Phát hiện nói dối

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Biết cách quan sát các biểu hiện trên gương mặt của một người nào đó để xác định xem liệu người đó có đang nói dối hay không sẽ tránh cho bạn trở thành nạn nhân của một kẻ lừa đảo. Điều đó cũng có thể giúp bạn biết được khi nào mình nên nghe theo tiếng gọi của trái tim để quyết định đến với một kẻ lạ mặt đầy quyến rũ nào đó. Phương pháp phát hiện nói dối trên còn được các nhà phân tích sử dụng khi giúp lựa chọn thành viên bồi thẩm đoàn; còn cảnh sát sử dụng nó trong quá trình điều tra. Ngay cả các thẩm phán cũng dùng phương pháp phát hiện nói dối để quyết định xử có lợi cho bên nào. Để có thể sử dụng những kỹ thuật này, bạn cần học cách đọc được những biểu hiện vô cùng nhỏ trên khuôn mặt và cơ thể mà hầu hết mọi người đều bỏ qua. Kỹ năng đó cần phải luyện tập một chút nhưng khi đã thuần thục thì thực sự rất thú vị! Để bắt đầu, vui lòng tiếp tục theo dõi...

Các bước[sửa]

Phát hiện Nói dối qua Gương mặt và Ánh mắt[sửa]

  1. Hãy tìm kiếm những biểu hiện cực kỳ nhỏ. Đó là những biểu hiện thoáng qua trên gương mặt chỉ một phần trăm giây nhưng lại tiết lộ cảm xúc thật đang bị che dấu bởi lời nói dối. Một số người bẩm sinh đã rất tinh nhạy, tuy nhiên hầu hết mọi người phải tự rèn luyện để phát hiện được những biểu hiện vô cùng nhỏ này.
    • Thông thường, khi một người nói dối, biểu hiện siêu nhỏ đó sẽ là một tâm trạng lo lắng, thể hiện qua đôi lông mày nhíu lại, và tạo nên những nếp nhăn ngắn trên trán.
  2. Hãy tìm những dấu hiệu như sờ mũi hay che miệng. Người ta thường có xu hướng sờ tay lên mũi khi nói xạo, còn khi nói thật thì rất ít khi làm điều đó.[1] Đây có lẽ là do khi dối trá, một lượng adrenaline được sản sinh sẽ dồn lên các mao mạch trên mũi gây ngứa ngáy khó chịu.[2][3] Kẻ nói dối thường có xu hướng hay che miệng hoặc để tay gần miệng như để che giấu lời nói dối của mình. Khi miệng của họ trở nên căng thẳng, môi mím lại, đó chính là biểu hiện của sự lo âu.[4][5]
  3. Hãy chú ý đến chuyển động của ánh mắt. Thường thì bạn có thể dễ dàng nhận ra ai đó đang nhớ lại hay đang cố bịa chuyện dựa trên cử động mắt. Khi người ta nhớ lại các sự kiện, mắt sẽ liếc lên phía trái nếu họ thuận tay phải. Khi người thuận tay phải nói xạo, mắt họ sẽ liếc về bên phải, còn người thuận tay trái thì ngược lại. Người nói dối thường cũng có xu hướng chớp mắt nhanh hơn (“nháy mắt”). Dụi mắt cũng là một biểu hiện thường thấy khi nói dối, thường gặp ở đàn ông hơn ở phụ nữ.[1]
    • Để ý đến mí mắt. Khi một người nhìn hoặc nghe thấy điều gì đó họ không đồng ý, mí mắt sẽ khép lại lâu hơn so với khi một cái nháy mắt bình thường.[4] Tuy nhiên, thay đổi này vô cùng nhỏ nên bạn phải biết được rằng bình thường trong tình huống không bị căng thẳng, người đó nháy mắt như thế nào, thì mới có thể so sánh chính xác được. Nếu đưa tay hoặc ngón tay lên mắt, điều đó cũng là dấu hiệu cho thấy rằng kẻ đó đang cố gắng "che giấu" sự thật.[4]
    • Hãy cẩn thận khi đánh giá độ trung thực trong lời nói của ai đó nếu chỉ dựa vào cử động mắt. Các nghiên cứu khoa học gần đây đã bày tỏ sự nghi ngờ về ý kiến cho rằng nhìn chăm chăm về một hướng nhất định có thể là dấu hiệu cho thấy ai đó đang nói dối.[6][7] Nhiều nhà khoa học cho rằng ánh mắt hướng về đâu cũng không liên quan nhiều lắm đến sự trung thực.
  4. Đừng cho rằng có hay không có yếu tố giao tiếp bằng mắt là biểu hiện duy nhất của sự thành thật. Trái với những gì mọi người thường nghĩ, kẻ nói dối không phải lúc nào cũng tránh giao tiếp bằng mắt.[1] Theo lẽ tự nhiên, người ta thường không nhìn thẳng vào mắt mà nhìn vào những vật cố định để tập trung và nhớ lại sự việc. Còn người nói dối lại cố tình nhìn thẳng vào mắt để trông có vẻ thành thật hơn; kỹ năng đó có thể được luyện tập để vượt qua sự bất an và để "chứng minh" rằng người đó đang nói sự thật.
    • Thật vậy, người ta đã chứng minh được rằng một số kẻ dối trá có xu hướng "tăng cường" mức độ tiếp xúc bằng ánh mắt để đối phó với thực tế là các điều tra viên thường dùng tiêu chí này để đánh giá mức độ thành thật.[4] Do vậy, chỉ nên dựa vào ánh mắt ác cảm của một người khi bị hỏi những câu hỏi đánh đố như là một biểu hiện để đánh giá chung chung rằng người đó đang cảm thấy căng thẳng hay không.[4]

