Phương pháp kỷ luật tích cực/C1.1

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này
Một số đặc điểm phát triển của trẻ

Trẻ em và phát triển[sửa]

Trẻ em là người dưới 16 tuổi (theo quy định của pháp luật Việt Nam) hoặc dưới 18 tuổi (theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em).

Phát triển là quá trình thay đổi trong đó trẻ dần dần làm chủ các kỹ năng vận động, tư duy, cảm xúc và xã hội trong môi trường sống theo mức độ phức tạp tăng dần.

Quan điểm về phát triển của trẻ hiện nay đã có sự thay đổi. Trước những năm 1970, nhiều người cho rằng trẻ em ngây thơ, phát triển một cách bị động như tờ giấy trắng, người lớn vẽ gì được nấy, trẻ em phụ thuộc vào sự bảo vệ, chăm sóc của người lớn. Quan niệm này trong mấy chục năm gần đây đã thay đổi hoàn toàn, trẻ em mang tính tích cực và có tiềm năng đóng góp cho xã hội. Quá trình phát triển của trẻ chịu ảnh hưởng của những người thân xung quanh nhưng trẻ cũng ảnh hưởng tới họ (ảnh hưởng 2 chiều).

Các khía cạnh phát triển của trẻ[sửa]

Trẻ em rất khác với người lớn. Các em vẫn còn đang trong giai đoạn thay đổi, phát triển và chưa thể hoàn thiện như người lớn. Quá trình phát triển của trẻ thường được xem xét theo 4 khía cạnh sau:

Hình 1. Các khía cạnh phát triển của trẻ

Thể chất[sửa]

Là sự phát triển về sức khỏe, phát triển về bộ não, phát triển về vận động. Trẻ lớn dần, có những thay đổi của cơ thể trong suốt thời gian phát triển. Sự phát triển giới tính về mặt thể chất của trẻ cũng bao gồm cả việc thay đổi hoóc môn. Chính sự thay đổi hoóc môn này ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc ở trẻ vị thành niên.

Nhận thức[sửa]

Liên quan đến những gì trẻ hiểu biết và quá trình suy nghĩ, ghi nhớ, giải quyết vấn đề, đánh giá và phê phán.

Cảm xúc, tình cảm[sửa]

Bao gổm việc tạo lập các mối quan hệ gắn bó và sự tự tin của trẻ. Khi lớn dẩn, trẻ biết cách kiểm chế, kiểm soát cảm xúc của mình. Trẻ học điểu này thông qua tưong tác với người khác để nhận ra các hành vi cảm xúc nào là thích hợp và không thích hợp trong các tình huống khác nhau trong nển văn hoá của mình. Sự phát triển cảm xúc, tình cảm là nền tảng cho sự phát triển về mặt nhận thức và xã hội bởi vì hắu hết thông tin trẻ thu nhận và nhập tâm đểu xuất phát từ những người gắn gũi, gắn bó, những người đóng vai trò như tấm gưong cho trẻ noi theo trong những năm đẩu. Sự giao tiếp, tưong tác giữa trẻ và những người có gắn bó tình cảm với trẻ cung cấp cho trẻ những yếu tố và mẫu hình để phát triển vể mặt nhận thức và xã hội.Trẻ sẽ thích hoạt động và hoạt động hiệu quả nếu thấy vui thích.

Xã hội[sửa]

Phát triển về mặt xã hội giúp trẻ biết thế nào là đúng, sai trong quan hệ xã hội và với chính bản thân mình. Khi trẻ lớn dần, sự hiểu biết này tăng lên nhưng các hiểu biết, ứng xử đó phụ thuộc rất nhiều vào gia đình, nhà trường, xã hội và các tấm gương mà trẻ noi theo. Phát triển về mặt xã hội bao gồm giao tiếp, xây dựng các mối quan hệ, các thái độ, kỹ năng xã hội, hoà nhập vào môi trường xã hội với các chuẩn mực, giới hạn, quy tắc ứng xử.

Vì vấn đề đang quan tâm là các phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục trẻ, chúng ta sẽ lưu tâm nhiều hơn tới mặt cảm xúc và hành vi ứng xử xã hội trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa giáo viên và học sinh.

Một số đặc điểm phát triển của trẻ[sửa]

Trẻ em phát triển trong một số năm. Mỗi trẻ phát triển như một cá nhân, có khi theo nhịp độ và phong cách riêng của mình. Điều này đôi khi làm cho người lớn băn khoăn, lo lắng không biết trẻ có vấn đề gì không hay là đang phát triển bình thường.

