Phương Pháp Dạy và học - Nhìn ở góc độ Thực Hành

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

“PHƯƠNG PHÁP DẠY và HỌC TÍCH CỰC - Nhìn từ góc độ THỰC HÀNH”

DẪN LUẬN

Từ lâu nay, "Phương Pháp Dạy và học" đã trở thành tiêu điểm trong công cuộc nâng cao chất lượng giáo dục toàn ngành Giáo Dục Đào tạo VN.

Luật Giáo dục (12/1998) Điều 24.2 đã ghi “Phương Pháp Giáo Dục phổ thông phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng Phương Pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho từng học sinh".

PPDH còn là con đường tích hợp đa chiều, đa ngành của tri thức và khả năng hành động. Làm thế nào để Lý luận Giáo học pháp hiện đại được chuyển hóa nhuần nhuyển, uyển chuyển và hiệu quả trong mỗi bài giảng, mỗi hoạt động sư phạm...? Hơn nữa, trong tương quan Gia đình - Nhà trường, Làm thế nào để ứng dụng được những phương pháp giáo dục tiên tiến?

Chuyên đề “ Vận dụng Phương Pháp Dạy và học Tích cực - Nhìn từ góc độ Thực Hành” đề xuất các bài học cụ thể với hy vọng góp lời giải đáp các vấn đề nêu trên-

[Xin không nói thêm về tác dụng của "Phương Pháp Dạy và học Tích cực ", bởi điều này đã được mô tả quá nhiều trên các nguồn thông tin đa chiều.]


A - MỤC TIÊU : Nghiên cứu các điều kiện Dạy và học trong thực tế, - Đề xuất và thiết kế những Dự án Dạy và học - Đề xuất và thiết kế những Dự án thực hành việc Vận dụng "Phương Pháp Dạy và học" trong nhà trường PT

  • Cơ sở Lý Luận Chuyên Môn: Sự chỉ Đạo của Bộ Giáo Dục Đào tạo - Lý luận "Phương pháp Dạy học Tích Cực" với các trước tác của các học giả trong ngoài nước.

Cơ sở thực tiễn : thực tế hoạt động Dạy và HỌc của một số trường phổ thông {THPT, THCS, TIỂU HỌC} trong bối cảnh Ngành Giáo Dục Vn đang tự vận động và phát triển không ngừng...

Cơ sở riêng : Các nghiên cứu cá nhân từ thực tế công tác Dạy và Học. Sự trăn trở và những kỳ vọng về chất lượng giáo dục...

................................

NỘI DUNG CHÍNH

Phần I - Mảng Các Dự án mở: Xin mời các anh chị em tham gia xây dựng các Dự án cho riêng nhóm mình


Phần II - Phát triển Phương Pháp Dạy Học Tích cực trong các nhà trường phổ thông

Phần này, trình bày những Dự án nhỏ thể nghiệm tiếp nhận và sáng tạo những cách thức vận dụng lý luận PPDH tích cực vào quá trình Dạy học.

=A - TIỀN ĐỀ Tóm lược đôi chút về Lý Luận Phương Pháp Dạy học tích cực.

==A1- Khái quát: Tập tin:PPDH 1.ppt

"Phương Pháp Dạy học tích cực." là một thuật ngữ rút gọn đang được dùng ở nhiều nước, để chỉ những Phương Pháp Giáo Dục dạy học theo hướng phát huy tính tích cực tự giác chủ động sáng tạo của người học "Phương Pháp Dạy học tích cực" hướng tới việc hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học Thuật ngữ "Phương Pháp Dạy học tích cực " hàm chứa cả phương pháp dạy và phuơng pháp học. [ Chữ "tích cực" trong PPDHTC được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động >< không hoạt động, thụ động ]

(Câu hỏi tự vấn: PPDHTC và Đổi Mới PPDH có gì gần và xa nhau?)


==A2-Những ĐẶC TRƯNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

  • Lấy người học làm trung tâm. Giáo viên/Giảng Viên là "nhạc trưởng" dẫn lái và định hướng, hỗ trợ, giải đáp, khuyến khích...