Phát hiện Nói dối qua Lời nói[sửa]

  1. Hãy chú ý tới giọng nói của người đó, đây có thể là một dấu hiệu giúp bạn phát hiện nói dối một cách dễ dàng. Người đó bỗng nhiên bắt đầu nói nhanh hoặc chậm hơn bình thường, hoặc sự căng thẳng làm cho giọng nói trở nên the thé hoặc run rẩy. Nói lắp bắp hay nói cà lăm cũng có thể là dấu hiệu của lời nói dối.
  2. Hãy chú ý đến những chi tiết bị phóng đại. Hãy xem người đó liệu có phải đang kể lể quá nhiều hay không, ví dụ như, "Mẹ tôi đang sống ở Pháp, ở đó rất đẹp đúng không nào? Bạn không thích tháp Eiffel sao? Ở đó sạch ghê lắm." Quá nhiều chi tiết có thể tiết lộ cho bạn rằng người đó đang cố gắng thuyết phục bạn tin vào những gì người đó nói.

  3. Hãy để ý những cử chỉ cảm tính bốc đồng. Thời điểm và thời lượng của chúng dường như biến mất khi người ta dối trá. Đó là do kẻ tình nghi đã luyện tập câu trả lời của mình (hoặc đã chuẩn bị cho câu hỏi đó) cũng như cố nói huyên thuyên một chuyện gì đó, bất cứ chuyện gì, chỉ nhằm lấp đầy sự im lặng.
    • Nếu bạn đặt một câu hỏi và người đó ngay lập tức trả lời bạn, rất có thể người đó đang nói dối. Khả năng là họ đã tập luyện cho câu trả lời đó nhiều lần hoặc đã nghĩ ra câu trả lời chỉ để nói cho xong.
    • Một biểu hiện khác là việc thiếu các sự kiện có liên quan đến thời gian, ví dụ như "Tôi đi làm lúc 5 giờ sáng, đến 5 giờ chiều tôi về nhà thì anh ta đã chết rồi." Trong cách trả lời có vẻ xuôi tai này, tất cả những sự việc xảy ra giữa hai thời điểm đã được “thuận tiện” bỏ qua.
  4. Hãy chú ý đến phản ứng của người đó trước câu hỏi của bạn. Người thành thật sẽ thấy không cần thiết phải tự vệ, vì họ đang nói sự thật mà. Kẻ lừa bịp thì thấy cần phải bù đắp cho lời nói dối của họ nên sẽ có thể dùng các chiến thuật tấn công, làm chệch hướng hoặc trì hoãn.
    • Một người thành thật thường đưa ra lời giải thích thậm chí còn chi tiết hơn khi người khác hoài nghi câu chuyện của mình. Còn người có ý muốn lừa dối sẽ không sẵn sàng tiết lộ nhiều mà chỉ lặp đi lặp lại những gì họ đã chuẩn bị sẵn.[5]
    • Lắng nghe một phút chậm trễ rất ngắn khi người đó đáp lại câu hỏi. Một câu trả lời trung thực sẽ được gợi nhớ lại rất nhanh. Còn những kẻ dối trá cần xem xét lại những gì họ đã nói với người khác để tránh mâu thuẫn và bịa thêm những chi tiết mới nếu cần. Lưu ý rằng đôi khi người ta ngước nhìn lên chỉ là đang cố nhớ lại điều gì chứ không phải họ nói dối – đó có thể chỉ là bản năng tự nhiên mà thôi.
  5. Cần cẩn trọng với cách sử dụng từ ngữ của người trả lời. Ngôn ngữ diễn đạt có thể cho bạn những manh mối liệu người đó có đang lừa gạt hay không. Đó là:
    • Lặp đi lặp lại theo bạn từng từ một khi trả lời câu hỏi.
    • Sử dụng chiến thuật trì hoãn, chẳng hạn như yêu cầu nhắc lại câu hỏi.[4] Các chiến thuật trì hoãn khác bao gồm khen ngợi câu hỏi thật tuyệt vời, rằng câu trả lời không đơn giản chỉ là có hay không, hoặc dùng những câu trả lời kiểu đối đầu như "Còn tùy thuộc vào ý của anh/chị rằng X nghĩa là gì" hay "Thông tin này anh/chị lấy ở đâu ra vậy?"[4]
    • Tránh dùng dạng rút gọn, cụ thể là nói "I did not do it" thay vì "I didn't do it." Họ đang cố gắng làm rõ nghĩa của lời dối trá đó.[4]
    • Nói năng lộn xộn và vô nghĩa; những kẻ nói dối thường dừng lại giữa câu, nói lại từ đầu và không thể hoàn thành cả câu nói.[5]
    • Dùng sự hài hước hay mỉa mai của họ để trốn tránh vấn đề.
    • Dùng các tuyên bố như "nói thật là," "nói trắng ra," "nói một cách hoàn toàn trung thực là," "tôi được dạy là không bao giờ nói dối,"vv… Đây cũng có thể là dấu hiệu của sự lừa dối.[4]
    • Nhanh chóng trả lời "Không" để trả lời một câu hỏi mang tính khẳng định, như "Bạn chỉ lau rửa mấy cái bình này qua loa thôi, đúng không?", người đó sẽ trả lời là "Không phải, tôi không hề lau rửa chúng qua loa đâu" cứ như họ đang cố gắng để không bị đánh giá là trả lời chậm trễ.[4]
  6. Chú ý khi người đó lặp đi lặp lại lời họ nói. Nếu như kẻ tình nghi cứ dùng đi dùng lại những từ ngữ giống hệt nhau, hết lần này đến lần khác, thì đó có thể là lời nói dối. Khi bịa chuyện, người ta sẽ cố gắng nhớ lại những cụm từ hoặc câu nói nào đó nhất định để nghe có vẻ hợp lý. Khi được yêu cầu giải thích lần nữa, kẻ dối trá sẽ lại tiếp tục sử dụng lại những câu nói "thuyết phục" y hệt đó.
  7. Lưu ý khi người nói bỏ lửng giữa câu. Nói nửa chừng là khi một kẻ dối trá thông minh cố gắng lèo lái sự chú ý ra khỏi chính mình bằng cách tự mình ngắt giữa chừng khi đang nói và chuyển sang một chủ đề khác. Người ta có thể lái sang câu chuyện khác một cách khéo léo như: "Tôi đang đi — Này, bạn mới cắt tóc hồi cuối tuần đấy à?"
    • Đặc biệt cẩn trọng với những lời khen ngợi từ kẻ nghi vấn. Những kẻ dối trá biết rõ rằng người khác thường có phản ứng tích cực với những lời tán dương, và việc khen ngợi ai đó có thể giúp họ có cơ hội thoát khỏi cuộc thẩm vấn. Hãy cảnh giác với những lời khen bất ngờ.

Phát hiện Nói dối qua Ngôn ngữ Cơ thể[sửa]

