Sống với đam mê

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Sống với đam mê nghĩa là sống với con người thật của bạn. Làm những việc giúp bạn hạnh phúc nhất, tự hào nhất, hăng hái nhất, và cảm thấy mãn nguyện. Đam mê là một phần quan trọng tạo ra tính độc đáo và lòng tự trọng của bạn.[1] Những người luôn năng động về thể chất và tinh thần sẽ sống khỏe mạnh hơn, hạnh phúc hơn và thậm chí sống lâu hơn so với những ai để sự thiếu tự tin cản trở họ.[2] Bắt đầu sống với đam mê bằng cách tìm nguồn cảm hứng và can đảm hành động.[3]

Các bước[sửa]

Khám phá đam mê[sửa]

  1. Bắt đầu viết nhật ký cuộc sống về hoài bão. Khám phá những gì bạn đam mê đòi hỏi nhiều sự tự nhận thức bản thân và khả năng tự xem xét nội tâm. Đối với nhiều người, quá trình này bắt đầu bằng việc rà soát lại cuộc sống hiện tại và quá khứ.[4]
    • Dùng nhật ký để lập danh sách, vạch ra suy nghĩ bằng cách viết tự do, lên kế hoạch cho tương lai và ghi chép những việc đã hoàn thành theo thời gian. Sắp xếp suy nghĩ sẽ rất có ích cho việc định hướng hành động tương lai để thành công.
    • Giữ nhật ký bên mình và ghi chép bất cứ thời điểm nào bạn thấy hạnh phúc và mãn nguyện. Ghi chú việc bạn đang làm, ai ở cùng bạn, và thời điểm khiến bạn hạnh phúc. Có các ghi chú hàng ngày có thể giúp làm sáng tỏ những gì quan trọng nhất với bạn nếu bạn còn mơ hồ về đam mê của mình.
  2. Xác định đam mê. Nếu không biết đam mê của mình là gì, có thể bạn đang tự hỏi bản thân những câu hỏi sai hướng. Thay vì hỏi tại sao bạn không tìm được niềm đam mê, hãy tập trung vào những gì bạn có thể làm ở hiện tại và trong tương lai để tìm ra nó.[3]
    • Thậm chí nếu ngay bây giờ bạn biết mình đam mê gì, chúng sẽ thay đổi tùy theo kinh nghiệm và phát triển cá nhân. Trả lời nhiều câu hỏi có thể hướng bạn tới niềm đam mê mới mà bạn đã không cân nhắc nó trước đây.[1]
    • Tách biệt những gì bạn làm với những gì bạn quan tâm. Sở thích và đam mê không nhất thiết phải giống nhau, và việc biến sở thích thành một công việc có lẽ không phải là điều khiến bạn hài lòng. Bạn có thể tận hưởng sở thích như sự giải lao sau một ngày bề bộn. Tuy nhiên, nếu bạn không có cảm hứng để thức đêm suy nghĩ về nó, thì sở thích đó không thực sự là niềm đam mê trong đời của bạn.[3]
  3. Tiến hành tự đánh giá đúng. Nghĩ về con người hiện tại của bạn và con người mà bạn muốn trở thành trong tương lai. Những người sống có hoài bão có một ước muốn mãnh liệt để tìm được những gì làm cho họ toàn diện và theo đuổi con người thật của họ không bị hạn chế.[5] Trả lời những câu hỏi sau để bắt đầu:
    • Bạn có thể làm việc gì trong nhiều giờ và không nhận ra thời gian đã trôi qua?
    • Bạn thích làm gì khi còn bé?
    • Thành tích nào khiến bạn cảm thấy tự hào nhất?
    • Một điều mà bạn không thể tượng tượng khi sống mà không có nó?
    • Liệt kê một số kỹ năng và điểm mạnh cá nhân. Nhờ bạn bè và gia đình xác định một số kỹ năng/điểm mạnh của bạn. Có thể họ nghĩ ra một vài điều mà bạn đã không xem xét.
  4. Xác định giá trị cốt lõi của bạn. Điều quan trọng nhất mà bạn đã làm được vào cuối ngày là gì? Đảm bảo danh sách các đam mê phù hợp với giá trị cốt lõi của bạn. Nếu không, bạn sẽ cần suy nghĩ lại những gì thực sự khiến bạn đam mê.
  5. Vạch kế hoạch cho tương lai lý tưởng. Cứ cho là bạn không có giới hạn và phớt lờ mọi nỗi sợ xuất hiện trong đầu về việc hoàn thành mục tiêu.[6]
    • Bắt đầu hỏi bản thân bạn đã tưởng tượng cuộc sống trưởng thành của mình ra sao khi còn là một đứa trẻ. Lúc đó, bạn có ước mơ gì cho tương lai? Liệu chúng có phản ánh vị trí hiện tại của bạn, hoặc mục tiêu mà bạn muốn đạt được?[4]
    • Hãy cụ thể để bạn có thể mường tượng về tương lai. Tin rằng bạn có thể đạt được mục tiêu là khía cạnh quan trọng nhất của thành công. Henry Ford đã từng nói, “Dù bạn nghĩ là bạn có thể hoặc không thể làm gì đó, bạn vẫn có thể tin là mình đúng”.[7]
  6. Tạo lời tuyên bố sứ mệnh và kế hoạch hành động. Dành thời gian để đảm bảo rằng tuyên bố của bạn phản ánh những gì bạn thực sự tin và muốn cho bản thân. Đặt mục tiêu mà bạn có thể đạt được một ngày gần đây. Một khi bạn tiến hành, bạn sẽ biết liệu chúng đã phản ánh niềm đam mê thực sự của bạn hay không.

