Là chính mình

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

"Hãy là chính mình” có thể là cụm từ khá phổ biến trong một loạt những lời khuyên dựa trên chủ nghĩa cá nhân. Hãy là chính mình. Có vẻ đây là một ngạn ngữ mơ hồ. Vậy là chính mình có ý nghĩa như thế nào? Và câu nói này có thực sự dễ hiểu như nghĩa đen của nó? Hãy xem cách giải thích trong các bước dưới đây.

Các bước[sửa]

Khám phá Bạn Là Ai[sửa]

  1. Hãy tìm và định nghĩa bản thân trong khả năng của bạn. Oscar Wilde đã nói một câu dí dỏm rằng: Hãy là chính mình; vì những người khác đã là chính họ rồi. Câu nói có vẻ hài hước, nhưng đó lại là câu ngắn gọn về sự thật. Tuy nhiên, bạn không thể là chính mình nếu bạn không biết, không hiểu, và không chấp nhận bản thân trước. Mục tiêu quan trọng là làm rõ vấn đề này.
    • Dành thời gian để học những điều bạn coi trọng và xem xét điều gì làm nên sự tinh túy trong bạn. Chẳng hạn như hãy suy nghĩ về cuộc sống và sự lựa chọn của chính mình. Cố gắng nghĩ về điều bạn muốn hoặc không muốn làm, và sau đó hãy hành động cho phù hợp; tìm hiểu vấn đề thông qua phép thử và sai có thể hiệu quả hơn bạn nghĩ.
    • Bạn có thể làm bài kiểm tra tính cách, nhưng hãy cẩn thận chỉ tham khảo kết quả bạn muốn sao cho bài kiểm tra đó không quyết định tính cách của bạn. Thay vào đó, hãy đảm bảo rằng mọi quyết định bạn đưa ra đều dựa trên khả năng của bản thân và bạn phải tuyệt đối hài lòng với điều đó. Bạn có thể cảm thấy hơi ngại ngùng, nhưng qua thời quan nếu bạn ở gần những người hợp với bạn, họ sẽ chấp nhận con người bạn.
  2. Trong khi tìm kiếm giá trị của bản thân, đừng cảm thấy ngạc nhiên nếu một số trong những giá trị đó dường như mâu thuẫn nhau. Điều này là kết quả hiển nhiên của quá trình tiếp nhận giá trị rộng lớn từ vô số nguồn như văn hóa, tôn giáo, chuyên gia, người tạo nguồn cảm hứng, nguồn giáo dục,… Vấn đề là bạn phải tiếp tục xem xét những mâu thuẫn đó để tìm ra giá trị nào thực sự dành cho bạn.
    • Giá trị của bạn có vẻ mâu thuẫn không có nghĩa là bạn nhất thiết phải chối bỏ chúng. Xem xét chúng như một phần động lực trong bạn. Bạn không nên nhốt mình vào bất kỳ chiếc hộp nào. Bạn có giá trị riêng của bản thân ở các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, vì vậy hiển nhiên những giá trị đó sẽ khác nhau.
  3. Đừng sống trong quá khứ và hãy để bản thân trưởng thành. Một trong những cách nguy hiểm nhất để được là chính mình đó là quyết định bản thân là ai tại một thời khắc hoặc một khoảng thời gian ngắn, sau đó bạn sống cuộc đời còn lại bằng cách cố gắng trở thành con người quá khứ đó, mà không phải là bạn đang trưởng thành qua từng thời gian và từng giai đoạn. Hãy cho bản thân không gian để trưởng thành, hoàn thiện, và ngôn khoan hơn.
    • Hãy tha thứ lỗi lầm của bản thân và cách hành xử bạn không hài lòng trong quá khứ. Cố gắng chấp nhận sai lầm và sự chọn lựa của mình; chúng đã qua và giờ chỉ còn trong quá khứ. Bạn có lý do riêng để tạo ra sai lầm và những quyết định vào thời điểm đó có thể thông cảm được, vì thế, thay vì gắn bản thân với lỗi lầm đã qua, bạn nên để mình rút ra bài học và tiếp tục được trưởng thành.
    • Nhìn vào những người xung quanh bạn, những người luôn hãnh diện để khẳng định rằng họ không khác gì so với thời điểm khi họ 16, 26, 36, hoặc bất kể độ tuổi nào. Họ có phải là người linh hoạt, dễ chịu, và hạnh phúc không? Thông thường là không vì họ luôn khăng khăng cho rằng họ chưa từng thay đổi gì, điều này làm họ không thể đón nhận ý tưởng mới, học hỏi từ người khác, hoặc hoàn thiện bản thân. Trưởng thành trong từng giai đoạn của cuộc đời là một phần thiết yếu trong việc sống thật với bản thân, với sức khỏe tinh thần, và cũng như với toàn bộ con người chúng ta.
  4. Đừng bao giờ ngừng tìm kiếm thế mạnh của bản thân. Theo thời gian, những thế mạnh này có thể thay đổi, và cũng làm thay đổi định nghĩa về bản thân của bạn, vì vậy bạn nên thường xuyên tập trung và chú ý đến thế mạnh của mình. Chúng sẽ giúp cân bằng điểm yếu cho bạn, và chúng cũng là lý do giúp bạn không so sánh bản thân với người khác.
    • So sánh sẽ làm bạn bực bội. Người cảm thấy bực bội không thể tập trung lên điều quan trọng “là chính mình” được bởi vì họ đang mải miết với khát khao trở thành người khác!
    • So sánh cũng có thể dẫn đến hành động phê phán người khác. Cuộc sống mà lúc nào cũng phê phán người khác là do sự tự ti và muốn kéo người khác ra khỏi địa vị mà bạn đã đưa họ lên. Điều này sẽ làm mất tình bạn cũng như lòng tự trọng, và khiến bạn không bao giờ có thể là chính mình được bởi vì bạn đang đố kỵ và dành quá nhiều thời gian để ganh tỵ với tính cách của người khác, chứ không phải dành thời gian cho bản thân.
  5. Thư giãn. Đừng suy nghĩ về việc tồi tệ có thể xảy ra, đặc biệt là trong tình huống xã hội. Vậy sẽ như thế nào nếu bạn ngã sấp mặt xuống đất? Hoặc có miếng rau xanh kẹt trong răng của bạn? Hoặc vô tình húc đầu vào bạn trai khi bạn nghiêng người để hôn anh ấy trong buổi hẹn hò? Hãy học cách cười ngay khi và sau khi những tình huống này xảy ra.
    • Biến tình huống trên thành câu chuyện hài hước để chia sẻ với người khác. Điều này sẽ giúp họ hiểu rằng bạn không phải người quá hoàn hảo và làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Đây cũng là tính cách khá đặc biệt vì người có tính cách này có thể cười bản thân mình và không làm mọi việc trở nên quá nghiêm trọng!

