình thường (mặc dù có thể gay gắt) với đồng nghiệp. Nếu bị chứng cuồng loạn, họ có thể gặp khó khăn trong việc hoàn thành công việc thường ngày và đưa ra phán xét sai lầm. Tương tự như vậy, hành vi tương tác xã hội không phù hợp có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra chứng Hưng cảm nhẹ cũng không xuất hiện tình trạng ảo tưởng và ảo giác.[7]
-
Tìm
hiểu
đặc
điểm
hỗn
hợp.
Trong
một
số
trường
hợp,
bệnh
nhân
trải
qua
chứng
cuồng
loạn
và
trầm
cảm
cùng
lúc.
Những
người
này
bị
trầm
cảm
và
cáu
gắt,
biến
đổi
suy
nghĩ,
lo
âu,
và
mất
ngủ
cùng
lúc.
- Hưng cảm và Hưng cảm nhẹ có thể được xem là có đặc điểm hỗn hợp nếu có xuất hiện tối thiểu ba triệu chứng trầm cảm.
- Ví dụ, tưởng tượng một người đang thực hiện hành vi nguy hiểm. Họ có thể bị mất ngủ, hiếu động thái quá, và biến đổi suy nghĩ. Điều này đáp ứng đầu đủ tiêu chí hưng cảm. Nếu một người cũng mắc phải ít nhất ba triệu chứng trầm cảm, đây là cơn cuồng loạn với đặc điểm hỗn loạn. Ví dụ có thể là cảm giác vô dụng, mất hứng thú tham gia sở thích hay hoạt động, và ý nghĩ về cái chết lặp đi lặp lại .[9]
Tìm hiểu các dạng rối loạn lưỡng cực[sửa]
-
Nhận
biết
đặc
điểm
của
rối
loạn
lưỡng
cực.
Dạng
rối
loạn
lưỡng
cực
này
là
loại
trầm
cảm-hưng
cảm
phổ
biến
nhất.
Một
người
được
chẩn
đoán
lưỡng
cực
I
phải
có
ít
nhất
một
cơn
hưng
cảm
hoặc
cơn
kết
hợp.
Người
mắc
lưỡng
cực
I
cũng
trải
qua
giai
đoạn
trầm
cảm.[10]
- Người bị lưỡng cực I thường hay bị say dẫn đến hành vi nguy hiểm.
- Dạng bệnh này thường ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ của người bệnh.
- Những người bị Lưỡng cực I thường hay có ý định tự tử, với tỉ lệ tự tử thành công là 10-15%.[7]
- Người mắc lưỡng cực I cũng có nguy cơ cao gặp phải vấn đề lạm dụng chất kích thích.[7]
- Lưỡng cực I và tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức cũng có liên quan với nhau. Do đó bạn cần phải đi khám bác sĩ.[7]
-
Tìm
hiểu
triệu
chứng
rối
loạn
lưỡng
cực
II.
Chứng
này
bao
gồm
giai
đoạn
hưng
cảm
nhẹ
và
trầm
cảm
nặng.
Bệnh
nhân
đôi
khi
trải
qua
giai
đoạn
trầm
của
hưng
cảm
nhẹ.
Tuy
nhiên,
về
cơ
bản
vẫn
là
trầm
cảm.[11]
- Những người bị rối loạn lưỡng cực II thường bị chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm. Để phân biệt cần phải quan sát đặc điểm riêng của trầm cảm lưỡng cực.
- Trầm cảm lưỡng cực khác MDD ở chỗ tình trạng này thường đi kèm với triệu chứng hưng cảm. Đôi khi hai loại này có thể chồng chéo lên nhau. Chỉ có bác sĩ có trình độ mới có thể phân biệt được hai dạng này.[12]
- Đối với bệnh nhân lưỡng cực II, giai đoạn hưng cảm có thể bao gồm lo âu, cáu gắt, hoặc suy nghĩ biến đổi. Người bệnh ít xuất hiện sự sáng tạo và hoạt động.
- Cũng giống như lưỡng cực I, người mắc lưỡng cực II cũng có nguy cơ cao xuất hiện ý nghĩ tự tử, tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mắc, và lạm dụng chất kích thích.[7]
- Phụ nữ thường mắc lưỡng cực II so với nam giới.[7]
-
Nhận
biết
dấu
hiệu
của
chứng
tâm
tính
xoay
chuyển.
Đây
là
dạng
rối
loạn
lưỡng
cực
nhẹ
bao
gồm
tình
trạng
tính
khí
thất
thường
đi
kèm
các
giai
đoạn
hưng
cảm
và
trầm
cảm
nhẹ.
Tình
trạng
tính
khí
thất
thường
hay
xảy
ra
theo
chu
kỳ,
xuất
hiện
và
biến
mất
giữa
các
lần
trầm
cảm
và
hưng
cảm.