  1. Hãy kiểm tra xem họ có đổ mồ hôi hay không. Người ta thường đổ mồ hôi nhiều hơn khi nói dối.[8] Thực ra, đo lượng mồ hôi tiết ra là một trong những cách thức mà bài kiểm tra nói dối sử dụng để xác định sự dối trá (còn gọi là "máy phát hiện nói dối" trong phim).[9] Tuy nhiên, nếu chỉ riêng điều này thôi thì không phải lúc nào cũng cho kết quả tin cậy được. Có thể có những người đổ mồ hôi nhiều hơn chỉ vì họ bồn chồn, nhút nhát hoặc do điều kiện gì đó khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn bình thường. Đây chỉ là một trong số nhiều dấu hiệu khác để nhận biết, ví dụ như run rẩy, đỏ mặt và miệng cảm thấy khó nuốt.
  2. Cần chú ý khi người đó gật đầu. Nếu người đó gật hay lắc đầu trái ngược với những gì đang nói, đây có thể là một dấu hiệu, được gọi là "không đồng nhất".
    • Ví dụ, một người khẳng định rằng họ đã làm điều gì đó, như "Tôi lau mấy cái bình ấy sạch lắm rồi" nhưng lại lắc đầu, thì sự thật là những cái bình đó mới chỉ được lau rửa qua quýt mà thôi. Trừ phi đã luyện tập kỹ càng, thì đây là một lỗi vô ý rất dễ mắc phải vì những phản ứng của cơ thể thường dễ tiết lộ sự thật.[1][4]
    • Cũng có khi, khi bị tra hỏi, người đó lưỡng lự một chút trước khi gật đầu. Một người thành thật sẽ gật đầu phụ họa một câu nói hay có câu trả lời "cùng lúc" khi câu hỏi được đưa ra; còn nếu đang cố tình lừa dối, phản ứng đó có thể bị trì hoãn một chút.[1]
  3. Hãy đế ý xem người đó có đứng ngồi không yên hay không. Một dấu hiệu cho thấy ai đó đang nói dối là họ không ngồi yên một chỗ, hoặc là cựa quậy cơ thể, hoặc là quờ quạng bất cứ thứ gì xung quanh họ, nguyên nhân do một lượng năng lượng lo âu được sản sinh trong cơn sợ hãi bị phát hiện. Để giải phóng năng lượng này, những kẻ lừa đảo thường nghịch ngợm bàn ghế, khăn tay hoặc một phần cơ thể mình.
  4. Hãy quan sát mức độ bắt chước. Mọi người thường tự nhiên bắt chước theo hành vi của những người mà họ đang tương tác. Đó là cách xây dựng mối quan hệ và bày tỏ niềm hứng thú. Người nói dối thường ít khi bắt chước theo vì họ còn đang cố dựng chuyện để khiến người nghe cảm thấy tin tưởng. Những ví dụ sau đây sẽ cảnh báo cho bạn biết có điều gì đó không đúng:
    • Nghiêng người về phía khác. Khi người ta nói thật và chẳng có điều gì phải che giấu, họ thường hướng về phía người nghe. Ngược lại, kẻ lừa đảo thường quay về hướng ngược lại, như một dấu hiệu cho thấy họ không muốn để lộ thông tin nhiều hơn cần thiết.[4] Quay qua chỗ khác cũng có thể đồng nghĩa với việc họ không thích nghe hoặc không có hứng thú, và chỉ muốn kết thúc cuộc nói chuyện này càng nhanh càng tốt.