Tạo điều kiện thuận lợi cho đam mê[sửa]

  1. Đơn giản hóa chi phí sinh hoạt. Thông thường, làm những gì bạn yêu thích nghĩa là sống dựa vào nguồn thu nhập ít hơn. Sắp xếp hợp lý chi tiêu bằng cách đảm bảo bạn không chi tiền cho những thứ mà không đáp ứng lợi ích của mình.[8]
    • Bạn không cần phải bỏ việc để theo đuổi đam mê, nhưng hãy thực tế về mức độ bạn có thể dành để thực hiện đam mê toàn thời gian, ít nhất vào lúc bắt đầu, và dần quen với nếp sống dựa trên mức thu nhập đó.
  2. Sắp xếp lại nhà và văn phòng (hoặc không gian làm việc khác). Bỏ một số tài sản bạn không cần hoặc không sử dụng. Có quá nhiều ‘thứ’ sẽ khiến tinh thần nặng nề. Mở rộng không gian sống sẽ nhường chỗ cho những điều tốt đẹp đến với cuộc sống của bạn. [9]
  3. Phát huy kỹ năng quản lý thời gian. Cũng giống như vứt bỏ một số thứ để làm cuộc sống nhẹ bớt, hãy ngừng phung phí thời gian không cần thiết để dành thời gian đó làm những gì bạn yêu thích.[9]
    • Dĩ nhiên điều này không có nghĩa là bạn ngừng tất cả công việc bạn không thích. Nó có nghĩa là lên lịch những việc bạn phải làm để bạn không lãng phí thời gian trì hoãn hoặc kết thúc một ngày mà cứ cảm thấy chưa hoàn thành.[10]
    • Bắt đầu lên danh sách những việc cần làm để giữ tập trung. Trước hết hãy làm công việc mà trước giờ đã bị trì hoãn lâu nhất và những việc bạn ít muốn làm nhất. Không phải bận tâm về chúng nữa cho phép bạn tập trung chú ý vào những gì bạn đam mê nhất.[11]
    • Bắt đầu nói “không” khi bạn thực sự muốn từ chối. Trừ phi làm những điều khiến bạn hài lòng ở một mức nào đó, việc này chỉ làm bạn cạn kiệt năng lượng từ việc theo đuổi sở thích.
    • Loại bỏ từ “nên” trong từ vựng của bạn. Nói: “Tôi ‘nên’ làm như thế này và như thế kia” sẽ ngăn bạn thử một vài điều. Những điều đó có thể đáng sợ, nhưng cũng đáng để thử dù có rủi ro.[4]

Tận hưởng cuộc sống mỗi ngày[sửa]

