Phát huy đam mê

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Có thể bạn đang gặp khó khăn để cảm nhận niềm đam mê bên cạnh nhiều điều khác, hoặc để chính bạn cảm thấy thiết tha với điều gì đó. Phát huy đam mê là một phần của tiến trình chủ động để trở thành người hấp dẫn và tình cảm hơn, và cần có phương pháp sống năng động.[1] Bạn có thể phát huy thái độ nhiệt tình hơn bằng cách thực hiện nhiều điều thú vị và hài hước, tập trung sáng tạo và tưởng tượng, và hào hứng tương tác với người khác.

Các bước[sửa]

Tìm đam mê cho công việc hoặc học tập[sửa]

  1. Nghĩ về hy vọng và giấc mơ thời thơ ấu. Nếu thấy khó khăn để xác định niềm đam mê, bạn có thể xem xét điều mà bạn đã thích thú khi còn là một đứa trẻ. Tạo danh sách những hoạt động yêu thích khi còn bé, như chơi trò xếp hình Lego hay mặc quần áo cho búp bê. Cân nhắc liệu hiện tại bạn vẫn thích hoạt động đó trong ngữ cảnh khác.[2]
    • Ví dụ, nếu bạn đã rất thích chơi xếp hình Lego, trò chơi này có thể xác định đam mê của bạn dành cho kiến trúc hoặc xây dựng. Nếu bạn đã thích mặc quần áo cho búp bê, có lẽ trò này thể hiện rằng bạn đam mê thời trang hoặc tạo mẫu. Nắm bắt hoài bão thời thơ âu và chuyển nó thành công việc thực tế hoặc ngành học có thể dẫn đến nghề nghiệp thành công hơn hoặc cuộc sống trọn vẹn hơn.
  2. Xác định giá trị cá nhân. Giá trị cá nhân là niềm tin hoặc ý tưởng về nguyên tắc sống chủ yếu có tầm quan trọng nhất đối với bạn. Quyết định giá trị cá nhân có thể giúp bạn hiểu liệu bạn có hứng thú với công việc, ngành học, hoặc thậm chí mối quan hệ tình cảm. Bạn có thể tự hỏi chính mình một số câu hỏi chỉ dẫn để tìm ra giá trị cá nhân:[3]
    • Nghĩ đến hai người mà bạn tôn trọng hoặc ngưỡng mộ. Tại sao bạn ngưỡng mộ họ? Họ có tính cách nào mà bạn khâm phục hoặc đánh giá cao?
    • Nếu có thể thay đổi hoặc chuyển hướng một điều nào đó trong cộng đồng, thì bạn muốn thay đổi điều gì và tại sao? Nếu có thể thì bạn muốn thay đổi vấn đề nào trên thế giới? Rắc rối hoặc khó khăn nào khiến bạn căng thẳng nhất khi trò chuyện với người khác?
    • Cân nhắc khoảnh khắc mà bạn thấy hài lòng hoặc thỏa mãn. Xác định thời điểm đó và nghĩ xem tại sao lúc đó bạn cảm thấy rất dễ chịu.
    • Xem xét câu trả lời của bạn dành cho những câu hỏi trên và cố gắng nhận ra bất cứ lối suy nghĩ hoặc ý kiến thông thường. Các nguyên tắc, niềm tin, và ý kiến thường thuộc giá trị cá nhân. Bạn có thể sử dụng giá trị cá nhân để xác định các ưu tiên trong cuộc sống và cách thức mà các ưu tiên đó định hình niềm đam kê của bạn trong công việc, học tập, và quan hệ tình cảm.
  3. Tự rèn luyện tốt nhất có thể. “Con người tương lai tốt nhất của bạn” là đại diện được cá nhân hóa cho mục tiêu và tương lai mà bạn mường tượng cho bản thân. Tự rèn luyện tốt nhất sẽ giúp bạn hiểu biết sâu sắc về mục tiêu, ưu tiên, và động lực của bạn. Nó cũng có thể giúp bạn kiểm soát được con đường ở trường hoặc trong công việc, với lối suy nghĩ thận trọng và tự đánh giá.[4]
    • Để rèn luyện, sử dụng gợi ý này: “Nghĩ đến cuộc sống của bạn trong tương lai. Tưởng tượng rằng mọi thứ trong cuộc sống đã trôi qua cũng như chúng có thể đã qua. Bạn đã kiểm soát để đạt được tất cả mục tiêu sống. Bạn đã nhận ra giấc mơ trong đời. Giờ thì hãy viết ra điều mà bạn mường tượng”.