    • Với những người thành thật, cử động đầu và cử chỉ trên cơ thể thường được bắt chước theo do tương tác giữa người nói và người nghe. Còn những người đang tìm cách nói dối sẽ làm việc này một cách miễn cưỡng, vì thế biểu hiện không sao chép các hành vi và cử động đầu có thể cho thấy họ đang che giấu điều gì đó. Thậm chí bạn có thể phát hiện họ cố ý di chuyển tay qua một vị trí khác hoặc nhìn ra hướng khác.
  5. Hãy chú ý cổ họng của người đó. Khi nói dối, người ta thường cố gắng làm thông cổ bằng cách nuốt nước bọt hoặc hắng giọng. Việc nói dối khiến cho cơ thể của họ tăng cường tiết adrenaline, làm cho lượng nước bọt tiết ra nhiều, rồi lại ít đi. Khi miệng tiết nhiều nước bọt, đối tượng sẽ cố nuốt xuống. Còn khi miệng bị khô, người đó sẽ hắng giọng.
  6. Hãy kiểm tra nhịp thở của người đó. Kẻ lừa đảo thường thở nhanh hơn, thở một hơi dài sau nhiều hơi thở ngắn.[4] Miệng do đó sẽ bị khô (khiến phải đằng hắng nhiều lần). Một lần nữa, nguyên nhân là do cơ thể họ rơi vào tình trạng căng thẳng, khiến tim đập nhanh hơn và phổi cần nhiều không khí hơn.
  7. Cũng nên chú ý đến hành vi của các bộ phận khác trên cơ thể. Hãy quan sát bàn tay, cánh tay và chân của người đó. Trong tình huống không mấy căng thẳng, người ta thường tỏ ra rất thư giãn, chiếm nhiều không gian thông qua việc dang rộng hai tay và cánh tay, thậm chí còn duỗi chân thoải mái. Đối với kẻ đang nói dối, những bộ phận này lại có xu hướng thu gọn lại, cứng nhắc và hướng về phía cơ thể họ.[4] Người đó có thể sờ tay lên mặt, tai, hoặc phía sau cổ. Khoanh tay, bắt chéo chân và hạn chế cử động bàn tay có thể là dấu hiệu rằng người đó không muốn tiết lộ thông tin.
    • Những người nói dối thường tránh di chuyển tay trong khi đây là một hành động rất bình thường trong một cuộc tranh luận hoặc đối thoại. Dấu hiệu cảnh báo có thể là đối tượng sẽ tránh không chỉ trỏ ngón tay, xòe bàn tay hoặc chạm các đầu ngón tay vào nhau (khi các đầu ngón tay chụm lại thành hình tam giác, điều đó cho thấy người đó muốn nói ra những điều đang suy nghĩ),vv.[4]
    • Cần kiểm tra các khớp ngón tay. Những người nói dối khi ngồi im sẽ bám chặt vào cạnh ghế hoặc các vật thể khác cho đến khi các đốt ngón tay chuyển sang trắng bệt mà họ không hề hay biết .[4]
    • Hành động chải chuốt cũng là dấu hiệu thường thấy ở những kẻ lừa đảo, như vuốt tóc, chỉnh cà vạt hay nghịch cổ tay áo.[5][10]
    • Hãy ghi nhớ hai cảnh báo sau:
      • Những kẻ lừa đảo có thể cố tình tỏ ra uể oải để tạo cảm giác "thư giãn".[4] Hành động ngáp dài và buồn chán có thể là dấu hiệu cho thấy họ đang cố diễn trò, tỏ ra hững hờ với tình huống để che giấu sự lừa dối. Họ thư giãn không có nghĩa là họ không nói dối.
      • Ghi nhớ rằng những dấu hiệu trên có thể chỉ là dấu hiệu của sự lo lắng chứ không phải là dối trá. Đối tượng nghi vấn có thể không nhất thiết phải cảm thấy hồi hộp vì nói dối.