Thầy chủ động + Trò chủ động ==> môi trường hợp tác hữu ích giữa Người Dạy - Người học

  • Tính chủ động sáng tạo trong các nấc nhận thức {theo thang nhận thức Bloom}
  • Tính hướng nội cao, phát huy khả năng tự do tư duy nhận thức và hành động
  • Tính Hướng Ngoại linh hoạt sinh động ==> tính năng động, khả năng thích ứng cao với môi trường

Tính hướng nội + Tính Hướng Ngoại Kết hợp nhuần nhuyễn linh hoạt ==> Năng lực sáng tạo cao nhất cho người học và người dạy.

  • Tính kế thừa: kế thừa kỹ năng và phương pháp dạy học trưyền thống thích hợp và
  • Tính hiện đại: phương tiện, quan hệ với thế giới mới, tương quan trong hệ thống Nền kinh tế tri thức toan cấu.
  • Tính tâm lý: từ kỹ năng hiểu và ứng xử đơn giản hợp tâm lý người học đến mức cao: đạt tới nghệ thuật ứng xử tâm lý và hành vi.

Vì : đối tượng của hoạt động dạy học là chủ thể con người- Hoạt động dạy học không chỉ nhằm truyền đạt chuyển tải kiến thức, mà còn góp phần tao nên nhân cách của học trò}


== A3 - Các Phương Pháp Dạy học tích cực đặc thù theo Lý luận Dạy Học tích cực cần được chú trọng phát triển vận dụng tại trường phổ thông:

“ Trẻ em được học là niềm vui của một loại lao động mà họ cảm nhận được sự chiến thắng đối với bóng tối dăng mắc khắp nơi và trước hết là ở trong chính bản thân mình. Được học sẽ là hạnh phúc hơn gấp nhiều lần là được dạy và bị dạy.” (G.S Đinh Thanh Hùng)

1. Dạy học lấy người học làm trung tâm

2. Dạy học đặt và giải quyết vấn đề

3. Dạy học theo Lý thuyết tình huống

4. Dạy và học hợp tác nhóm nhỏ

5. Dạy và học theo Lý thuyết kiến tạo

Lý thuyết kiến tạo ( Constructivism Theory) đang là một trong những lý thuyết về dạy học vượt trội được sử dụng trong giáo dục. Lý thuyết này khuyến khích học sinh tự xây dựng kiến thức cho mình dựa trên những thực nghiệm cá nhân và áp dụng trực tiếp vào môi trường học tập của các em. Việc học của mỗi cá nhân học sinh là trung tâm của tiến trình dạy học.

Lý thuyết kiến tạo cho rằng, kiến thức được xây dựng và ứng dụng thống nhất với các thực nghiệm mang tính cá nhân.

Lý thuyết kiến tạo xem người học là những thực thể hoạt động hơn là thụ động để có thể đổ đầy thông tin. Môi trường internet cho phép học sinh được khám phá và tìm kiếm thông tin, tạo ra các liên kết và kiến tạo tri thức. kèm theo kỹ năng: Thử sai - Khám phá

6. Dạy và học Lý thuyết hành vi : Thực nghiệm - thực hành - Củng cố nhận thức .................


= B - Các kỹ năng Phương Pháp Dạy Học Tích cực trong thực tiễn Dạy và Học (Trong môi trường Lớp - Trường) {đã được kiểm chứng qua thực tế ] Tập tin:Anh-ky-nang2.ppt

== Để thực hiện hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực, chúng ta cần quan tâm tới các biện pháp kỹ thuật dạy học thích ứng (=thủ thuật = chiến thuật tác nghiệp).. Trong điều kiện chúng ta đã qua một quá trình vận dụng PPDH tích cực, đã có những tâm đắc, những thu hoạch, nay xin tập trung nghiên cứu về các vấn đề sau:

1. Kỹ năng thiết kế tình huống có vấn đề và Kỹ năng Xử lý tình huống

1.1 * Đặt tình huống nội hàm vấn đề toàn bài: Việc tạo được tình huống có vấn đề được thực hiện ngay ở phần tìm hiểu chung của mỗi bài dạy = phần Khởi đông

Gợi ý: Câu hỏi giao lưu cho người học: Khởi động là gì, để làm gì, phải khởi động như thế nào…??? ==> Người học tự thấy vấn đề cần xử lý trong bài học ==> kích thích óc tìm tòi sáng tạo.

