Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Nhận diện trẻ có tài năng bẩm sinh
Từ VLOS
Trường học thường có một số chương trình đặc biệt đặc biệt dành cho học sinh tài năng và có thể nhận diện học sinh tài năng dựa trên chỉ số IQ cùng với các bài kiểm tra chuẩn hóa. Tuy nhiên, bạn không nên hoàn toàn tin tưởng vào trường học trong việc khám phá tài năng của con cái. Có rất nhiều yếu tố bạn có thể áp dụng để nhận diện một đứa trẻ tài năng nhưng một vài trong số đó không được chú ý tới trong hệ thống giáo dục truyền thống. Nếu con bạn tài năng, bạn cần đảm bảo rằng bé sẽ nhận được sự chú ý đặc biệt cần thiết để phát triển. Bạn có thể nhận ra một đứa trẻ tài năng qua lực học vượt trội, kỹ năng giao tiếp tuyệt vời, suy nghĩ thấu đáo và năng lực thấu cảm cao.
Mục lục
Các bước[sửa]
Kiểm chứng Khả năng Học hỏi[sửa]
-
Chú
ý
đến
trí
nhớ
của
trẻ.
Trẻ
tài
năng
thường
có
trí
nhớ
tốt
hơn
trẻ
em
bình
thường
khác.
Thường
thì
bạn
sẽ
nhận
ra
điều
đặc
biệt
về
trí
nhớ
của
bé
trong
trường
hợp
ít
ngờ
nhất.
Hãy
lưu
ý
dấu
hiệu
cho
thấy
trẻ
sở
hữu
trí
nhớ
siêu
phàm.[1]
- Trẻ sẽ nhớ thông tin tốt hơn người khác. Trẻ tài năng thường nhớ thông tin mà trẻ được biết từ khi còn nhỏ, chủ yếu là do sự tò mò muốn tìm hiểu của bản thân. Trẻ sẽ nhớ bài thơ mà mình thích hoặc một phần trong quyển sách nào đó. Ngoài ra, trẻ còn nhớ được thủ đô của các nước và tên một số loài chim.
- Lưu ý dấu hiệu cho thấy trẻ có trí nhớ siêu phàm trong hoạt động thường ngày. Bạn sẽ thấy trẻ dễ dàng nhớ thông tin trong sách hoặc trên truyền hình. Ngoài ra, trẻ cũng nhớ đầy đủ chi tiết của một sự kiện. Ví dụ, trẻ nhớ hết tên tất cả mọi người có mặt trong bữa ăn tối, kể cả người chưa gặp bao giờ và có thể nhớ đặc điểm ngoại hình của từng thành viên trong gia đình như màu tóc, màu mắt và trang phục.
-
Lưu
ý
kỹ
năng
đọc.
Khả
năng
đọc
sớm
thường
là
dấu
hiệu
cho
thấy
tài
năng
của
trẻ,
đặc
biệt
là
khi
trẻ
tự
học
đọc
và
viết.
Nếu
con
bạn
có
thể
đọc
trước
khi
đi
học
thì
đây
là
dấu
hiệu
của
sự
tài
năng.
Bạn
cũng
sẽ
thấy
trẻ
có
khả
năng
đọc
tốt
hơn
trẻ
cùng
trang
lứa.
Trẻ
đạt
được
điểm
cao
trong
bài
kiểm
trả
chuẩn
hóa
về
đọc
hiểu
và
giáo
viên
cũng
thấy
trẻ
đọc
thường
xuyên
trên
lớp.
Trẻ
sẽ
thích
đọc
sách
hơn
các
hoạt
động
thể
chất
khác.[2]
- Tuy nhiên, nên nhớ rằng khả năng đọc chỉ là một trong những dấu hiệu cho thấy tài năng của trẻ. Một số trẻ thông minh gặp khó khăn với việc đọc khi còn nhỏ vì trẻ chỉ sống trong thế giới của riêng mình. Ví dụ, như bạn biết Albert Einstein không biết đọc cho đến khi 7 tuổi. Nếu con bạn không có khả năng đọc vượt trội nhưng có dấu hiệu khác của sự tài giỏi thì vẫn là một đứa trẻ tài giỏi.
-
Đánh
giá
khả
năng
toán
học.
Trẻ
tài
giỏi
thường
có
kỹ
năng
vượt
trội
trong
một
số
lĩnh
vực.
Một
số
trẻ
rất
giỏi
Toán.