  1. Tạm biệt nỗi sợ. Ngừng lo lắng liệu bạn có thể hoặc không thể làm điều gì đó, và hãy thực hiện ngay. Một y tá chăm sóc sức khỏe cuối đời (palliative nurse) đã kể lại, điều hối tiếc nhất của người bệnh cuối đời là đã không đủ can đảm để phớt lờ mong đợi của người khác và sống cuộc sống của chính mình.[8]
    • Tập trung vào việc tò mò tìm hiểu thay vì lo lắng. Không phải lúc nào bạn cũng biết cuộc sống sẽ đưa bạn đến đâu.
    • Xóa bỏ mọi sự mong đợi mà bạn có về việc hoàn thành/chiến thắng. Bản thân cuộc hành trình là một phần quan trọng để khám phá điều gì khiến bạn sống trọn vẹn.[12]
  2. Thử điều gì đó mới mẻ một lần một tuần. Hãy thử những điều mới dù lớn hay nhỏ. Hầu hết mọi người tìm thấy đam mê trong thời gian rảnh bằng việc làm một vài điều họ thích và đôi khi khám phá điều gì đó khác lạ mà họ muốn thử nhiều hơn.[8]
    • Ít nhất một lần mỗi tháng, hãy làm điều gì đó quan trọng mà bạn chưa bao giờ làm trước đây để mở rộng tầm nhìn.[6]
    • Đi đến một địa danh bạn chưa bao giờ đến.
    • Thử một cách nấu ăn khác.
    • Chọn một sở thích mới để xem liệu bạn thích nó.
  3. Học hỏi mọi kiến thức có thể. Xem xét kỹ một số nghề nghiệp mà bạn quan tâm. Đọc về chúng càng nhiều càng tốt. Học hỏi những người mà bạn ngưỡng mộ vì họ sống có đam mê.[4]
    • Chọn một lớp học về lĩnh vực yêu thích, đến lớp học hay học trực tuyến.
    • Phỏng vấn các chuyên gia để hiểu công việc thực tế của họ ra sao và làm thế nào họ thành công. Công việc đó có yêu cầu một bằng cấp đặc biệt hay nhiều năm đào tạo?
    • Phạm nhiều sai lầm. Bạn sẽ rút ra bài học từ những sai lầm đó.[4]
  4. Làm theo kế hoạch! Khi phát triển đam mê, bạn đã tạo ra kế hoạch để hành động. Đảm bảo bạn đang làm theo nó một cách nhất quán.
    • Kiểm tra xem kế hoạch của bạn đã có các mục tiêu nhỏ hơn mà có thể đạt được trong khoảng thời gian ngắn.
    • Theo dõi tiến độ và thành tích trong nhật ký.
    • Viết ra từng bước đã diễn biến như thế nào, bạn đã học được gì, và bạn có cần thay đổi điều gì cho hành động trong tương lai.
    • Cập nhật kế hoạch với thông tin mới khi cần thiết.
  5. Thay đổi một phần cuộc sống khiến bạn nản chí nhất. Điều gì khiến bạn thất vọng nhất về cuộc sống hiện tại? Đó là công việc, mối quan hệ cá nhân, nơi bạn sống? Tách biệt nguyên nhân chính gây ra quan điểm sống chán nản để bạn có thể giải quyết nó một cách hiệu quả.[4]
    • Hãy cụ thể về lý do bạn không hài lòng với tình hình hiện tại. Đã có lúc bạn hạnh phúc với những việc này? Nếu vậy thì bạn có thể đã quên lý do tại sao ban đầu bạn chọn chúng.
    • Nếu vấn đề chính là do sự ngạc nhiên và hứng thú đã dần mất đi, thì hãy tìm yếu tố mới mẻ và thú vị, thay vì bỏ đi một phần tốt đẹp trong cuộc sống của bạn.[12]
  6. Ở bên cạnh những người luôn ủng hộ và truyền cảm hứng. Giữ liên lạc với những người bạn yêu thương. Đừng quá bận rộn đến nỗi không thể kết nối với những người quan trọng nhất với bạn.[12]
    • Chọn 3 hoặc 4 người vào hội những người ủng hộ. Họ có thể là chuyên gia trong lĩnh vực, người bạn thân, người theo đuổi cùng sở thích, và dĩ nhiên cả bản thân bạn![8]
    • Đừng chỉ nghĩ về những gì mà họ có thể làm giúp bạn; tự hỏi làm thế nào để bạn cũng có thể đáp lại họ. Một phần của lòng tự trọng xuất phát từ cảm giác có giá trị đối với người khác.

Tiếp tục làm theo kế hoạch[sửa]

  1. Kiểm tra nhật ký thường xuyên. Đánh giá sự tiến bộ và thời gian dành để nỗ lực hướng tới mục tiêu. Đảm bảo bạn không cần phải thay đổi mục tiêu và niềm đam mê.
  2. Kiên nhẫn. Tin tưởng bản thân, nhất là khi bạn cảm thấy bế tắc và bị áp đảo.[8] Cần có thử nghiệm và sai lầm để tìm ra điều gì thực sự khiến bạn hạnh phúc để thức dậy mỗi ngày và theo đuổi. Hãy kiên nhẫn và tiếp tục cố gắng để xác định đam mê.[4]
  3. Bày tỏ lòng biết ơn mỗi ngày. Biến suy nghĩ tiêu cực thành hành động tích cực. Điều tiêu cực chỉ làm bạn cảm thấy bế tắc. Thay vào đó, tập trung vào những gì bạn biết ơn vào mỗi buổi sáng bạn thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
    • Viết danh sách biết ơn trong nhật ký và đọc chúng khi bạn muốn tái tập trung năng lượng vào điều tích cực.
  4. Mường tượng sự thành công. Ngoài việc trân trọng hiện tại, bạn cần nghĩ chính mình thành công trong tương lại. Tưởng tượng bạn đang đạt được mục tiêu và cuộc sống của bạn sẽ như thế nào vào thời điểm đó.
    • Thử ngồi thiền để xoa dịu tâm trí. Ngồi yên và tập trung vào hơi thở. Lắng nghe âm thanh xung quanh. Mường tượng chính mình đang đạt được các mục tiêu trong tương lai.[3]
  5. Truyền cảm hứng cho người khác với đam mê của bạn. Bởi vì bạn tìm được hạnh phúc khi sống với đam mê, bạn muốn giúp người khác có điều tương tự.[1]

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Một cuốn nhật ký

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này