Ứng xử với Người khác[sửa]

  1. Hãy thành thật và mở lòng. Bạn đã từng che dấu điều gì? Tất cả chúng ta đều không hoàn hảo, đang dần trưởng thành, và nhận biết về con người. Nếu bạn cảm thấy xấu hổ hoặc bất an về điều gì đó trong bản thân, và bạn nghĩ rằng mình phải che dấu điều đó, thì cho dù vấn đề bạn đang đối mặt là về vật chất hay tinh thần, thì bạn cũng phải chấp nhận và học cách ứng biến khuyết điểm bản thân thành cá tính đặc biệt hoặc đơn giản là thực sự thừa nhận thiếu sót của mình.
    • Thử thừa nhận thiếu sót của bản thân trong cuộc tranh luận với ai đó. Bạn sẽ nhận ra rằng đột nhiên bạn có thể loại bỏ được nguyên nhân tại sao mình cứ khăng khăng bảo vệ quan điểm trong cuộc tranh luận, thông thường là vì bạn cố gắng giữ thể diện hoặc không chịu thừa nhận mình sai. Có lúc bạn cần nói “Ồ, bạn thấy đó, mình rất dễ nóng nảy khi căn phòng bừa bộn như thế này. Mình nhận ra rằng mình không nên chất quần áo thành đống lên sàn nhà, nhưng mình lại làm như thế bởi vì đôi lúc mình khá lười, và thật ra mình đang cố gắng sửa thói quen này. Mình rất xin lỗi. Mình biết bản thân có thể làm tốt hơn, và mình sẽ cố gắng”, bạn thành thật trong cuộc tranh luận sẽ giúp giảm bớt không khí căng thẳng.
  2. Đừng so sánh bản thân với người khác. Nếu bạn luôn cố gắng để trở thành ai đó không phải bạn, bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc. Điều này xảy ra khi bạn so sánh bản thân với người khác và thấy mình mong muốn trở thành họ bằng cách nào đó. Đây là một vết trượt mà tại đó suy nghĩ của bạn càng ngày càng trở nên tiêu cực hơn.
    • Bạn chỉ có thể thấy được vẻ ngoài mà người khác muốn thể hiện công khai nhưng không thấy được điều gì đang diễn ra đằng sau vẻ ngoài trong thế giới hoàn hảo đó. Nếu so sánh bản thân với người khác, bạn có thể làm hình ảnh bên ngoài của họ ảnh hưởng mạnh mẽ lên bạn và làm giảm đi giá trị thực bên trong con người bạn chỉ vì sự ảo tưởng. Điều này thực sự không hữu dụng chút nào mà còn ảnh hưởng xấu đến bản thân bạn.
    • Thay vào đó, hãy coi trọng con người bạn, yêu tính cách bản thân, và chấp nhận khuyết điểm; tất cả chúng ta ai cũng có khuyết điểm, và thành thật nói ra sớm sẽ tốt hơn là chối bỏ chúng.
  3. Đừng quan tâm có bao nhiêu người hiểu bạn. Một số trong họ sẽ yêu quý bạn, nhưng một số lại không. Mỗi thái độ của họ có thể đúng hoặc có thể sai. Bạn sẽ không thể là chính mình khi bạn luôn tự hỏi rằng “Họ có nghĩ mình thú vị không? Cô ấy có nghĩ mình quá mập không? Họ có cho là mình ngớ ngẩn không? Mình có đủ tốt/khéo léo/thu hút để trở thành thành viên trong nhóm của họ không nhỉ?” Hãy là chính mình, bạn nên loại bỏ những lo lắng đó, và hành xử một cách tự nhiên, chỉ cho phép bản thân suy nghĩ về người khác giống như bộ lọc – chứ không để suy nghĩ của họ ảnh hưởng tới bạn.
    • Nếu bạn thay đổi bản thân vì người hoặc nhóm người nào đó, họ có thể không thích bạn, và bạn có thể rơi vào vòng luẩn quẩn cố gắng làm hài lòng mọi người mà không cố gắng trau dồi tài năng và thế mạnh của bản thân.
  4. Đừng trở thành người luôn cố làm hài lòng tất cả mọi người. Lúc nào cũng muốn tình yêu và sự tôn trọng từ mọi người là điều vô nghĩa mà cuối cùng sẽ ảnh hưởng xấu đến sự tự tin và quá trình hoàn thiện con người của bạn. Ai mà quan tâm đến người khác nói gì chứ? Eleanor Roosevelt từng nói rằng, không một ai có thể làm cho bạn cảm thấy mình thấp kém nếu không có sự đồng ý của bạn và điều quan trọng nhất là bạn nên lắng nghe sự tự tin trong con người bạn, nếu bị mất đi, bạn cần bắt đầu xây dựng lại niềm tin đó!
    • Điều này có phải nói lên rằng ý kiến của bất kỳ ai trong cuộc sống cũng không có nghĩa gì với bạn? Không phải thế. Bạn sẽ bị tổn thương nếu bị từ chối. Nếu bạn bị ép vào tình huống khi mà bạn phải dành hầu hết hoặc tất cả thời gian cho người không thích bạn chỉ vì lý do riêng của họ, thì thực sự rất nguy hiểm vì bạn có thể tiếp nhận ý kiến tiêu cực từ họ về con người bạn. Điều bạn có thể làm đó là tập chọn lựa ý kiến của người mà bạn coi trọng hơn. Tốt hơn là bạn nên quan tâm đến người thật sự có ý nghĩa với bạn và người đồng ý với quyết định bạn đưa ra cho cuộc sống của mình.
  5. Đặt bản thân xung quanh những người tích cực. Đừng tầm thường hóa những việc bạn đang trải qua nếu bạn phải đối mặt với áp lực và mối đe dọa tiêu cực trong xã hội. Sẽ dễ dàng đối phó hơn nếu bạn nhận ra điều này và xây dựng hàng rào bảo vệ cho bản thân. Xây dựng một nhóm người bạn đáng tin cậy và có thể chia sẻ quan điểm cũng như niềm tin trong cuộc sống với bạn là cách hoàn hảo để làm giảm sự ảnh hưởng của kẻ ghét bạn. Bạn có thể tự nói với bản thân rằng ý kiến của họ không quan trọng với bạn, và họ không nên nói thế, nhưng sẽ tốt hơn nếu người khác cũng đồng ý và đứng về phía bạn.
    • Hãy so sánh người yêu quý bạn với bất cứ kẻ bắt nạt nào; đột nhiên bạn nhận rằng ý kiến của họ về bạn, gia đình hoặc lối sống của bạn, lại trở nên vô nghĩa. Vốn dĩ chúng ta chỉ quan tâm đến ý kiến của những người chúng ta tôn trọng và ngưỡng mộ. Điều này cũng đúng cả trong trường hợp ngược lại; nếu ai đó không tôn trọng bạn, thì điều họ nói về bạn chỉ như những từ sáo rỗng của người hoàn toàn xa lạ.
  6. Nhận biết sự khác biệt giữa lời bình luận đáng sợ, mỉa mai, hoặc thâm hiểm và lời phê bình có xu hướng đóng góp xây dựng. Đó là lời bình tập trung vào lỗi lầm thật sự mà bạn không biết, và có thể làm gì để khắc phục. Trong trường hợp sau, những người như cha mẹ, chuyên gia, giáo viên, huấn luyện viên,… có thể chỉ cho bạn biết điều bạn cần suy ngẫm qua tốc độ tiến bộ của bản thân, và cần cải thiện gì để tốt hơn. Sự khác biệt đó là lời phê bình của họ về bạn có xu hướng giúp bạn tiến bộ hơn.
    • Những người đó thực sự quan tâm đến bạn, mong bạn thành người, cũng như lo lắng bạn sẽ tôn trọng người khác như thế nào. Học cách nhận biết sự khác biệt này thì bạn có thể sống tốt, loại bỏ lời bình tiêu cực vô nghĩa, và đón nhận đóng góp mang tính xây dựng cho bạn.

Nuôi dưỡng Tâm hồn[sửa]

  1. Hãy đối xử với chính mình như đối xử với bạn thân. Bạn coi trọng bạn bè và họ là người gần gũi với bạn; vậy ai là người gần gũi bạn hơn chính bản thân bạn? Đối xử với bản thân tương tự như thế, ân cần và tôn trọng giống như đối xử với người mà bạn quan tâm. Nếu một ngày nào đó bạn phải hẹn hò với chính mình, vậy bạn có thể là típ người nào hài hước/thú vị/hạnh phúc/điềm đạm/hài lòng trong khi vẫn là chính mình? Đâu là phiên bản thực sự của bạn?
    • Có trách nhiệm với bản thân và với việc nâng cao lòng tự trọng của chính mình. Nếu người khác nói điều không tốt về bạn, đừng để điều đó ảnh hưởng đến mình. Thay vào đó, tự nói rằng bản thân mình rất đặc biệt, tuyệt vời, và quan trọng. Khi bạn tin những điều tốt đẹp này là dành cho mình, thì người khác sẽ nhận ra sự tự tin trong con người bạn và sớm khẳng định giá trị của bạn!
  2. Phát triển và thể hiện cá tính. Bất kể sự thể hiện đó là do phong cách hay lối nói chuyện của bạn, thì hãy tự hào nếu như bạn có thói quen đi trệch hướng với xu thế và tạo ra kết quả tích cực. Đây là tính cách chứ không phải phong cách.
    • Học cách giao tiếp tốt – bạn càng thể hiện bản thân tốt, thì người thích bạn càng dễ tìm đến bạn và người không thích bạn sẽ không quanh quẩn bên bạn.
  3. Tránh bất công với bản thân. Đôi khi, sự so sánh sẽ làm chúng ta so bì khập khiễng giữa táo và lê. Chúng ta muốn trở thành nhà sản xuất phim hàng đầu Hollywood nhưng chúng ta chỉ là nhà viết kịch bản bình thường và có khao khát. Hãy xem phong cách sống của nhà sản xuất phim hàng đầu và thấy bản thân mình mong muốn chỉ là sự so sánh khập khiễng – người đó có nhiều năm kinh nghiệm và có thế lực ảnh hưởng đằng sau họ, trong khi bạn chỉ mới bắt đầu chập chững vào nghề, tập kỹ năng viết lách, cùng lắm thì một ngày nào đó kỹ năng này cũng chỉ được chứng minh là có sự đặc biệt.
    • Hãy thực tế trong việc so sánh, chỉ xem người khác như nguồn cảm hứng và như nguồn động lực, chứ không vì họ mà làm giảm giá trị bản thân.
  4. Theo phong cách riêng của mình. Điều phổ biến mà nhiều người thường làm là sao chép toàn bộ hành động của người khác vì dường như đây là cách tốt để thích nghi, nhưng thực sự bạn có nên nổi bật? Làm bản thân nổi bật rất khó, nhưng bạn cần tránh giả định quan điểm của người khác là của mình, thậm chí bạn không thường làm điều này; đây là tất cả về cách để là chính mình.
    • Cho dù bạn là ai, hãy chấp nhận điều đó. Khác biệt thực sự tuyệt vời và điều đó sẽ lôi cuốn mọi người đến với bạn. Đừng để mọi người thay đổi bạn!
  5. Hãy đồng ý rằng ngày mai sẽ tươi đẹp hơn. Mọi người có thể làm bạn lo lắng và thậm chí cười nhạo bạn khi bạn cảm thấy được là chính mình, nhưng hãy nhún vai và nói rằng, “Này, đó mới là tôi”, và rời đi, mọi người cuối cùng sẽ tôn trọng bạn vì điều này, và bạn sẽ tôn trọng bản thân mình. Hầu hết mọi người đều đấu tranh để được là chính mình; nếu bạn có thể làm được, họ sẽ ngưỡng mộ bạn.
    • Đôi lúc bạn sẽ tổn thương khi bị châm chọc. Vì là chính mình rất khó khăn, và nói thì dễ hơn làm, nên hãy cố gắng hết sức để gạt bỏ sự tổn thương. Cuối cùng, bạn sẽ trở thành người trưởng thành và tuyệt vời hơn, biết mình là ai, và có thể sống sót qua bất cứ thử thách nào trên con đường tương lai.

Tự tin và Can đảm[sửa]

  1. Đứng lên vì bản thân. Khi ai đó bắt nạt bạn, tại sao bạn lại để họ làm điều đó? Họ không có quyền gì để bắt nạt bạn! Nếu bạn gặp rắc rối, vẫn có nhiều người tốt biết thấu hiểu luôn sẵn sàng giúp bạn.
  2. Đứng lên vì người khác. Khi bạn lật mặt kẻ bắt nạn, đó là bản năng tốt đẹp trong con người bạn đang bắt chúng dừng lại. Bất kể bạn làm điều đó như thế nào, thì bạn có quyền để bắt chúng dừng lại. Bạn hãy tin vào bản thân mình.
  3. Đứng lên vì những kẻ bạn chống đối. Chỉ vì bạn phải tự vệ không có nghĩa là những người đó không có trái tim!

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu ai đó nói rằng họ không thích điểm nào đó ở bạn, thì không có nghĩa là điểm này thật tồi tệ và bạn cần thay đổi. Thực sự phải xem đó là vấn đề gì; thông thường đây chỉ là vấn đề sở thích.
  • Đừng nghĩ rằng bạn cần làm điều gì đó thật đặc biệt hoặc khác thường để khẳng định bản thân; tất cả điều bạn cần làm là thể hiện con người thật của BẠN.
  • Đừng cố gắng thay đổi bất cứ điều gì về bản thân bạn. Hãy là chính mình và thành thật với bản thân!
  • Thay đổi luôn xảy ra liên tục. Vì thế qua thời gian bản thân bạn tự động thay đổi là điều tất yếu, sẽ tốt hơn nếu bạn nắm được tình hình, bắt kịp thế giới xung quanh, và để bản thân phát triển như một sự ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống của bạn.
  • Thậm chí nếu bạn bè của bạn khác hẳn với bạn, đừng dừng lại. Vẫn cứ là chính mình và nếu họ không chấp nhận bạn thì họ thật sự không phải là bạn bè của bạn.
  • Đừng nói rằng bạn có thể làm điều mà bạn không thể chỉ để làm hài lòng người khác! Điều này không giúp ích được gì, và người đó chỉ thấy nhờ bạn quá dễ dàng.
  • Cho dù người khác nói hoặc làm gì, bạn luôn phải thành thật với chính mình.
  • Tìm hiểu để biết rõ bản thân mình giống như hiểu một đứa trẻ mới nhập học ở trường của bạn.
  • Đừng để bất cứ ai quyết định thay bạn.
  • Trong khi chọn quần áo để mặc, hãy nhìn vào gương. Hãy chọn bộ thật đẹp thay vì những bộ làm bạn xấu đi. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn.

Cảnh báo[sửa]

  • Tôn trọng người khác như tôn trọng chính mình. Là chính mình có nghĩa là thể hiện bản thân, quan điểm, ước mơ, và sở thích của bản thân, nhưng chắc chắn rằng là chính mình không có nghĩa ép buộc người khác phải thừa nhận điều đó! Mỗi người đều có nhu cầu, ước mơ và mong muốn xứng đáng, và điều này phụ thuộc vào mỗi chúng ta có thừa nhận giá trị của người khác giống như bản thân chúng ta hay không. Vì thế, cần tránh thô lỗ, thiếu suy nghĩ, và ích kỷ trong suốt chặng đường để là chính mình.
  • Không quan tâm đến cảm nhận của người khác về bản thân mình không có nghĩa bạn bỏ qua việc ăn mặc chỉnh tề và cách cư xử của bản thân. Tôn trọng bản thân và người khác một cách cơ bản là từ phép xã giao và đảm bảo mọi người trong xã hội có thể sống hòa thuận với nhau, và cũng là sự mong đợi mọi người có thể giao tiếp với nhau một cách lịch thiệp.

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này