Cũng
như
với
khả
năng
đọc,
hãy
để
ý
điểm
kiểm
tra
và
kết
quả
học
tập
của
trẻ
ở
môn
Toán.
Ngoài
ra,
ở
nhà
thì
trẻ
thích
chơi
xếp
hình
và
trò
chơi
trí
óc
khi
có
thời
gian
rảnh.[3]
- Lưu ý rằng, cũng như khả năng đọc, không phải trẻ tài năng nào cũng giỏi Toán. Tuy nhiên, trẻ sẽ có sở thích và kỹ năng khác nhau với từng lĩnh vực. Mặc dù trẻ tài năng thường hứng thú với Toán nhưng trẻ gặp khó với việc học Toán không có nghĩa là kém tài giỏi hơn.[4]
- Xem xét sự phát triển ở giai đoạn đầu của trẻ. Trẻ thông minh có xu hướng đạt đến mốc phát triển sớm hơn trẻ cùng trang lứa. Trẻ sẽ nói các câu hoàn chỉnh sớm hơn các bạn cùng tuổi. Ngoài ra, trẻ cũng có lượng tự vựng phong phú khi còn nhỏ và có thể tham gia cuộc hội thoại cũng như đặt câu hỏi sớm hơn các trẻ khác. Nếu trẻ phát triển sớm hơn các bạn cùng trang lứa, trẻ có thể thuộc nhóm tài năng.[5]
- Kiến thức về thế giới xung quanh của trẻ. Trẻ tài năng có đam mê đặc biệt trong việc tìm hiểu thế giới, chính trị và các sự kiện khác trong cuộc sống. Ngoài ra, trẻ cũng đặt rất nhiều câu hỏi. Trẻ sẽ hỏi về sự kiện lịch sử, truyền thống gia đình, văn hóa, v.v. Trẻ thường tò mò và thích thú học hỏi điều mới mẻ. Một đứa trẻ tài năng sẽ hiểu biết nhiều hơn về thế giới xung quanh so với các bạn khác.[2]
Đánh giá Kỹ năng Giao tiếp[sửa]
- Đánh giá về vốn từ. Vì trẻ tài năng có trí nhớ tốt nên cũng sẽ có vốn từ phong phú. Ở khoảng độ tuổi 3 hoặc 4, trẻ có thể dùng một số từ phức tạp trong giao tiếp hằng ngày.[1] Trẻ tài năng cũng học từ vựng mới một cách nhanh chóng. Khi được học từ mới ở trường, trẻ sẽ nhanh chóng sử dụng chúng trong giao tiếp.[2]
-
Chú
ý
đến
câu
hỏi
của
trẻ.
Trẻ
thường
đặt
câu
hỏi
nhưng
câu
hỏi
của
trẻ
tài
giỏi
thường
đặc
biệt.
Các
em
đặt
câu
hỏi
để
hiểu
hơn
về
thế
giới
và
con
người
xung
quanh
vì
muốn
học
hỏi.[2]
- Trẻ tài năng sẽ liên tục đặt câu hỏi về môi trường sống. Trẻ sẽ hỏi về những gì được nghe, thấy, cảm nhận, ngửi và nếm. Khi bạn mở một bài bát, trẻ tài năng sẽ đặt rất nhiều câu hỏi về bài hát như ý nghĩa, ai là người hát, nó được sáng tác khi nào, v.v.
- Trẻ tài năng cũng sẽ đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn về mọi thứ. Bên cạnh đó, trẻ sẽ hỏi về cảm xúc của người khác để biết tại sao ai đó buồn, giận hoặc vui.
-
Đánh
giá
cách
trẻ
tham
gia
vào
cuộc
hội
thoại
với
người
lớn.
Trẻ
tài
năng
có
thể
tham
gia
cuộc
hội
thoại
sớm.
Mặc
dù
nhiều
trẻ
có
xu
hướng
nói
về
bản
thân
khi
trò
chuyện
với
người
lớn
nhưng
trẻ
tài
giỏi
sẽ
biết
bắt
nhịp
với
cuộc
hội
thoại.
Các
em
sẽ
đặt
câu
hỏi,
thảo
luận
về
chủ
đề
đang
nói
và
dễ
dàng
nắm
bắt
sắc
thái
và
ý
nghĩa
sâu
xa
của
cuộc
hội
thoại.[2]
- Trẻ tài năng cũng sẽ thay đổi giọng điệu trong cuộc hội thoại. Bạn sẽ thấy rằng trẻ dùng vốn từ và cách nói khác nhau khi trò chuyện với bạn cùng tuổi và người lớn.