Trong phần lớn các trường hợp, những vấn đề về hành vi mà người lớn quan sát được ở trẻ có thể chỉ là một trong những biểu hiện phát triển bình thường. Những tháng năm tiếp theo các hành vi đó lại tiếp tục thay đổi. Một vấn đề bất thường về hành vi thường phải kéo dài hơn 6 tháng, diễn ra ở nhiều nơi một cách nhất quán và theo một cách thức nhất định.

Dưới đây là một số đặc điểm phát triển bình thường của trẻ theo các lứa tuổi cùng với một số góp ý liên quan đến cách thức kỷ luật tích cực:

0-1 tuổi[sửa]

  • Trẻ tin tưởng cha mẹ hoặc những người chăm sóc trẻ như ông, bà.
  • Hình thành sự gắn bó an toàn rất quan trọng cho những năm sau này.
  • Để có được cảm giác an toàn, tin tưởng, trẻ phải nhận được sự yêu thương, chăm sóc, tương tác như ẵm bế, vuốt ve, trò chuyện, chơi đùa... từ cha mẹ hoặc người chăm sóc. Nếu không, trẻ có thể trở nên lo lắng, sợ hãi, nghi ngờ, không tin tưởng.

1-3 tuổi[sửa]

  • Trẻ bắt đẩu có định hướng rõ ràng, có trọng tâm, trẻ có thể nhận biết và trải nghiệm những cơn giận dữ khị bị xúc phạm hoặc bị tổn thương.
  • Trẻ có nhiều hành vi người lớn coi là "hư", nhưng lại là sự phát triển hết sức bình thường ở trẻ, ví dụ, trẻ muốn sờ mó để khám phá mọi thứ trong tắm tay, hoặc có những cơn bốc đổng, tức giận không kiểm soát được.
  • Đây là giai đoạn "trẻ con muốn làm gì cũng được", muốn tự làm nhiều thứ như tập nól, tập đi, tự đi vệ sinh, mặc quẩn áo, xúc ăn, giao tiếp và sốt sắng khám phá thế giới xung quanh...
  • Trẻ coi bạn cùng tuổi là kẻ cạnh tranh hoặc là người cung cấp những thứ trẻ cắn.
  • Khả năng xem xét sự vật, hiện tượng từ quan điểm của người khác của trẻ mới chỉ bắt đẩu.
  • Trẻ có khả năng thấy nguyên nhân và kết quả nhưng tư duy tương đối cụ thể.
  • Việc người lớn nói những câu nhằm mục đích rèn luyện như "tí nữa mẹ cho" hoặc "sau khi ăn cơm con nhé" với trẻ lúc này là rất quan trọng. Nó giúp cho trẻ dần có cảm giác kiềm chế bản thân. Nhưng cần lưu ý là các quy tắc, nề nếp đưa ra cần rõ ràng, đơn giản và có ích cho trẻ.

3-6 tuổi[sửa]

  •  Trong những năm đẩu đời, trẻ hay lấy mình làm trung tâm. Trẻ chỉ để ý đến mong muốn của mình mà thôi. Trẻ thường tỏ ra ích kỷ và thường nói "không" để cảm thấy mình có quyển hành. Chính vì thường trái ý người lớn nên trẻ hay bị coi là bướng bỉnh, hư.
  • Trẻ thích khám phá thế giới tự nhiên và xã hội, thích bắt chước người khác, thường muốn "để con làm" hoặc có "sáng kiến" với cách khám phá, cách làm riêng của mình. Vì vậy, trẻ có thể gây ra nhlểu lỗi như làm đổ, vỡ, làm hỏng thứ gì đó.
  • Trẻ tăng dần khả năng chấp nhận ấm ức và trì hoãn điều làm trẻ thích thú, hài lòng.
  • Khả năng tự điều chỉnh của trẻ tăng dần.
  • Đôi khi trẻ cố tình gây sự.
  • Trẻ bắt đầu học những gì là đúng, phù hợp về mặt xã hội.
  • Trẻ bắt đầu phát triển ngôn ngữ.
  • Trẻ có khả năng nhận thức về giới tính của mình.
  • Việc chơi của trẻ là rất quan trọng. Trẻ thường có bạn "ảo", bạn tưởng tượng, ví dụ như gấu bông, pôkêmon, vật nuôi trong nhà,... Điều này là bình thường và hữu ích.
  • Việc người lớn từ chối những đòi hỏi vô lý của trẻ một cách thận trọng, có cân nhắc sẽ giúp trẻ kiểm soát bản thân tốt hơn.
  • Thời điểm 5 tuổi rất nhạy cảm với trẻ nếu trẻ bị trừng phạt khi mác lỗi. Việc cha mẹ, thầy cô đánh mắng khi trẻ mắc lỗi trong lứa tuổi này dễ gây tổn thương cho trẻ.