Phát hiện Nói dối qua Chất vấn[sửa]

  1. Hãy cẩn trọng. Mặc dù có thể phát hiện ra sự không trung thực và những lời lừa bịp, cũng có khi bạn đánh giá oan cho người khác. Rất nhiều "dấu hiệu" như tính ngại ngùng, nhút nhát, vụng về hay cảm giác xấu hổ/tự ti có thể khiến người khác trông giống như một kẻ dối trá. Một người đang phải chịu áp lực rất dễ bị hiểu nhầm thành lừa gạt vì những biểu hiện của sự căng thẳng khá tương đồng với những dấu hiệu của dối trá. Vì thế, điều quan trọng là bạn phải lưu ý cả một "chuỗi" những hành vi và phản ứng đáng ngờ khi quan sát một đối tượng nghi vấn có nói dối hay không, vì sẽ không có biểu hiện "À, ra thế!" rõ ràng nào cả.[4]
  2. Hãy xem xét một cách tổng thể. Khi đánh giá ngôn ngữ cơ thể, lời nói và các dấu hiệu khác cho thấy sự dối trá, phải xem xét các yếu tố sau:[1]
    • Bình thường, nếu không ở trong tình huống bị chất vấn như hiện tại, người đó có dễ bị căng thẳng quá mức hay không?
    • Có liên quan đến yếu tố văn hóa nào không? Có thể hành vi này là bình thường trong nền văn hóa này nhưng lại được cho là thiếu trung thực trong một nền văn hóa khác.
    • Bạn có thành kiến hay định kiến cá nhân với người này hay không? Bạn có muốn người này là kẻ nói dối? Hãy cẩn thận, nếu không sẽ rơi vào bẫy đấy!
    • Người này đã từng nói dối chưa? Cụ thể là họ có phải là kẻ lọc lừa đầy kinh nghiệm?
    • Có động cơ nào không? Bạn có lý do chính đáng để nghi ngờ họ nói dối hay không?
    • Bạn có thực sự giỏi phát hiện nói dối? Bạn đã xem xét toàn cảnh hay mới chỉ chăm chăm vào một hoặc hai dấu hiệu?
  3. Hãy dành thời gian thiết lập mối quan hệ với người bị cho là lừa đảo và tạo nên một bầu không khí thoải mái. Đừng cho họ thấy bạn nghi ngờ người đó dối trá, hãy cố gắng bắt chước ngôn ngữ cơ thể của người đó và nhịp độ của cuộc đối thoại. Khi chất vấn, hãy hành động một cách có hiểu biết, không độc đoán. Phương pháp này sẽ giúp họ thôi không cảnh giác và bạn có thể đọc được các dấu hiệu dễ dàng hơn.
  4. Cần thiết lập các dữ liệu tham khảo. Đó là cách người đó ứng xử khi không nói dối. Điều đó giúp bạn thấy được cách họ đang cư xử hiện giờ có khác biệt gì với cư xử thường ngày của họ không. Hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu người mà mình chưa biết rõ rồi từ đó tiếp tục tiến xa hơn – người ta thường thành thật trả lời những câu hỏi cơ bản về bản thân. Với những người bạn đã hiểu rõ, bạn có thể kiểm tra dữ liệu tham khảo bằng cách hỏi người ta những thông tin mà bạn đã có câu trả lời.