- Để ý tốc độ của trẻ khi nói. Trẻ tài năng thường nói nhanh. Các bé sẽ nói về chủ đề yêu thích với tốc độ nhanh và sẽ đột ngột đổi chủ đề. Việc này có vẻ như trẻ không tập trung. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu cho thấy trẻ thích thú và tò mò với nhiều vấn đề.[2]
- Xem cách trẻ làm theo chỉ dẫn. Trong giai đoạn đầu, trẻ tài năng có thể làm theo nhiều chỉ dẫn mà không gặp vấn đề gì. Các em không cần thêm sự nhắc nhở hoặc giải thích thêm. Ví dụ, một đứa trẻ tài năng sẽ dễ dàng làm theo chỉ dẫn như "Đến phòng khách, lấy con búp bê tóc đỏ trên bàn và đặt nó vào hộp đồ chơi trên lầu. Sau đó, lấy quần áo bẩn của con xuống đây để giặt".[2]
Chú ý đến Cách Suy nghĩ[sửa]
-
Tìm
hiểu
sở
thích
đặc
biệt
của
trẻ.
Trẻ
tài
năng
được
xem
là
có
đam
mê
thích
thú
từ
rất
sớm
và
có
thể
tập
trung
cao
độ
vào
một
chủ
đề.
Mặc
dù
các
bé
thường
có
sự
quan
tâm
thích
thú
riêng
biệt
nhưng
trẻ
tài
năng
sẽ
có
hiểu
biết
về
nhiều
chủ
đề.[6]
- Trẻ tài năng thích đọc sách có thông tin về chủ đề nào đó. Nếu trẻ thích thú với cá heo thì sẽ thường tìm thông tin liên quan trong sách về cá heo. Bạn sẽ nhận ra trẻ có nhiều hiểu biết về các loài cá heo, đời sống, hành vi và những sự thật liên quan đến cá heo.
- Trẻ đặc biệt thích tìm hiểu về chủ đề nào đó. Mặc dù nhiều trẻ phát triển thích thú với động vật nhưng một đứa trẻ tài năng sẽ thấy choáng ngợp khi xem tư liệu về thế giới hoang dã và tìm hiểu về động vật cho một hoạt động nào đó ở trường.
-
Quan
sát
sự
thay
đổi
trong
suy
nghĩ.
Trẻ
tài
năng
có
khả
năng
đặc
biệt
trong
việc
xử
lý
vấn
đề.
Bé
có
suy
nghĩ
linh
hoạt,
tìm
ra
phương
án
và
sáng
kiến
mới.
Chẳng
hạn
như
một
đứa
trẻ
tài
năng
sẽ
tìm
ra
kẽ
hở
trong
quy
định
của
một
trò
chơi
hoặc
thêm
vài
bước
và
quy
định
vào
một
trò
chơi
nào
đó
để
nó
thú
vị
hơn.
Ngoài
ra,
trẻ
cũng
sẽ
tìm
hiểu
giả
thiết
và
điều
trừu
tượng.
Bạn
sẽ
nghe
trẻ
nói
"nếu
như"
khi
cố
gắng
tìm
ra
giải
pháp
cho
một
vấn
đề.[7]
- Do sự sống động trong suy nghĩ của trẻ tài giỏi, các em sẽ gặp khó khăn trong lớp học. Câu hỏi trong bài kiểm tra với một đáp án sẽ khiến trẻ thấy bất mãn. Trẻ tài năng thường nhìn thấy nhiều giải pháp hoặc đáp án. Nếu là một đứa trẻ tài tăng, bé sẽ làm bài luận tốt hơn bài kiểm tra điền vào chỗ trống, trắc nghiệm hoặc chọn đúng sai.[8]
- Lưu ý trí tưởng tượng. Trẻ tài giỏi có trí tưởng tượng phong phú bẩm sinh. Trẻ sẽ thích các trò chơi nhập vai và giả tưởng. Các bé sẽ có thế giới tưởng tượng độc đáo. Trẻ tài giỏi sẽ thường hay mơ mộng và sẽ có nhiều chi tiết vô cùng đặc biệt.[7]
-
Quan
sát
cách
trẻ
tiếp
cận
với
nghệ
thuật,
kịch
và
âm
nhạc.
Nhiều
trẻ
tài
năng
có
cảm
thụ
đặc
biệt
về
nghệ
thuật.
Trẻ
tài
tăng
dễ
dàng
thể
hiện
bản
thân
qua
các
loại
hình
nghệ
thuật
như
vẽ
và
âm
nhạc.