6-12 tuổi[sửa]

  • Giai đoạn này trẻ vân rất nhạy cảm với việc bị trừng phạt khi mắc lỗi. Ở lứa tuổi này, trẻ đang tập thích nghi với trường học. Nếu bị phạt khi mắc lỗi trẻ dễ thu mình, cảm thấy không an toàn, có thể giảm hứng thú, động cơ học tập hoặc thậm chí không muốn đi học.
  • Cha mẹ, thầy cô cần chấp nhận rằng việc trẻ mắc lỗi là bình thường và coi đó là cơ hội giúp trẻ học tập, không đồng nhất hành vi mắc lỗi với tính cách, con người của trẻ.
  • Cha mẹ, thầy cô có thể ảnh hưởng đến việc hình thành sự thiên lệch về mặt văn hoá, thái độ của trẻ, ví dụ như định kiến, rào cản về giới tính, dân tộc...
  • Chức năng thích nghi của trẻ được củng cố, và trẻ hình thành thói quen chăm chỉ học tập, giúp cha mẹ một số việc nhà. Kỹ năng làm thành thạo hoặc giỏi một việc gì đó là rất quan trọng cho quá trình phát triển của trẻ. Trẻ có thể mặc cảm, tự ti nếu thấy mình không thể đạt được những gì người lớn mong đợi. Do đó, trẻ cần được nâng đỡ, khích lệ.
  •  Trẻ đã biết tự kiểm chế cảm xúc, ít gây gổ.
  • Trẻ có thể tự mình tổ chức, sắp xếp và thực hiện các hoạt động học và chơi.
  • Kỹ năng xã hội của trẻ bắt đẩu phát triển, quan hệ bạn bè cùng tuổi ở giai đoạn này rất quan trọng.
  • Trẻ có thể có các biệt hiệu do bạn đặt, ví dụ "béo", "cò hương", "tay chiêu"...
  • Trẻ phân biệt rõ cuộc sống chung và cuộc sống riêng tư, trẻ có bí mật riêng.
  • Trẻ nhận thức được những người nào có "quyền lực" đối với mình, ví dụ như cha mẹ, thầy cô.
  • Đặc điểm nhân cách của trẻ phát triển. Nói chung đây là giai đoạn phát triển khá ổn định, khác với giai đoạn tiếp theo.

12-18 tuổi[sửa]

  • Hoóc môn thay đổi, tâm trạng của trẻ hay thay đổi, ví dụ như nhạy cảm hơn, dễ nổi giận bất ngờ, dễ nhiệt tình, nhưng cũng dễ chán nản.
  • Trẻ phát triển cả về mặt đạo đức và xã hội. Bạn cùng lứa rất quan trọng, có khi trẻ còn chịu ảnh hưởng của bạn bè hơn cả của cha mẹ, thầy cô.
  • Trẻ có cảm giác xáo trộn, có thể nhầm lẫn về vai trò vì không biết mình sẽ đóng vai trò gì khi thành người lớn. Trẻ có thể trở nên bướng bỉnh, nổi loạn, chống đối. Trẻ thích thể hiện cá tính, thể hiện bản thân, vì vậy, dễ xảy ra va chạm, xung đột với người lớn. Nhu cầu độc lập, tự lập của trẻ được thể hiện rõ hơn. Việc trẻ tỏ ra thách thức tranh luận, cãi lại người lớn có thể coi là điều bình thường.
  • Người lớn không nên coi hành vi tiêu cực của trẻ là để cố tình chống lại cha mẹ, thắỵ cô mà nên hiểu rằng việc trẻ có thể độc lập, tự chịu trách nhiệm còn rất khó khăn vì trẻ chưa đủ trưởng thành và vẫn có nhu cẩu phụ thuộc, dựa dẫm và cắn sự hướng dẫn của người lớn. Hãy nghĩ lại trải nghiệm của bạn khi ở lứa tuổi đó: Liệu bạn có gặp khó khăn tương tự với người lớn không?
  • Trẻ muốn được tin tưởng để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn. Lúc này nhlểu em như ở ngã ba đường và không biết nên đi theo hướng nào. Người lớn cắn hướng dẫn một cách thân thiện, tôn trọng, giúp đỡ xác định mục tiêu và hướng đi để trẻ dẩn tạo lập chỗ đứng trong cuộc sống sau này.

Hoạt động: Khám phá sự phát triển[sửa]

Kế hoạch[sửa]

Cách tiến hành[sửa]

Hoạt động: Không phải tất cả cha mẹ, thầy cô đều giống nhau. Còn bạn thế nào?[sửa]

Kế hoạch[sửa]

Cách tiến hành[sửa]

Hoạt động: Trẻ em khác biệt là bình thường, tự nhiên?[sửa]

Kế hoạch[sửa]

Cách tiến hành[sửa]

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này