  5. Cần học cách phát hiện độ sai lệch. Thường thì khi nói dối, người ta sẽ kể những câu chuyện có thật, nhưng lại cố tình không trả lời câu hỏi của bạn. Nếu một người trả lời câu hỏi "Bạn đã bao giờ đánh vợ mình chưa?" bằng câu trả lời kiểu "Tôi yêu vợ tôi lắm, tại sao lại làm vậy được chứ?" thì theo ngữ nghĩa, anh ta đang nói sự thật nhưng lại tránh né câu trả lời chính của bạn. Điều này chứng tỏ anh ta đang nói dối hoặc cố tình che giấu điều gì đó.
  6. Yêu cầu người đó kể lại câu chuyện lần nữa. Nếu bạn vẫn chưa thực sự chắc chắn họ có nói thật hay không, hãy yêu cầu họ lặp lại câu chuyện nhiều lần. Rất khó để lặp lại các thông tin không đúng sự thật. Trong quá trình kể lại câu chuyện mà họ dựng nên, kẻ dối trá có thể sẽ nói điều gì đó mâu thuẫn, không đúng sự thật hoặc bịa đặt.
    • Yêu cầu người đó tường thuật câu chuyện ngược từ sau trở về trước.[5] Điều này cực kỳ khó, nhất là khi bạn yêu cầu không được thiếu sót chi tiết nào. Thậm chí một kẻ dối trá chuyên nghiệp cũng khó có thể lừa đảo một cách hoàn hảo nếu phương pháp này được áp dụng.
  7. Nhìn chằm chằm vào kẻ bị tình nghi với ánh nhìn hoài nghi. Nếu đang nói dối, người đó sẽ sớm trở nên bồn chồn và bất an. Còn nếu đang nói thật, người đó sẽ thường tỏ ra giận dữ hoặc nản chí (như mím môi, nhíu mày, nhướng mí mắt và nhìn lại trừng trừng).
  8. Hãy im lặng. Kẻ dối trá cảm thấy rất khó khăn nếu phải lấp đầy sự im lặng do bạn tạo ra.[4] Người đó muốn bạn tin vào những lời nói dối do họ thêu dệt nên; do đó, sự im lặng khiến họ không thể biết được bạn đã bị thuyết phục hay chưa. Nếu bạn kiên nhẫn và im lặng, rất nhiều kẻ lừa đảo sẽ tiếp tục huyên thuyên để lấp đầy khoảng trống đó, thêm thắt và rất có thể sẽ phạm sai lầm ngay lúc đó khi chưa hề bị chất vấn gì!
    • Những kẻ dối trá sẽ cố gắng xem liệu bạn đã tin vào câu chuyện mà họ dựng nên hay chưa.[5]Nếu bạn không có bất cứ biểu hiện gì, nhiều kẻ sẽ cảm thấy đứng ngồi không yên.
    • Nếu bạn là người biết cách lắng nghe, bạn sẽ tránh không cắt đứt câu chuyện của họ, đây là một kỹ thuật tuyệt vời giúp vấn đề tự bộc lộ. Hãy luyện tập cách lắng nghe mà không làm gián đoạn người khác nếu bạn có khuynh hướng đó – điều này không chỉ giúp bạn có thể phát hiện nói dối mà còn giúp bạn trở thành một người biết lắng nghe một cách hiệu quả hơn.
  9. Hãy theo đuổi đến cùng. Nếu có điều kiện, hãy xác minh sự thật đằng sau những gì kẻ lừa đảo nói ra. Một kẻ dối trá lão luyện có thể sẽ nói với bạn những lý do bạn không nên nói chuyện với những người có thể giúp bạn xác nhận hoặc phủ nhận câu chuyện. Đây cũng có thể là sự lừa bịp, thế nên đừng ngần ngại mà hãy đi kiểm tra ngay với những người mà kẻ nói dối đã cảnh báo. Bất kỳ căn cứ nào mà có thể xác minh được thì nên đối chiếu và kiểm tra.