    • Viết ra gợi ý này trong 20 phút một ngày trong ba ngày. Vào ngày thứ tư, đọc lại phản hồi của bạn. Tô sáng hoặc khoanh tròn bất cứ chủ đề, ý kiến, mục tiêu, hoặc cảm hứng lặp lại. Chúng có thể là một dấu hiệu tuyệt vời chỉ ra niềm đam mê của bạn và cách để bạn theo đuổi chúng.
  4. Thiết lập mục tiêu cá nhân. Một cách khác để theo đuổi đam mê là thiết lập mục tiêu cá nhân. Điều này có thể động viên bạn phấn đấu vì một hoài bão nào đó có thể chuyển thành một lựa chọn nghề nghiệp hoặc ngành học. Viết ra mục tiêu cá nhân yêu cầu bạn phải tự suy ngẫm và cân nhắc điều gì có ý nghĩa với bạn. Nó cũng cần bạn phải đặt ưu tiên và giới hạn ý kiến để tạo mục tiêu cá nhân rõ ràng.
    • Một khi đã thiết lập mục tiêu cá nhân, bạn nên tạo một lịch trình để xác định khi nào bạn sẽ cần phải đạt được những mục tiêu này. Bạn sẽ có nhiều khung thời gian khác nhau dành cho các mục tiêu cá nhân khác nhau, tùy mục tiêu đơn giản hay phức tạp.
    • Tạo mục tiêu cá nhân cũng sẽ cho phép bạn xác định điều mà bạn đã làm trong thói quen hàng ngày để đạt được mục tiêu nhất định nào đó và kỹ năng nào mà bạn cần học hỏi hoặc phát triển để thành công. Đây là cách rất chủ động và tích cực vì có động cơ rõ rệt để xác định đam mê trong đời.
  5. Trông cậy vào người cố vấn có kinh nghiệm hoặc người hướng dẫn trong cuộc sống. Nếu đang nỗ lực để xác định đam mê và mục tiêu, bạn có thể nhờ đến người cố vấn hoặc người hướng dẫn trong cuộc sống. Họ sẽ cho bạn lời khuyên hoặc chỉ dẫn. Họ có thể là giáo viên, bố mẹ, thành viên cộng đồng, hoặc thậm chí anh chị em ruột hoặc bạn bè. Hãy trò chuyện với người cố vấn về con đường sự nghiệp mà bạn hứng thú và cách để tiếp cận con đường này.[2]
    • Ngồi xuống bên cạnh người cố vấn và tâm sự về giá trị cá nhân và mục tiêu cũng như cách để bạn chuyển chúng thành nghề nghiệp thực tế hoặc ngành học. Thường thì người cố vấn thân thiết có thể tạo cho bạn sự hiểu biết sâu sắc về ý kiến của bạn và động viên bạn theo đuổi mục tiêu hoặc hoài bão mà bạn thích thú và nổi trội.

Làm điều thú vị và hài hước[sửa]

  1. Thử sở thích hoặc hoạt động mới. Có lẽ bạn luôn muốn thử hoặc theo đuổi một sở thích nào đó nhưng chưa bao giờ có đủ thời gian vì lịch trình bận rộn và buồn chán. Nuôi dưỡng hoài bão thật sự bằng cách theo đuổi trải nghiệm mới và học kỹ năng mới. Tham gia lớp học sẽ cho phép bạn tận hưởng sở thích hơn, như lớp học đàn guitar, vẽ tranh, hoặc viết sáng tạo. Tập trung vào một sở thích sẽ động viên bạn ra ngoài vùng thoải mái.[5]
    • Có động lực để theo đuổi sở thích bằng cách nhờ đến hỗ trợ của bạn bè hoặc người yêu. Tham gia lớp học cùng nhau hoặc nhờ người đó nhắc nhở bạn về lớp học mỗi tuần. Sự ủng hộ từ ai đó có thể giúp xác nhận sự theo đuổi đam mê của bạn với kỹ năng mới và đảm bảo bạn tham dự lớp học mỗi tuần.