1.2* Đặt tình huống nội hàm vấn đề ứng với từng nội dung trong bài dạy:

• Tạo tình huống có vấn đề: Thường có một số tình huống được chuẩn bị sẵn trong giáo án.

  • Rất cần quan tâm những tình huống đột nhiên có khả năng xuất hiện, rất hay và sinh động hấp dẫn, người học cảm thấy tình huống đó tới một cách tự nhiên, và tự giác nhận thức vấn đề là một biện pháp độc lập, đồng thời có liên kết hỗ tương với các biện pháp khác trình bày dưới đây để Tạo các tình huống có vấn đề biện pháp tâm lý: có thể dùng câu hỏi, nêu sự việc, hoặc một câu chuyện gây sự tò mò ==> xuất hiện tình huống có vấn đề

1.3* Kỹ năng Xử lý tình huống:

• Với Những tình huống đã thiết kế: GV cần chuẩn bị sẵn phương án xử lý hiệu quả và sáng tạo ; việc xử lý tình huống hiệu quả phụ thuộc Kỹ năng thiết kế các tình huống có vấn đề

• Với những tình huống nảy sinh ngay trong thực tế khi hoạt động dạy học đang diễn ra  GV rất cần chuẩn bị ứng phó hiệu quả và sáng tạo chuyển thành hiệu quả, trong đó chú ý khai thác tình huống: Người học làm sai hoặc làm lạc hướng chủ đề bài học

2. Vấn đáp (đàm thoại) - động não : (đòi hỏi nghệ thuật sáng tạo của GV dàn dựng hệ thống questions có định hướng

a- Vấn đáp tái hiện: liên hệ vùng kiến thức HS đã đi qua...--> xâu chuỗi kiến thức hiện tại

b- Vấn đáp tìm tòi (đàm thoại) = GV dùng một hệ thống câu hỏi sắp xếp (dàn dựng) có định hướng ==> dẫn dắt HS "step by step" khám phá , phát hiện bản chất, tính quy luật của ==> kiến thức [ kỹ năng PP này đòi hỏi nghệ thuật sáng tạo của GV dàn dựng hệ thống questions có định hướng, biết dẫn dắt + tổ chức các nhóm trao đổi ý kiến, tranh luận, tăng cường giao lưu Thầy- Trò ===> tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho từng học sinh

c- Vấn đáp giải thích minh hoạ: gợi mở = dẫn chứng ==> củng cố khắc sâu kiến thức (đặc biệt tác dụng khi có thiết bị nghe nhìn).

  • Hiện nay, đa số GV thường dùng Kỹ năng a, c, chưa chú trong khai thác kỹ năng b.

3. Nghệ thuật và sử dụng hệ thống các câu hỏi giúp dẫn dắt người học trong tiến trình nhận thức: khám phá ==> ứng dụng {bắt chước} ==> sáng tạo

• Hệ thống câu hỏi thông minh sẽ giúp tạo được kịch bản tốt của bài dạy dẫn dắt người học khám phá kiến thức và thiết kế nhận thức, nhằm đạt mục tiêu của bài học.

• Kỹ năng đặt câu hỏi nội hàm nhiều vấn đề và Kỹ năng xử lý câu hỏi câu hỏi - có tính gợi mở và khuyến khích tìm tòi độc lập (ko áp đặt )==>kích thích năng lực tư duy mở, trực tiếp hay gián tiếp.

• Kỹ năng lập câu hỏi , lập các bài tập có tình huống sẽ tăng giá trị của bài học, bài giảng nhiều lần mà ko hề vất vả; HS cũng ko bị áp lực tâm lý

Lưu ý: Hết sức tránh lối đặt câu hỏi đơn điệu một chiều (VD:……..)

