Phát triển chương trình giảng dạy

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Chương trình giảng dạy thường bao gồm hướng dẫn giúp giáo viên dạy về nội dung và kỹ năng cho học sinh. Một vài chương trình giảng dạy thường bao gồm kế hoạch chung, trong khi một số khác lại khá chi tiết và cung cấp hướng dẫn cho quá trình học tập mỗi ngày. Phát triển chương trình giảng dạy có thể khá khó khăn, đặc biệt là khi sự kỳ vọng khá cao. Bất kể mọi tình huống, điều quan trọng là bạn cần phải bắt đầu với chủ đề chung và từng bước thêm vào nhiều chi tiết hơn. Cuối cùng, bạn nên đánh giá công việc của mình để xem liệu bạn có cần phải tiến hành thực hiện thay đổi nào đó hay không.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Nhìn xa trông rộng[sửa]

  1. Xác định mục tiêu của chương trình giảng dạy. Chương trình giảng dạy của bạn cần phải sở hữu chủ đề cũng như mục tiêu rõ ràng. Chủ đề cần phải phù hợp với độ tuổi của học sinh và môi trường giảng dạy.[1]
    • Nếu bạn được yêu cầu phải thiết kế chương trình cho khóa học, bạn nên tự hỏi bản thân về mục tiêu chung của khóa học. Tại sao mình lại dạy tài liệu này? Sinh viên của mình cần phải biết điều gì? Sinh viên sẽ rút ra được bài học gì?
    • Ví dụ, trong khi phát triển khóa học hè về viết lách cho học sinh phổ thông, bạn cần phải suy nghĩ về kiến thức mà bạn muốn họ nhận được từ bài học. Mục tiêu tiềm năng có thể là hướng dẫn sinh viên cách để viết nên một vở kịch độc diễn.
    • Giáo viên thường đã được giao sẵn chủ đề và không cần phải làm gì nhiều trong bước này.
  2. Lựa chọn tiêu đề phù hợp. Tùy thuộc vào mục tiêu học tập, viết tiêu đề cho chương trình giảng dạy có thể là quá trình đơn giản hoặc đòi hỏi nhiều suy nghĩ phức tạp hơn. Chương trình giảng dạy cho sinh viên thi lấy bằng GED có thể có tên là "Chương trình Luyện thi GED". Tuy nhiên, chương trình được thiết kế cho trẻ vị thành niên gặp rối loạn ăn uống thường đòi hỏi bạn phải suy nghĩ kỹ lưỡng về tiêu đề thu hút thanh thiếu niên, và đánh vào nhu cầu của chúng.
  3. Thiết lập mốc thời gian. Bạn nên trò chuyện với người giám sát về lượng thời gian cụ thể trong việc giảng dạy từng khóa học của bạn. Một vài khóa học sẽ kéo dài cả năm trong khi một số khác lại chỉ diễn ra trong một học kỳ. Nếu bạn không phải dạy học trong trường, bạn có thể bắt đầu phân chia chương trình giảng dạy thành từng phần nhỏ.
  4. Tìm hiểu về lượng kiến thức mà bạn có thể truyền tải trong khoảng thời gian cho phép. Sử dụng sự hiểu biết về sinh viên (tuổi, khả năng, v.v) và kiến thức riêng của bạn về nội dung để tìm hiểu về lượng thông tin mà bạn có thể truyền tải trong khoảng thời gian cho phép. Bạn không cần phải lập kế hoạch hoạt động ngay lúc này, bạn chỉ cần bắt đầu suy nghĩ về yếu tố khả thi.[1]
    • Cân nhắc về mức độ thường xuyên mà bạn sẽ gặp gỡ sinh viên của mình. Lớp học được tổ chức một hoặc hai lần mỗi tuần sẽ sở hữu kết quả khác biệt với lớp học diễn ra mỗi ngày.