Bên
cạnh
đó,
trẻ
cũng
có
nhận
thức
sâu
sắc
hơn
về
nghệ
thuật.[9]
- Trẻ tài năng thích vẽ hoặc viết. Các bé cũng thường bắt chước người khác theo cách hài hước hoặc hát những bài đã được nghe ở đâu đó.
- Trẻ tài giỏi sẽ kể những câu chuyện sinh động, kể cả thực tế hay hư cấu. Các em sẽ thích hoạt động ngoại khóa như kịch, âm nhạc và nghệ thuật vì nhu cầu tự nhiên cần được thể hiện chính mình một cách nghệ thuật.
Đánh giá Khả năng Nhận thức Cảm xúc[sửa]
-
Quan
sát
cách
trẻ
tương
tác
với
mọi
người.
Bạn
sẽ
nhận
biết
được
tài
năng
của
trẻ
dựa
trên
tương
tác
xã
hội.
Trẻ
tài
năng
có
khả
năng
đặc
biệt
trong
việc
hiểu
người
khác
và
biết
cách
cảm
thông.[2]
- Trẻ tài năng nhạy cảm với cảm xúc của người khác. Bé sẽ dễ dàng biết được ai đó đang buồn hoặc giận dữ và muốn biết lý do tại sao. Trẻ tài năng sẽ hiếm khi cảm thấy khác biệt trong mọi tình huống và luôn lo lắng đến sự thoải mái của mọi người xung quanh.
- Trẻ tài năng có thể giao tiếp được với người ở mọi lứa tuổi. Vì sự vượt trội trong kiến thức, trẻ có thể giao tiếp với người lớn, trẻ vị thành niên và trẻ lớn hơn một cách thoải mái như với các bạn cùng trang lứa.
- Tuy nhiên, một số trẻ tài năng gặp khó khăn trong việc giao tiếp. Sở thích đặc biệt của trẻ có thể gây khó khăn trong giao tiếp và đôi khi trẻ cũng bị chẩn đoán là mắc chứng tự kỷ. Mặc dù giao tiếp xã hội tích cực là dấu hiệu cho thấy trẻ tài năng nhưng nó không phải là dấu hiệu duy nhất. Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp, việc này không có nghĩa là trẻ không tài giỏi và trẻ tài năng cũng có thể bị tự kỷ.
- Lưu ý tố chất lãnh đạo. Trẻ tài giỏi có xu hướng làm lãnh đạo bẩm sinh. Các em có khả năng truyền cảm hứng, động viên người khác và thường tự nhiên rơi vào vị trí lãnh đạo. Bạn sẽ thấy trẻ thường là người đứng đầu trong một nhóm bạn hoặc trẻ sẽ nhanh chóng được đề cử vào vị trí trưởng nhóm trong các hoạt động ngoại khóa.[2]
-
Đánh
giá
cách
trẻ
dành
thời
gian
ở
một
mình.
Về
mặt
cảm
xúc,
trẻ
tài
năng
cần
có
thời
gian
cho
riêng
mình.
Trẻ
vẫn
sẽ
dành
thời
gian
cùng
mọi
người
nhưng
nếu
ở
một
mình
thì
trẻ
cũng
không
cảm
thấy
chán
hoặc
bối
rối.
Trẻ
sẽ
làm
những
việc
một
mình
như
đọc
sách
hoặc
viết
và
đôi
khi
thích
dành
thời
gian
cho
riêng
mình
hơn
là
đi
chơi
với
một
nhóm
bạn.Trẻ
tài
năng
sẽ
ít
phàn
nàn
về
cảm
giác
buồn
chán
khi
không
có
hoạt
động
giải
trí
vì
sự
tham
học
hỏi
kích
thích
tinh
thần
của
trẻ.[2]
- Khi chán, trẻ tài giỏi sẽ cần một ít "lực đẩy" để bắt đầu một hoạt động mới (chẳng hạn như đưa cho trẻ vợt bắt bướm).
-
Xem
cách
trẻ
cảm
thụ
nghệ
thuật
và
vẻ
đẹp
tự
nhiên.
Trẻ
tài
giỏi
thường
có
khả
năng
cảm
thụ
thẩm
mỹ
cao.
Bạn
sẽ
thấy
trẻ
thường
tìm
thấy
vẻ
đẹp
của
cây
cối,
mây,
nước
và
các
hiện
tượng
tự
nhiên
khác.