  2. Tham gia câu lạc bộ hoặc nhóm giải trí. Có thể có một môn thể thao hoặc hoạt động giải trí mà bạn đã luôn muốn thử như chạy bộ, võ karate, yoga, hoặc bóng chuyền. Hoặc một môn thể thao mà bạn luôn chơi tốt hoặc thích chơi nhưng lại không thể tập trung rèn luyện trước đây. Hãy tham gia một câu lạc bộ hoặc nhóm giải trí trong khu vực bạn sống và đảm bảo bạn có mặt để thực hành mỗi tuần. Dành riêng thời gian trên lịch trình để buổi luyện tập trở thành điều ưu tiên trong cuộc sống của bạn.[5]
    • Tham gia một môn thể thao hoặc một nhóm nào đó sẽ giúp bạn quen biết nhiều người mới và trở thành một thành viên của nhóm. Nó khác với vòng tròn bạn bè thông thường. Điều này sẽ cho phép bạn phát triển đam mê hơn đối với những người khác bằng cách có người mới ở xung quanh và các chủ đề đối thoại mới.
  3. Bao gồm sự hài hước vào hoạt động hàng ngày. Làm cho các hoạt động quen thuộc bớt nhàm chán và buồn tẻ bằng cách bổ sung tính hài hước. Điều này sẽ giúp thói quen trở nên thú vị và hấp dẫn hơn.[5]
    • Nếu bạn dự định ngồi cùng một vị trí trong nhà, làm việc trên laptop hoặc đọc ghi chú, hãy kết hợp các thói quen bằng cách ngồi ở một nơi khác hoặc đến thư viện địa phương hoặc tiệm cà phê gần nhà. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng thay đổi cảnh quan mỗi một vài giờ trong suốt giai đoạn học tập căng thẳng có thể thực sự cải thiện khả năng tiếp thu thông tin của bạn.[6]
    • Tương tự, nếu bạn dự định đi bộ cùng một đoạn đường mỗi ngày, hãy chọn con đường khác. Nếu bạn đến cùng một lớp yoga mỗi tuần, hãy thay đổi thói quen bằng cách tham gia một lớp khác có độ khó cao hơn hoặc dạy bạn kỹ năng mới.
  4. Tạo “bucket list” (danh sách điều nên làm trong đời) và cố gắng đạt được mỗi điều. “Bucket list”thường bao gồm các hoạt động mà bạn muốn thực hiện. Danh sách đó có thể bao gồm những điều mơ ước như “leo tất cả ngọn núi trên thế giới” hoặc điều thực tế như “học cách đan len” hay “tốt nghiệp đại học”. Danh sách đa dạng với số điều mơ ước bằng với số điều thực tế có thể truyền cho bạn cảm hứng và động lực dẫn đến cuộc sống thú vị hơn.
    • Một khi bạn danh sách điều nên làm trong đời, bạn nên động viên bản thân cố gắng đạt được mục tiêu nào đó trong một khoảng thời gian cố định. Bằng cách này, bạn có thể cảm nhận được ý thức thành công mỗi tuần bạn gạch chéo một điều trong danh sách. Bạn có thể bắt đầu với điều thực tế hơn trước tiên và tập trung vào chúng để cảm thấy thành công nhanh nhất có thể.
    • Đừng ngại thực hiện những mơ ước to lớn, vì chúng có thể giúp bạn hăng hái theo đuổi đam mê. Mặc dù điều mơ ước dường như không thể đạt được, chúng có thể giúp bạn sống nhiệt tình hơn và có động lực phấn đấu hơn. Động viên bản thân cố gắng thử điều gì đó có vẻ như không thể làm được ít nhất sẽ giúp bạn ra khỏi vùng thoải mái và thực hiện điều hài hước và thú vị thường xuyên hơn.