    • Ví dụ, hãy tưởng tượng rằng bạn đang viết chương trình sân khấu. Sự khác biệt giữa lớp học dài hai giờ đồng hồ nhưng chỉ diễn ra một lần mỗi tuần trong vòng ba tuần với lớp học được tổ chức mỗi ngày trong ba tháng sẽ rất đáng kể. Trong ba tuần đó, bạn sẽ chỉ có thể dành 10 phút cho việc diễn kịch. Ngược lại, ba tháng sẽ đủ để bạn sản xuất một tác phẩm hoàn chỉnh.
    • Không phải mọi giáo viên đều phải áp dụng bước này. Trường tiểu học thường tuân theo tiêu chuẩn của nhà nước về việc bảo đảm giảng dạy một lượng kiến thức nào đó xuyên số năm học. Học sinh thường sẽ phải thi cuối năm, vì vậy, áp lực hoàn thành tiêu chuẩn sẽ khá cao.
  5. Suy nghĩ về danh sách kết quả mà bạn mong muốn. Bạn nên liệt kê danh sách nội dung mà bạn muốn sinh viên học tập và điều mà họ có thể thực hiện vào cuối khóa học. Trong tương lai, sở hữu mục tiêu rõ ràng và có thể phác thảo kỹ năng cũng như kiến thức mà sinh viên học được sẽ rất quan trọng. Không có chúng, bạn sẽ không thể đánh giá sinh viên hoặc đánh giá tính hiệu quả của chương trình giảng dạy.[2]
    • Ví dụ, trong khóa học viết kịch trong dịp hè của bạn, bạn sẽ muốn học sinh hiểu được cách viết nên một màn kịch, phát triển nhân vật toàn diện và xây dựng cốt truyện.
    • Tại Việt Nam, giáo viên thường phải tuân theo tiêu chuẩn giảng dạy của nhà nước về lượng kiến thức mà học sinh tiếp thu vào cuối năm học.[3]
  6. Tham khảo chương trình giảng dạy có sẵn để tìm kiếm nguồn cảm hứng.[4] Bạn có thể tìm kiếm chương trình giảng dạy trực tuyến đã được phát triển cho lĩnh vực của bạn. Nếu bạn là giáo viên tại một trường học nào đó, bạn có thể hỏi giáo viên khác và người giám sát về chương trình giảng dạy của những năm trước. Có sẵn bài mẫu để tiến hành phát triển chương trình riêng của mình sẽ dễ dàng hơn.

Trình bày thêm chi tiết[sửa]

  1. Tạo bản mẫu.[5] Chương trình giảng dạy thường được sắp xếp dưới dạng biểu đồ bao gồm không gian riêng cho từng thành phần. Một vài trường học sẽ yêu cầu giáo viên sử dụng bản mẫu tiêu chuẩn, vì vậy, bạn nên xác định xem liệu bạn phải tuân theo những quy định nào. Nếu trường học không có sẵn bản mẫu, bạn có thể tìm trực tuyến hoặc tự mình thiết kế bản mẫu riêng. Phương pháp này sẽ giúp duy trì tính tổ chức và sự gọn gàng cho chương trình giảng dạy của bạn.
  2. Xác định từng bài học trong chương trình giảng dạy.[6] Bài học, hoặc đề tài, là chủ đề chính của chương trình giảng dạy. Bạn nên sắp xếp suy nghĩ của mình hoặc tiêu chuẩn của nhà nước thành nhiều phần thống nhất tuân theo trình tự hợp lý. Bài học thường sẽ bao gồm ý tưởng to lớn như tình yêu, hành tinh, hoặc phương trình.[7] Lượng bài học sẽ khác nhau theo từng chương trình và có thể kéo dài từ một đến tám tuần.
    • Đề tài bài học có thể là một từ hoặc một câu văn ngắn. Ví dụ, bài học về phát triển nhân vật có thể được gọi là “Hình thành nhân vật sâu sắc”.