Hơn
nữa,
trẻ
cũng
thích
những
gì
liên
quan
đến
nghệ
thuật.Trẻ
tài
năng
thích
ngắm
nhìn
tranh
ảnh
và
có
ảnh
hưởng
lớn
bởi
âm
nhạc.[2]
- Trẻ tài năng thường chỉ vào những thứ mà các em thấy như mặt trăng trên trời hoặc một bức tranh trên tường.
-
Xem
xét
tình
trạng
khác.
Tình
trạng
tự
kỷ
và
tăng
động
sẽ
có
triệu
chứng
trùng
với
đặc
điểm
của
trẻ
tài
năng.
Bạn
nên
lưu
ý
triệu
chứng
của
một
số
rối
loạn
và
đừng
nhầm
lẫn
với
dấu
hiệu
của
sự
tài
năng.
Nếu
bạn
nghĩ
trẻ
mắc
chứng
tự
kỷ
hoặc
tăng
động,
bạn
nên
tìm
thêm
đánh
giá
về
y
tế.
Tuy
nhiên,
các
triệu
chứng
này
và
sự
tài
giỏi
không
tồn
tại
riêng
biệt
mà
trẻ
có
thể
cùng
lúc
có
cả
hai.
- Trẻ tăng động cũng như trẻ tài năng sẽ gặp khó khăn ở trường. Tuy nhiên, trẻ tăng động không để ý tiểu tiết. Nhóm trẻ này thường khó thực hiện theo chỉ dẫn của người lớn. Mặc dù trẻ tăng động nói nhanh như trẻ tài giỏi, nhưng các bé sẽ có thêm dấu hiệu hiếu động như đứng ngồi không yên và liên tục cử động.[10]
- Cũng như trẻ tài năng, trẻ tự kỷ có đam mê thích thú và thích được ở một mình. Tuy nhiên, trẻ tự kỷ cũng có một số triệu chứng khác. Trẻ tự kỷ không phản ứng khi được gọi tên, gặp khó khăn trong việc hiểu cảm xúc của người khác, xưng hô không đúng cách, đưa ra câu trả lời không liên quan đến câu hỏi và phản ứng thái quá hoặc không phản ứng khi gặp tác động về cảm xúc (như tiếng ồn lớn, khi được ôm, v.v.).[11]
Lời khuyên[sửa]
- Nếu bạn tin trẻ có tài, hãy tìm thêm đánh giá chuyên môn để biết rõ hơn. Bạn có thể xin cho bé làm các bài kiểm tra đặc biệt ở trường. Hơn nữa, việc quan trọng là trẻ tài giỏi cần sự chú ý đặc biệt để phát triển.
Cảnh báo[sửa]
- Sự tài năng có thể khiến trẻ gặp khó khăn. Trẻ sẽ khó hòa nhập với bạn bè. Cha mẹ nên giúp đỡ trẻ trong việc này.
- Đừng để trẻ nghĩ rằng sẽ trở nên siêu phàm với tài năng bẩm sinh. Hãy cho trẻ biết mỗi người đều có tài năng riêng đáng ngưỡng mộ và ai cũng có những kiến thức mà trẻ cần học hỏi thêm từ họ.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 http://www.forbes.com/2008/01/22/solutions-education-gifted-oped-cx_hra_0123gifted_slide_2.html
- ↑ 2,00 2,01 2,02 2,03 2,04 2,05 2,06 2,07 2,08 2,09 2,10 https://www.psychologytoday.com/blog/gifted-kids/201105/is-your-child-gifted-what-look-and-why-you-should-know
- ↑ http://www.forbes.com/2008/01/22/solutions-education-gifted-oped-cx_hra_0123gifted_slide_9.html
- ↑ http://www.education.vic.gov.au/childhood/professionals/learning/Pages/idgiftedchildren.aspx
- ↑ http://www.babycenter.com/0_how-to-tell-if-your-preschooler-is-gifted_65003.bc
- ↑ http://www.forbes.com/2008/01/22/solutions-education-gifted-oped-cx_hra_0123gifted_slide_3.html
- ↑ 7,0 7,1 http://www.ri.net/gifted_talented/character.html
- ↑ http://www.forbes.com/2008/01/22/solutions-education-gifted-oped-cx_hra_0123gifted_slide_4.html
- ↑ http://www.forbes.com/2008/01/22/solutions-education-gifted-oped-cx_hra_0123gifted_slide_6.html
- ↑ http://www.helpguide.org/articles/add-adhd/attention-deficit-disorder-adhd-in-children.htm
- ↑ http://nationalautismassociation.org/resources/signs-of-autism/