Lời khuyên[sửa]

  • Bạn nên kiểm tra xem lời nói dối đó có hợp lý hay không. Khi nói dối, hầu hết mọi người đều lo lắng và có xu hướng bịa đặt ra những điều chẳng có ý nghĩa gì. Nếu họ kể cho bạn quá nhiều chi tiết, có thể họ đang nói dối. Yêu cầu họ lặp lại câu chuyện nhiều lần và hãy chắc chắn tất cả các câu chuyện họ kể đều giống nhau.
  • Bạn càng hiểu biết về ai đó thì càng dễ dàng nhận ra lối suy nghĩ của họ, và càng dễ dàng nhận thấy khi nào họ nói sai sự thật.
  • Một số hành vi của kẻ dối trá đã đề cập ở trên có thể trùng hợp với phản ứng và hành vi của người không hề nói dối chút nào. Những người hay lo lắng, nhút nhát, dễ bị khiếp sợ và đầy cảm giác tội lỗi… vì một lý do nào đó, vv. có thể phản ứng lại một cách lo lắng và tội nghiệp khi bị chất vấn hoặc bị áp lực. Những người này có thể dễ dàng trở nên phòng thủ nếu bị buộc tội nói dối, đặc biệt là những người có ý thức mạnh mẽ về tính trung thực và sự công bằng. Trông có vẻ như họ đang nói dối, nhưng thường là họ chỉ đang bị sốc hoặc xấu hổ khi bất ngờ trở thành trung tâm của sự chú ý.
  • Những kẻ dối trá thường sử dụng các sự vật sự việc xung quanh họ để thêm thắt chi tiết vào lời nói dối. Ví dụ như, đang có một cây bút trên bàn và họ sẽ thêm chi tiết cây bút vào câu chuyện của họ. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy họ đang nói dối.
  • Nếu bạn nghĩ ai đó đang nói sai sự thật, hãy hỏi vào chi tiết. Nếu họ tỏ ra lưỡng lự hoặc sờ tay vào mặt, đây có thể là tín hiệu tố cáo họ đang nói dối!
  • Một số người nổi tiếng là lừa đảo. Hãy lưu ý điều này, nhưng đừng để nó dẫn dắt chính kiến của bạn. Con người ta luôn luôn thay đổi, việc thiếu niềm tin vào một người vì quá khứ của họ có thể ngăn họ bước sang một trang mới của cuộc đời. Quá khứ trước đây đâu phải là tất cả – cũng như những dấu hiệu dối trá cần phải được đặt trong một bối cảnh rộng lớn hơn, và căn cứ từng trường hợp cụ thể. Cầ xem xét rằng đôi khi những người có quá khứ lẫy lừng có thể bị kẻ khác dàn dựng đổ tội để hưởng lợi.
  • Nếu bạn biết rõ về ai đó thì việc biết được người đó có nói dối hay không sẽ dễ dàng hơn nhiều.
  • Đột ngột thay đổi chủ đề hoặc kiếm chuyện gây cười có thể báo hiệu sự lừa bịp. Việc trở nên tự vệ cao độ, nhìn ra hướng khác hoặc cố gắng thuyết phục bạn bằng cách nhìn thẳng vào mắt cũng vậy. Đôi khi, họ sẽ bắt đầu đặt câu hỏi cho bạn để hướng sự chú ý ra khỏi họ. Một số người nói dối rất giỏi, thậm chí chẳng bộc lộ bất kỳ dấu hiệu nào rõ rệt. Bạn phải dựa vào cảm xúc của riêng bạn và những bằng chứng mà bạn thấy được.
  • Những kẻ dối trá thường không nói quá nhiều. Nếu bạn hỏi, có phải anh đã làm vậy không? Họ sẽ đơn giản là trả lời có hoặc không. Hãy cẩn trọng. Hãy hỏi thêm có phải anh đã làm vỡ lọ hoa? Như thế nào? Bạn có thể tìm ra sự thật.
  • Nếu bạn nói "Tôi không tin" hay "Nghe có vẻ không đúng", kẻ dối trá sẽ nổi điên và nói to hơn mức bình thường. Hãy cố gắng đàm thoại, thay vì buộc tội hay chửi rủa.