  3. Chuẩn bị sẵn sàng cho trải nghiệm học tập phù hợp. Một khi bạn đã sắp xếp bài học, bạn có thể bắt đầu suy nghĩ về loại tài liệu, nội dung, và trải nghiệm mà sinh viên sẽ cần đến để có thể thấu hiểu kiến thức của từng chủ đề. Điều này có thể bao gồm sách giáo khoa mà bạn sử dụng, đoạn văn mà bạn dự định đọc, dự án, thảo luận, và các chuyến đi.[8]
    • Suy nghĩ đến khán giả. Bạn nên nhớ rằng có khá nhiều phương pháp để học sinh đạt được kỹ năng và kiến thức nào đó. Bạn nên cố gắng lựa chọn loại sách, sử dụng công nghệ đa phương tiện, và hoạt động có thể thu hút sinh viên.
  4. Viết ra câu hỏi cốt yếu cho từng bài học. Mội bài học đều cần từ 2 – 4 câu hỏi chung cần phải được khám phá một khi bài học kết thúc. Câu hỏi thiết yếu sẽ giúp sinh viên thấu hiểu về phần quan trọng hơn của chủ đề. Loại câu hỏi này thường khá bao quát và không thể được giải đáp trong một tiết học.[7]
    • Ví dụ, câu hỏi cho bài học về phân số của học sinh trung học có thể là “Tại sao sử dụng phép chia không nhất thiết phải khiến mọi con số trở nên nhỏ hơn?”. Câu hỏi cốt yếu cho bài học về sự phát triển nhân vật sẽ là “Bằng cách nào mà quyết định cũng như hành động của một người lại tiết lộ khía cạnh tính cách của họ?”.
  5. Thiết lập mục tiêu học tập cho từng bài học. Mục tiêu học tập là kiến thức cụ thể mà sinh viên sẽ phải nắm và có thể áp dụng vào cuối bài học. Bạn đã suy nghĩ về nó đôi chút khi bạn suy tư về ý tưởng cho bài học, bây giờ bạn cần phải nêu chi tiết hơn. Khi bạn viết về mục tiêu học tập của mình, bạn nên giữ lại câu hỏi quan trọng này trong tâm trí. Nhà nước yêu cầu sinh viên phải nắm vững kiến thức nào? Mình muốn học sinh của mình suy nghĩ về chủ đề này như thế nào? Chúng sẽ có khả năng thực hiện điều gì?[9] Thông thường, bạn có thể hình thành mục tiêu học tập từ tiêu chuẩn chung của nhà nước.[10]
    • Sử dụng phương pháp SWBAT - Students will be able to (Sinh viên có thể). Nếu bạn cảm thấy bế tắc, bạn nên bắt đầu từng mục tiêu học tập với câu nói “Sinh viên có thể …”. Đây là biện pháp phù hợp cả về kỹ năng lẫn kiến thức về nội dung. Ví dụ, “Sinh viên có thể viết bài phân tích dài hai trang giấy về nguyên do tiềm ẩn của chiến tranh Đông Dương”. Điều này sẽ yêu cầu sinh viên phải biết về thông tin (nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Đông Dương) và sử dụng nguồn thông tin đó (viết bài phân tích).
  6. Bao gồm kế hoạch đánh giá. Bạn cần phải đánh giá thành tích của học sinh. Biện pháp này sẽ giúp sinh viên biết liệu họ có nắm vững kiến thức hay không, và nó sẽ giúp giáo viên tìm hiểu xem liệu họ có thành công trong việc truyền tải nội dung. Ngoài ra, sự đánh giá sẽ giúp thầy cô xác định xem nếu họ nên thay đổi chương trình giảng dạy trong tương lai. Có khá nhiều cách để đánh giá thành tích của sinh viên, và quá trình đánh giá cần phải được tiến hành cho từng bài học.
    • Sử dụng phương pháp đánh giá quá trình. Đánh giá quá trình thường là biện pháp đánh giá nhỏ nhặt, không nghiêm trọng để cung cấp thông tin phản hồi về quá trình học tập. Mặc dù phương pháp này thường là một phần của kế hoạch giảng dạy mỗi ngày, bạn có thể thêm chúng vào phần mô tả bài học. Ví dụ bao gồm viết nhật ký, kiểm tra vấn đáp, bài dán hình ảnh, hoặc hồi đáp ngắn bằng văn viết.[11]
    • Dùng phương pháp đánh giá tổng kết. Đánh giá tổng kết diễn ra một khi toàn bộ chủ đề đã được giảng dạy. Biện pháp đánh giá này rất phù hợp khi kết thúc bài học hoặc hoàn thành khóa học. Ví dụ cho phương pháp này là bài thi, bài thuyết trình, bài diễn kịch, bài báo cáo, hoặc hồ sơ thể hiện năng lực của sinh viên.[12] Dạng đánh giá này sẽ xoay quanh việc tập trung vào chi tiết cụ thể để trả lời câu hỏi cốt yếu hoặc thảo luận đề tài lớn hơn.