Tập trung sáng tạo và tưởng tượng[sửa]

  1. Dành thời gian trong lịch trình để trở nên sáng tạo. Có thể sẽ khó khăn để tích cực theo đuổi thái độ hăng hái, nhất là nếu bạn có lịch trình dày đặc và danh sách nhiều cam kết. Dành riêng thời gian, có thể là một giờ một ngày hoặc 15 phút một ngày để sống sáng tạo. Trong suốt khoảng thời gian dự định này, hãy đóng cửa lại, tắt điện thoại, và tập trung sáng tạo. Điều này sẽ đảm bảo bạn thực sự tập trung để trở nên sáng tạo và có hoài bão hơn, khi ở một mình hoặc cùng với người khác.[2]
    • Sẽ có ích để tạo ra “thời gian sáng tạo” bằng ứng dụng tạo kế hoạch cho ngày hoặc chương trình iCalendar để bạn nhận được thông báo mỗi ngày nhắc nhở bạn đến lúc sáng tạo, thậm chí chỉ vài phút trong ngày.
  2. Tạo bảng cảm hứng. Trong giới thời trang, bảng cảm hứng được gọi là “bảng tâm trạng”. Tạo ra cảm hứng riêng hoặc bảng tâm trạng để có động lực trở nên sáng tạo. Một bảng cảm hứng có thể đặc biệt bổ ích nếu bạn bế tắc vì một vấn đề hoặc rắc rối và đang cố gắng để tìm ra giải pháp hoặc ý kiến thú vị, như “đam mê của tôi là gì?” hoặc “Tôi có thể nuôi dưỡng đam mê trong đời tốt hơn bằng cách nào?”[2]
    • Để tạo bảng cảm hứng, viết ra câu hỏi mà bạn đang cố gắng giải quyết tới giữa bảng áp phích lớn. Sau đó, tập hợp các hình ảnh, từ ngữ, bài báo, bài thơ, và nguồn cảm hứng trực quan, như đồ thị hoặc bản đồ, xung quanh câu hỏi. Điều này sẽ cho phép bạn liệt kê các cảm hứng liên quan đến câu hỏi để trở nên hứng thú và có động lực để trả lời câu hỏi.
    • Bạn có thể tiếp tục bổ sung bảng cảm hứng khi bạn có thêm ý kiến hoặc yếu tố trực quan. Theo thời gian, bạn sẽ có được tầm nhìn trọn vẹn hơn về cách để trả lời câu hỏi hoặc tìm giải pháp cho vấn đề nào đó.
  3. Viết tự do. Viết tự do là phương pháp được sử dụng trong các khoá học viết để giúp các cá nhân suy nghĩ và phát triển giọng văn của họ. Viết tự do cũng có thể là bài tập tuyệt vời để xác định cảm xúc, ý kiến, ấn tượng, và suy nghĩ về một chủ đề hoặc gợi ý cụ thể nào đó. Bạn không cần phải cho bất cứ ai xem văn viết tự do của bạn hoặc chia sẻ chúng với bất cứ ai, bởi vì viết tự do cũng có thể làm phần nhật ký nhỏ hoặc phản ánh cá nhân. Bài viết tự do thường bị giới hạn, khoảng 4 đến 5 phút trên mỗi gợi ý và người viết nên viết suốt thời gian viết tự do, viết liên tục và chỉ tập trung vào chủ đề.[7]
    • Nếu bạn đang tập trung phát triển đam mê trong đời, ví dụ, bạn có gợi ý: "Tôi có thể phát triển đam mê trong đời bằng cách ..." Hoặc "Một số cách để phát triển thái độ hăng hái hơn gồm có…”
    • Viết tự do cũng là bài thực hành sáng tạo hữu ích. Bạn viết về chủ đề tạo cho bạn cơ hội để hứng thú thể hiện giọng văn của mình và tiếp cận khả năng sáng tạo, chỉ trong 5 phút mỗi lần. Có thể tìm danh sách gợi ý viết tiếng Anh sáng tạo tại: http://www.writersdigest.com/prompts.