Cảnh báo[sửa]

  • Hãy cẩn trọng với mức độ bạn đánh giá tính trung thực của người khác. Nếu bạn lúc nào cũng chăm chăm tìm kiếm những lời nói dối, người ta sẽ tránh bạn vì sợ bị chất vấn. Luôn ở thế tấn công và nghi ngờ tất cả mọi người không phải là sự cảnh giác mà là dấu hiệu của sự mất niềm tin trầm trọng.
  • Cần biết rằng có những người thích nhìn chằm chằm mắt đối mắt với bạn. Có thể họ đã luyện tập như vậy như một cách để làm người khác nổi cáu hoặc đơn giản họ nghĩ đó là phép lịch sự vì có người đã bảo họ như vậy!
  • Một số người thực sự bị khô cổ họng và rất tự nhiên, họ cứ hắng giọng và nuốt nước bọt thường xuyên như vậy.
  • Buộc mình nở nụ cười đôi khi chỉ là đang cố gắng tỏ ra lịch sự; bạn đừng xem đó là vấn đề. Nếu ai đó giả vờ cười với bạn, cũng có nghĩa là họ muốn tạo ấn tượng tốt với bạn, quý mến bạn và thể hiện sự tôn trọng đối với bạn
  • Ngôn ngữ cơ thể là một dấu hiệu, nhưng không phải là thực tế. Đừng trừng phạt ai đó chỉ vì cách bạn nhìn nhận và suy đoán ngôn ngữ cơ thể và câu chuyện của họ. Luôn luôn phải tìm kiếm chứng cứ chắc chắn trước khi đưa ra kết luận cuối cùng. Ngoài ra, đừng biến việc khám phá một kẻ nói dối thành một tình huống kiểu "Nếu không làm cho ra trò thì mình chẳng khác nào một kẻ ngốc"; hãy bỏ qua ý thức cá nhân của bạn về sự công bằng qua một bên và tìm kiếm sự thật, động cơ và những hậu quả nghiêm trọng hơn. Mặc dù bạn có quyền cảm thấy bị phản bội và tổn thương nếu ai đó đã nói dối gây hại cho bạn, việc muốn người ta trở thành người dối trá theo định kiến của mình có thể làm lu mờ sự phán đoán của bạn.
  • Các nghiên cứu cho thấy khi chất vấn những kẻ bị tình nghi, người ta luôn thực hiện bằng tiếng mẹ đẻ của họ vì kể cả những chuyên gia về ngoại ngữ khi được hỏi bằng thứ tiếng không phải tiếng mẹ đẻ cũng sẽ có những phản ứng khác (trong lời nói và ngôn ngữ cơ thể).
  • Một số người thấy bồn chồn khi họ cần đi vệ sinh hoặc khi họ thấy quá nóng/lạnh.
  • Nhận thức được những hạn chế của người bị tàn tật. Hạn chế đó có thể ảnh hưởng đến phản ứng của một người, vì vậy, việc áp dụng những tiêu chuẩn của người bình thường có thể dẫn đến sự suy diễn sai lầm. Hãy tìm hiểu xem bình thường họ hành động ra sao, rồi từ đó nhận ra những khác biệt.
    • Những người tự kỷ (bao gồm những người mắc chứng rối loạn tự kỷ) có thể thấy bồn chồn, lo lắng và tránh giao tiếp bằng ánh mắt, đó là một phần phản ứng cơ thể tự nhiên của họ.
    • Chứng ám ảnh (nhất là chứng sợ giao tiếp xã hội và rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý, gọi là PTSD) đôi khi trông giống như đang nói dối; người đó có thể tránh giao tiếp bằng mắt, tránh né người khác và hành xử một cách lo lắng
    • Những người khiếm thính hoặc gặp vấn đề về thính giác thay vì nhìn vào mắt bạn, họ sẽ nhìn vào miệng để đọc khẩu hình và hiểu hơn về những gì bạn đang nói.
    • Các triệu chứng rối loạn lưỡng cực (hưng phấn - trầm cảm) bao gồm việc nói rất nhanh khi người đó đang hưng phấn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây