Phát triển thái độ tích cực đối với cuộc sống

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thái độ tích cực có thể giúp bạn vui vẻ hơn về mặt lâu dài. Để phát triển thái độ tích cực, bạn cần học cách kiểm soát nó. Có thể bạn muốn dành thời gian học cách đánh giá bản thân và thời gian vì điều này sẽ góp phần hình thành thái độ tích cực trong cuộc sống. Có một cách khác để phát triển thái độ tích cực là tìm cách đối phó với căng thẳng vì nó khiến bạn có những suy nghĩ tiêu cực.

Các bước[sửa]

Học cách Kiểm soát Thái độ[sửa]

  1. Tìm hiểu sự ảnh hưởng của thái độ đến cuộc sống. Thái độ với cuộc sống quyết định bạn có hạnh phúc hay không. Bạn không thể thay đổi những gì xảy đến với bạn nhưng có thể thay đổi cách bạn phản ứng với chúng.[1] Bạn lựa chọn mỗi khi bạn đối mặt với tình huống.[2]
    • Ví dụ, bạn bị xịt lốp xe. Không ai muốn xử lý chiếc lốp bị xịt nhưng bạn có thể lựa chọn cách phản ứng với tình huống này. Bạn có thể tức giận và quăng đồ đạc, làm tăng huyết áp và phải thay lốp. Nếu bạn tức giận thì bạn sẽ phải chịu đựng khoảng thời gian không mấy vui vẻ.
    • Mặt khác, bạn có thể coi đây như điều bình thường trong cuộc sống, hít thở sâu và sửa lốp xe. Nếu không phản ứng thái quá thì bạn sẽ không mất thời gian vào việc nóng giận. Trên thực tế, bạn có thể biến nó thành điều tích cực. Biết đâu trong lúc sửa lốp xe, bạn tiếp tục đọc cuốn sách hay mà lâu rồi chưa có cơ hội đọc. [1]
  2. Sắp xếp sự kiện theo cách tích cực. Cách bạn nói về sự việc có thể ảnh hưởng đến thái độ của bạn. Ví dụ, nếu bạn nói hoặc nghĩ về sự việc theo hướng tiêu cực, bạn sẽ tiếp tục nghĩ về mặt tiêu cực của nó. Tuy nhiên, nếu nói một cách lạc quan bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi trong thái độ.[1]
    • Ví dụ, bạn nhận được tin không vui qua thư điện tử lúc sáng sớm. Bạn có thể nghĩ "Vậy là hôm nay sẽ toàn những chuyện tồi tệ". Ngược lại, bạn nghĩ "Chuyện này tệ thật nhưng ngày mới chỉ vừa bắt đầu thôi". Sự việc dù đã xảy ra nhưng cách bạn nghĩ về nó sẽ ảnh hưởng đến thái độ của bạn.
  3. Thay đổi ngôn ngữ. Nếu bạn nói "Tôi không thể làm được" thì nó sẽ khiến bạn nghĩ mình không làm được. Khi bạn nói điều gì đó là bất khả thi thì bạn sẽ tin như thế. Thay vào đó hãy nói những câu tích cực như, "Tôi có thể làm từng bước một."[3]
  4. Tỏ ra chủ động thay vì bị động. Trong mọi tình huống, bạn luôn có một lựa chọn khác: bạn có thể phàn nàn hoặc làm gì đó để giải quyết vấn đề. Phàn nàn chỉ khiến bạn không vui nhưng hành động sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Điều này giúp bạn cảm thấy năng suất vì bạn làm được điều gì đó.[2]
  5. Tận hưởng những điều nhỏ bé. Cũng giống mọi người, bạn thường tập trung vào mục tiêu lớn, luôn chờ đợi kỳ nghỉ tiếp theo. Mặc dù mong đợi cũng không phải là điều xấu nhưng đôi khi nó khiến bạn bỏ qua những niềm vui trong cuộc sống hàng ngày. Một miếng bánh hay đi dạo cùng bạn bè cũng là niềm vui đơn giản hàng ngày mà bạn có thể bỏ lỡ nếu chỉ suy nghĩ về những điều lớn lao. Thay vào đó, hãy cố sống với thực tại và tận hưởng những điều bạn đang làm.[4]
    • Ví dụ, nếu bạn nhận ra mình đang mong đợi kỷ nghỉ mới trong khi tán gẫu với bạn bè, hãy bình tĩnh lại. Tập trung lắng nghe những điều bạn mình nói thay vì suy nghĩ bâng quơ.
  6. Rèn luyện sự biết ơn. Biết ơn là điều quan trọng để hình thành thái độ tích cực vì nó giúp bạn trân trọng những thứ bạn có trong cuộc sống. Thay vì tập trung vào những điều không tốt, rèn luyện sự biết ơn dạy bạn cách tập trung vào điều tốt đẹp. [3]
    • Dành thời gian suy nghĩ về những điều bạn biết ơn. Đôi khi bạn có thể nghĩ 3 điều bạn biết ơn mỗi ngày, và ghi lại vào nhật ký.[3]
  7. Ngừng tiếp cận những điều to lớn tiếp theo. Nếu bạn luôn ngóng chờ chương trình TV mới, chiếc điện thoại sắp ra mắt, xe đẹp, bạn sẽ không trân trọng những gì mình đang có. Bạn đang đặt niềm vui vào những thứ mình không sở hữu thay vì những gì mình có, tức là bạn sẽ thấy mình luôn phải tìm kiếm điều khiến mình vui vẻ.[5]
    • Nói cách khác, thay vì nghĩ "Tôi phải sở hữu chiếc điện thoại tuyệt vời đó" hãy nghĩ theo cách khác "Bạn biết không, chiếc điện thoại tôi đang sở hữu rất tuyệt vời. Điện thoại 10 năm về trước không thể có nhiều tính năng thế này đâu."
  8. Kết hợp tưởng tượng về mục tiêu với hiện thực. Mọi người tin rằng nếu bạn hình dung rằng mình đạt được mục tiêu thì điều đó sẽ thành sự thật. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu bạn chỉ mãi tưởng tượng về địch cuối và niềm hạnh phúc thì nó sẽ làm trì trệ quá trình của bạn.[6]
    • Thay vào đó, chỉ nên dành vài phút để tưởng tượng thành quả khi đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, bạn nên dành thời gian nghĩ về những khó khăn bạn có thể gặp phải để cân bằng sự tưởng tượng.[6]

Đánh giá Bản thân[sửa]

  1. Tự chuyện với chính mình. Cũng giống như bao người khác, bạn cũng tự chỉ trích bản thân khi mắc lỗi. Tuy nhiên, những lời phê bình có thể khiến bạn đánh giá thấp bản thân. Nếu bạn có thể biến những lời phê bình thành lời nói tích cực, bạn sẽ bắt đầu đánh giá cao bản thân hơn.[3]
    • Cách để kiểm tra mức độ chỉ trích bản thân của bạn chính là đếm số lần mỗi ngày. Mỗi khi xuất hiện suy nghĩ tiêu cực, hãy viết ghi chú lên giấy nhớ hoặc ghi vào điện thoại. Quá trình này làm tăng nhận thức về mức độ chỉ trích bản thân của bạn.[3]
    • Một khi đã nắm được mức độ chỉ trích bản thân, hãy cố gắng thay đổi suy nghĩ tiêu cực bằng tích cực. Ví dụ, khi bạn nghĩ "Tôi ghét vòng 3 của mình" hãy thử nghĩ theo hướng tích cực hơn "Có thể tôi không thích vòng 3 của mình nhưng chúng khỏe mạnh và giúp tôi sinh em bé."[3]
  2. Ở cạnh những người lạc quan. Những người bạn giao tiếp cũng ảnh hưởng tới thái độ tinh thần của bạn. Bạn xứng đáng ở cạnh những người cố gắng để được vui vẻ vì điều này giúp bạn vui hơn. Hãy chọn làm bạn với những người lạc quan và hạn chế những người khiến bạn phát triển mặt tiêu cực.[4]
    • Đồng thời, bỏ qua những phương tiện truyền thông hay tin tức báo đài khiến bạn nản chí. Chúng cũng gây ảnh hưởng như những người xung quanh bạn.
  3. Tìm cảm hứng. Tìm sách, podcast hay chương trình trên đài đem lại cảm hứng để bạn là chính mình. Hàng ngày, dành thời gian nghe hoặc đọc những chương trình tạo cảm hứng đó. Như vậy, mỗi ngày bạn sẽ nhận được rất nhiều sự lạc quan và tạo cảm hứng cho bản thân để hình thành thái độ lạc quan với cuộc sống.[3]
  4. Đánh giá ý kiến cá nhân về bản thân. Người khác sẽ khiến bạn cảm thấy bản thân mình thật tệ. Có thể họ sẽ đánh giá ngoại hình của bạn, hay cách bạn lái xe. Sự thật là chỉ có ý kiến của cá nhân bạn mới có giá trị. Hầu hết những gì mọi người nói đều không đúng, họ chỉ đang cố vui vẻ bằng cách hạ bạn xuống.[3]
    • Ví dụ, nếu ai đó bình luận về chiếc áo len bạn đang mặc, đừng để nó làm ảnh hưởng tới bạn. Hãy nhớ lý do bạn thích chiếc áo len này nhất và đáp lại họ rằng: "Thật tiếc vì bạn không thích nó nhưng tôi rất thích màu cam này. Mặc nó khiến tôi cảm thấy vui vẻ."
  5. Giúp đỡ người khác. Khi giúp đỡ mọi người là bạn đang tạo ra một sự khác biệt tích cực giúp bạn cảm thấy hài lòng với bản thân hơn, cổ vũ bạn phát triển thái độ tích cực. Hơn nữa, nó còn giúp phát triển thái độ biết ơn những gì bạn có trong cuộc sống [4]
    • Nếu bạn không biết làm tình nguyện ở đâu, hãy thử hỏi cửa hàng thực phẩm tại địa phương, trung tâm hỗ trợ người vô gia cư, xung quanh trường học hoặc thư viện. Tất cả những địa chỉ đó chắc chắn đều cần tình nguyện viên.

