Những động chạm ban đầu có ảnh hưởng nhiều tới não bộ của trẻ sinh non

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Một nghiên cứu được đăng tải trên trên tạp chí Sinh học hiện đại bản điện tử đã chứng minh rằng với những em bé phải nằm trong phòng hồi sức cấp cứu ngay sau sinh, những động chạm ban đầu có ý nghĩa vô cùng lớn với sự phát triển não bộ của chúng.

Rất nhiều em bé khi mới sinh ra đã phải nằm việc để nhận sự chăm sóc cẩn thận, tỉ mẩn của đội ngũ bác sĩ và y tế. Với những em bé này, những trải nghiệm đầu đời từ ánh sáng, âm thanh tới những động chạm có thể ảnh hưởng tới cách em bé phát triển về sau.

Ảnh minh họa

Em bé sơ sinh thường chưa nhìn được rõ, nhưng đã có thể cảm nhận được sự vuốt ve trên cơ thể từ rất sớm. “Chúng tôi tập trung vào việc vuốt ve em bé bởi đây là một trong những cách thức liên hệ cơ bản nhất giữa cha mẹ và con cái” – Đồng tác giả nghiên cứu, nhà thần kinh học tại Bệnh viện Trẻ em toàn quốc ở Columbus, Ohio, Mỹ - Nathanlie Maitre - cho hay.

Maitre và đồng nghiệp của mình đã nghiên cứu xem não của trẻ phản ứng thế nào với một luồng không khí nhẹ trên lòng bàn tay – “một cái động chạm nhẹ nhàng” . Họ đo phản ứng của não bằng điện tâm đồ.

Sau đó, họ bóp nhẹ tay của em bé trước khi đưa em về nhà. Tại thời điểm này, hầu hết các em bé sinh non (trong tuần tuổi từ 24-36 tuần ) đều đã ở viện trung bình 28 ngày, còn các em bé sinh đủ ngày tháng cũng đã ở viện được 3 ngày.

Các nhà khoa học nhận thấy những em bé sinh đúng ngày não bộ phản ứng mạnh hơn khi bị bóp tay so với những em bé sinh non. Tuy nhiên, khi nhìn vào số lượng và cách thức động chạm mà các em bé sinh non nhận được (cả tích cực vào tiêu cực). họ nhận thấy những em bé nhận được nhiều cử chỉ động chạm tích cực ( như cho ăn, da tiếp xa, massage) có phản ứng não tốt hơn khi bị bóp tay so với những em nhận ít cử chỉ động chạm tích cực. Đáng lo là những em bé nhận được nhiều động chạm tiêu cực như bị tiêm, chích gót chân, chèn tĩnh mạch, tiêm và tháo băng… thường có khuynh hướng giảm phản ứng não khi bị bóp tay.

1/3 những em bé sinh non trong nghiên cứu không nhận được động chạm tích cực nào (trung bình là 4), trong khi số trải nghiệm tiêu cực là 32.

Kết quả nghiên cứu không thể đưa ra khẳng định rằng những động chạm đầu đời cả tích cực và tiêu cực khiến não phản ứng khác nhau, nhưng có thể cho thấy những trải nghiệm này ảnh hưởng nhiều tới não của em bé sinh non.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

  • Hiền Thảo - Báo Khoa học và Phát triển (theo SN)
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này