    • Bạn cũng có thể kết hợp viết tự do vào cuộc sống hàng ngày bằng cách sử dụng vấn đề hoặc rắc rối nào đó như gợi ý để viết. Viết về vấn đề hoặc rắc rối có thể cho phép bạn phát triển ý kiến cũng như suy nghĩ tích cực và chủ động.
  4. Có buổi “kích não” (brainstorm) cùng ai đó hoặc một nhóm nào đó. Nếu bạn thấy bế tắc trong lối mòn các ý kiến và giải pháp nhàm chán, có thể đã đến lúc cần có buổi “kích não” theo nhóm hoặc với người nào đó. Cách này có thể hiệu quả khi suy nghĩ với đồng nghiệp hoặc nhóm làm việc, hoặc có thể thảo luận với người yêu hoặc gia đình tại nhà.[8]
    • Bạn có “vắt não” nghĩ ra ý tưởng bằng cách sử dụng phương pháp tập hợp, khi đó bạn viết ra ý chính hoặc vấn đề chủ chốt ở chính giữa và vẽ các đường từ ý chính đó đến các giải pháp khả thi, tạo ra tập hợp các giải pháp.
    • Bạn cũng có thể đưa ra một câu hỏi cho người khác và yêu cầu mọi người phát biểu ý kiến, và viết lại các ý kiến đó trong mẫu danh sách. Một khi đã liệt kê được một vài ý kiến, bạn có thể nhờ mọi người suy nghĩ kỹ chọn ra 1 hoặc 3 ý kiến hữu ích và thiết thực nhất.
  5. Viết hoặc tạo ra một ý tưởng trong một tháng. Có thể bạn gặp khó khăn để biến ý tưởng thú vị thành sự thật và hình dung chúng hơn là một ý tưởng trên danh sách. Hãy chủ động với ý tưởng bằng cách vẽ chúng ra, nhất là nếu chúng trừu tượng. Bạn cũng có thể dùng trò chơi ghép hình Lego, tạo hình đất sét, hoặc thậm chí bìa cứng để dùng làm thí dụ cho ý tưởng. Điều này sẽ cho phép bạn thật sự tìm được đam mê và dễ dàng thể hiện chúng trước người khác.[8]
    • Ví dụ, có thể bạn đang bối rối với câu hỏi: “Tôi có thể nuôi dưỡng thái độ sống nhiệt tình bằng cách nào?” Sau khi “kích não” hoặc viết tự do, bạn có thể tìm ra ý tưởng: “Theo đuổi một sở thích, như chơi đàn guitar”. Sau đó bắt đầu chơi đàn guitar hoặc học cách để chơi với một ban nhạc. Hoặc bạn có thể tạo hình mẫu bạn đang chơi đàn bằng đất sét hoặc bìa cứng.
  6. Xem bài phát biểu và cuộc thảo luận truyền cảm hứng. Đôi khi, bạn tìm thấy đam mê qua lời nói của người khác, nhất là nhà tư tưởng và người diễn thuyết khi họ tập trung vào một chủ đề hoặc ý tưởng cụ thể bằng đam mê và nhiệt tình. Bạn có thể tìm các bài phát biểu truyền cảm hứng trên mạng về một vấn đề hoặc rắc rối mà bạn đang gặp phải hoặc cuộc thảo luận cung cấp nhiều thông tin bổ ích bởi một nhà diễn thuyết sôi nổi về chủ đế mà bạn muốn tìm hiểu thêm.[8]
    • Bạn có thể tìm bài phát biểu đầy cảm hứng về nhiều chủ đề trên mạng qua TEDtalks. Bài phát biểu trên TEDtalks không dài hơn 20-30 phút và tạo ra hiệu quả nhanh chóng phát huy đam mê và hứng thú về một ý tưởng hoặc khái niệm nào đó.

Nhiệt tình tương tác với người khác[sửa]

  1. Mang lại cho người khác sự cảm thông và tử tế. Phát huy đam mê trong cuộc sống bằng cách tập trung vào những người quanh bạn. Đối xử tử tế với mọi người mà bạn gặp và quen biết bằng sự cảm thông và ân cần, thay vì giận dữ hoặc vô tâm.