Sử dụng một cách hiệu quả[sửa]

  1. Sử dụng chương trình giảng dạy để soạn giáo án. Giáo án thường tách biệt khỏi quá trình phát triển chương trình giảng dạy. Mặc dù, nhiều giáo viên thích tự mình viết chương trình giảng dạy riêng, nhưng không nhất thiết phải như vậy. Đôi khi, người viết chương trình dạy học không phải là người sẽ trực tiếp dạy nó. Cho dù là như thế nào, bạn cũng nên nhớ bảo đảm rằng mọi yếu tốđược phác thảo trong chương trình giảng dạy sẽ được sử dụng như hướng dẫn cho việc soạn giáo án.[2]
    • Chuyển thông tin cần thiết từ chương trình giảng dạy vào giáo án. Bao gồm tên gọi, câu hỏi cốt yếu, và mục tiêu bài học mà bạn đang dạy trong suốt tiết học.
    • Bảo đảm rằng mục tiêu của từng tiết học sẽ giúp sinh viên có thể đạt đến mục tiêu bài học. Mục tiêu của từng tiết học (được gọi là mục tiêu, hoặc “SWBAT”) cũng tương tự như mục tiêu bài học, nhưng cần phải chi tiết hơn. Bạn nên nhớ rằng sinh viên sẽ phải có khả năng hoàn thành mục tiêu khi bài học kết thúc. Ví dụ, “Sinh viên sẽ có thể giải thích bốn nguyên nhân của chiến tranh Đông Dương” là đủ cụ thể để giải quyết trong một tiết học.
  2. Dạy và quan sát bài học. Một khi bạn đã phát triển chương trình giảng dạy, bạn nên thực hiện nó. Bạn sẽ không thể nào biết được hiệu quả của nó cho đến khi bạn sử dụng nó với giáo viên và sinh viên thật sự. Bạn nên chú ý về cách phản ứng của học sinh với chủ đề, phương pháp giảng dạy, và bài học.[2]
  3. Xem xét lại. Bạn cần phải xem lại cách phản ứng của sinh viên trước tài liệu. Điều này có thể diễn ra giữa khóa học, hoặc một khi nó đã kết thúc. Một vài trường học sẽ chờ đợi khoảng một vài năm trước khi tiến hành duyệt lại chương trình giảng dạy, nhưng xem xét lại là điều rất quan trọng, đặc biệt là khi tiêu chuẩn, công nghệ, và sinh viên không ngừng thay đổi.[13]
    • Nêu lên câu hỏi then chốt khi kiểm tra lại chương trình giảng dạy. Có phải học sinh đã đạt đến mục tiêu học tập chung? Liệu sinh viên có thể trả lời câu hỏi cốt yếu? Họ có đạt tiêu chuẩn mà nhà nước đề ra hay không? Họ có sẳn sàng cho việc học tập ngoài lớp học? Nếu không, bạn nên cân nhắc xem lại nội dung, trình tự và phong cách giảng dạy của bạn.
    • Bạn có thể kiểm tra lại bất kỳ một khía cạnh nào trong chương trình giảng dạy, nhưng mọi yếu tố cần phải liên kết với nhau. Bạn nên nhớ rằng bất kỳ một sự xem xét nào mà bạn thực hiện với chủ đề chung cần phải được phản ánh trong các lĩnh vực khác. Ví dụ, nếu bạn thay đổi chủ đề bài học, bạn nên nhớ viết ra câu hỏi thiết yếu, mục tiêu và tiêu chuẩn đánh giá mới.[2]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này