Theo
Hướng
dẫn
Chẩn
đoán
và
Thống
kê
Rối
loạn
Tâm
thần
(DSM):[12]
- Chứng tâm tính xoay chuyển xuất hiện sớm trong cuộc sống và thường bắt đầu ở tuổi dậy thì và trưởng thành.
- Cả nam giới lẫn nữ giới đều có thể mắc chứng tâm tính xoay chuyển.
- Cũng như lưỡng cực I và II, người mắc chứng tâm tính xoay chuyển cũng có nguy cơ lạm dụng chất kích thích.
- Rối loạn giấc ngủ cũng thường xuất hiện kèm theo chứng tâm tính xoay chuyển.
Tìm hiểu cách nhận biết rối loạn lưỡng cực[sửa]
-
Lưu
ý
sự
thay
đổi
tâm
trạng
theo
mùa.
Những
người
bị
rối
loạn
lưỡng
cực
thường
có
sự
thay
đổi
khi
chuyển
mùa.
Trong
một
số
trường
hợp,
giai
đoạn
hưng
cảm
hoặc
trầm
cảm
thường
kéo
dài
cả
một
mùa.
Trong
những
trường
hợp
khác,
sự
chuyển
mùa
đánh
dấu
bắt
đầu
chu
kỳ
bao
gồm
hưng
cảm
và
trầm
cảm.
- Giai đoạn hưng cảm thường diễn ra vào mùa hè, còn giai đoạn trầm cảm hay xuất hiện vào mùa thu, đông và xuân. Tuy nhiên đây không phải là quy tắc cố định; một số người có thể bị trầm cảm vào mùa hè và hưng cảm vào mùa đông.[10]
-
Hiểu
rằng
rối
loạn
lưỡng
cực
không
phải
lúc
nào
cũng
ảnh
hưởng
đến
hoạt
động
chức
năng.
Một
số
người
bị
rối
loạn
lưỡng
cực
thường
gặp
khó
khăn
trong
công
việc
và
học
tập.
Trong
một
số
trường
hợp
khác,
bệnh
nhân
có
thể
hoạt
động
bình
thường
trong
những
lĩnh
vực
này.
- Những người bị lưỡng cực II và chứng tâm tính xoay chuyển vẫn có thể làm việc và học tập bình thường. Bệnh nhân lưỡng cực I thường gặp khó khăn trong những hoạt động này.[7]
-
Cẩn
thận
với
vấn
đề
lạm
dụng
chất
kích
thích.
Khoảng
50%
số
người
bị
rối
loạn
lưỡng
cực
đều
trở
nên
phụ
thuộc
vào
các
chất
này.
Họ
uống
rượu
bia
hoặc
thuốc
an
thần
để
ngăn
chặn
biến
đổi
suy
nghĩ
trong
giai
đoạn
hưng
cảm.
Họ
cũng
có
thể
dùng
ma
túy
để
kích
thích
khi
trải
qua
giai
đoạn
trầm
cảm.[13]
- Các chất kích thích như rượu bia có tác dụng rõ rệt đối với cảm xúc và hành vi. Điều này khiến cho việc xác định rối loạn lưỡng cực trở nên khó khăn hơn.
- Những bệnh nhân lạm dụng ma túy và rượu bia cũng có nguy cơ tự tử cao. Lý do là vì các chất này làm trầm trọng thêm mức độ hưng cảm và trầm cảm.
- Lạm dụng chất kích thích cũng gây ra chu kỳ trầm cảm hưng cảm.
-
Lưu
ý
sự
tách
biệt
ra
khỏi
thực
tế.
Những
người
bị
rối
loạn
lưỡng
cực
thường
hay
mất
liên
kết
với
thực
tế.
Tình
trạng
này
xảy
ra
trong
hai
giai
đoạn
hưng
cảm
nặng
và
trầm
cảm
nặng.
- Điều này có thể được thể hiện như một bản ngã nguy hiểm và tội lỗi không thể so sánh với sự kiện có thật. Trong một số trường hợp có thể xuất hiện rối loạn tâm thần và ảo giác.
- Tình trạng tách biệt khỏi thực tế thường xảy ra ở lưỡng cực I trong giai đoạn hưng cảm và kết hợp nhưng ít xuất hiện ở lưỡng cực II và hầu như không xảy ra ở chứng tâm tính xoay chuyển.[7]
-
Đi
khám
bác
sĩ.
Việc
tự
chẩn
đoán
chỉ
có
tác
dụng
xác
định
các
bước
hỗ
trợ
tiếp
theo.
Nhiều
người
bị
rối
loạn
lưỡng
cực
vẫn
sống
mà
không
tiến
hành
điều
trị.
Tuy
nhiên
tình
trạng
này
có
thể
được
kiểm
soát
tốt
bằng
thuốc.
Tâm
lý
liệu
pháp
do
bác
sĩ
tâm
thần
hoặc
chuyên
gia
tư
vấn
có
thể
rất
hữu
ích.
- Thuốc dùng để trị Rối loạn Lưỡng cực bao gồm thuốc điều hòa tâm trạng, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần và thuốc chống lo âu. Những thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn và/hoặc điều hòa một số chất trong não bao gồm Dopamine, Serotonin, và Acetylcholine.[14]
- Thuốc điều hòa tâm trạng có tác dụng điều hòa tâm trạng ở người. Chúng ngăn chặn tình trạng rối loạn lưỡng cực lên cao và xuống thấp. Nhóm thuốc này bao gồm Lithium, Depakote, Neurontin, Lamictal, và Topamax.[15]
- Thuốc chống loạn thần có tác dụng giảm triệu chứng loạn thần như ảo giác hoặc ảo tưởng trong giai đoạn hưng cảm. Nhóm thuốc bao gồm Zyprexa, Risperdal, Abilify và Saphris.[16]
- Thuốc chống trầm cảm chữa trị trầm cảm Lưỡng cực bao gồm Lexapro, Zoloft, Prozac, và một số thuốc các. Cuối cùng, để kiểm soát triệu chứng lo âu, bác sĩ tâm thần có thể kê toa thuốc Xanax, Klonopin, hoặc Lorazepam.[16]
- Chỉ có bác sĩ tâm thần hoặc bác sĩ chuyên khoa có trình độ mới được kê toa những thuốc này. Bạn cần uống thuốc theo chỉ dẫn để tránh biến chứng liên quan đến sức khỏe.
- Nếu lo ngại bản thân hoặc người thân bị rối loạn lưỡng cực, bạn cần đi khám bác sĩ trị liệu hoặc bác sĩ tâm thần để được chẩn đoán.
- Nếu bạn hoặc người thân có ý định tự tử, bạn cần liên lạc ngay với người thân hoặc bạn bè đáng tin cậy. Tại Việt Nam, bạn có thể gọi đến đường dây nóng tự tử 1900599830.[13]
Lời khuyên[sửa]
- Nếu bạn nghiện rượu bia hay dùng ma túy, hai chất này đều có thể gây nên tình trạng tính khí thất thường dẫn đến rối loạn lưỡng cực. Bạn cần kiêng các chất này để hồi phục tốt hơn.
Cảnh báo[sửa]
- Bài viết này chỉ hướng dẫn bạn cách nhận biết triệu chứng rối loạn lưỡng cực thông thường. Nội dung không nhằm mục đích chẩn đoán hay chữa trị. Đi khám bác sĩ nếu nhận thấy bản thân hoặc người thân có hiện tượng bị rối loạn lưỡng cực.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.webmd.com/bipolar-disorder/news/20050617/bipolar-disorder-more-common-than-expected
- ↑ 2,0 2,1 Radu, D.A., Chirita, R., Untu, I., Sacuiu, I., Lupu, V.V., Ciubara, A., & Burlea, L.C. (2014). Rối loạn lưỡng cực ở trẻ em: khó khăn trong việc chẩn đoán. Revista Romana de Pediatrie, 58(2).
- ↑ 3,0 3,1 http://www.webmd.com/bipolar-disorder/guide/bipolar-disorder-warning-signs
- ↑ http://www.nimh.nih.gov/health/topics/bipolar-disorder/index.shtml#part_145404
- ↑ 5,0 5,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bipolar-disorder/basics/symptoms/con-20027544
- ↑ Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ. (2013). Hướng dẫn Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần: DSM-5. Washington DC: Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ.
- ↑ 7,0 7,1 7,2 7,3 7,4 7,5 7,6 7,7 7,8 Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ. (2000). Hướng dẫn Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (4th ed., text rev.). Washington, DC: Author.
- ↑ Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ. (2013). Hướng dẫn Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần: DSM-5. Washington DC: Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ
- ↑ http://psychcentral.com/disorders/bipolar-disorder-with-mixed-features/
- ↑ 10,0 10,1 http://www.helpguide.org/mental/bipolar_disorder_symptoms_treatment.htm
- ↑ http://www.webmd.com/bipolar-disorder/guide/bipolar-2-disorder
- ↑ 12,0 12,1 Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ. (2013). Hướng dẫn Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần: DSM-5. Washington DC: Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ.
- ↑ 13,0 13,1 http://www.mayoclinic.com/health/bipolar-disorder/DS00356/DSECTION=symptoms
- ↑ Young, L.T. (2004). Thuốc điều hòa tâm trạng thực chất là gì? Tạp chí Tâm thần học và Sinh học Thần kinh, 29(2), pp. 87-88.
- ↑ http://psychcentral.com/lib/mood-stabilizers-for-bipolar-disorder/00059
- ↑ 16,0 16,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bipolar-disorder/basics/treatment/con-20027544