Giảm Căng thẳng[sửa]

  1. Tập trung vào hơi thở. Khi bạn cảm nhận mức độ căng thẳng gia tăng, cách tốt nhất để giữ bình tĩnh là tập trung vào hơi thở. Chỉ cần nhắm mắt và để hơi thở tràn ngập tâm trí, bạn sẽ dần dần trấn tĩnh lại. Cố gắng hít thở chậm và sâu, để từng hơi thở xóa tan suy nghĩ của bạn.[7]
  2. Ngủ đúng giờ. Thời gian ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức độ căng thẳng và thái độ của bạn. Nếu bạn không ngủ đủ giấc thì mức độ căng thẳng sẽ tăng dễ dàng và nhiều khả năng hình thành thái độ tiêu cực. Hãy ngủ vào giờ cố định và đủ giấc mỗi tối để giúp bạn thức giấc một cách khoan khoái và vui vẻ hơn.[8]
    • Cách giúp bạn đi ngủ đúng giừo là đặt báo thức giờ đi ngủ giống như lúc thức dật. Đặt báo thức trước giờ ngủ 30 phút hoặc 1 tiếng để nhắc nhở bản thân đã đến giờ đi ngủ.
  3. Giải tỏa áp lực. Nếu bạn cảm thấy áp lực trong công việc, hãy dành thời gian giãn cơ để giải tỏa. Bài tập giãn cơ cơ bản có thể giúp trí óc tạm ngưng nghĩ về công việc và thả lỏng cơ bắp bị căng cứng do căng thẳng.[9]
    • Bài tập giãn cơ đơn giản bạn có thể thực hiện là chuyển từ tư thế con bò sang tư thế con mèo. Ngồi trên ghế, đặt hai tay trên đầu gối và nghiêng người về phía trước. Cong lưng về phía sau. Chuyển sang tư thế con mèo bằng cách ưỡn lưng về phía trước.[9]
    • Tiếp tục dơ tay thẳng lên đầu, nghiêng về mỗi bên khi giãn cơ. [9]
    • Bạn có thể sử dụng động tác xoay người. Trong khi ngồi, giữ một tay làm trụ và xoay người, sau đó làm tương tự với bên còn lại.[9]
  4. Thử viết nhật ký. Dành thời gian mỗi ngày viết nhật ký để giải phóng cảm xúc. Nếu cảm xúc bị dồn nén lâu ngày có thể khiến cuộc sống căng thẳng hơn.[8]
    • Điều quan trọng là viết cảm xúc ra giấy. Không cần phải đúng ngữ pháp hay diễn đạt tốt hay lo lắng xem nên viết gì. [8]
  5. Thử ôm. Ôm giúp cơ thể giải phóng oxytocin - hoóc-môn giúp bạn thư giãn và thúc đẩy bạn tương tác nhiều hơn, giảm mức độ căng thẳng.[10]
    • Hãy cố gắng ôm ít nhất 8 lần mỗi ngày. Bạn có thể ôm ấp bạn bè, gia đình, cả vật nuôi cũng được tính.[10]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]