Phương pháp kỷ luật tích cực/C1.2

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này
Một số nhu cầu cơ bản của trẻ

Ngoài những nhu cầu sinh lý tối thiểu như nhu cầu thở, ăn, uống, ngủ... để sống, trẻ em còn có các nhu cầu tâm lý - xã hội rất cần thiết cho sự phát triển của mình. Trẻ có nhu cầu được:

  • An toàn
  • Hiểu, thông cảm
  • Yêu thương
  • Có giá trị
  • Tôn trọng

Cha mẹ và thầy cô có thể có những thái độ và hành vi sau đây để đáp ứng các nhu cầu nói trên của trẻ ở nhà và ở trường:

Thái độ và hành vi của người lớn[sửa]

1. Thái độ, hành vi của cha mẹ, thầy cô làm cho trẻ cảm thấy được AN TOÀN[sửa]

  • Cha mẹ, thầy cô cần khoan dung, giúp đỡ trẻ phân biệt đúng sai và biết cách để lần sau làm cho đúng. Nói cách khác, nên coi lỗi lầm là nguồn thông tin có ích để giúp trẻ học tập.
  • Trong gia đình hoặc ở trường, người lớn cần làm cho trẻ hiểu rõ là không ai có quyền làm tổn thương người khác và mọi người đều có quyền được bảo vệ.
  • Cha mẹ, thầy cô nên thông cảm và chia sẻ trong quá trình thảo luận với trẻ và cùng bàn luận vớl gia đình, nhà trường nhằm giúp trẻ đưa ra các quyết định tốt hơn.
  • Cha mẹ, thầy cô nên kiên định về các chuẩn mực trong cư xử, xử lý một cách công bằng trong mọi tình huống.

2. Thái độ, hành vi của cha mẹ, thầy cô làm cho trẻ cảm thấy được YÊU THƯƠNG[sửa]

  • Cha mẹ, thầy cô nên tạo ra môi trường thân thiện trong gia đình, trường học để trẻ có thể biểu lộ, thể hiện bản thân, cảm thấy được yêu thương bởi vì được là chính bản thân mình.
  • Cha mẹ, thầy cô nên có cử chỉ nhẹ nhàng, ân cần, lời nói dịu dàng, thân mật, gần gũi; lắng nghe tâm sự của trẻ; tôn trọng ý kiến của trẻ; động viên, giúp đỡ, khích lệ, khoan dung, độ lượng, vị tha; thể hiện sự ấm áp, quan tâm, tốt bụng, khẳng định các phẩm chất tốt đẹp ở trẻ; công bằng với mọi trẻ trong gia đình, lớp học, không phân biệt đối xử.

3. Thái độ, hành vi của cha mẹ, thầy cô làm cho trẻ cảm thấy được HIỂU, THÔNG CẢM[sửa]

  • Lắng nghe trẻ.
  • Tạo điều kiện cho trẻ diễn đạt ý nghĩ và bộc lộ cảm xúc.
  • Cho trẻ điều kiện, cơ hội để chấp nhận và trả lời các câu hỏi của trẻ một cách rõ ràng.
  • Cởi mở, linh hoạt.
  • Hiểu đặc điểm tâm lý của trẻ qua từng giai đoạn phát triển.

4. Thái độ, hành vi của cha mẹ, thầy cô làm cho trẻ cảm thấy được TÔN TRỌNG[sửa]

  • Lắng nghe trẻ một cách quan tâm, chăm chú.
  • Dành thời gian để nhận ra các cảm xúc của trẻ.
  • Cùng trẻ thiết lập nội quy trong gia đình, lớp học cho các hoạt động.
  • Tạo giới hạn và bình tĩnh khi trẻ vi phạm nội quy.
  • Luôn giữ cho âm điệu, giọng nói của mình hài hòa trong gia đình, lớp học tạo bắu không khí tôn trọng. Tuỳ theo tình huống, có lúc giọng nói thể hiện sự quan tâm, phấn khởi, khích lệ, có lúc rõ ràng, kiên quyết, nghiêm khắc.

5. Thái độ, hành vi của cha mẹ, thầy cô làm cho trẻ cảm thấy có GIÁ TRỊ[sửa]

  • Luôn tiếp nhận các ý kiến của trẻ.
  • Lắng nghe trẻ nói.
  • Tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những khả năng của mình.
  • Hưởng ứng các ý tưởng hợp lý của trẻ.
  • Nếu trẻ mắc lỗi thì chú ý đến hành vi. Không đồng nhất hành vi tiêu cực với nhân cách, con người của trẻ. Ví dụ, nếu trẻ làm vỡ lọ hoa do mải chơi thì không nên mắng trẻ là "đồ hậu đậu, chẳng làm nên trò trống gì cả."

Hoạt động: Quay trở lại tuổi thơ khám phá một số nhu cầu cơ bản của trẻ[sửa]

Kế hoạch[sửa]

Cách tiến hành[sửa]

Hoạt động: Đáp ứng 5 nhu cầu cơ bản của trẻ[sửa]

Kế hoạch[sửa]

Cách tiến hành[sửa]

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này