4. Nghệ thuật diễn đạt, trinh bày, phản hồi:

• Kỹ năng truyền đạt và phản hối của Người Dạy: Diễn thuyết trình bày, lắng nghe câu hỏi của HViên/học sinh - Kết hợp với xử lý khai thác tình huồng từ câu hỏi - trả lời của HViên/học sinh và cách khai thác các lỗi sai của người học nếu có.

• Kỹ năng truyền đạt và phản hối của Người học: Không kém phần quan trong so với mục trên - Giáo viên cần chú ý xây dưng tốt kỹ năng này cho HViên/học sinh thì các kỹ năng khác mới phát huy được thế mạnh. và đạt hiệu quả mong muốn

  • Phản hồi đa chiều rất quan trọng giúp dẫn dắt người học trong tiến trình nhận thức theo diễn biến của bài dạy  người học tự khám phá kiến thức và thiết kế nhận thức, nhằm đạt mục tiêu của bài học, bao gồm:

• Trả lời các câu hỏi của người học đặt ra với người dạy • Cần dành time phân tích thích đáng với tất cả các câu trả lời of người học ,

  • Việc GV trả lời HS là tạo mối giao lưu tư duy trong qhệ Người dạy-người học ; dẫn dắt người học tự khám phá - Giúp HS vượt qua tính e dè thiếu tự tin - Hấp dẫn được cả những HS yếu, hay thiếu tập trung trong giờ học.

Lưu ý: Hết sức tránh lối trả lời HS câu hỏi đơn điệu một chiều (VD: chỉ nói em ngồi xuống, mời em khác, mà ko nh/xét về lời phát biểu của HS đó ==> HS đó dễ cảm thấy thất vọng……..)

Nên chú ý tới tâm lý của HS: một khi đã mạnh dạn phát biểu là nó đã vượt qua chính sức ỳ của mình và đặt rất nhiều hy vọng khám phá trong đó, kể cả những HS yếu kém… (VD: trường hợp HS Sức ….)

  • Một điều ko quên: nhiều em HS rất rụt rè, ko dám phát biểu trước đám đông, biết mà có thể rất tự ti nhìn thầy Cô giáo, muốn phát biểu nhưng lại không dám giơ tay, nhất là với các HS nữ.

Do vậy lời trao đổi nhận xét của thầy cô giáo về câu trả lời của các em là rất cần thiết và quan trọng, ko chỉ với HS đã có phát biểu mà còn ảnh hưởng đối với tâm lý nhận thức và không khí học tập của toàn lớp. 5. Kỹ năng tổ chức giờ dạy và tổ chức lớp học

• Hiểu và vận dụng Tâm lý học: Hiểu người học, hiểu đối tượng, hiểu chính mình

• Chia nhóm học tập hợp lý , kèm theo phân công nhiệm vụ cho các nhóm thật khoa học, lôgic

• Tổ chức cho học sinh hoạt động sáng tạo trên cơ sở chú trọng khai thác vận dụng kiến thức đã học, sẽ tạo những điều kiện và tình huống cho người học được trải nghiệm vận dụng kiến thức đã học.

6. Kỹ năng thiết kế bài giảng nhanh chóng và hiệu quả, tốn ít time nhất mà hiệu quả nhất, Giáo án Tin học nên như một sơ đồ, đừng nên như một bài thuyết trình

7. Kỹ năng Trải nghiệm, khám phá: Người học trải nghiệm qua tình huống có vấn đề ==> tự khám phá cách giải quyết hay tự thấy các vướng mắc cho cách giải quyết đó ==> kích thích sự tìm tòi + tự sáng tạo...

8. Kỹ năng Thử sai, phủ định, khẳng định: Vận dung việc Tạo tình huống cho người học được tự tìm tòi cách xử lý vấn đề ===> khuyến khích độc lập nhận thức và kiến tạo kiến thức

9. Ngoài ra còn các kỹ năng : Trò chơi - sắm vai - Mô phỏng - Bể cá - động não - Kim tự tháp

Kỹ thuật công não (brain storming): Kích thích người học, nhóm làm việc đưa ra cành nhiều ý tưởng, càng nhiều giải pháp càng tốt. Đầu tiên là ghi nhận các ý tưởng, các giải pháp. Không vội đánh giá các ý tưởng, các giải pháp. Thảo luận và tranh luận bảo vệ các ý tưởng, giải pháp đã đề xuất.

Nhóm rì rầm (buzz groups): Học sinh trao đổi nhỏ (!) với nhau về một vấn đề. Có thể là hai học sinh ngồi gần nhau hoặc tổ chức thành nhóm trao đổi với nhau về một vấn đề. Sau đó yêu cầu học sinh nêu ra, chia sẻ ý kiến với cả lớp.

Bể cá (Fish bowl): Một nhóm im lặng lắng nghe nhóm còn lại trao đổi với nhau để tìm hiểu cách mà nhóm này lập luận, giả quyết vấn đề. Sau đó đổi vai giữa hai nhóm.

Kim tự tháp (Pyramid): Chia ra thành các nhóm nhỏ để thảo luận, nghiên cứu về một vấn đề. Tổng kết ý kiển trong nhóm. Sau đó vấn đề được thảo luận sâu hơn bằng cách gộp hai nhóm nhỏ thành một nhóm lớn hơn. Rồi lại gom 2 nhóm thành một nhóm lớn hơn nữa cho đến khi còn một nhóm là cả lớp. Càng về sau ý kiến càng chắt lọc, sâu sắc hơn, chính xác hơn.


  • Bổ sung: phân tích thêm mấy vấn đề sau
  • Đặt vấn đề có tình huống:

+ cho toàn bài dạy : thuộc phần tim hiểu chung của mỗi bài dạy. Vdụ: - GV viết mục "phần Khởi đông" lên bảng và hỏi người học: Khởi động là gì, để làm gì, phải khởi động như thế nào ==> Người học tự thấy vấn đề cần xử lý trong bài học ==> kích thích óc tìm tòi sáng tạo.

Đặt vấn đề có tình huống là một biện pháp độc lập, đồng thời cũng có liên kết hỗ tương với các biện pháp khác trình bày dưới đây để Tạo các tình huống có vấn đề

+ Biện pháp tâm lý: có thể dùng câu hỏi, nêu sự việc, hoặc một câu chuyện gây sự tò mò ==> xuất hiện tình huống có vấn đề

+ Biện pháp kể chuyện, hoặc diễn tiểu phẩm.

+ Biện pháp quan sát sự kiện và kết quả (thông qua máy chiếu có thể chiếu một đoạn Video),

  • Xử lý tình huống: là việc quan trọng đòi hỏi sự hiểu biết và kỹ năng sư phạm của giáo viên, càng hiểu sâu biết rộng thì khả năng xử lý tình huống linh hoạt, hiệu quả càng cao, nhất là đối với những tình huống nảy sinh ngay trong thực tế, khi hoạt động dạy học đang diễn ra...

Ta có thể xét những biện pháp sau:

+ Trải nghiệm, khám phá: Người học trải nghiệm qua tình huống có vấn đề ==> tự khám phá cách giải quyết hay tự thấy các vướng mắc cho cách giải quyết đó ==> kích thích sự tìm tòi + tự sáng tạo...

+ Biện pháp thử sai, phủ định, khẳng định: Vận dung việc Tạo tình huống cho người học được tự tìm tòi cách xử lý vấn đề ===> khuyến khích độc lập nhận thức và kiến tạo kiến thức GV cần chuẩn bị ứng phó với các tình huống nảy sinh: Người học làm sai hoặc làm lạc hướng chủ đề bài học

  • Nghệ thuật nêu các câu hỏi giúp người học trong tiến trình nhận thức: khám phá ==> ứng dụng {bắt chước} ==> sáng tạo
  • Kỹ năng tổ chức giờ dạy và tổ chức lớp học
  • Hiểu và vận dụng Tâm lý học: Hiểu người học, hiểu đối tượng, hiểu chính mình
  • Nghe thuật diễn đạt, trình bày, phản hồi:

+ Kỹ năng truyền đạt và phản hồi của Người Dạy: Diễn thuyết trình bày, lắng nghe câu hỏi của người học - Kết hợp với xử lý khai thác tình huống từ câu hỏi - trả lời của học viên/học sinh và cách khai thác các lỗi sai của người học.

Kỹ năng truyền đạt và phản hồi của Người học: Không kém phần quan trong so với mục trên - Giáo viên cần chú ý xây dưng tốt kỹ năng này cho HS thì các kỹ năng khác mới phát huy được thế mạnh.


==B2* PPDH Tích cực Trong tương quan Nhà Trường - Gia đình - Xã hội

  • Tạo những điều kiện và tình huống để học sinh được trải nghiệm vận dụng kiến thức đã học. (VD: Môn Vật Lý, GV cho bài tậi : "Hãy tìm hiểu và giải thích cách đấu nối hệ thống điện gia dung trong nhà". bài này lôi cuốn sự quan tâm của phụ huynh một cách hứng thú và tự nhiên).
  • Tạo kênh/cầu nối giao lưu hợp tác giữa nhà trường và gia đình học sinh một cách tích cực, chớ ko phải sự giám sát-nhắc nhở- phạt cứng nhắc đợn thuần của phụ huynh.

Một vài biện pháp: Cho bài tập mà phụ huỵnh có thể tham gia như một không gian vừa học vừa vui, cha mẹ có thể đóng một vai trò trong đó.

  • Tổ chức việc giới thiêu về PPDHTC cho Phụ huynh, việc này đòi hỏi có nhiều đầu tư tư duy và tâm sức, nhưng chúng tôi cho rằng kết quả không kém phần khả quan, nhất là trong bối cảnh giáo dục đào tạo mội trường hiện đại. (tôi đã làm một cuộc khảo nghiệm nhỏ trong các bậc phụ huynh học sinh, và nhận được nhiều lời đề nghị :"Hãy cho chúng tôi học phương pháp dạy con, quả tình bây giờ không biết dạy con học thế nào cho đúng và tốt").


• Câu hỏi cho Giáo viên: + Để đạt mục tiêu trình bày trong phần này, Việc tự học tại nhà nên tổ chức thế nào, giao nhiều hay ít bài tập trong SGK ? Cách ra bài tập của GV có gì thay đổi so với truyền thống? có nên/ hay không nên có mục hướng dẫn tự kiểm tra dành cho Phụ huynh học sinh không? + Nên hướng dẫn HS tự học môn Tin học ở nhà như thế nào?


= C - Những Dự án Dạy và Học vận dụng Lý luận PP DHTC vào thực tiễn Dạy và Học {đã hoặc đang thực hiện}

1- Bài giảng tại lớp tập huấn giáo viên về Phương pháp Dạy Học tích cực - Thời gian thực hiện: 2 ngày Tập tin:Bai-tap-huan-PPDHTC-Ky-I-BN.ppt

2- Chương trình tập huấn giáo viên làm giáo án điện tử theo hướng vận dụng Kỹ năng Dạy học tích cực

3- Chương trình phối hợp Huấn luyện giáo sinh sư phạm năm cuối về Phương pháp Dạy Học tích cực




Phần III - Những khám phá mới (Dự án mở}



Phần IV - Những đề xuất về Bộ Giáo Dục và Đào tạo

...............


  • Ghi chú: Bài viết này còn đang được tiếp tục thực hiện, xin các bạn cảm thông vì vẻ sơ sài của nó.

Hữu Linh rất trân trọng những ý kiến thảo luận và góp ý phê bìnhcủa các thày cô và các bạn đọc. Xin cảm ơn. Hữu Linh 02:47, ngày 10 tháng 7 năm 2008 (EDT)HữuLinh