    • Bạn có thể thực hành bằng cách bày tỏ lòng biết ơn đối với những người mà bạn thường không thừa nhận hoặc tín nhiệm họ, như giáo viên ở trường, bố mẹ, hoặc bạn bè. Thể hiện sự đồng cảm và tử tế với những ai có thể giúp đỡ bạn để cảm thấy có cảm hứng và được khích lệ dựa trên tấm gương của họ.
  2. Lắng nghe tích cực. Một trong những cách tốt nhất để trở nên hăng hái với mọi người là tập trung lắng nghe tích cực. Khi đó bạn lắng nghe và phản hồi với ai đó nhằm cải thiện sự hiểu nhau. Khi thực hành lắng nghe tích cực, bạn xem tất cả cuộc đối thoại là cơ hội để hiểu biết ai đó hơn và để học hỏi. Mục tiêu là khiến người phát biểu cảm thấy bạn quan tâm đến điều mà họ đang nói và sẵn lòng phản hồi với sự đam mê và nhiệt tình.[9][10]
    • Bạn có thể cải thiện khả năng lắng nghe tích cực bằng cách trò chuyện với bạn bè. Lắng nghe họ chia sẻ về sự việc trong ngày hoặc sở thích gần đây nhất và đảm bảo là bạn hoàn toàn tập trung. Bạn nên để họ nói mà không xen vào, gật đầu và giao tiếp bằng để thể hiện rằng bạn quan tâm đến cuộc trò chuyện. Một khi họ nói xong, bạn nên lặp lại ý chính mà họ đã nhắc đến bằng từ ngữ riêng của mình. Bạn có thể bắt đầu nói: “Vậy thì tôi hiểu là…” hoặc “Dựa trên những gì bạn nói, tôi tin ý của bạn là…”
    • Nếu bạn đang lắng nghe tích cực đúng đắn, người phát biểu nên đồng ý là bạn hiểu những gì họ nói với bạn. Nếu bạn không hiểu đúng, điều đó bình thường; hãy hỏi để làm rõ ý. Đặt câu hỏi là một phần của lắng nghe tích cực. Một khi họ cảm thấy bạn đã hiểu, bạn sẽ có cơ hội để phản hồi lại suy nghĩ của họ và đưa ra bình luận hoặc lời khuyên. Đối phương có thể tích cực lắng nghe điều bạn muốn nói, tạo ra cuộc đối thoại hào hứng và sôi nổi hơn.
  3. Hôn người yêu thường xuyên. Bạn cũng có thể bày tỏ đam mê dành cho người yêu hoặc bạn đời bằng cách không ngần ngại thể hiện tình yêu đối với họ. Ôm hôn người yêu là tín hiệu để họ biết rằng bạn quan tâm họ và sẵn sàng thể hiện bạn nhiệt tình ra sao. Bạn cũng nên thoải mái khi người yêu ôm hôn bạn, nhất là khi bạn cố gắng vun đắp quan hệ tình cảm thân mật hơn với họ.[11]
    • Bạn cũng có thể tập trung bày tỏ tình yêu với đối phương qua chuyện chăn gối, như hôn họ, vuốt ve mặt và cơ thể, và nói rằng họ thật đẹp. Mặc dù có thể ban đầu bạn cảm thấy ngượng ngùng hoặc không thoải mái với những hành động yêu thương này, thực hành chúng thường xuyên sẽ giúp bạn trở nên dễ chịu hơn khi thể hiện đam mê dành cho người yêu.
  4. Chấp nhận trải nghiệm mới với người yêu/bạn đời. Một cách khác để tăng cường đam mê giữa bạn và đối phương là tập trung xây dựng kỷ niệm mới và thú vị cùng nhau. Điều này nghĩa là thiết lập một ngày bất ngờt khi cả hai thực hiện điều gì đó trong danh sách điều nên làm trong đời, hoặc đề nghị thử món ăn mới tại một nhà hàng nào đó vào buổi tối.[11]
    • Nghiên cứu chứng minh rằng chia sẻ hoạt động mới mẻ với người yêu/bạn đời có thể tăng mức đam mê đối với mối quan hệ và dẫn đến liên kết tình cảm tuyệt vời hơn nói chung.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này